1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định

85 337 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại.

Mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định NOTE Lời mở đầu Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vaymở rộng cho vay của NHTM 1.1Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1Khái niệm về cho vay của NHTM 1.1.2 Nguyên tắc cho vay 1.1.3Các hình thức cho vay 1.1.4Quy trình cho vay 1.2Mở rộng cho vay của NHTM 1.2.1 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay 1.2.2Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay 1.3.1 Nhân tố khách quan 1.3.2 Nhân tố chủ quan 1.3.3 Mối quan hệ giữa mở rộng cho vay và chất lượng tín dụng Kết luận chương 1 Chương 2 Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 2.1 Khái quát về VPBank Nam Định 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Nam Định 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.1.2.2 Hoạt động cho vay 2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ 2.1.2.4 Kết quả kinh doanh 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 2.2.1.1 Chính sách tín dụng của VPBank 2.2.1.2 Một số văn bản quản lý hoạt động cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay Tại VPBank Nam Định 2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Kết quả hoạt động 2.3.2 Thành công đạt được 2.3.3 Tồn tại và nguyên nhân Kết luận chương 2 Chương 3 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 3.1 Định hướng, mục tiêu mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định đến năm 2010 3.1.1 Căn cứ xây dựng định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay 3.1.2 Định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay đến năm 2010 3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định đến năm 2010 3.2.1 Phát triển sản phẩm cho vay ôtô, cho vay đóng tàu vận tải 3.2.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing VPBank Nam Định 3.2.3 Xây dựng màng lưới cộng tác viên tại các khu công nghiệp và các thị trấn trong toàn tỉnh 3.2.4 Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với CBCNV 3.2.5 Đẩy mạnh huy động vốn 3.2.6 Mở rộng hoạt động dịch vụ 3.2.7 Từng bước hiện đại công nghệ tại VPBank Nam Định 3.2.8 Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng 3.3 Kiến nghị 1 3.3.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương tỉnh Nam Định 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.3.3 Kiến nghị với VPBank Việt Nam Kết luận PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của VPBank chi nhánh Nam Định: Các năm 2006 và 2007 VPBank Việt Nam thực hiện chiến lược mở rộng màng lưới hoạt động đến các tỉnh, thành phố loại 2 trực thuộc trung ương. Sau một thời gian tiến hành khảo sát thị trường, Thành phố Nam Định được VPBank lựa chọn để xây dựng chi nhánh cấp I. Tháng 5/2007 Chi nhánh Nam Định chính thức khai trương đi vào hoạt động. Bước đầu đi vào hoạt động quy còn nhỏ, thu nhập không đủ trang trải các chi phí… Việc nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo trang trải các chi phí và từng bước có lãi là nhu cầu cấp thiết. Xuất phát từ vai trò quyết định của mở rộng cho vay đối với hoạt động của VPBank Nam Định và đối với việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Hiện nay các ngân hàng Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng, hoạt động chủ yếu và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất là hoạt động tín dụng . Trong hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay chiếm quy lớn hơn cả. Có thể nói sự phát triển quy cho vay, nâng cao chất lượng tiền vay quyết định đến tài chính – nhân tố cơ bản nhất của hoạt động đối với Vpbank Nam Định giai đoạn 2007-2010. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Trên địa bàn Tỉnh Nam Định hiện có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động đó là : chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định , Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định , chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Nam Định. VPBank là ngân hàng TMCP đầu tiên mở chi nhánh hoạt động tại Nam Định. Hiện nay Nam Định đang được nhiều ngân hàng CPTM quan tâm mở chi nhánh hoạt động như : ngân hàng TMCP Hằng hải, Công ty Tài chính Dầu khí, ngân hàng TMCP Quốc tế …Là ngân hàng TMCP đầu tiên mở chi nhánh hoạt động tại Nam Định, VPBank Nam Định có nhiều thuận lợi cần tranh thủ để mở rộng hoạt động từ đó chiếm lĩnh thị phần trước áp lực cạnh 2 tranh dự báo ngày càng gia tăng. Không chỉ có các ngân hàng mới mà các ngân hàng đã hoạt động tại Nam Định cũng đang bước vào “cuộc đua” mở rộng thị trường, hiện tượng đó càng đặt VPBank Nam Định cần phải đẩy mạnh hoạt động để tránh tụt hậu tương đối so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trước thực tế nêu trên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định là rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Luận văn còn nghiên cứu về các chính sách phát triển, định hướng phát triển hoạt động cho vay của VPBank Việt Nam. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về hoạt động cho vaymở rộng cho vay của Vpbank Nam Định, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Nam Định và nền kinh tế Nam Định. Từ kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt động cho vay, kết hợp với các nghiên cứu thực tiễn cho vaymở rộng cho vay tại địa bàn Nam Định, luận văn đã đưa ra các giải pháp để mở rộng cho vay một cánh an toàn và hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển của VPBank Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứucác vấn đề cơ bản của hoạt động cho vay, mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại, mối quan hệ giữa mở rộng cho vay và chất lượng cho vay. Nghiên cứu chính sách tín dụng của VPBank, nghiên cứu mục tiêu, chiến lược của VPBank Việt Nam. Nghiên cứu chiến lược và mục tiêu cho vay của VPBank Nam Định. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động cho vay của VPBank Nam Định trong chính sách tín dụng của VPBank Việt Nam. Luận văn còn nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động cho vaymở rộng cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Nam Định. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 3 Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, suy luận … 5. Đóng góp của luận văn Luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, mở rộng cho vay, chất lượng cho vay của một ngân hàng thương mại. Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng cho vay của VPBank chi nhánh Nam Định. Từ các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để tìm ra các giải pháp mở rộng được quy cho vay một cách an toàn, từ đó mà nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển màng lưới, phát triển thương hiệu, nâng cao vị thế của VPBank trên thị trường Nam Định. Đối với nền kinh tế: việc tìm ra giải pháp mở rộng cho vay không những đem lại lợi ích đối với VPBank Nam Định mà còn đem lại lợi ích cho nền kinh tế Nam Định. Mở rộng cho vay của ngân hàng đồng nghĩa với việc tăng cường đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn. Đáp ứng vốn cho các nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trên địa bàn, là tiền đề cho phát triển kinh tế. 6. Tên và kết cấu luận văn Tên luận văn : Mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo luận văn có bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay, mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Chương 2 : Thực trạng mở rộng cho vay tại VPBank Chi nhánh Nam Định. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank Chi nhánh Nam Định. 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi vay. Khi đến hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay. Như vậy cho vay được hiểu như sau : Cho vay phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là người cho vay (NHTM) còn bên kia là người vay (khách hàng vay vốn ) 1.1.2.Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại : Nguyên tắc thứ nhất Nguyên tắc quản lý mục đích tiền vay. Theo nguyên tắc này mặc dù người đi vay phải thế chấp tài sản để được vay tiền, nhưng người cho vay ( ngân hàng thương mại ) có quyền kiểm tra việc sử dụng vốn vay đối với người vay. Người vay phải xây dựng dự án, phương án xin vay vốn và phải có trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng. Mục đích của việc đề ra nguyên tắc này là đảm bảo tính hoàn trả của đồng vốn đồng thời quản lý vốn đầu tư theo đúng định hướng và cơ cấu đầu tư. Quản lý vốn đầu tư đúng định hướng từ đó đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế. 5 Nguyên tắc thứ hai Nguyên tắc hoàn trả : Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng sau thời gian vay vốn. Thời gian vay vốn là khoảng thời gian kể từ khi người vay lĩnh tiền vay lần đầu tiên đến khi trả hết nợ gốc và tiền lãi. Nguyên tắc hoàn trả thể hiện ở hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là số lượng hoàn trả Số lượng hoàn trả sẽ bằng tổng số tiền gốc của khoản vay và số lãi phát sinh trong quá trình vay vốn. Khía cạnh thứ hai là thời gian hoàn trả. Thời gian hoàn trả phải thực hiện theo thoả thuận giữ hai bên được ghi trong hợp đồng vay tiền. 1.1.3. Các hình thức cho vay Có nhiều cách để phân loại cho vay. Hiện nay các ngân hàng thương mại thường phân loại theo những tiêu trí như sau: Căn cứ vào thời gian cho vay : Cho vay ngắn hạn Thời gian cho vay là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng nhận nợ khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Thời gian cho vay phụ thộc vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay vốn, nguồn vốn trả nợ ngân hàng của người vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay đến 12 tháng Cho vay trung hạn Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay dài hạn Cho vay ngắn hạn là loại cho vay mà thời gian cho vay từ trên 60 tháng Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn vay Cho vay vốn cố định. Tài sản cố định là loại tài sản tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản cố định hao mòn dần trong quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Cho vay tài sản cố định là loại cho vay mà vốn vay sử dụng vào các mục đích mua sắm, mở rộng, duy tu tài sản cố định. 6 Cho vay vốn lưu động. Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động là những tài sản chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản lưu động chuyển một lần vào giá trị sản phẩm. Cho vay vốn lưu động là loại cho vay mà mục đích để mua tài sản lưu động. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho vay mà tiền vay tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bỏ vốn mua các yếu tố sản xuất sau đó thực hiện quá trình lao động để kết hợp các yếu tố sản xuất thành sản phẩm và tiêu thụ, sau đó tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Thông thường đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá các ngân hàng thường cho vay ngắn hạn. Cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là loại cho vay mà mục đích là để sử dụng vào tiêu dùng. Khác với cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng vốn vay bị tiêu dùng dần không tạo ra sản phẩm hàng hoá, vì vậy cho vay tiêu dùng phải có nguồn thu nợ độc lập với dự án, như nguồn tiền lương, nguồn thu từ bán các tài sản khác của người vay… Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay Cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Để thực hiện được nguyên tắc hoàn trả khi cho vay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay là việc bằng cơ sở pháp lý tạo thêm cho ngân hàng một nguồn thu thứ hai độc lập với nguồn thu từ tài sản cho vay. Các biện pháp đảm bảo tiền vay thông thường là thế chấp, bảo lãnh, cầm cố… Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là loại cho vay mà hình thức bảo đảm là tài sản. Khi cho vay bảo đảm bằng tài sản song song với hợp đồng vay tiền ngân hàng và khách hàng ký thêm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản. Nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo đảm bằng tài sản là nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản của khách hàng hoặc của người thứ ba để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Phổ biến các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay là cho vay đảm bảo bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là tài sản của người vay (thế chấp) cũng có khi của người thứ 3 ( thế chấp bằng tài sản của người thứ ba) 7 Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là loại cho vay mà biện pháp bảo đảm không bằng tài sản. Khi cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, biện pháp bảo đảm có thể là bảo lãnh của ngân hàng khác, cho vay tín chấp…Loại cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại. Phổ biến nhất của loại cho vay không đảm bảo bằng tài sản là cho vay tín chấp. Các ngân hàng thương mại thường lựa chọn những khách hàng có tín nhiệm, những khách hàng là người có thu nhập cao, có địa vị xã hội để cho vay tín chấp. Cho vay tín chấp thường là cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng cho vay tín chấp là vì các mục tiêu xã hội, những dự án cho vay như vậy thường là những dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay trả góp Cho vay trả góp là loại cho vay mà quá trình trả nợ diễn ra đều đặn. Chu kỳ trả nợ bằng nhau, số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau. Cho vay trả góp cũng phân thành hai phương thức cho vay trả góp, hai phương thức cho vay trả góp khác nhau ở cách tính và thu lãi tiền vay. Phương thức thứ nhất là: để có số tiền trả nợ bằng nhau ngân hàng đã tính sẵn tiền lãi trên số tiền vay ban đầu sau đó chia đều cho những kỳ trả nợ. Lãi suất danh nghĩa của phương thức cho vay trả góp này là lãi suất được tính trên số tiền vay ban đầu. Vì vậy mà lãi suất cho vay trả góp theo phương thức này thường thấp hơn lãi suất cho vay các phương thức cho vay khác. Sở dĩ cho vay trả góp theo phương thức này có lãi suất thấp bởi vì nó được tính trên dư nợ ban đầu khi khách hàng nhận nợ, thực tế số dư nợ giảm dần theo thời gian. Phương thức cho vay trả góp thứ hai là tính lãi trên số dư nợ thực tế. Khi cho vay khách hàng và ngân hàng thoả thuận số tiền gốc được chia đều cho các kỳ trả nợ, số tiền lãi được tính trên số tiền gốc của kỳ trước. Như vậy số tiền trả nợ không bằng nhau giữa các kỳ trả nợ do số tiền lãi nhỏ dần theo dư nợ thực tế Phương thức cho vay trả góp thường áp dụng đối với cho vay trung, dài hạn. Phương thức cho vay trả góp mà tiền lãi được tính trên dư nợ ban đầu sau đó chia đều cho các kỳ trả nợ hiện rất phổ biến khi cho vay tiêu dùng, như cho vay mua ôtô trả góp, cho vay mua nhà trả góp…Ưu điểm của phương thức này là khách hàng rất dễ nhớ và dễ tính toán bởi tính đều đặn của nó. 8 Cho vay phi trả góp. Cho vay phi trả góp là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc không đều, không đều về chu kỳ trả nợ và không đều về số tiền trả nợ từng chu kỳ. Căn cứ để xây dựng kế hoạch trả nợ giữa ngân hàng và khách hàng là nguồn tra nợ, những dự án có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo phương thức cho vay trả góp. Những dự án không có nguồn trả nợ đều thì cho vay theo các phương thức phi trả góp. Cho vay phi trả góp có rất nhiều phương thức cho vay, phổ biến hiện nay là các phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc do hai bên thoả thuận, quá trình trả nợ lãi trả định kỳ hằng tháng hoặc cùng kỳ với kỳ trả gốc. Căn cứ để ngân hàng và khách hàng xây dựng kỳ hạn trả nợ là nguồn trả trả nợ của khách hàng, đặc điểm luân chuyển vốn vay và khả năng nguồn vốn của ngân hàng Cho vay thấu chi. Cho vay thấu chi, là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản và thoả thuận với khách hàng một hạn mức thấu chi trong một khoảng thời gian nhất định. Tài khoản của khách hàng khi dư có là nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh và ngân hàng phải trả lãi cho khách hàng. Ngược lại khách hàng có thể rút quá số dư của mình đến một hạn mức nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận. Khi thấu chi tài khoản của khách hàng dư nợ và ngân hàng tính lãi đối với khách hàng. Sản phẩm này hiện nay rất phổ biến và thường gắn với sản phẩm thẻ ATM. Cho vay thấu chi phổ biến là cho vay tín chấp tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần đang đẩy mạnh sản phẩm cho vay thấu chi, tín chấp đối với tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ổn định và có địa vị xã hội. Phương pháp của các ngân hàng này thường làm là đồng nhất tài khoản thấu chi và tài khoản thẻ ATM. Dịch vụ ngân hàng tự động ATM và cho vay thấu chi hiện đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Cho vay từng lần Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà ngân hàng thường áp dụng cho vay những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc những khách hàng có nhu cầu vay vốn quá dài. Mỗi lần vay vốn ngân hàng và khách hàng tiến hành lập một bộ hồ sơ riêng, thống nhất một mức vay cố định, khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần nhưng tổng số tiền rải ngân phải nằm trong phạm vi thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. 9 Phương thức cho vay từng lần thường áp dụng khi cho vay trung, dài hạn, cho vay các thương vụ độc lập. Cho vay theo hạn mức tín dụng . Ngược lại với cho vay từng lần là cho vay theo hạn mức tín dụng . Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận với nhau một mức dư nợ tối đa mà khách hàng được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong phạm vi hạn mức tín dụng về dư nợ khách hàng có thể rút vốn và trả nợ làm nhiều lần nhưng không được vượt quá hạn mức dư nợ đã thoả thuận với ngân hàng. Hồ sơ cho vay Theo hạn mức tín dụng được lập một lần trong suốt thời gian của hạn mức tín dụng . Mỗi lần rút vốn khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ mà thôi. Thời gian duy trì hạn mức tín dụng thông thường là một năm. Hết thời hạn hạn mức tín dụng ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá lại quá trình vay vốn, nếu thấy vốn vay an toàn hiệu quả ngân hàng có thể gia hạn hạn mức tín dụng . Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thường áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và vay vốn ngắn hạn. Các phương thức cho vay khác Còn rất nhiều các phương thức cho vay khác như cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, cho vay đồng tài trợ, cho vay theo dự án, cho vay nội tệ, cho vay ngoại tệ, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng… Các phương thức cho vaycác ngân hàng thương mại thực hiện đối với khách hàng là nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng. Việc phân loại các phương thức cho vay lại tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại của người nghiên cứu. 1.1.4. Quy trình cho vay Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay. Thông thường hiện nay các ngân hàng thương mại trong quy trình cho vay đều có các bước cơ bản sau: - Khai thác khách hàng: Muốn có khách hàng các ngân hàng phải thực hiện bước khai thác khách hàng. Khai thác khách hàng phải căn cứ vào chiến lược khách hàng và khách hàng mục tiêu để tập trung khai thác. Có nhiều biện pháp để khai thác khách hàng, cách thường thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi… 10 [...]... đến mở rộng cho vay, mối quan hệ hữu cơ giữa chất lượng tín dụng và mở rộng cho vay Các nghiên cứu đó là những tiền đề để tiếp tục nghiên cứu các chương sau để tìm ra giải pháp mở rộng cho vay hiệu quả 24 Chương 2 : THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TẠI VPBANK CHI NHÁNH NAM NAM ĐỊNH 2.1- Khái quát về VPBank chi nhánh Nam Định 2.1.1.Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động - Đặc điểm của VPBank chi nhánh Nam Định. .. trong khi việc mở rộng hoạt động dịch vụ có nhiều hạn chế thì nhu cầu mở rộng cho vay là nhu cầu bức thiết Chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về hoạt động cho vaymở rộng cho vay của ngân hàng thương mại: khái niệm, quan niệm về cho vaymở rộng cho vay, nguyên tắc cho vay, các hình thức cho vay, quy trình cho vay Đặc biệt chương 1 của luận văn đã nghiên cứu tìm ra các nhân tố... lại với mở rộng cho vay Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộng cho vay Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng cho vay Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể mở rộng được huy động vốn để mở rộng cho vay Chiến... Căn cứu vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của các ngân hàng Quan điểm Cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng mở rộng cho vay thuận lợi hơn Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế mở rộng cho vay của các. .. động cho vay Lợi nhuận từ hoạt động cho vay là kết quả còn lại sau khi đã lấy thu nhập từ hoạt động cho vay trừ đi chi phí cho hoạt động cho vay Mức gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay = lợi nhuận từ hoạt động cho vay kỳ này – lợi nhuận từ hoạt động cho vay kỳ trước Mức gia tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay không chỉ phản ánh mở rộng cho vay về mặt số lượng mà còn phản ánh mở rộng cho vay về... việc mở rộng cho vay là tất yếu - Mở rộng cho vay giúp cho các ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tốt hơn 13 Các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng , rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ việc cho vay quá tập trung: dồn vốn cho vay vào quá ít số lượng khách hàng, cho vay tập trung vào một ngành, một địa phương, một loại cho vay Mở rộng phạm vi cho vay dẫn tới vốn vay của các. .. mở rộng cho vay và chất lượng cho vay Mở rộng cho vay và chất lượng cho vay có quan hệ hữu cơ với nhau Mục đích cuối cùng của việc mở rộng cho vay là gia tăng lợi nhuận Để lợi nhuận gia tăng thì mức gia tăng về thu nhập từ hoạt động cho vay phải tăng nhanh hơn mức chi phí cho hoạt động cho vay Để có được điều đó thì phải có chất lương tín dụng tốt Nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộng. .. thống các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay Để đo lường mức độ mở rộng cho vay cần phải tiết kế các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay Sau đây là hệ thống chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại * Nhóm chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu không thể tính toán ra bằng những con số do không thể trực tiếp lượng hoá được các chỉ tiêu đó hoặc không thể lượng hoá được các. .. tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng *Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng cho vay càng dễ Có nhiều ngân hàng cùng hoạt... trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay Hợp đồng chỉ được thanh lý khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng 1.2 MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.2.1 Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay * Quan niệm về mở rộng cho vay Mở rộng có nghĩa là tạo ra sự gia tăng về quy mô, khối lượng số lượng, là nói đến sự gia tăng theo chiều rộng Như vậy mở rộng . dựng định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay 3.1.2 Định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay đến năm 2010 3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định. luận chương 2 Chương 3 Giải pháp mở rộng cho vay tại VPBank chi nhánh Nam Định 3.1 Định hướng, mục tiêu mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định đến năm 2010 3.1.1

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Định, GSTS Đinh Văn Thành, TS Nguyễn Văn Dũng, 2006 những quy định pháp luật về hoạt động tín dụng Khác
2. TS. Phạm Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo(2002), ngân hàng thương mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê Khác
3. Học viện ngân hàng, 2001, quản thị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê Hà nội 4. Ngân hàng nhà nước,2001, quy chế cho vay 1627/2001/NHNN Khác
5. Ngân hàng nhà nước,2001, số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/1/2002 về việc sửa đổi điều 2 quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN Khác
6. Ngân hàng nhà nước,2005, số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN Khác
7. Ngân hàng nhà nước,2005, quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi khoản 6 điều 1 của quyết định số127/2005/QĐ-NHNN Khác
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1997, luật các Tổ chức tín dụng Khác
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2004, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các Tổ chức tín dụng Khác
10. GSTS. Lê Văn Tư, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB tài chính 11. GSTS. Lê Văn Tư, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính Khác
12. Thủ tướng Chính phủ, 2006, Quyết định phê chuẩn đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năn 2020 Khác
14. VPBank Việt Nam,2007, Các văn bản hiện hành của VPBank về hoạt động tín dụng . 15. VPBank Việt Nam, 1997, đề án thành lập VPBank chi nhánh Nam Định Khác
18. VPBank Nam Định,2007, đề án thánh lập Phòng Giao dịch Đó quan trực thuộc VPBank Nam Định Khác
19. VPBank Nam Định,2007, đề án thánh lập Phòng Giao dịch Lạc quần trực thuộc VPBank Nam Định Khác
20. VPBank Nam Định,2007-2008, Báo cáo hoạt động kinh doanh các thời kỳ 21. VPBank Nam Định,2007-2008, Báo cáo kế toán các thời kỳ Khác
22. VPBank Nam Định,2008, quy trình tái thẩm định đối với hoạt động cấp tín dụng tại VPBank Nam Định Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1- KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ IV-2007 Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.1 KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ IV-2007 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 29)
Bảng 2.1- KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ IV-2007         Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.1 KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ IV-2007 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 29)
Bảng 2.3- - KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ II.2008 Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.3 - KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ II.2008 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 30)
Bảng 2.4- - TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.4 - TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN (Trang 30)
Bảng 2.3- - KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ II.2008         Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.3 - KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ II.2008 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 30)
Bảng 2.4- - TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.4 - TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN (Trang 30)
Bảng 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY (Trang 32)
Bảng 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY (Trang 32)
Bảng2.6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ (Từ 30/9/2007-30/6/2008) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.6. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ (Từ 30/9/2007-30/6/2008) (Trang 35)
Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH (30/9/2007-30/6/2008) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH (30/9/2007-30/6/2008) (Trang 36)
Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH (30/9/2007- 30/6/2008) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.7. KẾT QUẢ KINH DOANH (30/9/2007- 30/6/2008) (Trang 36)
Bảng 2.9- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ IV-2007 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.9 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ IV-2007 (Trang 45)
IV Theo hình thức 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 Đảm bảo tiền vay         -             -             -    - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
heo hình thức 14.1 100 76.1 100 69.0 100 55 490 Đảm bảo tiền vay - - - (Trang 45)
Bảng 2.9- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ IV-2007 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.9 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ IV-2007 (Trang 45)
Bảng 2.10- - KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ I-2008 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.10 - KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ I-2008 (Trang 46)
IV Theo hình thức 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
heo hình thức 69.0 100 70.0 100 120.8 100 52 175 (Trang 46)
Bảng 2.10- - KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ I-2008 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.10 - KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ I-2008 (Trang 46)
Bảng 2.11- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ II-2008 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.11 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ II-2008 (Trang 47)
Bảng 2.11- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ II-2008 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.11 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY QUÝ II-2008 (Trang 47)
Bảng 2.12- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY (30/9/2007-30/6/2008) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.12 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY (30/9/2007-30/6/2008) (Trang 48)
Bảng 2.12- KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY ( 30/9/2007-30/6/2008) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.12 KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY ( 30/9/2007-30/6/2008) (Trang 48)
Bảng 2.13. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK NAM ĐỊNH                                 (Từ 30/9/2007 đến 30/6/2008)                Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.13. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK NAM ĐỊNH (Từ 30/9/2007 đến 30/6/2008) Đơn vị: tỷ đồng (Trang 49)
Bảng 2.13. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK NAM ĐỊNH                                   (Từ 30/9/2007 đến 30/6/2008)                Đơn vị: tỷ đồng - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 2.13. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VPBANK NAM ĐỊNH (Từ 30/9/2007 đến 30/6/2008) Đơn vị: tỷ đồng (Trang 49)
Bảng 3.1. KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM                          TRÊN ĐỊA BÀN TP NAM ĐỊNH (2003-2007) - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.1. KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP NAM ĐỊNH (2003-2007) (Trang 59)
Bảng 3.2. CƠ CẤU DƯ NỢ MỘT SỐ NHTM NAM ĐỊNH                                                  Thời điểm  31/12/2007 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.2. CƠ CẤU DƯ NỢ MỘT SỐ NHTM NAM ĐỊNH Thời điểm 31/12/2007 (Trang 59)
Bảng 3.2. CƠ CẤU DƯ NỢ MỘT SỐ NHTM NAM ĐỊNH - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.2. CƠ CẤU DƯ NỢ MỘT SỐ NHTM NAM ĐỊNH (Trang 59)
Bảng 3.1. KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.1. KẾT QUẢ MỞ RỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM (Trang 59)
2 Mức gia tăng dư nợ 74 100 250 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
2 Mức gia tăng dư nợ 74 100 250 (Trang 62)
Bảng 3.4. Mục tiêu mở rộng doanh số cho vay đến 2010 tại VPBank chi nhánh Nam Định. - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.4. Mục tiêu mở rộng doanh số cho vay đến 2010 tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 62)
Bảng 3.4. Mục tiêu mở rộng doanh số cho vay đến 2010 tại VPBank chi nhánh Nam Định. - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.4. Mục tiêu mở rộng doanh số cho vay đến 2010 tại VPBank chi nhánh Nam Định (Trang 62)
Bảng 3.5. Mục tiêu cơ cấu lại dư nợ - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.5. Mục tiêu cơ cấu lại dư nợ (Trang 63)
Bảng 3.5. Mục tiêu cơ cấu lại dư nợ - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.5. Mục tiêu cơ cấu lại dư nợ (Trang 63)
Bảng 3.6. Mục tiêu gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay đến năm 2010. - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.6. Mục tiêu gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay đến năm 2010 (Trang 64)
Bảng 3.6. Mục tiêu gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay đến năm 2010. - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.6. Mục tiêu gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay đến năm 2010 (Trang 64)
Bảng 3.7. Mục tiêu huy động vốn tại VPBank Nam Định đến năm 2010 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.7. Mục tiêu huy động vốn tại VPBank Nam Định đến năm 2010 (Trang 72)
Bảng 3.7. Mục tiêu huy động vốn tại VPBank Nam Định đến năm 2010 - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng 3.7. Mục tiêu huy động vốn tại VPBank Nam Định đến năm 2010 (Trang 72)
Danh mục bảng biểu, sơ đồ - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
anh mục bảng biểu, sơ đồ (Trang 84)
Bảng số  Tên sơ đồ, bảng biểu Trang - nghiên cứu tìm ra các giải pháp để mở rộng cho vay tại VPBank Nam Định
Bảng s ố Tên sơ đồ, bảng biểu Trang (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w