Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (4)

4 488 0
Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (4)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 5    Thời gian: 180 phút  Câu I(2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam. Câu II (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây: "Tuổi xuân chỉ đến một lần trong đời thôi" (Longfellow) II. Câu IIIa(5, 0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây: "Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây, ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần;" (Trích Vội vàng - Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, tr.27) Câu IIIb (5,0 điểm).Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" (trích SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.151) của nhà văn Nguyễn Tuân, từ đó chỉ những đặc sắc trong cách thể hiện nhân vật của nhà văn. Page 2 ĐỀ SỐ 5     Thí sinh cần có các ý cơ bản sau: -(0,75 điểm) Không chú trọng xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, nhà văn quan tâm dựng cảnh và miêu tả cảm giác, cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật trong bức tranh phố huyện từ chiều vào đêm và cảnh đợi tàu. -(1,25 điểm) Sự hòa quyện giữa chất hiện thực và màu sắc lãng mạn, trữ tình: tả cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn, kiếp sống quẩn quanh, bế tắc; đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp bình dị của anh quê, của những khát vọng nhỏ bé mà mãnh liệt Điều này được cụ thể hóa bằng giọng văn nhẹ nhàng, thấm thía, giàu chất thơ, bằng những hình ảnh tinh tế, trong đó, nhà văn dụng công thể hiện sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự vắng lặng và sự ồn ào, giữa sự tù đọng và đổi thay  Học sinh có thể theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội. Các ý chính cần có:  Câu nói của Longfellow có độ hàm súc cao, ngắn gọn mà ý nghĩa: -"Tuổi xuân": độ tuổi thanh niên, thiếu niên; đang ở giai đoạn trưởng thành -"Tuổi xuân" chỉ đến một lần trong đời": theo quy luật tất yếu của thời gian một chiều (tuyến tính), tuổi thơ đã qua đi mỗi chúng ta bước sang tuổi thanh xuân, sau đấy là trung niên và cao niên. Dù muốn hay không thì "tuổi xuân" cũng đến rồi đi. -Câu nói của nhà thơ, nhà giáo dục học Longfellow là một trải nghiệm, một lời khuyên để mỗi chúng ta tự rút ra bài học có ý nghĩa cho mình để đừng "sống hoài sống phí".  Mỗi độ tuổi có một vẻ đẹp, một giá trị riêng, nhưng Longfellow lại nhấn mạnh vào giá trị đặc biệt của "tuổi xuân" là có lí do riêng: -Về thể chất: mạnh mẽ, sung sức -Về trí tuệ: minh mẫn, có khả năng tiếp thu nhanh, sáng tạo dồi dào -Về tâm hồn: trong sáng, giàu mơ ước, khát vọng, thường có động lực là tình yêu đôi lứa 3.( Thực ra đây là một câu nói có tính chất gợi mở, mỗi người có thể rút ra cho mình những bài học riêng: -Hãy biết hưởng thụ mọt cách chính đáng nhưng gì mà tuổi xuân mang đến cho ta -Nhưng quan trọng hơn đó là biết rèn luyện cả về thể chất, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách để có thể cống hiến những gì đẹp nhát cho đời,đồng thời tạo tiền đề cho những bước tiếp theo của cuộc đời Page 3 -Tuổi xuân kéo dài hay qua mau là tùy thuộc vào mỗi chúng ta, nó không đơn thuần phụ thuộc vào năm tháng. Nếu biết giữ gìn và phát huy, ta vẫn có những nét đẹp tuổi xuân khi ở những độ tuổi khác nhau -Là học sinh ở "tuổi xuân" mỗi người hãy đóng góp cho mùa xuân của xã hội để không bị non nớt hay già cỗi Tránh lối sống lười biếng, hay lối sống gấp, chỉ hưởng thụ (Có thể lấy những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, từ trường lớp, gia đình, bản thân). Lưu ý: Trong quá tình viết bài, thí sinh phải có những minh họa hợp lí, có thể là từ văn học, nghệ thuật nhưng nên là những dẫn chứng từ thực tế và bản thân. Bài viết hay ngoài việc đảm bảo hình thức phải có sự chân thành, sâu sắc, xúc động Nếu viết quá ngắn hoặc quá dài so với yêu cầu của đề bài, giám khảo có thể trừ điểm.   ) Giới thiệu khái quát về Xuân Diệu và bài thơ "Vội vàng" và đoạn trích: -Xuân Diệu là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới, là "nhà thơ mới nhất của phong trào Thơ mới". bài thơ Vội vàng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu,. Thi phẩm "mới" ở hình thức và "mới" ở quan niệm nhân sinh quan táo bạo,hiện đại, đậm tính nhân văn. -Đoạn thơ đề bài yêu cầu phân tích nằm ở phần đầu tác phẩm thể hiện những ước mơ và phát hiện của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp cuộc sống trẻ trung, tràn ngập sắc hương. Qua đó, nhà thơ biểu hiện khát vọng sống "vội vàng", sống tận hưởng hết mình đối với cuộc sống thực tại.  -Thể thơ tự do phóng túng, tự nhiên, giọng điệu thơ là "điệu nói" gần gũi, phơi trải những cảm xúc mãnh liệt, tha thiết của trái tim nồng nàn -Bốn câu thơ đầu nhà thơ dùng lối điệp cấu trúc, điệp ngữ => lời thơ rộn ràng, say sưa. -bảy câu sau: điệp ngữ, so ánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhà thơ lấy con người ở tuổi trẻ là chuẩn mực, là thước đo cho vẻ đẹp cuộc sống -Những hình ảnh, âm thanh tạo không gian tươi tắn, rộn ràng, gợi tâm hồn trẻ trung  -Đoạn thơ thể hiện cảm xúc dạt dào và quan niệm tư tưởng tiến bộ, nhân bản của nhà thơ. -Bốn câu đầu: bộc lộ những ước muốn sống trong thế giới ngập tràn sắc hương, vẻ đẹp thanh xuân. Nhân vật trữ tình xuất hiện giữa vũ trụ, cuộc đời với cái tôi say sưa, mê đắm, ở đó cái đẹp và ước muốn giao cảm với vẻ đẹp cuộc sống sẽ là "Vĩnh viễn". -Đoạn thơ tiếp theo vẽ ra bức tranh cuộc sống trần gian đẹp như giấc mộng. Nhân vật trữ tình đón nhận vẻ đẹo của hương sắc, âm thanh thiên nhiên, con người với thái độ hân hoan, mãn nguyện, khỏe khoắn => Quan niệm nhân sinh: vẻ đẹp không phải ở quá khé, chẳng phải ở chốn bồng lai mà ở cuộc đời này, hãy đón nhận, tận hưởng hết mình  giá khái quát: khẳng định giá trị của đoạn thơ, bài thơ và nhà thơ đối với cuộc sống và nền thơ ca. Page 4        mưu trí, dũng cảm trong cuộc chiến có vẻ không cân sức; ông cũng là con người tài hoa trong nghệ thuật chèo đò (bám sát hình ảnh của ông khi vượt qua ba trùng vây thạch trận).  +Không hướng tới nhân vật kiểu "đặc tuyển" (như trước Cách mạng tháng Tám 1945), trong tùy bút này, nhà văn khám phá những con người bình dị trong cuộc sống lao động; tất nhiên, ở đó, Nguyễn Tuân vẫn thể hiện được nét phi thường ở họ. +Đặt nhân vật vào khung cảnh dữ dội của sông nước, vận dụng một nguồn kiến thức uyên bác để miêu tả cuộc chiến đấu ác liệt và sự chiến thắng oanh liệt. +Sử dụng ngôn từ giàu chất hình ảnh, phong phú, sống động viết nên bản anh hùng ca ca ngợi anh hùng lao động đặc biệt ánh giá chung. Lưu ý: -Trong bài nghị luận văn học, thí sinh phải thể hiện được kĩ năng tổ chức bài văn, viết câu, dùng từ cơ bản, chuẩn xác, tinh tế. -Qua bài viết, thí sinh bộc lộ được năng lực cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn. -Khuyến khích những bài viết có những sáng tạo, phát hiện mới mẻ, ; trừ điểm những lỗi cơ bản. .  Học sinh có thể theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản của một bài văn nghị luận xã hội. Các ý chính cần có:  Câu nói của Longfellow có độ hàm súc cao, . 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.151) của nhà văn Nguyễn Tuân, từ đó chỉ những đặc sắc trong cách thể hiện nhân vật của nhà văn. Page 2 ĐỀ SỐ 5  . và cao niên. Dù muốn hay không thì "tuổi xuân" cũng đến rồi đi. -Câu nói của nhà thơ, nhà giáo dục học Longfellow là một trải nghiệm, một lời khuyên để mỗi chúng ta tự rút ra bài học

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan