Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (15)

5 594 1
Đề thi thử cao đẳng đại học các trường THT chuyên trên toàn quốc môn văn (15)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 17 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI- HẢI DƢƠNG Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (2 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về phong cách thơ Huy Cận. Câu 2 (3điểm) Nhà văn N. Ôxtơmtôpxki đã viết trong tiểu thuyết “ Thép đã tôi thế đấy”: Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện, đớn hèn của mình và để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: tất cả đời ta,tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người “ Anh(chị) hãy viết khoảng 600 từ để phan tích ý kiến trên qua đó xác định rõ lẽ sống cao đẹp nhất của thanh niên trong thời đại ngày nay. Câu 3 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng Nguyễn Khuyến là nhà thơ làng cảnh Việt Nam. Anh(chi) hãy phân tích chùm thơ thu của ông để làm sáng tỏ ý kiến trên. Page 2 ĐỀ SỐ 17 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1 (2 điểm) Trình bày về phong cách thơ Huy Cận: - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Huy Cận - Phong cách thơ Huy Cận : 1. Huy Cận có một tâm hồn lắng nghe nhạy bén,một năng lực cảm thông luôn luôn hiển diện, một nguồn thơ hiền hòa: - Ông đã cảm nhận những biểu hiện của sự sống từ những biến thái tinh vi nhỏ bé đến bầu trời, tăng sao, vũ trụ, những biểu hiện hướng về tạo vật, thiên nhiên và sự sống: “ Thu tới ngoài kia Nghe nhãn thơm trong trái nặng Nghe nhựa ấm trong cành thưa Nghe đưa đẩy tiếng gió ru lúa chin Xôn xao tiếng lá rụng thay mùa” (Chín _ Huy Cận) - Tâm hồn nhạy cảm với tình người, tình đời bình dị, thắm thiết đó là tình bà con, gia đình, quê hương( Nằm trong tiếng nói; Mẹ ơi,đời mẹ) Yêu giữa đời mà hồn ở trong mơ, Tình rộng quá, đời không biên giới nữa (Tình tự _ Huy Cận) 2. Thiên nhiên quê hương đất nước là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Huy Cận - Đất đai,đồng ruộng đó là cái nôi của tâm hồn nhà thơ. Ông đã hóa thân vào chúng, cảm nhận được sự sống âm thầm mà rạo rực: - Làng xóm quê hương hiện diện với vẻ bình dị, đậm nét truyền thống, cổ xưa (Em về nhà) - Tiếng thơ của ông đầy thiên nhiên tạo vật, đó là nắng vàng, gió biếc và trời xanh (Đi giữa đường thơm, Chiều xuân, Họa điệu) 3. Những cảm xúc vũ trụ là nét đặc sắc - Những cảm xúc ấy làm cho con người thâm nhập bằng tinh thần vào cái sâu xa vô tận của tự nhiên, nối khoảnh khắc hữu hạn của đời người vào cái vô hạn, vĩnh hằng của vũ trụ (Cảnh địa ngục - Sau năm 1954, xúc cảm vũ trụ đã về với ông. Ông không mất đi cái say mê, ngây ngất trước bát ngát vô tận của vũ trụ,vũ trụ cũng không còn lạnh lẽo và xa vắng mà nó đã trở nên ấm áp tình người (bài “Anh viết bài thơ “) - Biển – sức sống vô tận của thiên nhiên, nó hiện lên với nhiều dáng vẻ: + biển tựa như kết tinh sự sống nguyên sơ trong một thời gian vĩnh viễn + biển và trời hòa nhập trong một gia đình hòa sắc tưng bừng, rực rỡ (Vịnh Hạ Long) + biển cả êm đềm trong mưa xuân (Mưa xuân trên biển) 4. Kết hợp xúc cảm thấm thía và suy nghĩ sâu. Câu 2 (3 điểm) Page 3 1.Cái quý nhất của con ngƣời chính là đời sống _ Con người chỉ có sống, chiến đấu, lao động , học tập, nghiên cức khoa học, mưu cầu hạnh phúc thì mới có thể tham gia vào cuộc đời. _ Đời sống là vô cùng quus báu, không dễ dàng gì mà từ bỏ nó được _ Và tất nhiên nó sẽ càng quý giá hơn khi trong cuộc đời mỗi người chỉ có thể sống một lần 2. Sống thế nào là không biết quý trọng đời sống? *Đó là lối sống theo chủ nghĩa cá nhân a. Sống hoài sống phí - Sống trong sự nô lệ, nhục nhã của những kẻ bị mất quyền tự do, dân chủ. - Sống trong sự ảo tưởng về một tương lai xa vời,viễn vông. - Sống trong đời chỉ với tiêu chí “ngu si hưởng thái bình”, một cuộc sống vô vị, tầm thường, một con người không có lí tưởng hoài bão. - Sống ăn bám, vô tích sự, chỉ mang đến cho người khác sự phiền toái. b. Sống ti tiện, hèn đớn - Sống xa hoa, hưởng lạc, trở thành người đầy tớ trung thành của dục vọng và tiền bạc - Sống bon chen danh lợi chạy theo tiền tài và địa vị, sẵn sàng đạp đổ mọi rào cản trước mắt là đạo đức, danh dự và nhân phẩm, “ích mình hại người”. - Sống một cách hèn hạ, sẵn sàng chùn bước trước những khó khăn dù là nhỏ nhặt nhất, khiếp sợ trước uy vũ, lẩn tránh trước trách nhiệm được giao. 3. Sống nhƣ thế nào là biết quý trọng đới sống? * Nếu là con chim chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Câu 3 (5 điểm) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, phân tích chùm thơ thu làm sáng tỏ ý kiến trên 1. Đặt vấn đề, giời thiệu tác giả tác phẩm - Mùa thu Việt Nam được hiện lên qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến đó là làng cảnh Việt Nam đặc sắc, thân thuộc đơn sơ mà dung dị đáng yêu. 2.Giải quyết vấn đề: Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc ông được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Trong sáng tác của Nguyễn Khuyến về làng quê Việt nam có thể thấy khá nhiều mặt của cuộc sống sinh hoạt nơi thôn quê với đủ các cung bậc. - Thơ Việt Nam về mùa thu trong văn học Trung đại bị ảnh hưởng khá nhiều của thơ thu Trung Quốc: + Thu hứng của Đỗ Phủ + “Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm Rừng phong lá rụng tiếng như mưa”. Page 4 ( Nữ sỹ Ngô Chi Lan) Gió vàng,bóng nhạn, giếng ngọc, lá phong là những thi liệu trang nhã, cao sang mang phong vị của mùa thu phương bắc nó xa lạ với mùa thu của nước ta. + Vịnh mùa thu: “ Sang thu tiết hơi may hiu hắt Cụm sen già lã trã phai hương Sương giăng giậu cúc đóa hoa vàng Sen luống non đào cành lá đỏ.” (Nguyễn Công Trứ) Ở đây Nguyễn Công Trứ đã có “cụm sen già” nhưng vẫn còn sắc đỏ của rừng phong - Phải đến Nguyễn Khuyến, trong thi ca Việt nam mới xuất hiện những bức tranh thu độc đáo. Làng cảnh, cuộc sống, phong tục, con người, hồn quê phảng phất một nỗi buồn lặng lẽ như chính tâm hồn của nhà thơ. Điều đó thể hiện rõ nét qua chùm thơ thu: + Mùa thu của làng quê Việt Nam với bầu trời xanh biếc đến lạ kỳ: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu) “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh) “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm) - Vùng đồng bào chiêm trũng là quê hương của tác giả,vì thế mùa thu được cảm nhận Ao thu lạnh lẽo nước trong veo (Thu điếu) Sóng biếc theo làn hơi gợn tý (Thu điếu) Nước biếc trong như tầng khói phủ (Thu vịnh) - Cảnh thu của làng quê Việt nam mang một vẻ đẹp không kiêu sa mà thanh cao, không lộng lẫy như muôn phần say đắm quyện trong khí thu, trời thu dân tộc. Những cảnh vật rất đỗi bình dị khiêm nhường thân thuộc nhưng lại có vẻ gì đó lên thơ, độc đáo: một chiếc thuyền câu nhỏ trên mặt ao, mấy gian nhà tranh thấp bé ở xóm nghèo, những con ngõ quanh co, cả những con đom đóm cũng bay vào trong thơ thu của Nguyễn Khuyến ẩn trong ta một tình yêu quê hương mộc mạc, đậm đà.  Trang thơ thu của Nguyễn Khuyến mảnh mai, tinh tế, sử dụng những thi liệu mộc mạc của làng quê. Nó làm mát dịu tâm hồn ta trong một vẻ đẹp dân tộc chân phương bình dị.  Thu vịnh gắn liền với làng quê Việt nam từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, bằng thị giác, thính giác và bằng sự cảm nhận của tâm hồn ưa quan sát suy tư.  Thu điếu: không gian và cõi lòng của nhà thơ đều tĩnh lặng mà không hoang vắng  Thu ẩm: là thu uống rượu nhưng thực ra là để đón thu, quên đi bao sự đời éo le nhọc nhằn. 3. Kết bài: Page 5 4. Bức tranh thu “rất Việt Nam” cuả Nguyễn Khuyến đã cho thấy ông chính là nhà thơ làng cảnh Việt Nam. . Page 1 ĐỀ SỐ 17 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI- HẢI DƢƠNG Môn thi: VĂN khối C Thời gian làm bài: 180 phút Câu. 17 ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010 Câu 1 (2 điểm) Trình bày về phong cách thơ Huy Cận: - Giới thi u khái quát về nhà thơ Huy Cận - Phong cách thơ Huy Cận : 1. Huy. của cuộc sống sinh hoạt nơi thôn quê với đủ các cung bậc. - Thơ Việt Nam về mùa thu trong văn học Trung đại bị ảnh hưởng khá nhiều của thơ thu Trung Quốc: + Thu hứng của Đỗ Phủ + “Gió vàng

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan