Cùng với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin, việc tin học hoá trong quản lý càng trở nên cần thiết
Trang 1CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Giới thiệu bài toán quản lý thư viện
Cùng với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin,
việc tin học hoá trong quản lý càng trở nên cần thiết
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển trong nhiều lĩnh vực,
thư viện sách là một trong những nhu cầu cần thiết yếu trong công việc và cuộc
sống của mọi người Số lượng sách ngày càng nhiều, bên cạnh đó nhu cầu xem
và mượn sách cũng ngày càng gia tăng Tại các thư viện lớn như Thư viện Quốc
Gia, Thư viện Hà Nội…vấn đề mượn và đọc sách của độc giả ngày càng trở nên
khó khăn hơn cho cả độc giả lẫn thủ thư mà nguyên nhân chủ yếu là do việc tìm
kiếm khó khăn, không nắm được tình trạng sách, khó nhắc đòi sách quá hạn,
quản lý bản gốc ra vào kho khó khăn, không có khả năng liên kết giữa nhiều thư
viện, làm hồ sơ sách phức tạp…
Tuy nhiên ứng dụng Công nghệ thông tin cho thư viện ở nước ta còn nằm
trong qui mô hạn hẹp Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chương trình quản lý
thư viện điện thử là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao tri thức cũng như giảm
thiểu những khó khăn của thủ thư và độc giả
Quản lý thư viện điện tử có nhiệm vụ quản lý, phục vụ công tác tra cứu,
nghiên cứu của độc giả Hệ thống quản lý thư viện phải nắm giữ được số lượng
sách trong thư viện, phân loại sách theo từng chương mục cụ thể để có thể dễ
dàng, thuận tiện cho việc truy tìm Quản lý đặt sách,quản lý NXB để đặt sách và
nhận sách đặt, ghi nhận mượn-trả-đòi sách quá hạn, quản lý bạn đọc, quản lý
được nội dung điện tử để có thể lấy nội dung trực tiếp Ngoài ra hệ thống cũng
cần phải biết được tình trạng sách hiện tại (sách đang ở đâu,như thế nào…), phải
được cập nhật thông tin mỗi khi bổ sung các tư liệu mới hoặc thanh lý các tư
liệu không còn giá trị Đối với việc tr cứu, hệ thống phải đưa ra biên mục các
sách có trong thư viện, sao cho độc giả dễ dàng tìm được những tư liệu cần
thiết Quản trị tự động khả năng tra sách từ xa, liên kết các thư viện cả tra cứu và
mượn sách
Trang 2Để giải quyết bài toán trên cơ sở thực tế, nhóm em đã tiến hành khảo sát
và thực nghiệm bài toán quản lý thư viện tại trường ĐH KHTN - ĐH QGHN
2 Khảo sát thư viện trường ĐH KHTN
2.1 Cơ cấu tổ chức
Error!
Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức:
Ban quản lý thư viện : Chịu trách nhiệm điều hành chung cho toàn bộ
các công tác trong thư viện
Phòng nghiệp vụ: Lập kế hoạch mua sách mới, thanh lý sách cũ, kế
hoạch phục vụ độc giả, cấp thẻ độc giả
Bộ phận bổ sung tài liệu: Liên hệ các NXB để mua sách, các đơn vị, cá
nhân cung ứng sách đưa vào thư viện
Nhân viên thủ thư: Tiếp nhận sách đánh mã số, phân loại sách, kiểm tra
độc giả có thẻ đọc sách, thống kê và tra cứu sách
2.2 Quy trình quản lý sách và sinh viên
Công việc quản lý sách trong thư viện được quản lý theo một quy trình
như sau:
Đối với việc nhập sách:
Ban quản lý thư viện
Bộ phận bổ sung tài liệu Phòng nghiệp
vụ Thủ thư
Trang 3Mỗi khi bổ sung sách mới bộ phận bổ sung tài liệu sẽ lập kế hoạch bổ
sung tài liệu dựa trên Catolog NXB và tên các loại sách hiện có ở các hiệu sách
Nếu kế hoạch bổ sung tài liệu được duyệt thì bộ phận này sẽ tiến hành đi mua về
và làm một số thao tác sau trước khi nhập sách vào kho:
Đóng dấu thư viện lên sách
Phân loại sách theo lĩnh vực:
Ví dụ: Tin học, y học, nghệ thuật…
Phân loại sách theo môn loại:
Sách về tin học: Cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, tối ưu hoá…
Sách về toán: Toán cao cấp, hình giải tích…
Đánh mã số cho sách: Mã số sách gồm: mã phân loại ghép với mã môn
loại ghép với số thứ tự sách và số tập của sách
Viết các thông tin về sách (mã số sách, tên sách, tên tác giả, nơi xuất bản,
năm xuất bản, giá tiền, số trang, tập ) vào fix bỏ hộp fix
Các hộp fix được phân loại theo lĩnh vực như: kinh tế, điện tử vi tính…
Trong mỗi hộp lại phân nhỏ theo một số đặc thù nhất định Các hộp fix cũng
được phân loại theo vần đầu của tên tác giả hoặc tên sách
Nhận độc giả mới:
Khi độc giả đến đăng ký làm thẻ sinh viên và nộp một hình của độc giả và
kèm theo lệ phí làm thẻ Nhân viên cấp thẻ sẽ phát phiếu đăng kí để bạn đọc
khai báo theo hình thức như sau:
Trang 4Sau đó bạn đọc sẽ được cấp một thẻ đọc sách, mỗi thẻ có một số thẻ riêng
không trùng với các số thẻ khác ở đây số thẻ chính là mã số của độc giả Mã số
độc giả được đánh theo khoá học gồm 6 chữ số Trong đó 2 chữ số đầu tiên chỉ
khoá học, 4 chữ số sau chỉ số thứ tự sinh viên thuộc khoá học đó Hình thức thẻ
như sau:
Thẻ đọc sách của độc giả có giá trị khi đã được ký duyệt đầy đủ và nó chỉ
có giá trị trong khoá học hiện tại
2.3 Quy tắc xử lý
Chu trình mượn sách:
Một sinh viên mượn sách phải đến thư viện của trường và làm các bước
sau:
Tra sách cần tìm trên hộp fix hoặc hệ thống máy tính của thư viện
Điền vào Phiếu yêu cầu tìm sách toàn bộ tên sách,mã sách,tên tác
giả…vào phiếu rồi đưa thủ thư
Trường hợp sách nếu được thủ thư tìm được, thủ thư yêu cầu độc
giả ký nhận sách Sau khi thủ thư nhận lại phiếu yêu cầu có ký nhận của thì giao
sách và giữ lại phiếu yêu cầu
Nếu không tìm được sách theo yêu cầu độc giả có thể cất phiếu yêu
cầu tìm sách đó cho lần sau
Trang 5Tuỳ theo đối tượng sẽ có quy cách mượn sách khác nhau
- Đối với sinh viên
Môĩ lần được mượn:
Sách giáo trình: Mỗi sinh viên được mượn tối đa 8 quyển (nếu thư
viện đủ sách) Mượn từ đầu kỳ đến cuối kỳ
Sách tham khảo: Mỗi lần mượn tối đa 2 quyển, thời gian mượn
không quá 15 ngày
- Đối với cán bộ công chức
+ Được mượn tối đa 7 cuốn + Thời hạn mượn 1 tháng
- Đối với nghiên cứu sinh Cao học, sinh viên tại chức…
+ Phải cược tiền khi mượn sách
+ Khi trả phải trừ khấu hao để tu bổ tài liệu
+ Mức trừ khấu khao tuỳ theo quy định hiện hành
+ Được mượn tối đa là 7 cuốn (trong đó có 2 cuốn là tham khảo) + Thời hạn mượn đối với giáo trình là 1 kỳ, tài liệu tham khảo 15 ngày
Nếu quá hạn 1 ngày thì sẽ không được mượn sách trong vòng 1 tháng
Trang 6Hình 1: Qui trình mượn sách của hệ thống
Quy trình trả sách:
Hình 2: Quy trình trả sách
2.4 Nhận xét
Quy trình tìm kiếm, mượn, trả…của hệ thống hiện tại diễn ra hết sức thủ
công, đã bộc lộ những nhược điểm sau:
Nhận yêu cầu mượn sách
Trả lời sinh viên
Lập thông tin phiếu mượn
Nhận khẳng định từ sinh viên
Tổng hợp tình hình mượn
Từ chối
Huỷ
bỏ Sửa
đổi
Xác nhận yêu cầu mượn và khả năng đáp
ứng
Trang 7 Việc lưu trữ thông tin về sách, thẻ thư viện và các thông tin cần thiết
trong công tác mượn trả đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các chứng
từ với một số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm Chính vì vậy gây nhiều khó
khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho thủ thư với
những biện pháp bảo quản và hình thức kiểm tra, kiểm kê phức tạp
Xử lý số liệu chậm và không chính xác, nếu lưu trữ có sai sót thì việc
sửa đổi gặp nhiều khó khăn
Việc thống kê theo định kì và theo yêu cầu đột xuất không kịp thời và
thiếu chính xác
Vấn đề liên thông giữa các thư viện là không thể thực hiện được
Chính những nhược điểm nói trên và mục tiêu nâng cao chất lượng phục
vụ, quản lý hiệu quả việc mượn trả sách của thư viện nên nhóm em xây dựng hệ
thống này nhằm tin học hoá công việc của thư viện
Các yêu cầu đối với tính năng hệ thống:
Hệ thống mới được xây dựng cần cho phép lưu trữ, cập nhật sách
một cách tự động, dễ dàng với khối lượng lớn
Cho phép sinh viên truy vấn các thông tin về thư viện thông qua
mạng internet linh động, nhanh và chính xác
Tối thiểu hoá thời gian tìm kiếm sách, thống kê sách, có những
cách tìm kiếm khác nhau Hệ thống cần thích hợp với việc gia tăng số lượng
sách, số lượng độc giả
Cho phép tự động hoá việc đăng kí mượn sách thực hiện bởi chính
sinh viên qua mạng internet, thực hiện bởi thủ thư qua giao diện thân thiện với
người dùng
Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thư viện: các loại
sách hiện có, số lượng còn, số lượng mượn
Cơ sở dữ liệu hệ thống đầy đủ và thống nhất quản lý các hoạt động
của sinh viên như mượn sách, sử dụng dịch vụ, hình thức trả sách…
Dữ liệu được đưa vào kiểm tra và chuẩn hoá phải đảm bảo sự đúng
đắn và chặt chẽ trong công tác quản lý
Trang 8 Tự động hoá các tác nghiệp của hệ thống: đăng kí mượn, quản lý
phiếu mượn, quản lý sách, tra cứu sách, thống kê danh mục sách trong thư viện,
danh sách sinh viên đang mượn, vi phạm nội quy thư viện….nhằm tăng hiệu
suất công việc, tính chính xác trong việc quản lý sách cũng như sinh viên
Các yêu cầu khác đối với hệ thống:
Hệ thống tin cậy và chính xác, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hệ
thống linh động, dữ liệu truy cập nhanh
Hệ thống đảm bảo bảo mật cho người sử dụng, đảm bảo người
dùng thực hiện đúng phạm vi chức năng
Với những yêu cầu đặt ra, chúng em đã lựa chọn các phương pháp và
công cụ để phát triển hệ thống
Trang 9CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1 Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống
Thủ thư thực hiện
Đăng nhập quản trị:
Khi người dùng đăng nhập trang quản trị, thông số do người dùng nhập sẽ
được so sánh trong bảng CSDL Nếu đúng thì người dùng được phép vào và
quản lý trang quản trị với quyền hạn đã được cấp bởi Admin
Quản lý sách:
Việc quản lý sách là một trong những chức năng cơ bản của bài toán quản
lý thư viện Quản lý sách bao gồm các chức năng : thêm, chỉnh sửa, xoá Sách
Trang 10trong thư viện được quản lý theo loại sách và nhóm sách hoặc cũng có thể phân
biệt theo nội dung
Trang 11Hình 6 : Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật loại sách
Trang 12Hình 8: Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật nhà xuất bản
Tìm kiếm, xử lý sách:
ở chức năng này, thủ thư có thể tìm kiếm sách theo ý muốn
Thủ thư được cung cấp hai chức năng:
+ Tìm kiếm đơn giản: thực hiện việc tìm kiếm theo tên sách, bất kỳ sách
nào có tên chứ các từ khoá do thủ thư đưa ra đều hiển thị lên trang kết quả phía
thủ thư
+ Tìm kiếm nâng cao: cho phép tìm kiếm theo nhiều tieu chí nư tìm theo
tên sách, tác giả, loại, nhóm giúp nâng cao độ chính xác của kết quả trả về so với
sách cần tìm
Hình 9 : Sơ đồ phân rã chức năng Tìm kiếm, xử lý sách
Quản lý thẻ thư viện: (Quản lý độc giả)
Độc giả ở đây là sinh viên vì vậy cần phải làm các công việc sau:
Tạo thẻ thư viện, quản lý việc sinh viên vi phạm nội quy của thư viện
Công việc này rất quan trọng, dựa trên những thông tin này thủ thư ra quyết định
có cho sinh viên đó đăng ký mượn sách hay không
Quản lý thẻ thư viện
Cập nhật thẻ thư viện
Cập nhật vi phạm nội quy
Tìm kiếm, xử lý sách
Tìm kiếm đơn giản
Tim kiếm nâng cao
Trang 13Hình 10 : Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý thẻ thư viện
Chức năng quản lý mượn trả giúp thủ thư giải quyết yêu cầu mươn sách
của sinh viên Yêu cầu mượn sách của sinh viên sẽ được gửi cho thủ thư, dựa
vào thông tin sách mượn của sinh viên cũng như thông tin sách trong kho thủ
thư sẽ quyết định có đáp ứng nhu cầu mượn sách của sinh viên đó hay không
Quyết định này được thông báo cho sinh viên Nếu được chấp nhận thư viện sẽ
hẹn sinh viên ngày nhận sách Khi sinh viên mượn hoặc trả sách thực sự, chức
Thêm thẻ thư viện
Sửa thẻ thư viện
Xoá thẻ thư viện
Trang 14năng quản lý thông tin mượn và quản lý thông tin trả sẽ giúp thủ thư cập nhật
các thông tin này một cách nhanh chóng và chính xác
Hình 13: Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý mượn trả
Trả lời thông tin phản hồi, góp ý:
Đối với bài toán quản lý thư viện, việc cung cấp chức năng cho phép sinh
viên và thủ thư cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc là rất thiết thực Nó giúp
cho việc liên lạc giữa sinh viên và thủ thư được nhanh chóng và chính xác Sinh
viên có thể gửi thông tin thắc mắc góp ý tới thủ thư Chức năng này của hệ
thống sẽ cung cấp cho thư thư chức năng trả lời tin tức của sinh viên
Tìm kiếm, xử lý sinh viên:
Tương tự chức năng tìm kiếm sách, chức năng này cũng hỗ trợ 2 phương
pháp tìm kiếm
Hình 14: Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý tìm kiếm, xử lý sinh viên
Lập báo cáo, thống kê:
Tìm kiếm, xử lý sinh viên
Tìm kiếm đơn giản
Tìm kiếm nâng cao
Quản lý mượn trả
Nhận yêu cầu mượn
Quản lý thông tin mượn
Quản lý thông tin trả
Trang 15Hệ thống báo cáo (thống kê) đựơc phân thành hai loại:
Các thống kê liên quan đến độc giả của thư viện
Các thống kê liên quan đến tài nguyên sách của thư viện
Từ việc thống kê này thủ thư có cáI nhìn tổng quan về các vấn đề trong
thư viện như:
Sách nhập trong kỳ
Tần suất mượn sách (số lần sách được mượn)
Tần suất mượn sách của từng sinh viên (số lần mượn sách của sinh
Hình 15: Sơ đồ phân rã chức năng Lập báo cáo thống kê
1.2 Chức năng cung cấp cho độc giả
Tìm kiếm sách:
Ở chức năng này học viên có thể tìm kiếm sách theo ý muốn tương tư như
thủ thư
Lập báo cáo thống kê
Lập báo cáo sách Lập báo cáo sinh viên
Trang 16
Hình 16: Sơ đồ phân rã chức năng Tìm kiếm sách
Đăng ký mượn sách:
Sau khi đăng nhập với thẻ thư viện đã có, độc giả có thể tra cứu các loại
sách mình cần, nếu có nhu cầu mượn thì chức năng này sẽ phục vụ độc giả
Trên trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các sách phù hợp với yêu cầu của
học viên, sẽ có các ô chọn để sinh viên đánh dấu các cuốn sách cần yêu cầu
đăng ký mượn và gửi đến thủ thư, dữ liệu sẽ được xử lý và cập nhật vào bảng
Hình 17: Sơ đồ phân rã chức năng Đăng ký mượn sách
2 Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống
Một số khái niệm:
Biểu đồ luồng dữ liệu: là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một
quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu:
Sự diễn tả ở mức logic
Đăng ký mượn sách
Đăng ký mượn
Huỷ đăng ký mượn
Xem thông tin mượn trả
Tìm kiếm sách
Tìm kiếm đơn giản
Tìm kiếm nâng cao
Trang 17 Chỉ rõ các chức năng con phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý
cần mô tả
Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và
qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện chúng
Các chức năng: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu (thay
đổi giá trịn, cấu trúc, vị trí của mỗi dữ liệu hoặc một số dữ liệu đã tạo ra một dữ
liệu mới)
Tên chức năng phải là một từ động
Biểu diễn chức năng
Luồng dữ liệu: Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông
tin vào hay ra một chức năng nào đó
Biểu diễn
Các kho dữ liệu: Một kho dữ liệu là một dữ liệu được lưu lại để có
thể truy cập nhiều lần về sau
Tên kho dữ liệu phải là danh từ
Biểu diễn
Tên luồng dữ liệu
Tên kho dữ liệu
Số hiệu Tên chức năng
Trang 18 Các tác nhân: Một tác nhân là một thực thể ngoài hệ thống có trao
đổi thông tin với hệ thống
Tên tác nhân là một danh từ
Biểu diễn
Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống:
Tên tác nhân
Trang 19Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0
Trang 20Diễn giải:
+ Mô tả chức năng:
+ Mô tả luồng dữ liệu:
+ Mô tả kho dữ liệu:
+ Mô tả tác nhân: