Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
2,27 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ OANH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ OANH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CKI 607320 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh Thời gian thực hiện: Từ 30/8/2012 – 30/12/2012a HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Thanh Hương – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và chỉ bảo chúng tôi trong quá trình học tập tại trường. Cảm ơn Ban giám đốc, khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm & vắc xin, các khoa/ phòng của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt cảm ơn Bác sỹ Ninh Văn Chủ – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh, Bác sỹ Vũ Quyết Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp và các nhà quản lý đã chia sẻ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện được đề tài. Quảng Ninh, ngày tháng năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Oanh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 7 1.1. Bệnh truyền nhiễm 7 1.1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm: 7 1.1.2. Phân loại bệnh truyền nhiễm: 7 1.2. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới và Việt Nam trong thời gian 2007-2011. 12 1.2.1. Tình hình bệnh truyền nhiễm và những vụ dịch trên thế giới 12 2.2.2 Một số vụ dịch đã xảy ra tại Việt Nam giai đoạn 2007-2011 18 1.2.3. Một số nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm 21 1.2.4. Tỉ lệ mắc, tỉ lệ chết một số bệnh truyền nhiễm thường gặp 21 tại Việt Nam 21 1.2.5. Tình hình bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu: bệnh truyền nhiễm 24 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 24 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 24 2.3.2 .Chỉ tiêu nghiên cứu: 24 2.3.3. Xử lý số liệu: 25 2.3.4. Hạn chế trong nghiên cứu 25 2.3.5. Các biện pháp khắc phục để tránh những hạn chế này: 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đặc điểm mạng lưới giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Ninh 26 3.2. Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011. 27 3.2.1 Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011. 28 3.2.2. Bệnh lây theo đường da, niêm mạc 29 3.2.3. Bệnh lây theo đường hô hấp (do vi khuẩn và virus) 32 3.2.4. Bệnh lây qua đường tiêu hóa: 35 3.2.5. Bệnh do muỗi truyền 37 3.3. Vắc xin 39 3.3.1. Bảo quản và vận chuyển vắc xin 39 3.3.2. Chủng loại và số lượng vắc xin được sử dụng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011 42 3.4.Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007- 2011 44 3.4.1.Dịch sốt xuất huyết năm 2009 44 3.4.2.Dịch Cúm A(H1N1) năm 2009 46 3.4.3. Dịch tay chân miệng năm 2011. 47 3.4.4. Dịch sốt phát ban năm 2011 48 3.5. Cơ số phòng chống dịch : 50 Chương 4. BÀN LUẬN 54 KẾT LUẬN 57 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 T-2011 21 3.2 - 2011 28 3.3 ca qua da, ni 29 3.4 30 3.5 ca qua Ninh 32 3.6 33 3.7 ca qua Ninh 35 3.8 36 3.9 ca do Ninh, 38 3.10 42 3.11 s -2011 45 3.12 45 3.13 S ca m 46 3.14 47 3.15 50 3.16 50 3.17 52 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 hong tin, 26 3.2 ca qua da 31 3.3 ca qua theo 34 3.4 ca qua theo 37 3.5 trong phh l 39 3.6 Thi b b 40 3.7 41 3.8 45 3.9 47 3.10 n mi the 48 3.11 50 3.12 52 3.13 53 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ 21, đi kèm với thảm họa thiên nhiên khắc nghiệt và bất thường, sự biến đổi của khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu gây nên các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần sự gia tăng tốc độ đô thị hóa, tăng dân số dẫn tới môi trường bị ô nhiễm, tạo cơ hội thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát sinh và bùng phát thành dịch. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Hội thảo ngày 14 tháng 11 năm 2010 về biến đổi khí hậu và các bệnh mới nổi đã kết luận: Thế giới hiện đang phải đối mặt với 6 loại bệnh dịch vô cùng nguy hiểm và diễn biến khó lường, là các bệnh Dịch SARS, cúm A/H5N1, bệnh sốt rét, bệnh tả, bệnh lao và HIV/AIDS Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, là một trong những nước đang phát triển có mối giao thương với nhiều quốc gia và khu vực, nên chịu áp lực không nhỏ về sự xâm nhập của dịch bệnh như: SARS, cúm A/H5N1, HIV/AIDS, tả, sốt rét, sốt xuất huyết Theo thống kê của Bộ Y tế tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2010: Bệnh sốt xuất huyết , trung bình mỗi năm có từ 25.000 - 76.000 ca mắc và 45 - 111 ca tử vong do sốt xuất huyết trên cả nước. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km, là nơi trung chuyển của nhiều tuyến giao thông. 2 Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét, bao gồm các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa cùng chung sống với nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, ảnh hướng đến sức khỏe nhân dân. Mặt bằng dân trí chưa cao và có sự chệnh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng thấp và vùng cao. Tất cả các yếu tố trên đã trở thành những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, phát triển. Trong khi nguồn nhân lực làm công tác giám sát, phòng chống dịch còn rất hạn chế như: Thiếu cán bộ chuyên trách, lại thường xuyên bị luân chuyển, thay đổi. Công tác phòng chống dịch là hoạt động thường xuyên, không được đầu tư như các Chương trình, dự án, việc kiểm soát, giám sát, phòng chống dịch tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, tình hình bệnh truyền nhiễm ngày càng có diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có số mắc cao như cúm A(H1N1) ước tính chiếm khoảng 30% dân số, tương đương tỷ lệ ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ mắc cúm A/H1N1 chung trên thế giới [4], một số bệnh có tỷ lệ mắc cao hơn so với ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như: bệnh thủy đậu, quai bị Bệnh có số tử vong cao hàng năm là bệnh dại. Để dự phòng, thanh toán, loại trừ được nhiều căn bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm không thể không nói đến vai trò của vắc xin. Vắc xin được coi là sản phẩm vĩ đại của trí tuệ con người. Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là kháng nguyên có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào cơ thể để khích thích cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh. 3 Tại Quảng Ninh, chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai từ năm 1982. Thành quả đạt được đó là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, duy trì thành quả thanh toán bại liệt từ năm 2000. Không có trẻ mắc bệnh bạch hầu từ năm 1994. Vắc xin là chế phẩm sinh học - từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tốt nhất, thích hợp đối với từng loại vắc xin. Nếu việc bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì hiệu quả bảo vệ phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Vì vậy, việc bảo quản, vận chuyển vắc xin phải tuân theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế và Dự án Tiêm chủng mở rộng. Việc bảo quản vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng được thực hiện theo “Quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị” của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 và hướng dẫn của Dự án Tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và phù hợp với từng tuyến trong kho cũng như khi vận chuyển. Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, vắc xin cần được theo dõi nhiệt độ để đảm bảo chất lượng. Mỗi loại vắc xin đều có một khoảng nhiệt độ bảo quản thích hợp. Nếu nhiệt độ bảo quản vắc xin nằm ngoài khoảng nhiệt độ bảo quản thì cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ hoặc chuyển vắc xin tới bảo quản ở nơi có nhiệt độ bảo quản thích hợp. Thời gian bảo quản vắc-xin: Để đảm bảo luôn sẵn có vắc xin cho các đối tượng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đảm bảo không bảo quản quá nhiều vắc xin, thời gian bảo quản các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng tại các tuyến phải thực hiện đúng “Quy định về sử dụng vắc-xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. Tại kho vắc [...]... giám sát dịch tỉnh Quảng Ninh phù hợp với quy định trong Quyết định 4880/2006-QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định về chế độ thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm 3.2 Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011 27 3.2.1 Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 Bảng 3.2 Số mắc các bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011 ( ĐVT: ca bệnh. .. xin dự phòng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 2 Mô tả một số vụ dịch xảy ra và cơ số phòng chống dịch tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Bệnh truyền nhiễm 1.1.1 Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virus,... qua da, niêm mạc tại tỉnh Quảng Ninh (2007-2011) 2 Số ca mắc các bệnh lây qua đường da, niêm mạc theo địa phương (2007-2011) 3 Số ca mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp tại tỉnh Quảng Ninh (2007-2011) 4 Số ca mắc các bệnh lây qua đường đường hô hấp theo địa phương (20072011) 5 Số ca mắc bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hoá tại tỉnh Quảng Ninh (2007-2011) 6 Số ca mắc các bệnh lây qua đường... đường đường tiêu hoá theo địa phương (2007-2011) 24 7 Số ca mắc bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền tại tỉnh Quảng Ninh (20072011) 8 Số ca mắc các bệnh lây qua do muỗi truyền theo địa phương (2007-2011) 9 Chủng loại và số lượng vắc xin được sử dụng tại tỉnh Quảng Ninh (2007-2011) II Tình hình một số bệnh truyền nhiễm đã gây dịch tỉnh Quảng Ninh (2007-2011) và cơ số phòng chống dịch 5 Dịch sốt xuất huyết... phòng tỉnh Quảng Ninh 2.3 Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu nguồn số liệu báo cáo thống kê các bệnh truyền nhiễm từ tháng 1/2007 đến 12/2011 của 14 huyện trên địa bàn tỉnh lưu tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh 2.3.2 Chỉ tiêu nghiên cứu: I Tình hình bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Ninh 2007-2011 và vắc xin dự phòng 1 Số ca mắc bệnh truyền nhiễm lây qua da, niêm mạc tại. .. công tác lưu trữ, thống kê báo cáo tình hình dịch bệnh tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh giai đoạn 20072011 tìm hiểu, xác định nguồn lưu dữ báo cáo để tránh bị bỏ sót thông tin 25 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm mạng lưới giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Ninh 26 Nhận xét: Mạng lưới giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Ninh được hình thành dựa trên cơ sở biên chế sẵn có... gây bệnh truyền nhiễm Trung gian truyền bệnh: là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh Điều kiện: Độc lực (khả năng gây bệnh) , số lượng đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp, khả năng cảm nhiễm của cơ thể 1.1.2 Phân loại bệnh truyền nhiễm: - Phân loại theo cơ chế truyền nhiễm: dựa vào các đường lây khác nhau, bệnh truyền. .. truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai, các bệnh do giun, bệnh lậu, bệnh mắt hột, bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans), bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia), bệnh phong, bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo), bệnh do vi rút Héc-pét (Herpes), bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh sán lá phổi, bệnh. .. bệnh lỵ trực trùng, bệnh quai bị, bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue), bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban, bệnh sởi, bệnh tay-chân-miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, bệnh thương hàn, bệnh uốn ván, bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon), bệnh viêm gan vi rút, bệnh viêm màng não do não mô cầu, bệnh viêm não vi rút, bệnh xoắn khuẩn vàng da, bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota) Nhóm C: Gồm 24 bệnh truyền. .. trên thường xuất hiện sau thời gian nhiễm bệnh khoảng 10 ngày Bệnh truyền nhiễm cũng có thể chia làm 3 nhóm như sau: Nhóm A: Gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A gồm 11 bệnh: bại liệt; bệnh cúm AH5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do virus Ê-bô-la . sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Ninh 26 3.2. Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011. 27 3.2.1 Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng. dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và vắc xin dự phòng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011. 2. Mô tả một số vụ dịch xảy ra và cơ số phòng chống dịch tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 1.1. Bệnh truyền nhiễm 1.1.1. Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.