Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (16)

4 309 0
Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (16)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 18 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ-HÀ NỘI Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị biết gì về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân? Câu 2 (3,0 điểm) “ Hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội” Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 3 (5 điểm): Anh (chị) hãy so sánh cảnh thu và tình thu trong bài Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu. Page 2 ĐỀ SỐ 18 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1(2điểm) Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân - Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân - Phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc của nhà văn Nguyễn Tuân: 1. Trước Cách mạng tháng Tám: - Thái độ khinh đời, nhạo đời dựa trên tài hoa, sự uyên bác, phong cách hơn người - Dù thuộc loại người nào cũng thể hiện là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình - Sự vật được miêu tả dù là ăn uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mỹ thuật - Đi tìm cái đẹp ngày xưa còn vương sót lại ”vang bóng một thời”. Con người ông thích thuộc về thời vang bóng ấy, còn sống trong hiện tại ông thấy bơ vơ, lạc lõng như kẻ “sinh nhầm thế kỷ” 2. Sau Cách mạng tháng Tám - Ông không đối lập xưa- nay, cổ- kim mà tìm thấy sự gắn bó quá khứ- hiện tại và tương lai - Văn của ông vừa đĩnh đặc, cổ kính, vừa trẻ trung thời hiện đại - Ông học theo chủ nghĩa xê dịch: luôn tìm, thèm khát những cảm giác mời lạ ông không thích cìa gì bằng phẳng nhợt nhạt yên ổn. Ông là nhà văn của những tình cảm mãnh liệt phi thường, phong cảnh tuyệt mỹ của gió bão, của níu cao, của rừng thẳm, của thác ghề dữ dội - Ông yêu thiên nhiên tha thiết. Do đó ông tìm đến tùy bút như một điều tất yếu - Đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam, ông có một kho từ vựng phong phú, có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng “ biết co duỗi nhịp nhàng” - Sau cách mạng, phong cách của Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông dã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những người có tính chất phi thường mà ở cả những con người bình dị, ở trong nhân dân đại chúng. Câu 2(3 điểm) Trình bày suy nghĩ về câu nói” hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội” 1. Dẫn dắt vấn đề 2. Giải thích câu nói: Sống thật tức là sống trung thực ngay thẳng không dối mình, dối người Sống thật với bản thân: + Là dũng cảm nhận ra những cái sai của mình không rơi vào những ảo tưởng để tránh những hối tiếc về sau + Sống thật để hoàn thiện nhân cách + Sống thật để mọi người yêu quý + Sống thật với chính mình để học hỏi trau dỗi kiển thức - Sống thật với gia đình + Tạo tình cảm tin yêu trong gia đình + Đó là biểu hiện của người con có hiếu - Sống thật với xã hội: Page 3 + Biểu hiện lòng yêu nước + Nâng cao ý thức vì một xã hội dân chủ văn minh + Rèn luyện tinh thần dũng cả Kết luận: Sống thật là một phẩm chất đáng quý Câu 3(5 điểm): So sánh cảnh thu và tình thu trong bài thơ Đây mùa thu tới và Thơ duyên của Xuân Diệu 1. Đặt vần đề, giời thiệu tác giả tác phẩm 2.Giải quyết vần đề: So sánh cảnh thu và tình thu a. Đây mùa thu tới: cảnh thu đẹp nhưng buồn, tình thu thê lương, tê tái - Hình ảnh rặng liểu buồn đứng chịu tang với lệ ngàn hàng - Sự tàn phai, héo úa ảu hoa lá trong vườn: “ Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Đôi nhánh khô gày xương mỏng manh” - Không gian mùa thu mở ra nỗi buồn mênh mông với trăng ngẩn ngơ, sương mờ nhạt, đò vắng người. Tất cả tích tụ lại trong bầu trời đầy khí uất, thể hiện nỗi buồn không giải thoát. Cuối cùng nỗi buồn đọng lại trên gương mặt người con gái “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa của nhìn xa nghĩ ngợi gì” Tuy vậy trong nỗi buồn thê lương tê tái đó, nhà thơ vẫn ghi lại được một nét thu trong sáng, thanh nhẹ tiêu biểu cho cảnh thu của quê hương, đất nước khi ông khoác cho bầu trời thu một mầu “áo mơ phai dệt lá vàng”  Cảnh thu đẹp nhưng buồn bởi nỗi buồi của thi nhân thấm sâu vào cảnh vật, đó là nỗi buồn của thời đại, cuả thế hệ thi nhân mất nước, chưa tìm được hướng đi cho mình và chưa làm được gì cho cuộcđời a. Thơ duyên: cảnh thu đẹp tươi mát. Tình thu vui rạo rực yêu đời. - Cảnh chiều thu thơ mộng, cái gì cũng đẹp cũng duyên đầy sức sống tươi mát ngọt ngào, có tín hiệu xuất hiện của tình yêu: “ Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me rúi rit cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn là Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.” - Con đường của tình yêu đôi lứa, của mối tình đầu e ấp cũng xinh xắn, quyến rũ:”con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu”. - Cho đến tả cảnh chiều quê hương cũng đẫm sắc yêu đương: ”Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con có trên ruộng cánh phân vân” - Tình thu vui rạo rực yêu đời trong sự hòa hợp gắn bó giữa đất trời với con người, giữa con người với con người .Trong cái phút im lặng của “ buổi ấy lòng ta nghe ý bạn”, trong bước chân điềm nhiên lững thững của em và anh, trong cả “chim nghe trời rộng giang thêm cánh” đó là thời khắc huyền diệu của hai tâm hồn: “Trong thấy chiều hôn ngơ ngẩn vậy Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Page 4  Thi nhân đang vui, rạo rực , yêu đời, niềm vui ấy đã hòa vào cảnh vật và tràn đầy trong tâm hồn của nhà thơ.Đây là điều hiếm có của hồn thơ lãng mạn. Nó giống như “một chút nắng lên” bên trong của mùa thu trước Cách mạng. 2. Cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ tuy có những nét khác nhau nhưng đã bộc lỗ rõ hồn thơ của Xuân Diệu - một hồn thơ “thiết tha ,rạo rực, băn khoăn”. . ĐỀ SỐ 18 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ-HÀ NỘI Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị biết gì về phong cách. Page 2 ĐỀ SỐ 18 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1(2điểm) Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân - Giới thi u khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân - Phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc của nhà văn Nguyễn Tuân: 1. Trước Cách mạng tháng Tám: - Thái độ khinh đời, nhạo đời dựa trên tài hoa, sự uyên bác, phong cách hơn người -

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan