Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (10)

6 393 1
Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 12   CD  - C, D Thời gian làm bài: 180 phút  Câu I  Nêu vị trí và những nét cơ bản về nội dung tư tưởng của trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Câu II  Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày nhận thức và trách nhiệm của bản thân về hiện tượng ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường hiện nay.   Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a  Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Câu III.b  Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Page 2 ĐỀ SỐ 12     Cần nêu được những ý cơ bản sau: - Vị trí đoạn trích: Đất nước là phần đầu chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. (0,5đ) - Đoạn thơ là những cảm nhận, phát hiện về đất nước trong một cái nhìn tổng hợp toàn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân. Mạch ngầm lôgic của văn bản, tư tưởng Đất nước của nhân dân hiện lên qua những câu hỏi lớn: Đất nước có tự bao giờ? Đất nước là gì? Đất nước là của ai? Ai làm nên đất nước? (0,5đ) - Đất nước của nhân dân hiện lên trên các bình diện: chiều dài của thời gian lịch sử; chiều rộng của không gian địa lí; bề dày của văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, tính cách dân tộc. (0,5đ) - Tư tưởng Đất nước của nhân dân là hệ quy chiếu mọi cảm xúc, suy tưởng, tạo nên những phát hiện mới mẻ, đặc sắc, làm phong phú và sâu sắc thêm ý niệm về đất nước. (0,5đ) Câu II (3,0 điểm) : 1. Về kĩ năng: Biết cách làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Bài viết phải là một văn bản hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận thuyết phục, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức: Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh cuộc sống của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, ánh sáng, không khí Môi trường có vai trò quyết định, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người. - Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người bị nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại đối với sức khỏe, tinh thần, gây những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống của con người và xã hội. - Thực trạng: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng: Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm, chất lượng đất không ngừng giảm sút do xói mòn, rửa trôi, mặn hoá, phèn hoá; mặt đất đầy rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải từ hoạt động nông nghiệp trong khi việc thu gom và xử lí rác thải chưa hiệu quả; nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí tự do chảy ra các sông hồ, ao đầm, ngấm vào mạch nước ngầm; không khí bị ô nhiễm nặng nề bởi khói, bụi, tiếng ồn từ các khu dân cư, từ các khu công nghiệp; điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch thấp; hiện tượng suy giảm đa dạng sinh học, nhiều loại động thực vật bị diệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng Page 3 - Hậu quả: thiếu lương thực thực phẩm; cân bằng sinh thái bị phá vỡ; nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên cạn kiệt, khan hiếm; chất lượng cuộc sống con người ngày càng giảm sút, tinh thần, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phát sinh nhiều những căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, da liễu, ung thư ; cá nhân tốn nhiều tiền của chạy chữa bệnh tật, Nhà nước phải đầu tư nhiều tỉ đồng cho các dự án, chương trình cải tạo, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường Tất cả đe doạ trạng thái cân bằng, ổn định của đời sống chính trị, xã hội. - Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết những vấn đề phát sinh về xã hội, môi trường; việc quản lí điều hành của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, quá trình đô thị hoá, tốc độ gia tăng dân số tăng quá nhanh nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do ý thức kém của con người: khai thác, chặt phá rừng; vứt rác thải, xả nước thải bừa bãi; săn bắt trái phép động vật; tiến hành các hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ mà không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường - Giải pháp: Phải mang tính đồng bộ, các nhà quản lí và hoạch định chính sách phải có tầm nhìn chiến lược về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tuyên truyền giáo dục sâu rộng và thường xuyên ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường… - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ môi trường: có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của môi trường, vận động tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống; học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp cải tạo môi trường; có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường nơi mình đang học tập, cư trú  - Điểm 3,0: Ý đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt tốt. - Điểm 2,0: Ý cơ bản đầy đủ, diễn đạt khá mạch lạc. Điểm 1,5: Đáp ứng nửa số ý, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ - Điểm 1,0: Thiếu nhiều ý, sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn. (5,0 điểm) Câu III.a (Chương trình Chuẩn)  1. Về kĩ năng: - Biết làm một bài nghị luận văn học phân tích nhân vật theo định hướng của đề, bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc không mắc các loại lỗi về kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức: Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đạt những ý sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm. Page 4 - Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm, được khắc hoạ sinh động, có cá tính rõ nét, có chiều sâu nội tâm và sức sống nội tại mãnh liệt. Trong tính cách của nhân vật có hai mặt tưởng chừng đối lập nhưng lại thống nhất: vừa cam chịu an phận vừa tiềm tàng sức mạnh phản kháng và sức sống mãnh liệt. Cuộc đời của nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận, thân phận đau khổ và sự thức tỉnh con đường đấu tranh để tự giải phóng của những người lao động miền núi nghèo khổ dưới ánh sáng của cách mạng. + Mị là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, chăm chỉ và hiếu thảo, giàu lòng tự trọng, yêu đời, yêu tự do… nhưng vẻ đẹp và cái nghèo khó đã trở thành tai hoạ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi bất công, món nợ truyền kiếp của cha mẹ đã biến cô thành con dâu gạt nợ của thống lí Pá Tra, cột chặt cô vào thân phận nô lệ… + Cuộc sống đoạ đày nô lệ cực nhọc, bị bóc lột tàn tệ về sức lao động, bị áp chế bởi cường quyền và thần quyền đã khiến Mị trở thành một cái bóng, một công cụ lao động, tê liệt ý thức về bản thân và mong muốn sự đổi thay số phận, mất ý thức về quyền sống, quyền làm người, bị đẩy vào tình trạng vật hoá (đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của Mị, hình ảnh “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, hình ảnh căn buồng Mị nằm,…) + Nhà văn đã đi sâu vào tận cùng ý thức, vào đáy sâu tiềm thức của nhân vật Mị để khơi bùng lên ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống và khát khao hạnh phúc. Tâm hồn Mị hồi sinh, khát vọng sống tiềm tàng trong Mị bùng lên bởi tác động của khung cảnh gợi cảm của mùa xuân, của hơi rượu và tiếng sáo gọi bạn yêu… (quá khứ đẹp đẽ trở về trong sự ý thức đầy cay đắng về cuộc sống khốn khổ thực tại, Mị khao khát được đi chơi xuân, được hoà mình vào không gian rộn ràng, tình tứ của cuộc sống ngoài kia, những sôi sục của tâm tư đã biến thành hành động…). + Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ: từ vô cảm, dửng dưng đến đồng cảm, giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị, Mị nhớ lại đời mình, nhận ra thực tại độc ác và bất công… Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và vùng chạy theo A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ cũng là Mị tự cắt dây trói vô hình ràng buộc đời mình với kiếp nô lệ, từ giã đêm đông giá lạnh của cuộc đời để đến với một mùa xuân mới ấm áp. Sự gặp gỡ giữa Mị và A Phủ vừa ngẫu nhiên vừa tất yếu. đó là cuộc gặp gỡ giữa hai con người cùng cảnh ngộ, cùng tiềm tàng sức mạnh tháo cũi, sổ lồng và khát vọng tự do, hạnh phúc… - Vẻ đẹp của Mị được khắc hoạ rõ nét trong hoàn cảnh éo le, ngang trái; trong mối quan hệ với các nhân vật khác; qua cách giới thiệu gây ấn tượng đậm nét, thủ pháp miêu tả, phác hoạ ngoại hình để gợi mở nội tâm; qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ chọn lọc, giọng trần thuật của tác giả nhiều khi nhập vào dòng tâm tư nhân vật để diễn tả những ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái mơ hồ của tiềm thức…  - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, có chất văn, có những sáng tạo riêng trong cảm nhận. - Điểm 4: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu của đề, mắc vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 2,5: Đáp ứng khoảng một nửa những yêu cầu của đề, còn mắc vài lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1: Cách nhìn nhận và triển khai còn lúng túng, ý sơ sài, mắc nhiều lỗi. Page 5 - Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Câu III.b (Chương trình Nâng cao)  1. Về kĩ năng. - Biết làm một bài nghị luận văn học theo định hướng của đề, bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc không mắc các loại lỗi về kiến thức, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức: Thí sinh có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đạt những ý sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. * Nói đến màu sắc Nam Bộ của tác phẩm là nói đến những yếu tố nội dung và hình thức đặc sắc mà qua đó người đọc có thể nhận ra ngay hình ảnh mảnh đất và con người Nam Bộ. Tác phẩm của Nguyễn Thi thể hiện rõ màu sắc Nam Bộ từ không gian nghệ thuật, con người, tính cách nhân vật đến ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương. * Phân tích những biểu hiện cụ thể của màu sắc Nam Bộ trong tác phẩm: - Không gian nghệ thuật: là hình ảnh miền quê Nam Bộ với những kênh rạch, vàm sông, ruộng đồng, nếp nhà, con xuồng, rặng bần, mảnh vườn thoảng mùi hoa cam… trong kí ức và nỗi nhớ của Việt; là mảnh đất chiến trường nơi Việt và đồng đội đã có những trận đánh ác liệt, nơi anh nằm lại một mình chờ đợi tiếng súng của đồng đội… - Các nhân vật trong truyện đều là những con người Nam Bộ yêu quê hương đất nước, gắn bó cuộc đời với thiên nhiên, với kênh rạch ruộng đồng của mảnh đất cực nam Tổ quốc. Họ có tính cách thẳng thắn, bộc trực, quyết liệt trong căm thù và chiến đấu song cũng rất tình cảm: + Người má của Việt và Chiến: một người phụ nữ nông dân Nam Bộ dành trọn cả đời cho chồng con, cho cách mạng với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tháo vát, đảm đang, giàu đức hi sinh, mạnh mẽ trong gian khổ, mất mát… + Chú Năm: từng tham gia kháng chiến chống Pháp, bị thương nên về quê làm nghề sông nước, không trực tiếp cầm súng giết giặc nhưng nhiệt tình cách mạng không hề giảm, luôn chăm lo cho sự trưởng thành của thế hệ con cháu ( các chi tiết gắn với nhân vật: giọng hò như một hình thức để bày tỏ tâm huyết, giãi bày tâm sự; gìn giữ cuốn sổ gia đình để trao lại cho con cháu; triết lí về sông nước…) + Nhân vật Chiến và Việt - những người con nối tiếp truyền thống gia đình: sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, có tinh thần yêu quê hương đất nước và căm thù giặc sâu sắc, khắc sâu trong tâm khảm mối thù với những kẻ đã giết hại ba má, mối thù làm cho hai chị em trưởng thành già dặn nhanh hơn, luôn có ý chí quyết tâm noi gương các thế hệ đi trước, có ý thức giữ gìn thanh danh gia tộc… Bên cạnh những nét giống nhau mỗi nhân vật có những nét cá tính riêng biệt (Chị Chiến: giống má, chất phác tảo tần, đảm đang, tháo vát, mạnh mẽ, kiên trì cẩn thận, nhường nhịn, giàu đức hi sinh, lặng lẽ làm việc, âm thầm suy nghĩ, đánh giặc thì gan góc nhưng trở về với cuộc sống thường ngày thì rất giàu tình cảm và lòng yêu thương. Còn Việt thì còn trẻ con, vô tư, nôn nóng, đại khái, xốc nổi…) Page 6 - Cách kể, lời kể, ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ giàu tính tạo hình, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. Lời văn đem lại cảm giác chân thực và thấm thía, có tác dụng làm nổi bật tâm lí, tính cách của những con người vuìng đất Nam Bộ, gợi dậy không khí của một vùng, một thời…  - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, có chất văn, có những sáng tạo riêng trong cảm nhận. - Điểm 4: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu của đề, mắc vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 2,5: Đáp ứng khoảng một nửa những yêu cầu của đề, còn mắc vài lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1: Cách nhìn nhận và triển khai còn lúng túng, ý sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có chất văn, có nét riêng trong cảm nhận nếu tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,5. . vật; tiến hành các hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên thi n nhiên một cách vô tội vạ mà không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường - Giải pháp: Phải mang tính đồng bộ, các nhà quản. ra các sông hồ, ao đầm, ngấm vào mạch nước ngầm; không khí bị ô nhiễm nặng nề bởi khói, bụi, tiếng ồn từ các khu dân cư, từ các khu công nghiệp; điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn. trong nhà trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực, mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ môi trường:

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan