ĐẶT VẤN ĐỂTheo xu hướng chung hiện nay, con người ngày càng ưa dùng sản phẩm đi từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Việt Nam chúng ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu cây cỏ làm thuốc luôn được nhiều nhà khoa học quan tâm.Trong Xã hội phát triển, nhu cầu của con người về thuốc không chỉ dừng lại ở hiệu lực và sự an toàn, mà còn đòi hỏi cả sự tiện lợi trong sử dụng và bảo quản. Vì vậy ngành Y tế đã có chủ trương hiện đại hoá Y học cổ truyền, trong đó có có một nội dung quan trọng là nghiên cứu chuyển các dạng thuốc sắc, hãm... cổ truyền thành các dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang...Cây Giảo cổ lam được phát hiện ở Việt Nam và đã có một số công trình nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ về đặc điểm thực vật, thành phần hoá học cũng như thử độc tính và một số tác dụng sinh học. Kết quả của các công trình này đã cho thấy Giảo cổ lam là một dược liệu có nhiều tác dụng điều trị bệnh như hạ Cholesterol, hạ Lipid máu, hạ đường huyết, chống huyết khối, chống viêm, tăng sức đề kháng... Hiện nay một số nước trên Thế giới đã có các chế phẩm Giảo cổ lam ở dạng chè, viên nang có nhiều tác dụng tốt. Trên thị trường Việt Nam cũng đã có chè Giảo cổ lam của công ty Tuệ Linh.Để góp phần hiện đại hóa dạng bào chế thuốc Giảo cổ lam. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam” với 2mục tiêu:> Lựa chọn phương pháp chiết xuất và bào chế cao khô từ dược liệu Giảo cổ lam. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho cao khô Giảo cổ lam.> Nghiên cứu bào chế và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén Giảo cổ lam. Bước đầu theo dõi độ ổn định của thuốc.
BỘYTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợc HÀ NỘI • • • • NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ BÀO CHÊ VIÊN GIẢO cổ LAM (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2002 - 2007) Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Thanh Kỳ. PGS.TS. Phạm Ngọc Bùng. Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội. Thời gian thực hiện: Từ 1/2007 đến 5/2007. HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2007 m íUO Lời cảm ơn Trong suốt quá trình làm Khóa luận tét nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS,TS, Phạm Thanh K ỳ PGS,TS, Phạm Ngọc Bùng Những người thầy đã tận tình hướng dãn, tạo điều kiện tốt nhất và trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban Trường Đại học Dược Hà Nội; cảm ơn tất cả các thầy cô, các Kỹ thuật viên của Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Vật lý - Hóa lý và Bộ môn Bào chê đã tạo điều kiện thuận ỉợi cho tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu nhất trong gia đình, cảm ơn bạn bè - những người ỉuôn sát cánh bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm Khoá luận. Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2006. Sinh viên Lê Thị Ánh CHỮ VIẾT TẮT CT: DC: DD: DĐVNIII: DL: DM: EtOH: FeClj: HPMC: KTTP: PEG: RSD: TT: TiOj: vđ: Công thức. Dịch chiết. Dung dịch. Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ 3. Dược liệu. Dung môi. Ethanol. Sắt (III) Chlorid. Hydroxy propyl methyl cellulose. Kích thước tiểu phân. Polyetylenglycol. Độ lệch chuẩn tương đối. Thuốc thử. Titan dioxyd. Vừa đủ. MỤC LỤC Trang ĐẶT VÂN Đ Ể 1 PHẦN I: TỔNG QUAN 2 1.1. Cây giảo cổ lam . . . 2 1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân b ố 2 1.1.2. Thành phần hoá học 2 1.1.3. Tác dụng và công dụng 4 1.1.4. Độc tính 6 1.1.5. Tiêu chuẩn chất lượng 6 1.2. Các công trình nghiên cứu chế phẩm thuốc từ dược liệu Giảo cổ lam 7 1.2.1. Các tư liệu nghiẽn cứu về chiết xuất Saponin và Flavonoid từ dược liệu Giảo cổ lam 7 1.2.2. Các chế phẩm thuốc từ Giảo cổ lam 7 1.2.3. Các phương pháp định tính, định lượng Saponin và Flavonoid trong Giảo cổ lam 8 1.3. Kỹ thuật bào chê cao thuốc và thuốc viên chứa cao dược liệu 8 1.3.1. Kỹ thuật bào chế cao thuốc 8 1.3.2. Kỹ thuật bào chế viên nén và nang cứng có chứa cao dược liệu 9 PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ 11 2.1. Nguyên - vật liệu và phương pháp nghiên cứ u 11 2.1.1. Nguyên - Vật liệu 11 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 12 2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x é t 19 2.2.1. Xác định độ lặp lại kết quả của phương pháp định lượng Saponin và Flavonoid 19 2.2.2. Nghiên cứu điều chế cao khô Giảo cổ lam 20 2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô giảo cổ lam 28 2.2.4. Nghiên cứu bào chế viên nén từ cao khô Giảo cổ lam 29 2.2.5. Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ cao khô Giảo cổ lam 32 2.2.6. Bước đầu đánh giá độ ổn định của viên 34 2.2.7. Hoàn ửdện tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén Giảo cổ lam đã bào chế 35 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 36 TẦI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỂ Theo xu hướng chung hiện nay, con người ngày càng ưa dùng sản phẩm đi từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Việt Nam chúng ta là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Bởi vậy vấn đề nghiên cứu cây cỏ làm thuốc luôn được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong Xã hội phát triển, nhu cầu của con người về thuốc không chỉ dừng lại ở hiệu lực và sự an toàn, mà còn đòi hỏi cả sự tiện lợi trong sử dụng và bảo quản. Vì vậy ngành Y tế đã có chủ trương hiện đại hoá Y học cổ truyền, trong đó có có một nội dung quan trọng là nghiên cứu chuyển các dạng thuốc sắc, hãm cổ truyền thành các dạng thuốc hiện đại như viên nén, viên nang Cây Giảo cổ lam được phát hiện ở Việt Nam và đã có một số công trình nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ về đặc điểm thực vật, thành phần hoá học cũng như thử độc tính và một số tác dụng sinh học. Kết quả của các công trình này đã cho thấy Giảo cổ lam là một dược liệu có nhiều tác dụng điều trị bệnh như hạ Cholesterol, hạ Lipid máu, hạ đường huyết, chống huyết khối, chống viêm, tăng sức đề kháng Hiện nay một số nước trên Thế giới đã có các chế phẩm Giảo cổ lam ở dạng chè, viên nang có nhiều tác dụng tốt. Trên thị trường Việt Nam cũng đã có chè Giảo cổ lam của công ty Tuệ Linh. Để góp phần hiện đại hóa dạng bào chế thuốc Giảo cổ lam. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam” với 2 mục tiêu: > Lựa chọn phương pháp chiết xuất và bào chế cao khô từ dược liệu Giảo cổ lam. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho cao khô Giảo cổ lam. > Nghiên cứu bào chế và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén Giảo cổ lam. Bước đầu theo dõi độ ổn định của thuốc. -1 - PHẦN I: TỔNG QUAN 1.1. CÂY GIẢO CỔ LAM -Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, Cucurbitaceae. - Tên gọi khác: cổ yếm, Thư tràng năm lá [12], Thất diệp đởm, Tiểu khổ dược (Nhật Bản), Cam ù*à man, Công la oa đổ, Biển địa sLnh căn, Giao dịch lam [15]. 1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố s Đặc điểm thực vật Thân thảo mọc leo yếu, không lông, vòi đơn. Lá kép có cuống chung dài 3 - 4 cm, phiến do 5 - 7 lá chét vói mép có răng dài 3 - 9 cm, rộng 1,5-3 cm. Cây khác gốc; Qiuỳ hoa thòng. Hoa nhỏ, hình sao, ống bao hoa rất ngắn; Cánh hoa rời nhau cao 2,5 cm; Nhị 5, bao phấn đính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn, đường kính 5 -9 mm, màu đen; Hạt 2 -3 , treo, to 4 mm. Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 9 - 10 [7], [12]. 13 Phân bố Cây mọc trên đất đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa, trong rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000m. ở nước ta, cây mọc từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum vào tới Đồng Nai [7], [8]. Phân bố ở Ân Độ, Xii Lanca, Mianma, Băngladet, Nepal, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai [8], [54]. 1.1.2. Thành phần hoá học - Bằng phương pháp định tính trong ống nghiệm, các tác giả ở Việt Nam đã xác định được trong thân và lá Giảo cổ lam có Flavonoid, Saponin, acid hữu cơ, acid amin, và sterol; Không có alcaloid, glycosid tim, anthranoid, coumarin, tanin, chất béo, caroten và đưòfng khử [6], [9], [10], [11], [14]. -2- - Các tài liệu [21], [29], [33] cho thấy dịch chiết phần trên mặt đất của Giảo cổ lam có Rutin, Ombuin và 1 acid hữu cơ là acid Malonic; Saponin triterpen phần aglycol có khung Dammaran. - Các tác giả đã phân lập và xác định được cấu trúc của một số chất: + Quercetin, Rutin, Rhamnazin, 1 Saponin có công thức C47H76O17 được dự kiến cấu trúc thuộc nhóm Triterpenoid có khung Dammaran và 5,6-dimethoxy-7,3',4'-trihydroxyflavone [6], [10], [11], [13], [14]. + 1 chất 4a-methylsterol mới có cấu trúc 4a,14a-dimethyl-5a-esgosta- 7,9(1 l),24(28)trien-3p-ol [16]. + 4 glycoside có khung Dammaran mới [33]: . 20(S),3P,20,23Ịtrihydroxydammar-24-en-21 -oicacid-21,231acton. . Epimer ở C21: 20(R). . 20(S)dammar-23-en-3B,20,25,26-tetraol. li , 20(S)dammar-25-en-3 p,20,21,2-tetraol. - Theo Cui J. và cộng sự [21], phần aglycol có khung Dammaran của Gypenoside phân lập từ dịch chiết phần trên mặt đất của Giảo cổ lam có cấu trúc giống với cấu trúc của aglycol của Ginsenoside trong nhân sâm (Protopanaxadiol và Protopanaxatriol). - Theo tài liệu [33] và [56], Giảo cổ lam có 82 Gypenosides, trong đó có 4 Gypenosides có cấu trúc và tác dụng giống vói các Gypenosides trong nhân sâm, 70 Gypenosides khác khi thủy phân cũng thu được các chất tương tự trong nhân sâm. - Bằng phương pháp đo phổ phát xạ tia X, các tác giả đã xác định trong Giảo cổ lam có chứa các nguyên tố Al, Si, Mg, p, K, Mn, Na, Fe, Ba, Ti, Cu, Cr, Pb, Ag. Trong đó cao nhất là Si (10%) và thấp nhất là Ag (0,0001%) [6], [9], [10], [11], [14]. - Các tác giả cũng đã tiến hành định lượng 2 thành phần chính của -3- Giảo cổ lam [6], [11], [13], [14]. Kết quả thu được như ghi trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Kết quả định lượng trong thân và lá cây Giảo cổ lam ở Cao Bằng Lá Thân Hàm lượng Flavonoid (%) 5,58 1,17 Hàm lượng Saponin (%) 7,39 3,79 1.1.3. Tác dụng và công dụng s Tác dụng dược lý * Hạ Cholesterol, hạ lipid máu: Có khả năng giảm LDL (Cholesterol xấu), trong khi đó lại tăng lượng HDL (Cholesterol tốt), tăng cường chuyển hóa lipid và giảm lắng đọng mỡ trên thành mạch [37]; Đẩy mạnh quá trình chuyển đường và Carbohydrate đến các cơ thay vì chuyển hóa thành dạng triglycerid dự trữ [25]; ức chế sự tăng Cholesterol ở động vật thínghiệm[10], [11], [13], [14]. * Chống huyết khối: Kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu và đẩy nhanh quá trình tan cục máu đông [34]. * ức chế khối u: Có tác dụng tới acid nucleic, protein và tế bào của bệnh nhân ung thư phổi [23]; Có khả năng ức chế sự phát triển khối u trên động vật thí nghiệm [13], [38], [39], [40]. * Chống viêm: Tác dụng chống viêm mạnh hơn Indomethacin [26], [27], [28]. * Hạ đường huyết: Trên thực tế, GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng hạ đường huyết đối với sản phẩm trà tan GX7 chứa 3 g Giảo cổ lam. *Tăng sức đề kháng: Tăng cường đáp ứng miễn dịch [10], [11], [13], [14], [36]; Tăng cường sự chống đỡ đối với tình trạng suy yếu ở bệnh nhân ung thư [24]. -4- * Chống bức xạ: Hồi phục sự suy giảm số lượng bạch cầu, GOT, GPT, IgG trong huyết thanh chuột sau khi bị chiếu tia gamma (y) [20]; Kìm hãm sự cảm ứng tia ư v của thực khuẩn lambda trong tương tác với E. coli [41]. * Bảo vệ tế bào gan: Làm giảm rõ rệt chỉ số AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) [26], [27], [28]; Chống xơ hóa tế bào gan, ức chế sự phát triển của dòng tế bào Huh-7, Hep3B và HA22T [17], [18], [19]. * Chống oxy hoá: Có khả năng thu dọn gốc tự do anion Superoxide 0 ’2 và Hydrogen peroxide 'OH [26], [29]. HI Công dụng ở Trung Quốc, Giảo cổ lam được dùng làm thuốc tu bổ cường tráng [7]; Các chế phẩm dạng chè thuốc, thuốc sắc được dùng để chữa viêm, trị ho, dưỡng tâm an thần và làm thuốc bổ [15]. ở Quảng Tây, dùng trị tiêu chảy và dùng ngoài trị rắn cắn; ở Vân Nam, cây được sử dụng để chữa viêm khí quản mạn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm thận, loét dạ dày và hành tá tràng, phong thấp đau khớp, bệnh về tim [8]. Theo tài liệu [15], dược liệu dùng để trị bệnh tăng huyết áp, bệnh mỡ máu, bệnh mạch vành, bệnh béo phì, tiểu đường, trị ung thư, viêm phế quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm bể thận, viêm loét dạ dày - ruột, trúng gió, sỏi mật; Tăng sức khoẻ, chống lão suy. s Liều dùng - Liều dùng tính cho dược liệu: Liều 5 -1 0 g/ngày [14]. - Liều dùng tính theo Gypenosides: được thể hiện trong bảng sau: -5- [...]... dược liệu Giảo cổ lam được trình bày như phụ lục 1 -6- 1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN c ứ u CHÊ PHẨM THUỐC từ DƯỢC LIỆU GIẢO CỔ LAM 1.2.1 Các tư liệu nghiên cứu về chiết xuất Saponin và Flavonoid từ dược liệu Giảo cổ lam Hiện chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào công bố về quy trình sản xuất 2 nhóm chất chính (Flavonoid và Saponin) trong Giảo cổ lam Hầu hết các tác giả trong quá trình nghiên cứu thành... NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT 2.2.1 Xác định độ iặp lại kết quả của phương pháp định ỉượng Saponin và Flavonoid Trước khi đi vào nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam, chúng tôi làm thí nghiệm để đánh giá sự ổn định của phép định lượng đã nêu trong mục 2 1.2 2 bằng cách tiến hành định lượng nhiều lần đối với 2 mẫu thử Mẫu thử 1; Dược liệu Giảo cổ lam Mẫu thử 2: Cao khô Giảo cổ lam do Công ty cổ phần... thu được khá nhiều hình ảnh về các chế phẩm có chứa Giảo cổ lam, nhiều nhất là các chế phẩm ở dạng trà và viên nang Các chế phẩm dạng viên thường được bào chế từ dịch chiết Gypenoside toàn phần của dược liệu này -7- Hình 1.1: Một số hình ảnh chế phẩm Giảo cổ lam lổ3J, [49], [51], [54], [56] 1.2.3 Các phương pháp định tính, định lượng Saponin và Flavonoid trong Giảo cổ lam Để định tính Flavonoid, các tác... 2.2.4 Nghiên cứu bào chế viên nén từ cao khô Giảo cổ lam 2.2.4.I Lựa chọn phương pháp và công thức dập viên ^K h ả o sát một sô'đặc tính của cao khô Giảo cổ lam Để lựa chọn được phương pháp và các tá dược phù hợp cho dập viên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số đặc tính của cao khô Giảo cổ lam, bao gồm: tính háo ẩm, tỷ trọng biểu kiến, khả năng trơn chảy, độ chịu nén, lực đẩy viên ra khỏi cối và thành... quá trình nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng sinh học đều sử dụng dung môi chiết xuất là nước và Ethanol; Khi định lượng cần chiết kiệt thì các tác giả sử dụng Methanol Tuy nhiên chưa có sự đánh giá về hiệu quả chiết xuất của các dung môi này 1.2.2 Các chế phẩm thuốc từ Giảo cổ lam Hiện nay đã có một số nước trên Thế giới sản xuất các chế phẩm của Giảo cổ lam như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... lượng Saponin trong cao khô do Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế Hải Dương sản xuất cao gấp 1.77 lần hàm lượng Saponin trong dược liệu, còn hàm lượng Flavonoid cao hơn 1.89 lần Điều này có thể là do sự sai khác về nguồn nguyên liệu dùng để chiết xuất 2.2.2 Nghiên cứu điều chế cao khô Giảo cổ lam Trong quá trình điều chế cao khô Giảo cổ lam, các giai đoạn cô đặc và sấy khô được tiến hành theo phương... mẫu thử (%) 2.1.23 Phương pháp bào chế viên nén và nang cứng từ cao Giảo cổ lam s Phương pháp bào chế viên nén Phương pháp dập thẳng Tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế viên nén theo phương pháp dập thẳng -15- IUPhương pháp đóng nang Phương pháp đong thể tích Tiến hành theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế viên nang cứng 13 Phương pháp xây... Chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu giai đoạn chiết xuất nhằm lựa chọn được phương pháp chiết xuất hiệu quả nhất cho 2 nhóm chất chính trong cây là Flavonoid và Saponin 2.2.2.1 Lựa chọn phương pháp và dung môi chiết xuất 13 Sử dụng phương pháp ngâm lạnh và phương pháp ngấm kiệt với các dung môi EtOH.70%, EtOH.60%, và EtOH.50% Vì; - 20- - Phương pháp ngâm lạnh và ngấm kiệt: + Có thể chiết được khá nhiều... cối, rây 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 2.1.2.1 Phương pháp điều chế cao khô giảo cổ lam Dựa theo kỹ thuật chung điều chế cao khô được ghi trong Dược điển Việt Nam [5], chúng tôi tiến hành điều chế cao khô Giảo cổ lam theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn điều chế cao khô Giảo cổ lam - 12- * Phương pháp chiết xuất: - Phưcmg pháp ngấm kiệt: + Nhiệt độ: nhiệt độ phòng: 17 - 25°c + Dung... suất chiết Saponin " (%) Hiệu suất chiết Havonoid (%) -27- 68.89 Nhận xét: Cả 5 lần chiết xuất đều cho kết quả tương tự Qua đó cho thấy phương pháp chiết xuất đã lựa chọn là ổn định 2.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô Giảo cổ lam Do điều kiện hạn chế về thòi gian, chúng tôi chưa thể tiến hành kiểm tra độ nhiễm khuẩn của cao khô tạo ra Vì vậy chúng tôi chỉ xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô Giảo cổ lam . Giảo cổ lam. Chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu chiết xuất và bào chế viên Giảo cổ lam với 2 mục tiêu: > Lựa chọn phương pháp chiết xuất và bào chế cao khô từ dược liệu Giảo cổ lam. Xây. Saponin và Flavonoid 19 2.2.2. Nghiên cứu điều chế cao khô Giảo cổ lam 20 2.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho cao khô giảo cổ lam 28 2.2.4. Nghiên cứu bào chế viên nén từ cao khô Giảo cổ lam 29 2.2.5. Nghiên. trình nghiên cứu chế phẩm thuốc từ dược liệu Giảo cổ lam 7 1.2.1. Các tư liệu nghiẽn cứu về chiết xuất Saponin và Flavonoid từ dược liệu Giảo cổ lam 7 1.2.2. Các chế phẩm thuốc từ Giảo cổ lam 7 1.2.3.