1. Trần Anh Thái được xem là gương mặt trường ca nổi bật nhất trong văn học Việt Nam từ những năm 90 của thể kỉ XX trở lại đây, đồng thời cũng là tác giả trường ca số một của thế hệ những nhà văn trưởng thành sau chiến tranh. Sự xuất hiện của trường ca Trần Anh Thái đã làm khởi sắc một thể loại văn học “tưởng như đang ở giai đoạn thoái trào”.
Tác giả đã bước đầu khẳng định cá tính sáng tạo của mình qua trường ca thể hiện sự đổi mới toàn diện trên nhiều phương diện với đặc điểm nổi bật là tư tưởng nhân văn mới mẻ, cảm xúc ở độ đằm sâu và lắng đọng của một tâm hồn giàu trải nghiệm. Ta bắt gặp thế giới hình tượng trong trường ca của nhà thơ là con người với nỗi đau số phận cùng những trăn trở, dằn vặt, suy tư và nỗi khát khao cháy bỏng làm cuộc hành trình tìm về bản thể để lí giải căn nguyên của sự tồn tại. Hơn nữa, đặc điểm phong cách trường ca Trần Anh Thái hiện rõ ở sức liên tưởng bất ngờ, hình ảnh thơ phong phú, trùng điệp, có tính biểu tượng cao, ngôn ngữ gợi cảm, ám ảnh mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, trong sáng; giọng điệu trường ca Trần Anh Thái khỏe khoắn, dẻo dai, trầm lắng xót thương vừa thể hiện một nội lực sáng tác dồi dào, mãnh liệt vừa tạo ra chiều sâu của cảm xúc và tính tư tưởng. Một điểm nổi trội, gây ấn tượng nữa không thể bỏ qua ở sáng tác của Trần Anh Thái là những câu thơ văn xuôi rất giàu nhạc tính, có màu sắc tượng trưng rõ rệt nhờ sử dụng dày đặc hệ thống ngôn ngữ biểu tượng và có tính ẩn dụ.
2. Khám phá thế giới nghệ thuật của nhà thơ, bên cạnh những đổi mới cách tân, người đọc vẫn nhận ra các sáng tác vẫn còn một số điểm chưa thực sự bứt phá khỏi lối viết cũ: mạch cảm xúc trường ca da diết gắn liền với những hình ảnh, chi tiết gối lên nhau dày đặc, dễ gây cảm giác pha loãng tư tưởng và gây sự mệt mỏi cho người đọc khi tiếp nhận. Tuy nhiên, với đóng góp đáng kể về nội dung tư tưởng cũng như những cách tân táo bạo ở một số
101
phương diện nghệ thuật, Trần Anh Thái đã thực sự tìm cho mình một lối di riêng, một phong cách không hề trộn lẫn.
3. Bàn về phong cách thi ca, chúng ta không quên lời Hoài Thanh trong
Thi nhân Việt Nam, khi ông thâu tóm thật chính xác phong cách của các nhà
thơ Mới bằng một vài từ gọn ghẽ: “…rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu
Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông…ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Đặt trường ca Trần Anh Thái (cũng như nhiều nhà thơ Việt Nam hôm
nay) trước yêu cầu khái quát phong cách tới mức chọn lọc và giản lược tối đa từ ngữ theo mẫu của nhà phê bình Hoài Thanh nêu trên, đó thực sự là một bài
toán nan giải. Đọc Trần Anh Thái, chúng tôi nhận ra một Bảo Ninh với Nỗi
buồn chiến tranh trong trường ca. Chia tay với dòng trường ca đại tự sự, Trần
Anh Thái tìm tới dòng thơ “tiểu tự sự” đời thường. Từ thực tế đó, chúng tôi thành thật đưa ra những cảm nhận của mình về một vài phong cách trường ca Việt Nam hiện đại: hùng hồn như Thu Bồn, trang trọng như Nguyễn Khoa
Điềm, phiêu diêu như Thanh Thảo, khắc khoải như Hữu Thỉnh…và da diết,
đắm chìm trong ưu tư như Trần Anh Thái.
4. Những kết quả nghiên cứu mà luận văn đề cập, mới chỉ là những nét đặc thù, nổi bật nhất trong trường ca Trần Anh Thái. Đặt trong sự vận động và phát triển chung của thể loại trường ca Việt Nam, đề tài này vẫn còn hướng mở với các phương pháp tiếp cận, phục vụ nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau cho những ai quan tâm để có được một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về Trần Anh Thái và sáng tác của ông.
5. Nói tóm lại, với trường ca, Trần Anh thái đã thể hiện sự trưởng thành trong nghệ thuật của một cây bút có nhiều nỗ lực cách tân. Đồng thời, nó cũng khẳng định tài năng, bút lực dồi dào và nhân cách cao đẹp của nhà thơ. Từ đây, chúng ta có thể nhận thức rõ hơn về đặc điểm cũng như xu hướng vận động của trường ca Việt Nam đương đại. Với tinh thần cách tân và ý thức
102
sáng tạo, chúng ta có quyền hy vọng về một “ngày đang mở sáng” “trên
103