1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách trường ca Trần Anh Thái

108 295 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thành Hưng - người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà thơ Trần Anh Thái – tác giả đã cung cấp những thông tin hữu ích để tôi hiểu sâu sắc hơn đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy - cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ qúi báu để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Tác giả Bùi Thị Thủy 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. 3 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Lời cam đoan 2 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Đóng góp của luận văn 10 PHẦN NỘI DUNG 12 Chương 1: Trường ca Trần Anh Thái trong sự vận động, phát triển của trường ca Việt Nam đương đại 12 1.1 Thân thế sự nghiệp tác giả Trần Anh Thái 12 1.1.1 Thân thế 12 1.1.2 Sự nghiệp 14 1.2 Trường ca Trần Anh Thái giữa dòng trường ca Việt Nam hôm nay 16 1.2.1 Trường ca trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975 16 1.2.2 Hiện tượng trường ca Trần Anh Thái 23 Chương 2: Quan niệm nghệ thuật và cảm hứng chủ đạo 35 2.1 Quan niệm nghệ thuật 35 2.1.1 Nội hàm khái niệm 35 4 2.1.2 Ý nghĩa và vai trò của quan niệm nghệ thuật trong thực tế sáng tác 36 2.1.3 Quan niệm sáng tác trường ca Trần Anh Thái 39 2.1.4 Quan niệm nghệ thuật về con người trong trường ca Trần Anh Thái 48 2.2 Cảm hứng chủ đạo 52 2.2.1 Khái niệm “Cảm hứng chủ đạo” 52 2.2.2 Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác trường ca sau 1975 52 2.2.3 Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác trường ca Trần Anh Thái 53 Chương 3: Hệ thống biểu tượng, giọng điệu và ngôn ngữ 73 3.1 Hệ thống biểu tượng 73 3.1.1 Khái niệm “Biểu tượng” 73 3.1.2 Biểu tượng trong trường ca Trần Anh Thái 74 3.2 Giọng điệu 84 3.2.1 Khái niệm và vai trò của giọng điệu trong thơ 85 3.2.2 Giọng điệu trong trường ca Trần Anh Thái 85 3.3 Ngôn ngữ 93 3.3.1 Vai trò của ngôn ngữ trong thơ 93 3.3.2 Ngôn ngữ trong trường ca Trần Anh Thái 94 PHẦN KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 5 P P H H Ầ Ầ N N M M Ở Ở Đ Đ Ầ Ầ U U 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Vào khoảng những năm cuối thế kỉ XX, độc giả văn học Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thể loại trường ca. Tuy xuất hiện muộn hơn các thể loại khác, song trường ca đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại qua từng tác phẩm cụ thể. Đặc biệt, với Bài ca chim Chơ – rao (Thu Bồn), Theo chân Bác (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo),… trường ca thực sự đã góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo văn học dân tộc ở giai đoạn này. Mặc dù có những đỉnh cao nghệ thuật, song với tiềm năng thẩm mỹ vốn có của thể loại, trường ca vẫn thu hút được không ít các cây bút trẻ tài năng. Một trong số những cây bút gây được tiếng vang lớn chính là Trần Anh Thái. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu và phê bình văn học Văn Giá, nhà thơ Trần Anh Thái được đánh giá là “một trong ba tác giả có những đóng góp quan trọng cho thể loại trường ca khoảng 20 năm gần đây”. Có thể nói, đến với trường ca khá muộn, không được khai sinh vào lúc hợp thời nhưng nhà thơ trên 50 tuổi đến từ đất lúa Thái Bình vẫn thu hút được khá đông sự quan tâm của các bạn văn và những người yêu thích thơ. Chỉ bằng Đổ bóng xuống mặt trời, tác phẩm trình làng năm 1999, Trần Anh Thái đã nhận luôn giải A cuộc thi thơ của báo Văn nghệ (1998 – 2000) và giải thưởng viết về đề tài chiến tranh (1995 – 2000) của Bộ Quốc phòng. Như được tiếp thêm sức mạnh, chỉ mấy năm sau tác giả đã cho ra mắt tập Trên đường (2004) và đến năm 2007, tập Ngày đang mở sáng xuất hiện, nối tiếp hối hả dòng mạch cảm xúc từ hai tập trường ca trên. Như vậy, với sức lao động miệt mài trong hành trình kiếm tìm và khai mở hơn nửa thập kỉ, người nghệ sĩ mang dáng vẻ nghiêm cẩn, bình thản trước 6 cuộc đời với khuôn mặt chở nặng chiều sâu của kẻ sĩ Bắc Hà ấy, đã thổi một luồng sinh khí mới cho thể loại trường ca tưởng như đã hết thời sôi nổi. Và nó cũng khiến cho lĩnh vực nghiên cứu phê bình trường ca cũng rộn ràng trở lại. Ngày 18/01/2008 tại Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm: Nhà thơ Trần Anh Thái với thể loại trường ca. Hầu hết các tham luận của các nhà thơ, nhà văn, nhà lí luận đều tập trung khẳng định những thành công mà tác giả Trần Anh Thái gặt hái được. Trong đó, nhà văn Văn Giá trong báo cáo đề dẫn đã viết: “Cũng đã lâu nền thơ ca Việt Nam mới lại chứng kiến một trường ca được viết theo cách trút tả cảm xúc và trí tuệ…” và “đây là cây trường ca số một của thế hệ anh”. Nhà phê bình Chu Văn Sơn cũng khẳng định Trần Anh Thái là “một trong những cây trường ca nổi bật nhất của đương đại”. Có thể nói sự có mặt của các tác phẩm trường ca Trần Anh Thái đã góp phần làm mới và tạo sự khởi sắc cho thể loại này. Và nhờ vậy, tình hình nghiên cứu trường ca cũng được chú ý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu lớn đều tập trung khai thác thời điểm rực rỡ nhất của trường ca trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ với các tên tuổi lớn như: Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… Đó là những đại biểu lừng danh của nền thi ca chiến trận. Từ năm 90 trở lại đây, ít có công trình nghiên cứu trường ca nào được thực hiện một cách hệ thống. Điều này ít nhiều ghi nhận một thực tế là: các cây bút trường ca lớp sau chưa thoát khỏi cái bóng của người đi trước. Dòng chảy liên tục tiến đến bước hoàn thiện của thể loại này chưa xuất hiện những đỉnh cao mới. Nhưng khi nhìn lại một lần nữa bước đi của thơ ca dân tộc cũng như vai trò to lớn của trường ca trong nền văn học nói riêng và trong dòng chảy tinh thần của nhân loại nói chung, chúng ta càng thấy rõ đóng góp không thể phủ nhận của trường ca Trần Anh Thái. Với tinh thần lao động ngiêm túc, ý 7 thức tận hiến vì nghệ thuật của người nghệ sĩ chân chính, Trần Anh Thái xứng đáng là cây bút trường ca nổi bật nhất trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn thể hiện và khẳng định những nét độc đáo cũng như những đóng góp trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong các sáng tác trường ca của Trần Anh Thái, tôi đã lựa chọn phong cách trường ca Trần Anh Thái làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Là một trong những thể loại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình, nghiên cứu văn học, từ những thập niên 60 của thế kỉ, vấn đề thể loại trường ca đã xuất hiện trong nhiều chuyên đề lý luận. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở vai trò minh họa cho những luận điểm lý thuyết. Đến thập kỉ 70, rất nhiều bài báo, tạp chí văn học đã đi sâu vào tìm hiểu các đặc trưng và những vấn đề xung quanh thể loại này, tập trung nhất phải kể đến các bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Bước sang thập niên 80, ta không thể không kể đến các bài viết về trường ca trong hai chuyên đề lớn của tạp chí văn nghệ quân đội và tạp chí văn học (năm 1980, 1981). Đó là các công trình như: Văn học và phê bình (Lại Nguyên Ân), Năm bài giảng về thể loại (Hoàng Ngọc Hiến), Trường ca trong hệ thống thơ hiện đại (Vũ Văn Sĩ)… Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, cùng với sự trở lại của trường ca, ta thấy đã xuất hiện trên văn đàn những công trình nghiên cứu có quy mô, có giá trị lí luận và thực tiễn như: Thể trường ca trong văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỉ XX (2008) của tác giả Đào Thị Bình, Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo (2009) của tác giả Mai Bá Ấn, các buổi tọa đàm về trường ca của Hoàng Trần Cương. Ngoài ra, còn có các luận văn thạc sĩ ở các trường Đại học trên cả nước cũng nghiên cứu về thể loại này. 8 Đáng chú ý hơn cả là trong thời gian gần đây có những ý kiến của các nhà nghiên cứu có thâm niên trong lĩnh vực trường ca như: Trường ca với tư cách là một thể loại mới (PGS.TS Trần Văn Dần), bài phỏng vấn: Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại (PGS.TS Trần Văn Dần, Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, TS. Chu Văn Sơn,…). Tất cả những công trình nghiên cứu và bài viết trên đã gợi ý và thúc đẩy cho tác giả luận văn khi lựa chọn đề tài nghiên cứu. Với việc trình làng trường ca đầu tiên: Đổ bóng xuống mặt trời, nhà thơ Trần Anh Thái đã tạo được một làn sóng phê bình sôi nổi. Các vấn đề được đề cập đã vượt qua giới hạn về nội dung, thành tựu của một tác phẩm, tác gia để đi tới những vấn đề về cảm hứng, kết cấu, biểu tượng, giọng điệu chung của thể loại. Sáng 18-1-2008, Khoa Sáng tác và Lý luận - Phê bình văn học, Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm thơ mang chủ đề “Nhà thơ Trần Anh Thái với thể loại trường ca”. Tham dự buổi tọa đàm có các nhà văn, nhà thơ và đông đảo các nhà LLPB như PGS Nguyễn Văn Long (ĐHSPHN), PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Nguyễn Bích Thu, PGS.TS Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học),…cùng sự có mặt của đông đảo giảng viên, sinh viên khoa ST và LL - PBVH. Hầu hết 19 bản tham luận đều tập trung khẳng định sự thành công cả trên phương diện nội dung lẫn nghệ thuật của trường ca Ngày đang mở sáng nói riêng và các trường ca của Trần Anh Thái nói chung. Khoảng một năm sau đó, vào sáng ngày 4-6, nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học, các nghiên cứu sinh, các bạn trẻ trong giới sáng tác và đông đảo bạn đọc đã tới dự buổi tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái tại Viện Văn học Việt Nam. Cuộc tọa đàm chung quanh cuốn “Trường ca Trần Anh Thái” do Hội Nhà văn ấn hành vào cuối năm 2008, tập hợp ba trường ca viết trong hơn mười năm của tác giả. Các ý kiến trong buổi tọa đàm đều đánh giá cao tinh thần sáng tạo, nỗ lực cách tân thể loại và 9 những đóng góp đáng kể của tác giả Trần Anh Thái với thể loại trường ca. Tiêu biểu là ý kiến của các tác giả như: GS.TS Trần Đình Sử, PGS.TS Trương Đăng Dung, TS. Nguyễn Thanh Tú, PGS.TS Ngô Văn Giá, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp,… Như vậy, vấn đề nghiên cứu thể loại trường ca Trần Anh Thái thực sự đã gây sức hút trong khoảng 5 năm gần đây. Tuy vậy đến nay chưa thực sự có một công trình nghiên cứu một cách tổng thể ba trường ca của tác giả. Vì thế, việc nghiên cứu có hệ thống về lí thuyết thể loại và toàn bộ trường ca của tác giả Trần Anh để làm sáng tỏ thêm những đặc điểm chung của trường ca Việt Nam cũng như nhìn nhận nghiêm túc mọi đóng góp trong quá trình cách tân thể trường ca của tác giả là một hướng nghiên cứu mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với luận văn này, chúng tôi đặt kỳ vọng xác định được những đặc trưng cơ bản trong phong cách trường ca Trần Anh Thái. Đây là phong cách nghệ thuật gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà thơ nhưng được biểu hiện một cách đặc thù trong phạm vi một thể loại sở trường của tác giả. Đó cũng là phong cách cá nhân gắn liền với bản chất và đặc trưng thẩm mỹ của thể loại trường ca. Đi từ các đặc điểm về trường ca, khảo sự vận động của trường ca Việt Nam đương đại nói chung và những đóng góp của trường ca Trần Anh Thái nói riêng để từ đó thấy được: - Quan niệm nghệ thuật và cảm hứng chủ đạo trong trường ca Trần Anh Thái - Hệ thống biểu tượng, ngôn ngữ và giọng điệu trong trường ca Trần Anh Thái 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là 3 trường ca viết trong hơn mười năm của tác giả gồm có: - “Đổ bóng xuống mặt trời” (1999) - “Trên đường” (2004) - “Ngày đang mở sáng” (2007) Ngoài ra luận văn còn mở rộng tư liệu, tìm hiểu trường ca của các tác giả đồng thế hệ và các nhà thơ Việt Nam đương đại nói chung. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đặc điểm trường ca Trần Anh Thái ở bình diện, yếu tố nổi trội, như: quan niệm nghệ thuật, cảm hứng, hệ thống biểu tượng, giọng điệu và ngôn ngữ. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc thực hiện các thao tác mang tính phương pháp thông dụng như: phân tích văn bản, phân tích so sánh – đối chiếu, thống kê, phân loại, chúng tôi có sử dụng ít nhiều phương pháp nghiên cứu tiểu sử. Do có điều kiện may mắn được tiếp xúc với nhà thơ, chúng tôi đã được cung cấp nhiều tư liệu sống động về đời tư, tâm lý sáng tác, quan điểm nghệ thuật của tác giả. Không thể đồng nhất cuộc đời, tiểu sử với trang thơ, nhưng những yếu tố lý lịch và cái tôi ngoài đời vẫn ít nhiều có vai trò chi phối quá trình sáng tác và để lại dấu ấn nhất định trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Những liên hệ so sánh, tham chiếu tư liệu từ góc nhìn tâm lý và tiểu sử trong luận văn xuất phát từ thực tế đó. 6. Đóng góp của luận văn Người viết hy vọng kết quả mà luận văn gặt hái được là những đóng [...]... một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những yếu tố nghệ thuật chính làm nên tính hấp dẫn của Phong cách trường ca Trần Anh Thái - Khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật trường ca Trần Anh Thái - Chỉ ra những đóng góp đáng kể của tác giả Trần Anh Thái trong dòng chảy của trường ca đương đại 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TRƯỜNG CA TRẦN ANH THÁI TRONG SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG CA. .. về trường ca của Trần Anh Thái tại Viện Văn học Việt Nam Cuộc toạ đàm chung quanh cuốn Trường ca Trần Anh Thái do Hội Nhà văn ấn hành vào cuối năm 2008, tập hợp ba trường ca viết trong hơn mười năm của tác giả Nhà phê bình PGS.TS Ngô Văn Giá đã đánh giá toàn diện về đóng góp của Trần Anh Thái: Trường ca của chúng ta, suốt từ “Bài ca chim Chơ-rao” đến “Đường tới thành phố”… đến trường ca của Trần Anh. .. cảm giác mới mà trường ca Trần Anh Thái đem lại: Trường ca của Trần Anh Thái đối thoại với quá khứ và đối thoại với đương đại Trần Anh Thái mang hơi thở hiện đại, 28 nhưng ở đây là cuộc tìm đường triền miên, đem đến cho bạn đọc một cảm giác mới Đó còn là cuộc đối thoại giữa trường ca và hoan ca PGS.TS Trương Đăng Dung quan tâm đặc biệt tới thủ pháp nghệ thuật trong trường ca: Trần Anh Thái đã bóp méo... dành gần 200 trang viết cho Khúc huyền ca – Ngày đang mở sáng của Trần Anh Thái Điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng không nhỏ của Trần Anh Thái cũng như trường ca của tác giả trong lòng bạn đọc 1.2.2.2 Trường ca Trần Anh Thái và vấn đề phong cách nghệ thuật Trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, Trần Anh Thái luôn là cây bút có ý thức kiếm tìm, khai mở để cách tân thơ ca và khẳng định chính mình Tác giả đã... Trường ca, NXB Văn học 5 - Trường ca: Trên đường (2004, Trường ca, NXB Hội nhà văn) 6 - Trường ca: Ngày đang mở sáng (2008, Trường ca, NXB Hội nhà văn) 7 - Bộ Trường ca Trần Anh Thái (2009, Bộ Trường ca, NXB Hội nhà văn) 8 - Tự bạch (2010, Tập thơ, NXB Văn học) 9 - Số phận nghiệt ngã (1991, Tiểu thuyết, NXB Quân đội) 10 - Gieo chữ trên đá (2001, Tập truyện, NXB Hà Nội) Sự nghiệp sáng tác của Trần Anh. .. các trường ca khác đề cập đến Anh Thái có điều kiện lùi xa khỏi cuộc sống và thời gian xa quê ngày càng dài nên hồi ức về quê càng sâu sắc Câu thơ của Trần Anh Thái có nhiều sự lấp lánh, tạo nên những mảng 29 sáng, khiến người ta đọc không bị nhàm Trường ca Trần Anh Thái có tính bè, phách, làm trường ca có bề thế, có hình dáng Sự biến hóa và thay đổi giọng điệu, sắc thái của âm thanh, nhịp điệu biến trường. .. những đặc điểm nghệ thuật của ba trường ca nêu trên, rõ ràng là chúng ta có thể nói tới một phong cách trường ca Trần Anh Thái – một phong cách đã góp phần làm hồi sinh thể loại Luận văn của chúng tôi sẽ hướng tới việc khai thác thế giới nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ để làm nổi bật phong cách một cây bút trường ca hiện đại trong tiến trình phát triển chung của trường ca Việt Nam Trước khi đi vào khám... lại chứng kiến một trường ca được viết theo cách trút xả xúc cảm và trí tuệ, như cách nói của chính nhà thơ Trần Anh Thái: anh viết nó không phải từ cách thế của phu chữ mà là cách thế của máu chữ”… Nhà LLPB Nguyễn Đăng Điệp cũng rất tâm đắc với “tuyên ngôn nghệ thuật” này của tác giả trường ca: “Thế viết của Trần Anh Thái trong Ngày đang mở sáng nằm trong những câu thơ gan ruột của anh: Tôi đã viết... mà tôi cảm thấy anh đã xây dựng được những biểu trưng mang tính ẩn dụ nghệ thuật đậm nét Chiến tranh là cảm hứng chủ đạo của trường ca Trần Anh Thái Điều đó hoàn toàn hiểu được vì anh là người trực tiếp tham gia chiến tranh” PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đánh giá cao về việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm của nhà thơ: “Đọc Trần Anh Thái người ta dễ bị cuốn vào ngôn ngữ Ngôn ngữ của Trần Anh Thái đẹp và giàu... góp của Trần Anh Thái là: “xác lập một không gian nghệ thuật rất đặc trưng, chỉ có ở tác giả này Sự xác lập này được chứng minh từ cái tên gọi của trường ca Cốt truyện của trường ca Trần Anh Thái không mới, vẫn theo trình tự thời gian Nhưng cái đặc sắc là giọng thơ, là không gian” Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng có những nhận xét xác đáng: “Cái mới trong trường ca Trần Anh Thái là những gì anh viết ra . 14 1.2 Trường ca Trần Anh Thái giữa dòng trường ca Việt Nam hôm nay 16 1.2.1 Trường ca trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975 16 1.2.2 Hiện tượng trường ca Trần Anh Thái 23 Chương. tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái tại Viện Văn học Việt Nam. Cuộc tọa đàm chung quanh cuốn Trường ca Trần Anh Thái do Hội Nhà văn ấn hành vào cuối năm 2008, tập hợp ba trường ca viết trong. diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật trong các sáng tác trường ca của Trần Anh Thái, tôi đã lựa chọn phong cách trường ca Trần Anh Thái làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Xem thêm: Phong cách trường ca Trần Anh Thái

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w