81 3.1.2.4 Biểu tượng “con đường”

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 81)

ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ

81 3.1.2.4 Biểu tượng “con đường”

3.1.2.4 Biểu tượng “con đường”

Trong nghĩa gốc, “con đường” chính là lối đi dẫn bước chân con người đến nơi mà họ muốn. Ở nghĩa biểu tượng, “con đường” chính là cuộc hành trình tìm đến cái đích cuối cùng của đời người để tiến tới hạnh phúc, niềm vui, chân lí…

Đến với trường ca Trần Anh Thái, ta nhận ra “con đường” chính là hình tượng không gian có ý nghĩa và quan trọng nhất. Và cũng không nằm ngoài ý nghĩa biểu tượng chung, không gian trên đường trong sáng tác của nhà thơ là không gian của những cuộc hành trình.

Với trường ca Đổ bóng xuống mặt trời, Trần Anh Thái đã tái hiện hành

trình riết nóng về với cội nguồn tổ tiên trong quá khứ. Để từ đó chiêm nghiệm về lịch sử của một ngôi làng bắt đầu từ “thuở hồng hoang mở đất”. Trong buổi sơ khai lịch sử về làng, ta bắt gặp “con đường” với biểu tượng cho hành trình đầy lam lũ, đau thương:

- “người chết nghẹn đường năm đói”

- “chiến tranh đi qua dọc con đường đầy hoa và vòng tang trắng” - “Những con đường mòn vẹt dấu chân”

Nhưng vượt lên trên sự đấu tranh sinh tồn giành sự sống, con người đã đi đến lộ trình ổn định và ngôi làng định hình ở một tâm thế kì vĩ, lớn lao. Hành trình ấy không gì khác chính là hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Và con đường ấy, không gì khác cũng là con đường vượt thời gian, xuyên thế kỉ, nối tiếp nhau không ngừng của biết bao thế hệ cha ông.

Trong trường ca Trên đường, không gian trên đường là không gian của

cuộc hành trình đầy mê mải mà nhân vật trữ tình say sưa dấn thân kiếm tìm và khám phá. Đi từ những cuộc hành hương tìm về nguồn cội cho tới đến những vùng đất lạ, ta thấy không gian lịch sử và không gian địa lí, văn hóa được mở rộng biên độ đến vô cùng. Đó là cuộc hành trình đầy gian nan, gập ghềnh,

82

“con đường chưa mở ra, không nơi nương tựa”, “những con đường tinh khôi dấu vết”, “đường vô tận gai rừng kiệt sức”, “con đường ẩn đầy bất trắc”.

Trên lộ trình gian khó ấy, con người là kẻ lữ hành đơn độc không thênh thang

chân bước mà mù rối, bất định “con đường vô định”, “tôi đi trên con đường

âm u”, “tôi bước trên đường có nhiều khúc rẽ”. Bao niềm băn khoăn, trăn

trở, bao câu hỏi không lời đã dồn dập, xoáy lên trong tâm trí của kẻ đi tìm “họ

đi theo đường nào”, “Bạn tôi đi đường nào”. Từ điểm nhìn hiện tại, Trần

Anh Thái đã ngược dòng lịch sử để thấy không gian của quá khứ sơ khai buổi vua Trần hành trình về nước Phật…Từ không gian lịch sử, văn hóa dân tộc

với những địa danh thân thuộc: Ba Bể, Yên Tử,…tác giả đã đưa ta đến những vùng đất xa xôi: Tokyo, New York,…để thấy: “mặt nữ thần nhòe sương” để trông: “ánh hào quang tỏa mờ trên mặt chúa”,… Qúa trình tìm kiếm, khai

mở trải bằng mồ hôi, nước mắt nhưng người lữ hành ấy vẫn mang một tâm thế đầy say mê với khát vọng cháy bỏng và động lực mạnh mẽ “đi tìm lời giải đáp về sự tồn tại của con người, về quá trình khai sáng của cộng đồng trong dòng chảy thăng trầm và khốc liệt của lịch sử”. Trở về cội nguồn là để trải nghiệm cuộc đời và khám phá bản chất người, đến vùng đất mới để thực hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc, đi tìm ý nghĩa của sự sống.

Ở trường ca Ngày đang mở sáng, Trần Anh Thái vẫn tiếp tục khắc họa

hình ảnh con đường là một không gian mông lung, vô định và thậm chí mơ hồ:

- “những tảng đá già nua cũ kĩ chắn đường” - “con đường kí ức”

- “con đường không tên”

làm sao bước tới đỉnh của ngày” - “con đường đêm tối”

- “con đường kiệt sức, chân bước mắt bầm” - “mong manh con đường gai bụi…”

83

Đi trên con đường ấy, con người vẫn hoài nghi thậm chí bất an, sợ hãi:

“những dấu chân tản mác trên đường”, “bấn loạn bàn chân chen lấn tìm đường”, “những dấu chân bất an”, “con đường nhọc nhằn đầy gai bụi”…Đó

là tâm thế của kẻ dò tìm, khai phá một lối đi nhưng đến tận cuối cuộc hành trình, người lữ hành ấy đã ngộ ra bản chất của sự sống, sự tồn tại đó là niềm tin ở chính mình, ở ánh sáng trí tuệ, ở lương tri và khát vọng.

Bên cạnh hình ảnh mang nghĩ biểu tượng “con đường”, Trần Anh Thái còn sử dụng những hình ảnh thuộc cùng trường liên tưởng như: “bàn chân”, “bước chân”, “dòng người”, “dấu chân”, “dấu vết”…để khắc họa chân dung của kẻ “đi tìm mình, tìm cái bản thể khởi nguyên của con người trong ước vọng sáng tạo hùng vĩ” [35].

Có thể nói, “con đường” không phải là hình tượng không gian mới mẻ và lạ lẫm của thơ ca. Bởi trong các sáng tác của Tố Hữu ta đã bắt gặp “con đường” với đặc điểm là một không gian của cộng đồng, không gian ngày hội và đặc biệt tâm thế trên đường của con người luôn sục sôi, say mê, hào hứng

trước sự soi rọi ánh sáng lí tưởng cách mạng: “Từ khi chân dấn bước/ Trên

con đường đấu tranh/ Tôi sẵn có trong mình/ Đôi mắt thần: chủ nghĩa”, “Đường ta đó tự do cuồn cuộn/ Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi”. Đó cũng là ý

nghĩa biểu tượng tiêu biểu cho dòng văn học cách mạng của dân tộc ta những năm tháng chiến tranh trong các trang thơ của tác giả Lê Thị Mây, Lâm Thị

Mỹ Dạ, Ý Nhi… “Để lòng thương con đường đất đỏ/ Em và con đường là nỗi

nhớ khôn nguôi/ Gặp con đường, con đường cháy trong lòng da diết” (Ý Nhi).

Tuy nhiên, khi đến với trường ca của Trần Anh Thái ta nhận ra hình tượng “con đường” mang một dáng vẻ hoàn toàn khác. Đó là không gian của cá nhân, của tâm tưởng. Một không gian tràn ngập suy tư, trải nghiệm. Và cái đích dấn thân của con người không phải là hành trình khám phá thế giới khách quan phong phú đa dạng mà không gì khác chính là cuộc hành trình tìm về bản thể. Chính nó đã làm nên diện mạo, tâm hồn của một thế hệ, một vùng

84

đất, một dân tộc và của con người nói chung trong suốt chiều dài lịch sử đau thương mà anh dũng. Trong cuộc toạ đàm do Phòng Văn học Đương đại - Viện Văn học đã tổ chức vào ngày 04/6/2009, nhà thơ đã chia sẻ những suy tư

của mình “… Suốt đời tôi trung thành với khát vọng trên đường tìm kiếm cõi

thẳm sâu chân thực trong chính bản thân mình… Tôi luôn có hứng thú và độc lập khi trên đường, vượt ra mọi ranh giới thường nhật và những ràng buộc không cần thiết để sáng tạo… Tôi đã tiến tới cái đẹp hoàn thiện của con

người” [71]. Và đó là chính là một hành trình dài dò tìm, lí giải ở Đổ bóng

xuống mặt trời, bỏng rát, xoáy riết khát vọng lúc Trên đường và đằm sâu với

những trải nghiệm, suy tư trong Ngày đang mở sáng.

*

Như vậy, với bản lĩnh dám dấn thân, dám tiên phong trên con đường đổi mới cách nhìn và phương thức biểu hiện, Trần Anh Thái đã sử dụng những biểu tượng thơ giàu sức gợi, giàu vốn văn hóa và giàu chất suy tưởng.

3.2 Giọng điệu

3.2.1 Khái niệm và vai trò của giọng điệu trong thơ

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Giọng điệu là yếu tố phong cách dễ nhận biết nhất. Chính vì tính biểu hiện trực tiếp ấy mà đôi khi người ta hay đồng nhất giọng điệu với phong cách. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một

“giọng điệu” riêng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Giọng điệu là thái độ,

tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…”, “giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng

85

điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [16,tr111].

Có thể nói, giọng điệu có một vai trò rất quan trọng trong quá trình sáng tác và lĩnh hội tác phẩm văn học. Để nắm được cốt lõi vấn đề của một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng ấy.

Giáo sư Trần Đình Sử trong “Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại”

một lần nữa cũng khẳng định: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn”. Như vậy, ta có thể hiểu giọng điệu không chỉ mang nội dung tình cảm mà còn thể hiện thái độ của tác giả về đời sống. Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, nó cho phép ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại văn học. Yếu tố tạo nên giọng điệu trong tác phẩm văn chương chính là việc tác giả sử dụng tối đa các biện pháp tu từ. Không khí thời đại, cảm hứng tư tưởng, cách nhìn hiện thực của nhà văn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành giọng điệu. Giọng điệu có khi mang những sắc thái như: hào hùng, đanh thép, vui tươi, tự hào, trang trọng, tin tưởng,… có khi sâu xa thâm thúy, có khi mộc mạc giản đơn, có khi dí dỏm hài hước, hoặc kín đáo trang nhã, hoặc buồn thương,… Một nhà thơ có thể có đa giọng điệu, nhưng vẫn nổi lên một số giọng điệu chủ đạo.

3.2.2 Giọng điệu trong trường ca Trần Anh Thái

Trong văn học Việt Nam hiện đại, dù các trường ca viết về đất nước với những sắc điệu khác nhau, nhưng các tác phẩm vẫn mang giọng điệu chủ đạo là ngợi ca và âm hưởng hào sảng khi khắc họa sinh động vẻ đẹp kỳ vĩ, lớn

86

lao về đất nước, dân tộc. Tìm đến và "chung tình" với trường ca, Trần Anh Thái được xem là gương mặt xuất hiện muộn, nhưng chính sự nỗ lực, quá trình không ngừng tìm tòi sáng tạo, tìm cho mình một lối đi riêng và bằng những cách tân nghệ thuật độc đáo, tác giả đã mang đến cho thể loại một giọng điệu mới, khác biệt. Nói như TS. Nguyễn Thanh Tú “Cốt truyện của trường ca Trần Anh Thái không mới, vẫn theo trình tự thời gian. Nhưng cái đặc sắc là giọng thơ, là không gian” [71].

3.2.2.1 Giọng tự sự giàu cảm xúc

Trường ca vốn là thể loại tổng hợp giữa trữ tình và tự sự nhưng càng về những năm trở lại đây tính tự sự đã được trữ tình hóa. Trường ca của Trần Anh Thái cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Kết cấu tác phẩm của nhà thơ dựa trên câu chuyện kể về những mảnh đời sống khác nhau của con người được xâu chuỗi nương theo các sự kiện, biến cố trọng đại của lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã lồng ghép câu chuyện cuộc đời của cá nhân “tôi” với những tình cảm, cảm xúc và những suy tư mang chiều sâu nhân bản. Chính điều đó đã làm nên chất giọng đặc biệt trong trường ca của nhà thơ. Nói như tác giả Tạ Duy Anh, Trần Anh Thái có “một thứ giọng rất khỏe, có thể nói là vạm vỡ, không chau chuốt, mằn mặn vị muối Thái Bình nhưng thâm trầm của người đã thấm văn hóa Hà Nội” [2].

Như chúng ta đã biết, giọng điệu tự sự xuất hiện khi tác giả hướng đến miêu tả sự kiện – thể hiện thế giới quan. Nhưng khi sự miêu tả ngoại giới ấy kết hợp với tình cảm nồng nàn của nhà thơ thì khi ấy ta sẽ có một giọng điệu

mới: giọng điệu tự sự giàu cảm xúc. Ở trường ca Đổ bóng xuống mặt trời ta

bắt gặp nhiều câu chuyện giàu chất liệu hiện thực được dựa trên hành trình dựng làng, khởi đất của chính làng biển Đồng Châu – quê hương của nhà thơ.

Đó là truyện kể về đoàn người “đi lam lũ dưới hoàng hôn/ Nắng rớt sau ngày

87

dầu sự mưu sinh từ “những mầm cây ấm dần hơi thở”. Là câu chuyện về gia đình năm đói: người chị, người anh chết “không cơm không áo”. Là câu chuyện về “người cất vó bè dọc dòng không bến” mưa nắng đã mòn tay. Và

đặc biệt, giọng tự sự tiếp tục được Trần Anh Thái sử dụng khi đề cập đến những đổi thay trong cuộc đời của nhân vật trung tâm “tôi”. Nó khiến người đọc không mấy khó khăn khi hình dung một cách toàn diện về nhân vật này.

Đó là câu chuyện về tuổi ấu thơ: “bày trận giả” và “áo nâu bê bết đất bùn”, thời học sinh thiếu thốn: “Củ khoai hà nuốt vội đêm/ Trưa tan học đường về

mười cây số” và tham gia chiến trận với cảnh sống gian nan: “Tuần không rau/ Tuần uống lẫn đất rừng”. Nhưng cuối cùng người lính ấy đã trở về từ

chiến tranh trong “vui buồn nước mắt”. Mặc dù các sự kiện ấy còn có phần

bề bộn nhưng song song với nó là những câu thơ giàu xúc cảm của nhân vật

trữ tình về làng, về cuộc sống “Câu chuyện muôn năm rì rầm thời hoang sơ

mở đất. Đất ơi! Dòng máu người đang rần rật chảy, nắng quái mưa tràn không ố bẩn giấc mơ. Mặt trời ngày ngày đi qua bóng đêm câm lặng. Những rễ cây âm thầm xuyên trong nhọc nhằn cay đắng. Làng lớn dần”, “Tôi ăn hương vị đầu mùa mắt tôi trong vắt/ Uống cạn tiếng cười náo loạn mảnh trăng non”…Người đọc sẽ không thể nào quên và còn ám ảnh mãi những

trang viết bộc lộ một cách sâu sắc nỗi mất mát hi sinh và những đau đớn tột

cùng của con người khi đi qua cuộc chiến: “Chiến tranh đi qua dọc con

đường đầy hoa tươi và vòng tang trắng. Nắng tháng năm nhòa gương mặt thời gian. Ai đó nấc lên, tiếng gí xiết gào. Tiếng gió tận cùng giật đứt nhọc nhằn trong vòng xoáy bủa vây”.

Sang đến trường ca Trên đường, vẫn bằng một giọng kể điềm tĩnh, tác giả kể về “tôi” trong hành trình “đi tìm dấu chân tiên tổ” bắt đầu từ khát vọng

Ra đi với “tiếng chân bước âm u”, bừng thức khi Trở về lúc khởi đầu: “Tôi soi dọc đời tôi” và an nhiên, tĩnh tại ở Khúc cuối: “Tôi lắng nghe lời thì thầm của hạt mầm đang đợi sáng/ Nguồn sống tự do hiện xa phía chân trời”. Khác

88

với bản trường ca về làng Đổ bóng xuống mặt trời, ở bản trường ca này, ranh giới giữa trữ tình và tự sự đã trở nên mờ nhạt. Bởi “cấu trúc của Trên đường

đã bắt đầu thoát ra khỏi những ràng buộc của các sự việc, chi tiết cụ thể bên ngoài để “lặn” vào trong bề sâu mạch tư tưởng và cảm xúc” [69] nên tâm thế của nhân vật trữ tình…đã vượt lên tính riêng tư cụ thể, vượt qua khỏi những ràng buộc của xúc cảm thuần túy chủ quan để hướng tới cái chung, cái phổ

quát: “Không ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hi vọng cháy lên. Sức

mạnh bàn chân ở nơi thẳm sâu niềm trắc ẩn…”, và “Biển vẫn xanh ngày ngày/ Câu thơ lẫn cát đời hỗn độn”, “Chúng tôi đi qua nỗi đau, nỗi buồn tan

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)