CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 35 - 73)

2.1 Quan niệm nghệ thuật 2.1.1 Nội hàm khái niệm

Trong vài chục năm gần đây, cùng với các khái niệm: Tiến trình văn

học, Phong cách nghệ thuật, Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật,…Quan niệm nghệ thuật là khái niệm được giới nghiên cứu văn học rất

quan tâm. Nó được coi là công cụ đắc lực cho việc khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. Bởi lẽ, để sáng tạo một tác phẩm văn học, nhà văn phải có quan niệm về thế giới ấy qua góc nhìn nghệ thuật như một điều kiện không thể thiếu. Bằng việc tìm hiểu khái niệm quan niệm nghệ thuật trong giới

nghiên cứu văn học Xô Viết, GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ

thuật là một phạm trù nghệ thuật học, nó gắn bó với quan niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng tự bản thân nó đã là một “ý thức hệ” đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật” [47]. Như

vậy, cái thúc đẩy sức sáng tạo nghệ thuật chính là quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người thể hiện sự đồng nhất giữa hiện thực được phản ánh và năng lực cắt nghĩa, lý giải nghệ thuật của nhà văn. Ứng với một quan niệm về cuộc đời, con người là một thế giới nghệ thuật tồn tại ngay trong khám phá của nhà văn. Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật đã hình thành trước trong tư duy, trong cảm xúc, các nhà văn, nhà thơ có thể lựa chọn và xây dựng hình tượng nghệ thuật phù hợp cho sáng tác của mình. Và mỗi hình tượng như vậy trong các tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả lại gặp nhau ở cùng một điểm dưới sự chỉ đạo của quan niệm nghệ thuật của tác giả.

Khi bàn về đối tượng và sứ mệnh cao cả của văn chương, M.Gorki –

36

học là nhân học”. Còn ở Việt Nam, nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng đã từng

nhận xét: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Đây thực sự là những quan niệm xác đáng và súc tích. Đi đến tận cùng chân lí ẩn chứa trong câu nói trên ta thấy: Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, văn chương không chỉ thể hiện đời sống, phẩm chất con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người. Nhìn chung, tất cả những gì liên quan, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Chính sự phong phú đó là cội nguồn cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Hơn nữa, xét về mặt sáng tác, người ta không thể không miêu tả con người, nếu như không biết, không cảm nhận và không có các phương tiện biểu hiện phù hợp, nhất định. Điều đó đã làm nên chiều sâu cũng như tính độc đáo cho hình tượng con người trong văn học. Có thể nói, “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã hóa thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo

nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nghệ thuật đó” [47].

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng chúng ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.

2.1.2 Ý nghĩa và vai trò của quan niệm nghệ thuật trong thực tế sáng tác Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức đặc thù, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học. Cội nguồn của các

nguyên tắc trên chính là thực tế lịch sử. Marx trong tác phẩm Hệ tư tưởng

Đức đã chỉ ra ở mỗi một thời đại lại xuất hiện quan niệm nghệ thuật về con

37

được tự nhiên thì họ tưởng tượng ra các thần, nhưng khi đã sáng tạo được thuốc súng, máy in thì họ sẽ không tưởng tượng về các thần…” và “Trong tất cả các hình thái xã hội có trước chủ nghĩa tư bản các đặc điểm đẳng cấp và tầng lớp được từng cá nhân riêng lẻ thời đó cảm nhận như là cá tính không thể tách rời của họ”. Hơn nữa, “Trong các xã hội có sự thống trị của tư hữu ruộng đất, thì các quan hệ tự nhiên chiếm ưu thế. Nơi nào tư bản thống trị thì các yếu tố được tạo thành bằng phương thức xã hội và lịch sử chiếm ưu thế”. Từ đây ta có thể khẳng định, quan niệm nghệ thuật về con người là một sản phẩm của lịch sử.

Mặt khác, dù quan niệm nghệ thuật trong mỗi một giai đoạn, thời kì khác nhau, thể hiện tính đa dạng thì nó vẫn mang dấu ấn của quan niệm thời kì ấy. Do đó, không thể phủ nhận quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng. Chẳng hạn, vào thời trung đại ở phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo của Chúa Trời. Nhưng từ thời Phục Hưng đến Khai Sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự nhiên. Bước sang thế kỷ XIX, con người lại được xem là sản phẩm vừa của tự nhiên, vừa của xã hội. Và vào thế kỉ XX, quan niệm con người hoàn toàn do hoàn cảnh quy định được nhìn lại, tính chủ thể của nó được đề cao.

Quan niệm về con người chính là sự khám phá về con người. Nó phản ánh cấu trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong quan hệ con người đối với thế giới.

Đặc biệt, để góp phần cho đời sống văn học thêm phong phú, quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ. Điều này đã được minh chứng qua các chặng đường phát triển của văn học. Chẳng hạn, cùng đến và thành công với thể loại trường ca, tuy sớm muộn khác nhau nhưng những đóng góp và quan niệm nghệ thuật về con người của Trần Anh Thái có sự khác biệt so với các cây bút đàn anh như: Nguyễn Khoa

38

Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,…Điều đó đã góp phần mang lại dấu ấn riêng, không dễ trộn lẫn trong sáng tác của tác giả.

Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác biệt.

Xã hội không ngừng vận động và phát triển, vì thế đã làm nảy sinh những con người mới. Đồng thời, nó cũng khiến cho cách giải thích, cảm nhận và miêu tả con người có sự thay đổi. Một hệ quả tất yếu kéo theo đó là

đời sống văn học cũng đổi mới căn bản. Cho nên trong cuốn Thơ của tôi, tình

yêu của tôi, J.Becher đã viết “một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời với

con người mới”. Điều đó cũng có nghĩa là: quan niệm nghệ thuật về con người hình thành và vận động như một tư tưởng thẩm mỹ tất yếu, gắn liền với sự vận động biến đổi của đời sống xã hội và đời sống văn học nghệ thuật tố vận động của nghệ thuật. Cùng chung một đề tài, một đối tượng phản ánh, nhưng hình tượng nghệ thuật trong mỗi tác phẩm sẽ khác nhau nhiều bởi sự khác biệt trong quan niệm, cách nhìn của mỗi nhà văn về con người, cuộc sống. Vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới. Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người.

Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Người nghệ sĩ chân chính là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.

39

Có thể nói, với những ý nghĩa nêu trên, quan niệm nghệ thuật về con người xét trong toàn bộ là quan niệm sáng tạo, có đổi mới và không thể lặp lại. Chính cách nhìn nhận của nhà văn về cuộc sống, con người đã quyết định quan điểm thẩm mỹ, đặc biệt là quan niệm sáng tác của nhà văn.

Trước khi đi vào khám phá những biểu hiện cụ thể của quan niệm nghệ thuật của Trần Anh Thái, chúng tôi muốn điểm qua đôi nét về quan niệm sáng tác của nhà thơ.

2.1.3 Quan niệm sáng tác trường ca Trần Anh Thái

Mỗi một nhà văn, nhà thơ khi cầm bút sáng tác đều có quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời của riêng mình. Chính điều này đã chi phối quá trình thai nghén tác phẩm, phong cách nghệ thuật của tác giả ấy. Đồng thời, nó cũng giúp độc giả xác định được mức độ chiếm lĩnh con người của hình tượng văn học và sự đóng góp tích cực của hiện tượng văn học đó vào lịch sử văn học cũng như vào sự phát triển nhân cách con người.

Trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc, vào thập niên 90 của thế kỉ XX, thi đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện độc đáo chưa từng có của một cây bút trường ca - Trần Anh Thái. Là một cây bút có ý thức và trách nhiệm trong sáng tạo nghệ thuật, Trần Anh Thái luôn thể hiện niềm day dứt khôn nguôi của người nghệ sĩ trong niềm say mê, khát khao chinh phục cái đẹp với ý thức tận hiến lớn lao cho cuộc đời và nghệ thuật. Vì lẽ đó, quan niệm nghệ thuật của nhà thơ luôn được thể hiện nhất quán trong suốt hành trình cầm bút và gắn bó với nghề. Đặc biệt chiều sâu suy tư, nhận thức thường được thể hiện một cách kín đáo nhưng không kém phần sâu sắc trong ba tập trường ca và những lời phát biểu trên báo, tạp chí hay ở các buổi tọa đàm. Có thể nói, như một chỉ đỏ xuyên suốt trong các sáng tác trường ca, Trần Anh Thái đã có những quan niệm sáng tác tiêu biểu sau đây:

40

Trước khi định cư ở mảnh đất trường ca, Trần Anh Thái đã trải qua chặng đường khoảng 10 năm trăn trở tìm một lối đi và khẳng định cá tính sáng tạo. Với hơn 60 bài thơ ngắn, nhà thơ đã mong muốn thực hiện được

khát vọng một thuở của mình làm cho “cánh cửa thơ được mở ra từ nhiều đôi

mắt nhìn về nhiều phía với tâm thức trồi dậy, bắt đầu cho một khởi đầu của khởi đầu vào một giai đoạn chuyển tiếp” [60]. Tuy là giai đoạn mang tính thử

nghiệm nhưng Trần Anh Thái đã mạnh dạn đứng vào hàng ngũ của những

người “dám đập vỡ những khối hình thơ ca khuôn cũ: “Ta chôn cất thu vàng

trong giấc cũ” [60], “quẫy đạp, vỡ vỏ”: “Ta nhập cùng gió mới qua sông”

[60] để “trên đường” “đi tìm một khối hình thơ ca mới”:“Ta lay gọi mặt trời

chưa thức giấc” [60], và cuối cùng “sẽ ngự trên đỉnh đồi chớm sáng” [60].

Lúc ấy, cánh cửa thơ đã thực sự mở ra, hé lộ những dấu hiệu đầu tiên của thể loại trường ca - đánh dấu bước “khởi đầu” cho giai đoạn kế tiếp trong sự nghiệp cầm bút của tác giả. Dường như từ đây, con đường sáng tạo thơ ca của Trần Anh Thái mới thực sự bắt đầu.

Đến với trường ca, hành trang của người nghệ sĩ là khát vọng kiếm tìm một con đường, một lối đi riêng, với sáng tạo không ngừng cho trường ca và khai mở một cách hiểu, cách tư duy mới cho thể loại. Đó còn là sự hăm hở, cuồng nhiệt, mê say với cuộc sống, với tình yêu và với con người. Hành trang ấy còn đong đầy những kí ức thấm thía, xót xa mà chất chồng bao yêu thương

về “tuổi ấu thơ nhàu bụi trần gian”, về cuộc đời lính trận với “ba lô sập

mắt”, “máu ròng ròng sẫm mặt trời trưa” và quê hương xứ sở với “gió đồng quê thổi lật lá sen chùa”. Chính nó là yếu tố cần và đủ hình thành một cây bút

trường ca với các tố chất ưu trội: trường vốn, trường cảm xúc và trường suy nghĩ.

Tất cả thế giới nghệ thuật trường ca Trần Anh Thái đều được bắt

nguồn từ quan niệm sáng tác của riêng nhà thơ: “Thơ, theo tôi là một khái

41

một định nghĩa thì cũng chính là chúng ta đang tìm cách khoác lên thơ ca một cái khuôn mẫu có sẵn. Việc làm này sẽ khiến cho thơ mất đi tính sáng tạo của nó. Văn học theo quan niệm của tôi luôn luôn đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá. Đời sống văn chương chưa bao giờ bất biến, ổn định, chưa bao giờ có điểm dừng. Nhà thơ vì vậy luôn phải hiện hữu trên hành trình khám phá cái đẹp, cái mới. Tập thơ của tôi mang tên "Trên đường" - đó là cái ý thức tìm cho mình một con đường riêng và tôi cố gắng đi đến tận cùng con đường ấy” [62].

Và nhà thơ cũng khẳng định: “Thơ không cần định nghĩa. Nếu định nghĩa, thơ

sẽ trở nên khuôn cứng…Thơ là trên đường” [62]. Bởi với Trần Anh Thái, chỉ

khi ở “trạng thái trên đường”, với tinh thần nhập cuộc, cô đơn và tự do toàn phần, người nghệ sĩ mới có thể sáng tạo ra cái mới, sáng tạo ra thế giới nghệ

thuật đúng nghĩa. Nhà thơ từng nói: “phải thanh thản tận hưởng đến cùng

niềm vui sống tinh thần, biết nép vào một góc trầm lắng để cảm nhận, suy nghĩ…chỉ khi đi bên lề sự ồn ào, mới có thể cảm nhận, suy tưởng, đắm chìm vào trang viết” [59]. Có thể nói, cảm hứng đi, cảm hứng kiếm tìm để chối bỏ

hay giải thoát khỏi “bóng tối của những điều chưa biết” là chủ đạo trong thơ Trần Anh Thái. Ông viết: “…dừng lại là đắm chìm, là hoang mang cay đắng,

là tiếng vọng xa xăm lạnh buốt cõi người. Không có bờ sóng vỗ vào đâu?”

[61, tr117]. Vì thế không dừng lại, nhà thơ đối diện với tương lai và quá khứ

để mở lối con đường về với bản thể, bản ngã của chính mình trong sáng tạo

nghệ thuật: “khi sáng tác tôi là chính tôi, một mình tôi duy nhất và chính khi

ấy tôi mới hoàn toàn tự do. Và thế là riêng, là khác không giống ai” [59].

Tinh thần trên đường của nhà thơ chính là quá trình bắt đầu từ sự dò

dẫm đến khám phá và khai mở một lối đi riêng không trùng lặp. Nó có điểm tương đồng với quan niệm của nhà văn Sêkhôp (Nga). Nhà văn cho rằng ếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có một giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. Như vậy, cả hai quan điểm trên đều đánh giá cao sự cách tân, đổi mới của người

42

nghệ sĩ chân chính. Đó là người sáng tạo và luôn đi trên con đường sáng tạo.

Sau này, Trần Anh Thái lại khẳng định lần nữa: “Tìm tòi và sáng tạo là công

việc của mọi nhà thơ. Mỗi nhà thơ có con đường đi của riêng mình. Tìm tòi đích thức, công phu chỉ được chứ không mất bao giờ. Tôi thuộc tạng thích mới lạ, không chấp nhận khuôn cũ” [36]. Nói như vậy, không có nghĩa là tác

giả phủ nhận những giá trị của văn học truyền thống vốn đã được nâng niu trước đó mà chính là sự nỗ lực khẳng định mình và mở rộng con đường phát

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 35 - 73)