Chủng loại và số lượng vắc xin được sử dụng tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm tại tỉnh quảng ninh giai đoạn 20072011 (Trang 49)

Ninh giai đoạn 2007-2011

Bảng 3.11. Chủng loại và số lượng vắc xin được sử dụng tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2011

(ĐVT: liều) TT Tên vắc xin Năm Tổng số 2007 2008 2009 2010 2011 1 Vắc xin phòng lao BCG 25550 32280 48000 46000 55000 206830 2 Vắc xin DPT (phòng bạch hầu-ho gà- uốn ván) 40500 88000 106000 0 30600 265100 3 Vắc xin DPT - VGB – Hib (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib ) 0 0 0 56550 73500 130050 4 Vắc xin phòng bại liệt Sabin (OPV) 72000 88000 113000 104000 157000 534000 5 Vắc xin phòng Sởi 50000 79600 65100 176000 49000 419700 6 Vắc xin phòng uốn Ván (AT) 54000 57500 98000 111200 70200 390900 7 Vắc xin phòng 11200 163620 148000 53976 12000 388796

43 TT Tên vắc xin Năm Tổng số 2007 2008 2009 2010 2011 viêm gan B 8 Vắc xin phòng viêm não nhật bản 38320 18600 0 3230 60150

Nhận xét: Trong các loại vắc xin được sử dụng tại Quảng Ninh vắc xin Sa bin (OPV) có số lượng sử dụng lớn nhất (543.000 liều), tiếp theo là vắc xin phòng uốn ván (AT) có số lượng sử dụng cao thứ 2 (390 900 liều).

* Tình hình sử dụng vắc xin :

Năm 2007: năm gặp nhiều khó khăn trong công tác an toàn tiêm chủng Do sự ảnh hưởng của các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin viêm gan B và phải tạm đình chỉ một số lô vắc xin viêm gan B nên gây tình trạng thiếu vắc xin. Vì vậy, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã thấp xuống mức 81,8% sau nhiều năm duy trì ở mức cao trên 90%. Tại Quảng Ninh, tỷ lệ này cũng chỉ đạt ở mức 86,35%.

Năm 2008: Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 23/QĐ- BYT ngày 7/7/2008 về việc Quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị.

Năm 2010 triển khai tiêm vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) vào TCMR, đánh dấu một mốc quan trọng nâng cao dịch vụ tiêm chủng mở rộng.

44

Năm 2011: Bắt đầu triển khai tiêm vắc xin sởi mũi 2 và DPT mũi 4 vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18 tháng tuổi. Kết quả:

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi duy trì ở mức trên 95 % (trừ năm 2007 chỉ đạt 86,35 %)

Tỷ lệ tiêm chủng AT2+ duy trì ở mức trên 80 % .

Tỷ lệ tiêm phòng AT2+ cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ duy

trì ở mức trên 90 %.

Năm 2007, được sự ủng hộ của Tổ chức Y tế thế giới và TCMR Quốc gia Quảng Ninh triển khai tiêm vắc xin sởi cho đối tượng từ 6 đến 20 tuổi tại 8 huyện miền núi, hải đảo. Kết quả: 88.081 người được tiêm, đạt 97,81%.Từ năm 2011, vắc xin sởi mũi 2 đã tiêm cho trẻ 18 tháng tuổi thực hiện vào tiêm chủng thường xuyên. Tỷ lệ trẻ 18 tháng tuổi được tiêm vắc xin sởi mũi 2 đạt 87,37 %.

3.4.Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007- 2011

3.4.1.Dịch sốt xuất huyết năm 2009

Thời gian xuất hiện dịch: Bắt đầu tháng 8/2009 kết thúc cuối tháng 12/2009 Bắt đầu xuất hiện các trường hợp tại Uông Bí, sau ở thành phố Hạ Long và lan ra các huyện khác.

Các thông tin về dịch:

Tổng số địa phương có dịch :

Tổng số quận/ huyện có ca bệnh: 10/14. Tổng số phường xã có ca bệnh: 49.

45

Bảng 3.12. Số ca mắc sốt xuất huyết và tử vong theo huyện

( ĐVT: ca bệnh )

STT Địa điểm dịch Thời gian bắt đầu

xuất hiện bệnh Số mắc Số tử vong

1 Hạ Long 9/9/09 191 0 2 Đông Triều 12/8/09 7 0 3 Cẩm Phả 22/7/09 11 0 4 Móng Cái 24/4/09 3 0 5 Uông Bí 30/5/09 28 0 6 Hoành Bồ 28/9/09 6 0 7 Yên Hưng 21/8/09 5 0 8 Đầm Hà 11/8/2009 2 0 9 Vân Đồn 24/9/09 3 0 10 Hải Hà 24/9/09 1 0 Tổng cộng 257 0

46

Nhận xét:

Dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Quảng Ninh vào năm 2009 với số ca mắc cao nhất là thành phố Hạ Long (191 ca), tiếp theo là Uông Bí (28 ca), các huyện khác đều mắc rải rác.

3.4.2.Dịch Cúm A(H1N1) năm 2009

Địa điểm: 14 huyện,98 xã, và 173 trường học Ngày khởi phát: 28/7/2009

Ngày đầu tiên nhận được báo cáo vụ dịch: 28/7/2009 Ngày kết thúc: 28/2/2010

Số mắc: 6344 ca

Tử vong: 01 ca (Bình Liêu)

Bảng 3.13. Số ca mắc cúm A(H1N1) và tử vong theo địa phương

( ĐVT: ca bệnh )

STT Địa điểm dịch

Thời gian bắt đầu xuất hiện

bệnh Số mắc Số tử vong 1 Hạ Long 28/7/09 2.393 0 2 Đông Triều 3/8/09 183 0 3 Cẩm Phả 4/8/09 171 0 4 Móng Cái 4/8/09 214 0 5 Uông Bí 19/9/09 1.631 0 6 Hải Hà 9/9/09 201 0 7 Hoành Bồ 24/9/09 454 0 8 Tiên Yên 3/10/09 514 0 9 Vân Đồn 14/9/09 1 0 10 Bình Liêu 25/11/09 9 1 11 Ba chẽ 24/11/09 775 0 12 Yên Hưng 19/11/09 1 0 Tổng cộng 6344 1

47

Hình 3.9. Số ca mắc cúm A(H1N1)theo địa phương 3.4.3. Dịch tay chân miệng năm 2011.

Bảng 3.14. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng và tử vong theo địa phương

( ĐVT: ca bệnh )

STT Địa điểm dịch

Thời gian bắt đầu xuất hiện

bệnh Số mắc Số tử vong 1 Uông Bí 30/3/2011 33 0 2 Móng Cái 18/5/2011 44 0 3 Ba Chẽ 17/5/2011 56 0 4 Bình Liêu 06/05/2011 30 0 5 Yên Hưng 07/06/2011 17 0 6 Hoành Bồ 25/7/2011 55 0 7 Cẩm Phả 11/06/2011 66 0 8 Hạ Long 07/05/2011 50 0

48

STT Địa điểm dịch

Thời gian bắt đầu xuất hiện

bệnh Số mắc Số tử vong 9 Hải Hà 25/7/2011 64 0 10 Đông Triều 25/7/2011 32 0 11 Đầm Hà 17/8/2011 14 0 12 Tiên Yên 10/09/2011 6 0 13 Vân Đồn 21/12/2011 3 0 Tổng cộng 470 0

Hình 3.10. Số ca mắc tay chân miệng theo địa phương

Nhận xét: Dịch tay chân miệng xuất hiện tại 13 huyện trên tổng số 14 huyện trong cả tỉnh

3.4.4. Dịch sốt phát ban năm 2011

Địa điểm: 14 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ngày khởi phát: 28/1/2011

Ngày đầu tiên nhận được báo cáo vụ dịch: 4/3/2011 Ngày kết thúc: 10/7/2011

Số mắc: 2 268 ca Không có ca tử vong

49

Bảng 3.15. Số ca mắc sốt phát ban và tử vong theo địa phương

( ĐVT: ca bệnh )

STT Địa điểm dịch

Thời gian bắt đầu xuất hiện

ca bệnh Số mắc Số tử vong 1 Ba chẽ 28/1/2011 335 0 2 Móng Cái 17/2/2011 221 0 3 Hoành Bồ 21/2/2011 105 0 4 Đông Triều 22/2/2011 163 0 5 Bình Liêu 28/2/2011 20 0 6 Vân Đồn 11/02/2011 6 0 7 Cẩm Phả 10/02/2011 9 0 8 Yên Hưng 30/3/2011 15 0 9 Hạ Long 03/03/2011 799 0 10 Uông Bí 10/3/2011 355 0 11 Hải Hà 15/4/2011 71 0 12 Đầm Hà 29/4/2011 15 0 13 Cô Tô 05/04/2011 2 0 14 Tiên Yên 16/3/2011 150 0 Tổng cộng 2268 Nhận xét:

Dịch sốt phát ban xuất hiện ở 14/14 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong đó thành phố Hạ Long có số mắc ca nhất (799) tiếp đến huyện Ba Chẽ có số mắc (335 ca) và thành phố Uông Bí có số mắc (335 ca).

50

Hình 3.11. Số ca mắc sốt phát ban theo địa phương

Nhận xét:

Năm 2011 tại Quảng Ninh ghi nhận vụ dịch sốt phát ban ngày khởi phát ca bệnh đầu tiên 28/1/2011 và kết thúc vụ dịch 10/7/2011 với tổng số mắc 2666 ca trong đó mắc cao nhất là TP Hạ Long: 799 ca; Uông Bí: 355 ca, Ba Chẽ: 335 ca, không có ca tử vong.

3.5. Cơ số phòng chống dịch :

Bảng 3.16. Danh mục cơ số phòng chống dịch của Bộ Y tế

TT Tên hàng hóa Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)

1 Penicilin 400.000IU Viên 220 1000 220000

2 Ampicilin 250mg Viên 220 700 154000

3 Amoxilin 250mg Viên 110 700 77000

4 Paracetamol 0,1g Viên 1000 100 100000

5 Paracetamol 0,5g Viên 1000 300 300000

6 Terpin – codein Viên 800 400 320000

7 Berberin 0,05g Viên 1200 50 60000

51

TT Tên hàng hóa Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 9 Oresol 27,9g Viên 50 2000 100000 10 Cloroquin 0,25g Viên 120 200 24000 11 Artsulnate 50mg Viên 120 1000 120000 12 Vitamin B1 0,01g Viên 1200 50 60000 13 Vitamin C 0,1g Viên 1200 80 96000 14 PVP lodine 10% - 20ml Lọ 6 10000 60000 15 Mỡ Tetracyclin 1% 5g Tub 5 5000 25000 16 Cloramphenicol 0,4% Lọ 10 2000 20000 17 Băng cuộn 2,5x0,05 (5m) Cuộn 20 5000 100000 18 Gạc miếng 10cm x 10cm Miếng 50 1500 75000 19 Phèn chua 200g Gói 1 10000 10000

20 Xanh Methylen 5g Gói 1 5000 5000

21 Cao sao vàng Hộp 50 3000 150000

22

Cloramin B 0,25g –

0,25g Viên 100 5000 500000

23 Bông hút 10g Gói 20 5000 100000

24 Rượu hội Chai/100ml 1 10000 10000

Tổng tiền 2 936 000

Nhận xét:

Cơ số phòng chống dịch đã đảm bảo cho 1 hoạt động phòng chống dịch phục vụ trong ổ dịch có 20 bệnh nhân theo đúng quy định của Bộ Y tế.

52

Bảng 3.17. Tỷ lệ thuốc, vật tư, dung dịch sát khuẩn trong cơ số chống dịch STT Tên hàng hóa Tổng số tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc 2091000 71.22

2 Vật tư 275000 9.37

3 Sát khuẩn 570000 19.41

Hình 3.12. Tỷ lệ các thành phần trong 1 cơ số phòng chống dịch

Nhận xét

Kết quả bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ thuôc trong 1 cơ số phòng chống dịch chiếm 71,22% và vật tư chiếm 9,37%, còn dung dịch sát khaaunr chiếm 19,41%.

53

Hình 3.13. Khu vực bảo quản cơ số thuốc phòng chống dịch tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh quảng Ninh

Bên cạnh cơ số phòng chống dịch được Bộ y tế đóng gói chuyển về các tỉnh Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh còn dự trữ một lượng lớn dịch truyền: Ringerlactat, Glucose 5%, Natritibicarbonat 0,9%, hoá chất khử khuẩn Cloramin B và các vật tư phòng chống dịch .

54

Chương 4 BÀN LUẬN

Trong giai đoạn 2007-2011 các bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng phù hợp với tình hình mắc bệnh truyền nhiễm các tỉnh miền Bắc. Nhờ được tiêm vắc xin phòng bệnh nên một số bệnh đã giảm rõ rệt và đã một số bệnh đã được thanh toán.

* Công tác chỉ đạo tuyến

Tại Quảng Ninh công tác phòng, chống dịch tại tuyến xã thực hiện đạt mức tốt từ các khâu: Công tác chỉ đạo tuyến, Giám sát, thống kê báo cáo, tuyên truyền phòng chống dịch.

Bên cạnh đó vẫn còn một số khâu thực hiện chưa tốt đó là: chưa đạt

các tiêu chí như: “Đảm bảo sẵn sàng trong công tác PCD; Hỗ trợ cơ sở các

hoạt động phòng chống dịch chủ động (thực hiện phối hợp các ban, ngành), giám sát chủ động tại các cơ sở điều trị trong và ngoài công lập, phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm, Giám sát chủ động tại cộng đồng, Tính sẵn sàng trong công tác PCD: con người, trang bị…”

*Thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống dịch: công tác phòng chống dịch tại Quảng Ninh có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn và thách thức:

Thuận lợi:

Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Sở Y tế Quảng Ninh.

Hệ thống Y tế dự phòng tại các huyện, thị xã, thành phố được hình thành được các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện trong công tác phòng chống dịch.

55

Sự chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh. Phối hợp tốt giữa Y tế và giáo dục.

Mạng lưới giám sát dịch được thiết lập từ thôn/bản, xã, huyện.

Trang thiết bị, thuốc, hóa chất... phục vụ công tác PCD đã được trang bị đầy đủ.

* Khó khăn:

Sự phối hợp giữa ngành y tế và các ban ngành cũng như huy động cộng đồng còn hạn chế, tuyên truyền về phòng chống dịch chưa đủ mạnh và chưa hiệu quả.

Trình độ chuyên môn về phòng chống dịch của cán bộ TTYT huyện và TYT còn yếu.Trình độ cán bộ, tỷ lệ cán bộ đại học làm công tác phòng chống dịch toàn tỉnh chỉ đạt 35,55 %, còn lại là cán bộ trung học, cán bộ y tế thôn/bản còn 2,43 % chưa được đào tạo. Hoạt động giám sát chủ động tại cộng đồng, các cơ sở điều trị và trong những dịp nghỉ lễ, tết, thứ bẩy, chủ nhật chưa được thường xuyên và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo có thời điểm còn chậm hoặc thiếu báo cáo theo quy định.

Việc tổng hợp, và xử lý số liệu thống kê tình hình bệnh truyền nhiễm của tuyến huyện chưa đầy đủ, chưa biết sử dụng số liệu thống kê trong việc phân tích tình hình dịch bệnh, phục vụ chẩn đoán cộng đồng.

Cán bộ y tế các tuyến hay luân chuyển nên cán bộ mới thay thế chưa tiếp cận tốt với chuyên môn.

Sự giao lưu đi lại giữa Quảng Ninh với tỉnh các rất lớn khó kiểm soát. Thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một số bộ phận dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện cho dịch phát triển.

56

Cán bộ làm công tác phòng chống dịch tại tuyến huyện còn hạn chế, thiếu nhân lực, chế độ chính sách đãi ngộ cho y tế dự phòng còn thấp,thiếu kinh phí cho hoạt động truyền thông, truyền thông không đủ mạnh, nhiều thông tin về dịch bệnh không đến được người dân, đặc biệt là vùng sâu, xa.

Sự phối hợp giữa ngành y tế và thú y trong phòng chống dịch bệnh do súc vật truyền đặc biệt là bệnh dại, liên cầu lợn, cúm A(H5N1)…còn hạn chế.

Một bộ phận người dân còn thiếu kiến thức vệ sinh phòng bệnh, chủ quan với dịch bệnh.

57

KẾT LUẬN

Tình hình bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 – 2011

diễn biến phức tạp. Năm 2009 xuất hiện đại dịch cúm A(H1N1) với quy mô lớn xảy ra hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Ngay sau 2 tháng dịch xuất hiện tại Việt Nam thì ngày 28/7/2009 dịch xuất hiện ca bệnh đầu tiên ở Quảng Ninh.

Giai đoạn 2007- 2011 tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và cúm ít biến động, tiêu chảy giao động trong khoảng (6000- 8000 ca), cúm giao động trong khoảng (7000-11000 ca).

Dịch sốt xuất huyết năm 2009 tăng cao 257 ca, dịch cúm A H5N1 6344 ca.

Để phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm đạt hiệu quả Trung tâm y tế dự phòng Quảng Ninh chú trọng trang bị các phương tiện bảo quản để đảm bảo chất lượng vắc xin, đảm bảo đủ số lượng vắc xin tiêm chủng cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2007-2011 bệnh truyền nhiễm đã gây ra các vụ dịch tại tỉnh Quảng Ninh ngoài 5 bệnh có số mắc cao nhất như cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, thủy đậu, quai bị còn có một số bệnh truyền nhiễm đã gây dịch là: cúm A (H1N1), tay chân miệng, sốt phát ban dạng sởi.

Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hầu hết tập trung ở độ tuổi trẻ em dưới 14. Công tác giám sát phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại địa

phương thực hiện đạt mức tốt, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao.

Tỉnh Quảng Ninh luôn chuẩn bị cơ số thuốc phòng chống dịch sẵn sàng đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra.

58

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Để duy trì và phát huy hiệu quả của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, phòng chống dịch đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục làm một số việc sau:

* Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện:

Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, hóa chất, thuốc

Thường xuyên tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, xã quy trình bảo quản vắc xin, trao đổi thông tin, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm.

Tăng cường công tác truyền thông để người dân biết cách phòng ngừa bệnh tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Xây dựng chương trình đào tạo sử dụng số liệu thống kê tổng hợp trong phân tích, đánh giá, nhận định tình hình dịch và chẩn đoán cộng

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng bệnh truyền nhiễm tại tỉnh quảng ninh giai đoạn 20072011 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)