1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề và đáp án thi học sinh giỏi sinh học 9 các sở tham khảo (22)

5 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI HSG HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2008 – 2009 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Sinh học ******** oOo ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1:(3 điểm) Nêu đặc điểm di truyền của các bệnh di truyền ở người? Trình bày các nguyên nhân và đề ra các biện pháp hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người? Câu 2:(3 điểm) Thể đa bội là gì? Ngun nhân phát sinh thể đa bội? Giải thích cơ chế phát sinh của thể tam bội? Câu 3:(2 điểm) Một đoạn ARN có cấu trúc như sau: - A – U – G – G – A – X – G – A – U – X – G – U – X – A – X – a. Tính số lượng từng loại nuclêơtit của đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn mạch ARN nói trên? b. Nếu đoạn ARN trên tổng hợp nên prơtêin thì chuỗi axit amin hồn chỉnh có bao nhiêu axit amin? Câu 4: (4 điểm) Cho hai giống lúa thuần chủng thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1. cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp hạt bầu. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2? b. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai như thế nào? Câu 5:(2 điểm) Ở một lồi động vật cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Q trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720.Trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể Y. Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10. Tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%. Câu 6 :(3 điểm) 1. Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi lồi sinh vật 2. Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối ? Câu 7 (3 điểm) Dựa vào yếu tố nào để phân chia động vật thành hai nhóm động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt? Trong hai nhóm động vật này, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của mơi trường? Tại sao? Động vật biến nhiệt có những tập tính nào có lợi cho chúng khi nhiệt độ mơi trường thay đổi? …………HẾT…………. UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC 2008 – 2009 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Sinh học ******** oOo HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM C âu1 (3điểm) * Đặc điểm di truyền của các bệnh di truyền ở người - Bệnh đao: cặp NST thứ 21 có 3 NST. (0,25đ) -Bệnh Tơcnơ: Cặp NST giới tính thứ 23 ở nữ chỉ có 1 NST giới tính X. (0,25đ) - Bệnh bạch tạng: Do đột biến gen lặn (0,25đ) - Bệnh câm điếc bẩm sinh: Do đột biến gen lặn. (0,25đ) *Nguyên nhân: - Do tác nhân vật lí, hoá học, ô nhiễm môi trường trong tự nhiên (0,5đ) - Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào. (0,5đ) * Biện pháp: - Hạn chế các hoạt động gây ô nhiểm môi trường. (0,25đ) - Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh (0,25đ) - Hạn chế kết hôn giửa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con. (0,5đ) Câu 2 (3điểm) -Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là bội số của n( lớn hơn 2n) Ví dụ 3n, 4n, 5n, 6n…(1đ) -Ngun nhân phát sinh thể đa bội: do tác động phức tạp của mơi trường: + Mơi trường trong cơ thể: Do rối loạn các q trình sinh lí, sinh hố trong cơ thể (0,5đ) + Mơi trường ngồi cơ thể: .Tác nhân vật lí như tia phóng xạ (tia gama, tia tử ngoại…) .Tác nhân hố học: hố chất Cơnxixin (0,5đ) -Cơ chế phát sinh thể tam bội: Tế bào bình thường 2n x 2n Giao tử 2n n Hợp tử 3n - Do tác nhân gây đột biến tác động đến quá trình phát sinh giao tử làm cho NST không phân li đã hình thành giao tử mang 2n NST,giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang n NST tạo ra hợp tử mang 3n NST hình thành thể tam bội. (1đ) Câu 3 : (2 điểm) a. Vì đoạn mach ARN được tổng hợp dựa trên một mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung nên số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp nên đoạn ARN nói trên là: A = T = 7 (nuclêôtit) G= X = 8 (nuclêôtit) (1 điểm) b. Số lượng axit amin của chuỗi axit amin hoàn chỉnh do đoạn mạch ARN nói trên mã hoá là: (15 : 3)- 1 = 4 (axit amin) (1 điểm) Câu 4 : (4 điểm) a. Theo đề bài ta có tỉ lệ phân li của kiểu hình thân thấp, hạt bầu ở F2 là: 1250/20000 = 1/16 (0.5đ) Theo quy luật phân li độc lập của Men Đen thì tính trạng thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Hạt dài là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt bầu. (0.5đ) Quy ước gen: Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp Gen B quy định tính trạng hại dài, gen b quy định tính trạng hạt bầu. Cây lúa thuần chủng thân cao, hạt bầu có kiểu gen là AAbb. Cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt dài có kiểu gen là aaBB. (0.5đ) Sơ đồ lai: P AAbb x aaBB G p Ab aB F1 AaBb F1 x F1 AaBb x AaBb G F1 AB, Ab, aB, ab F2 AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb Aabb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb (0.5 điểm) Tỉ lệ kiểu gen: 9 A-B- : 3 A-bb : 3aaB- : 1aabb Tỉ lệ kiểu hình : 9 thân cao, hạt dài: 3 thân cao,hạt bầu : 3 thân thấp, hạt dài : 1 thân thấp, hạt bầu. (0.5 điểm) Số lượng các kiểu hình còn lại: Thân cao, hạt dài: 11250 cây. Thân cao, hạt bầu: 3750 cây Thân thấp, hạt dài: 3750 cây Thân thấp, hạt bầu: 1250 cây (0.5 điểm) b. Khi F1 cho lai phân tích thì tỉ lệ phân li là: F1 x (thân thấp, hạt bầu) AaBb x aabb G AB, Ab, aB, ab ab F2 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb Tỉ lệ kiểu hình : 1 thân cao, hạt dài : 1 thân cao, hạt bầu : 1 thân thấp, hạt dài : 1 thân thấp, hạt bầu (1 đ) Câu 5 : (2điểm) - Số NST giới tính : 720 x 1/12 = 60 (0.25đ) - X + Y = 60 ( 1) 0.25đ -X = 2Y (2) 0.25đ Y = 20, X = 40 0.25đ Vậy số hợp tử X Y = 20 0.25đ -Số cá thể đực bằng 20 x 40/100 = 8 cá thể (0.25đ) Và số hợp tử XX = 10 0.25đ Sô cá thể cái = 10 x 7/10 = 7 cá thể (0.25đ) Câu 6 : (3điểm) 1. Yếu tố quy định tính đặc trưng và tính ổn định : - Số lượng thành phần, trình tự sắp xếp các Nucleôtít trên ADN . (0.5đ) - Tỷ lệ A + T G + X (0.5 đ) - Hàm lượng ADN trong tế bào . (0.5) đ * Cơ chế : Tự nhân đôi phân ly và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường . (0.5đ) 2. Có tính chất tương đối vì : - Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lý, hóa học của môi trường làm thay đổi cấu trúc ADN. (0.5đ) - Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN (0.5 đ) C âu 7: (3 điểm) - Căn cứ vào sự biến đổi nhiệt độ cơ thể sinh vật so với sự biến đổi nhiệt độ môi trường, người ta chia động vật thành hai nhóm: động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. (1 đ) - Trong hai nhóm động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt thì động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Vì nhiệt độ cơ thể của động vật hằng nhiệt không phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường nên dù nhiệt độ môi trường thay đổi thì nhiệt độ cơ thể vẫn đảm bảo cho các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường. (1 đ) - Động vật biến nhiệt có một số tập tính giúp chúng thích nghi vời sự thay đổi của nhiệt độ môi trường như: + Tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ hè hoặc ngủ đông. + Tập tính phơi nắng để tăng nhanh nhiệt độ cơ thể khi nhiệt độ cơ thể thấp.(1 đ) ******************heát***************** . KRÔNG NĂNG KỲ THI HSG HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2008 – 20 09 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Sinh học ******** oOo ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1:(3. truyền của các bệnh di truyền ở người? Trình bày các nguyên nhân và đề ra các biện pháp hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người? Câu 2:(3 điểm) Thể đa bội là gì? Ngun nhân phát sinh thể đa. KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC 2008 – 20 09 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Sinh học ******** oOo HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM C âu1 (3điểm) * Đặc điểm di truyền của các bệnh di

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w