1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (6)

5 965 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 451,99 KB

Nội dung

Page 1 ĐỀ SỐ 7    Môn:  (Thời gian làm bài 180 phút)  Câu I(2,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu. Dựa vào bài thơ này, hãy giải thích ngắn gọn ý kiến của Hoài Thanh: "Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới". Câu II (3,0 điểm) "Trong cuộc sống của mỗi con người, sự rỗng tuếch nguy hiểm hơn cả" (Bill Gates) Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên đây.  Câu IIIa(5, 0 điểm) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và âm hưởng bi tráng trong đoạn thơ sau đây: "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu, nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành." (Trích "Tây tiến"-Quang Dũng Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, tr.88, NXB Giáo dục, 2009) Câu IIIb(5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam, hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút nhà văn này. Page 2 ĐỀ SỐ 7    Câu 1(2 điểm) (0,75 điểm) -"Vội vàng" là gấp gáp, hối hả, gắn liền với ý thức về thời gian một chiều, một đi khong trở lại; từ đó người ta sẽ sống hết mình để tận hưởng và tận hiến cho mình, cho người, cho đời -Nhan đề "Vội vàng" vì thế gắn liền với quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực: giục giã ta sống hết mình trong cái hữu hạn của đời người, "vội vàng" là giải pháp sống chạy đua với thời gian  -Hoài Thanh khẳng định vai trò đổi mới của Xuân Diệu đối với thơ cũ (thơ trung đại) và Thơ mới (0,25) -Biểu hiện cụ thể: +"Mới nhất" về nội dung tư tưởng: đem đến quan niệm nhân sinh mới mẻ (0,5) +"Mới nhất" về hình thức nghệ thuật: có những cách tân táo bạo về hình thức (thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh thơ )(0,5) Câu 2(3 điểm)  -Đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận -Dung lượng khoảng 600 từ. 2.Thí sinh   (0,25 điểm) -Sự "rỗng tuếch": hoàn toàn trống rỗng, không có phần cốt lõi, phần ruột ở bên trong; đối với con người "rỗng tuếch" là biểu hiện của trí não hoặc tâm hồn nghèo nàn, thiếu một sự đầy đặn, sâu sắc -Sự trống rỗng ấy có thể dẫn tới những tai họa khôn lường (0,75 điểm) -Tâm hồn: thiếu sự nhạy cảm, không có những vui buồn, yêu thương mạnh mẽ, nhiều khi rơi vào trạng thái vô cảm, mất phương hướng -Trí tuệ: không được làm giàu nên không đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống, không có năng lực thật -Sự "rỗng tuếch" ấy oái ăm thay lại hay biểu hiện ra bên ngoài bằng những hình thức: hoa mĩ, khoe mẽ, "thùng rỗng kêu to", khiến nhiều người nhầm tưởng -có khi đấy là căn bệnh của cá nhân, nhưng có khi lại biểu hiện ở cả một cộng đồng, ở một đơn vị, cơ quan nào đó 0,75 điểm) -Thấy cuộc sống nhạt nhẽo, vô nghĩa, sống thờ ơ, thiếu đam mê Page 3 -Năng lực làm việc kém -Thường rơi vào sự giả tạo, ngụy biện (lời nói rởm, bằng cấp rởm ) -Có thể dẫn tới lối sống thiếu trung thực với mình với người, với xã hội y?(0,75 điểm) -Rèn luyện lối sống chân thành, trung thực -Không ngừng làm giàu có tâm hồn, tri thức -Tạo môi trường tích cực để mỗi người tự giác sống có ích, có chiều sâu, phong phú hơn 0,5 điểm) -Suy nghĩ tư chính tác giả của câu nói: Bill Gates (không chạy theo bằng cấp, sáng tạo không ngừng Đây là cách chống lại "sự rỗng tuếch") -Rất nhiều Học sinh không xác định được mục tiêu, phương hướng học tập, nên sống vô nghĩa, không có thái độ sống tích cực -Làm sao để nhà trường kích thích lối sống, học tập tích cực  *Yêu cầu chung: -Đảm bảo kĩ năng làm văn nghị luận văn học -Bộc lộ được năng lực cảm thụ văn học *trên cơ sở đáp ứng được những yêu cầu chung, thí sinh phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể gắn với từng đề Câu IIIa.(5 điểm)  -Quang Dũng (nghệ sĩ đa tài, gắn bó với Hà Nội, 1947 gia nhập binh đoàn Tây Tiến, sống những năm tháng gian khổ hào hùng, lãng mạn. Lính Tây Tiến là những người lĩnh trí thức vừa gan dạ, kiên cường, vừa hào hoa, nghệ sĩ. Năm 1948, phải rời xa đơn vị, ở Phù Lưu Canh Quang Dũng viết "Nhớ Tây tiến" sau ông đổi thành "Tây tiến". bài thơ in trong tập "Mây đầu ô" (1986). -Bài thơ là nỗi nhớ của người lính hướng tới đồng đội, chiến trường, qua đó tái hiện bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, đặc biệt, nhà thơ đã khắc tạc bức tượng đài người lính Tây tiến hào hùng, hào hoa. Bài thơ gồm có 4 khổ thơ. Khổ 2,3 tập trung thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, âm hưởng bi tráng  -Tác giả tái hiện những giây phút liên hoan rộn ràng, say mê, ấm áp tình người, ta nhận ra tâm hồn nhạy cảm rung động mãnh liệt trước cái đẹp của thiên nhiên, của con người. Người lính ngẩn ngơ trước ánh đuốc "bừng lên", ngây ngất trước điệu khèn và cả "man điệu" của "nàng" (sơn nữ), họ thả hồn theo tiếng nhạc "xây hồn thơ" ở miền viễn xứ -Giây phút chia tay, ta tiếp tục nhận ra tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của họ trước nét đẹp của dáng em đang nhòa vào sương chiều -Vẻ đẹp lãng mạn còn hiện lên qua nỗi nhớ của người lĩnh dành cho những bóng hồng yêu kiều của Hà thành Page 4 -Bắt nguồn tự hiện thực nhưng bằng tâm hồn lãng mạn, hào hoa, Quang Dũng vẫn làm hiện lên bóng hình của những tráng sĩ anh hùng mà hào hoa, biết cầm gươm súng, biết yêu và bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lí tưởng -Những câu thơ giàu chất họa, chất nhạc, những hình ảnh mộng mơ, cổ điển mà hiện đại đã góp phần thể hiện được vẻ đẹp này  -Bi:khi nhà thơ không né tránh gian khổ, đặc biệt trong hi sinh, nhất là hi sinh trong thiếu thốn tột cùng (áo bào thay chiếu = không gỗ ván, không cả một manh chiếu). -Tráng:vẫn toát lên hình ảnh người lính lẫm liệt: dữ oai hùm, ngang tàng, lẫm liệt, đạp bằng gian khổ; cái chết vấn không khuất phục được họ. Với bức chiến bào (vốn là áo sờn), họ đi vào cõi vĩnh hằng trong tiếng nhạc thiêng của sông núi -Những từ Hán Việt, những chất liệu cổ điển kết hợp với ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ khiến đoạn thơ dù pha chút xót thương, nhưng âm hưởng vẫn là hào hùng, mạnh mẽ 4.: Chất lãng mạn, âm hưởng bi tráng hòa quyện khiến cho hình tượng người lính nói riêng, bài thơ nói chung có một vẻ đẹp, một sức hấp dẫn lâu bền với độc giả Câu IIIb.(5 điểm) (0,5 điểm) -Hướng tới những con người nhỏ bé, nghèo khổ/thế giới nội tâm con người, Thạch Lam đã chinh phục người đọc bằng lối viết nhẹ nhàng, thấm thía, đậm chất thơ -"Hai đứa trẻ" (trong tập "Nắng trong vườn") là truyện ngắn tiêu biểu.Tác phẩm hiện thực mà đậm chất trữ tình, lãng mạn này đã thể hiện tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật chính-Liên. Từ đó, nhà văn thể hiện được tấm lòng nhân đạo và tài năng nghệ thuật riêng biệt của mình  .(3 điểm)  (1,5 điểm) -Nhà văn đã đặt điểm nhìn vào nhân vật "chị Liên" để khắc họ khung cảnh đẹp, thanh bình, nhưng buồn vắng, quạnh quẽ -Liên bằng "đôi mắt bóng tối ngập đầy dần", bằng tâm hồn nhạy cảm, đã cảm nhận vẻ đẹp bình dị của vùng quê nghèo, chị thấy thương những đứa trẻ cơ hàn, sợ cụ Thi "hơi điên" những vẫn rót đầy cút rượu cho cụ -Màn đêm buông xuống, trong sự tương phản với ánh sáng leo lét của ngọn đèn chị Tí, ánh sáng của những con đom đóm, ánh vàng lơ lửng trong đêm của gánh phở bác Siêu bóng tối càng thêm dày đặc như xóa đi dấu vết con người; Thạch Lam gợi ra cảm giác khắc khoải của kiếp người buồn. Trong số phận những kiếp người thầm lặng ấy, chị em Liên càng trở nên đáng thương, và vẫn ánh lên những nét đáng trọng (nhạy cảm, nhân hậu )  (1,5 điểm) -Đã thành lệ, mà vẫn háo hức -Dồn tâm sức đợi, nên từ xa đã nghe thấy, nhìn thấy -Liên đợi tàu với lí do chung của cư dân phố huyện: có cảm giác đổi thay, được khác đi (sáng hơn, rộn rã hơn, không tù túng, tẻ nhạt ) Page 5 -Có lí do riêng: được sống với kí ức tuổi thơ ở Hà Nội, chính là khao khát vươn tới tương lai -Khao khát, mơ ước cháy bỏng vậy mà "tàu hôm nay không đông", "Liên lặng yên không đáp", chị xốn xang hay buồn lặng -Tàu qua nhanh, bóng tối trở lại, Liên thấy mình sốn giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" => Nhà văn bày tỏ sự trân trọng trước những rung động, khát khao nhỏ bé mà chính đáng Thấm một sự cảm thông, yêu mến, Gióng lên "một cái gì đó cho tương lai", gợi lòng trắc ẩn  (1 điểm) -Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật hợp lí, tinh tế -Tả cảnh để thấy được tâm hồn con người -Dùng lối tương phản, tạo ấn tượng cho bức tranh và diễn biến tâm trạng nhân vật -Ngôn từ trong sáng, tinh tế 0,5 điểm) Những trang văn miêu tả diễn biến tâm trạng Liên tạo nét duyên riêng, chiều sâu nhân đạo và sức hấp dẫn riêng cho sáng tác Thạch Lam . trường kích thích lối sống, học tập tích cực  *Yêu cầu chung: -Đảm bảo kĩ năng làm văn nghị luận văn học -Bộc lộ được năng lực cảm thụ văn học *trên cơ sở đáp ứng được những. Đây là cách chống lại "sự rỗng tuếch") -Rất nhiều Học sinh không xác định được mục tiêu, phương hướng học tập, nên sống vô nghĩa, không có thái độ sống tích cực -Làm sao để nhà trường. trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam, hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút nhà văn này. Page 2 ĐỀ SỐ 7  

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN