95 3.3.2.1 Ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 95)

ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ

95 3.3.2.1 Ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng

3.3.2.1 Ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng

Ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng là ngôn ngữ ở trong tình trạng giàu có nhất của nó. Đó là việc dùng ngôn ngữ thay thế cái này bằng cái khác, tạo ra nghĩa mới hoặc làm cho ta thấy rõ hơn một sự vật ở hai mặt khác nhau. Và việc sử dụng đó được lặp lại nhiều lần.

Trong buổi tọa đàm về trường ca Trần Anh Thái, nhà phê bình Lưu Khánh Thơ đã nhận định: “Cả ba trường ca của Trần Anh Thái đều sử dụng các biểu trưng nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ không còn là những thông tin ngữ nghĩa thông thường mà tôi cảm thấy anh đã xây dựng được những biểu trưng mang tính ẩn dụ nghệ thuật đậm nét” [71].

Ở trường ca Đổ bóng xuống mặt trời, Trần Anh Thái đã chú ý sử dụng hệ thống ngôn ngữ ẩn dụ cho thế giới tâm linh đầy huyền bí: “Đoàn người đi

lam lũ dưới hoàng hôn”, “ngọn sóng đen”, “đêm đen huyền thoại”, “khúc ru”, “Không phải khúc hoan ca, đó là tiếng huyên náo ồn ào phát ra từ phiến đá cổ xưa”, “cơn khát đốt”, “giấc mơ chập chờn”, “thời gian lòa nhòa hoang phế”, “phiến đá sân đình rêu phủ”…Đó thế giới con người buổi hồng

hoang mở đất. Trong cõi hỗn mang của trời đất, tổ tiên đã dò tìm và gây dựng. Thế giới tâm linh huyền diệu còn được Trần Anh Thái tái hiện qua lời truyền

– Lời của đất đai, âm vang tiếng nói tiên tổ: “- Hãy biết im lặng / - Hạnh phúc

là niềm vui và đau đớn tận cùng”, “- Ra khỏi làng thì nhìn về sau gáy, bất trắc ẩn hình đâu đó trong đêm”. Ngoài ra ở trường ca này, tác giả còn sử

dụng ngôn ngữ đối thoại của “cỏ” “- Trái đất không có gì bí mật”, của “đất”

“- Hãy đưa tay lên ngực phải để nghe nhịp đạp trái tim bên ngực trái”, của

“gốc đa già” “- Cái chết không chứa chấp những điều bí mật” với “tiếng thầm” “- Người chết đồng làng, giấc mơ mở mắt”. Đây không phải là cuộc

đối thoại của những con người cụ thể nhưng lại có phát ngôn thể hiện tư tưởng, quan niệm và triết lí của nhà thơ về ý nghĩa sự sinh tồn. Đó là thứ ngôn ngữ giàu tính biểu trưng, giàu sáng tạo.

96

Sang đến trường ca Trên đường, trong cuộc hành trình đi tìm đấu vết tổ

tiên của nhân vật “tôi”, Trần Anh Thái vẫn tiếp tục tái hiện thế giới tâm linh huyền bí. Tuy nhiên tính ẩn dụ, tượng trưng của ngôn ngữ đã được đẩy lên

mức cao: “Tôi gõ lên phiến đá/ Nơi hang sâu”, “Ngôi mộ cổ xưa/ Rêu đá

khói buồn”, “Dòng người, sương mờ buổi sáng”, “tiếng bước chân yếu ớt gầy còm, tiếng cồng chiêng thóp giật”, “ Trời chưa hửng/ Nhang chưa thắp đất mồ run rẩy”, “Anh nghe thẳm cánh đồng/ Lời ru vọng lại”, “Đến một ngày nấm mồ thức giấc”, “Giấc mơ ứa máu, giấc mơ tràn đầy ánh sáng, cơn mơ lan xa, cơn mơ vỡ ra”. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng lớp từ ngữ biểu

tượng về một thế giới siêu thực: thế giới của tâm tưởng với tình yêu thánh

thiện, trắng trong: “Em như sương/ Tôi khát tìm mây gió”, “Mắt em là ánh

đời nâng đỡ nỗi buồn tôi”, và xúc cảm thăng hoa, siêu thoát:“Bóng người đánh cá già lồng lộng in vào trời đất. Đôi mắt sáng tiên tri chỉ tay về phái mặt trời đang tan trong làn sương”,…

Với trường ca cuối Ngày đang mở sáng, Trần Anh thái đã sử dụng

nhiều câu thơ ẩn ý, giàu hình tượng có thể gợi lên cả một giai đoạn, thời kì

lịch sử: “Làm sao có thể bay lên/ Hái nụ hoa e ngại/ Những tảng đá già nua

cũ kĩ chắn đường”, hay nói đến khát vọng tự do, hòa bình: “Chiếc hộp giấy đựng bầu trời/ Vỏ sò và ốc biển/ Cánh diều con tàu khát gió”, nỗi đau đớn

của chiến tranh không bao giờ nguôi hết: “Trận chiến xưa thương tích chưa

lành”, “Tôi lặng lẽ lau khô thương tích”, “Vết thương bết máu/ Mảnh đất xác xơ”, “Kẻ thắng trận hai tay ôm mặt khóc/ Thương tích tạc vào gió thổi ngàn sau” , “Em rịn thuốc xóa vết thương ngày xưa” và đó còn là thế giới tình yêu

với kỉ niệm yên bình: “Hoa xuyến chi chập chờn”, “Hoa xuyến chi trắng

muốt cánh đồng, dòng sông bình yên ru qua ngôi làng nhẹ khói sương. Hương thơm tóc em lấm láp mùa màng”, “Em xỏa tóc mơ hồ/ Hương bay xao động/ Mùa thu ngời mắt em”.

97

Có thể nói, nét độc đáo của ngôn ngữ trường ca Trần Anh Thái chính là việc sử dụng thứ ngôn ngữ của tâm trạng, của tâm hồn với sự phơi bày các cung bậc tình cảm, mọi trạng thái suy tư và trải nghiệm của nhà thơ về nhân tình, thế thái. Chính điều đó đã góp phần tạo nên một hệ thống ngôn ngữ mang tính biểu trưng cao độ. Đồng thời việc tác giả tuyển lựa, chuyên dụng loại tính từ, động từ chỉ trạng thái và các từ láy cũng như sự dụng công sắp xếp đã góp phần không nhỏ trong việc bọc lộ những cảm xúc mạnh mẽ, những day dứt khôn khuây cuả nhà thơ trước cuộc đời.

3.3.2.2 Sự kết hợp sáng tạo ngôn ngữ

Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm sẽ góp phần làm nên thành công và nét độc đáo riêng biệt của các tác giả. Với Trần Anh Thái, ngôn ngữ trong trường ca được nhà thơ sắp xếp rất tự nhiên, nhuần nhuyễn mà điêu luyện. Nó có sự biến hóa linh hoạt và đầy bất ngờ góp phần giải phóng cảm xúc, tăng giá trị biểu đạt tối đa, tạo ra những câu thơ giàu âm thanh, hình ảnh, đầy sự liên tưởng, đầy sự ám ảnh, hiển hiện trong óc người đọc như thể người đọc đang được chứng kiến, đang được tham dự.

Nói tới khả năng sáng tạo và sự kết hợp ngôn ngữ phi thường của nhà thơ trước hết phải kể đến sự kết hợp tính từ và danh từ rất đặc biệt. Trong

trường ca Trên đường, ta thấy sự xuất hiện của kiểu kết hợp này nhiều nhất so

với hai tập trường ca còn lại. Với sự kết hợp này, cụm từ mới được tạo ra sẽ góp phần mở rộng nghĩa của những từ quen thuộc và đem tới những cảm nhận

hết sức mới mẻ. Người đọc sẽ ít nhiều bất ngờ trước sự sáng tạo ấy: "Tiếng

chân bước âm u" – tiếng chân ở chốn thâm u, trầm mặc, linh thiêng. “Nụ cười ngây dại” – Nụ cười của tận cùng đau đớn. "Niềm tin hoang dại” – niềm tin

thuần khiết, nguyên sơ, tự nhiên nhất, xuất phát từ trái tim, từ bản năng của

con người. "Ánh mắt nguyên sơ" – Ánh mắt của một tâm hồn trong sáng. “Nụ

cười xiêu dại” – là nỗi niềm đau thương mất mát và tuyệt vọng. “Con đường chênh vênh gió” – con đường gập ghềnh, bấp bênh. “Tiếng gọi lô nhô” –

98

nhiều âm thanh xa gần.“Dấu chân mòn cũ” - Dấu chân đã từng đi nhiều lần trên con đường cũ. “Đêm bỏng rát” – sự tàn khốc của chiến tranh, lửa đạn.

Sang đến trường ca Ngày đang mở sáng, ta vẫn bắt gặp sự kết hợp độc đáo đó “Giấc mơ mỏng mảnh” – Giấc mơ ngắn, không rõ ràng, “Mắt người

hấp hối” – Cái chết cận kề ngay trước mặt. “Dốc người dựng ngược” – Dòng

người dài trên con đường gập ghềnh, trắc trở.

Ngoài sự kết hợp giữa danh từ và tính từ không tuân theo cách thông thường, Trần Anh Thái còn có sự sáng tạo tính từ kép rất lạ từ những từ trái

ngược nhau về mặt ý nghĩa: “Nụ cười bươm tả”- Sự kết hợp giữa "rách

bươm" và "tơi tả” thể hiện tâm trạng của con người với sự bất an, chán nản,

hoang mang, thất vọng, cay đắng, mệt mỏi dài dặc mãi không thôi. Nét độc đáo này phù hợp với sự cô chắt, tinh giản và gợi mở của thơ đồng thời mang đến người đọc một mỹ cảm mới, khác thường. Tuy sự sáng tạo này không xuất hiện ở nhiều dòng thơ nhưng đây là nét riêng biệt chỉ riêng Trần Anh Thái mới có, không hề trộn lẫn.

Như vậy, sự thuần thục, nhuần nhuyễn trong thao tác ngôn ngữ khiến cho sự kết hợp từ trong trường ca của trần Anh Thái không hề khiên cưỡng, giả tạo mà rất tinh tế, tài hoa. Bởi nó cho thấy các trạng thái tâm lí, xúc cảm của con người biến sắc, chuyển đổi tinh tế trên ngày từng con chữ, câu thơ.

Nói như PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp “qua hai trường ca “Trên đường” và

“Ngày đang mở sáng”, sự vận động trường ca Trần Anh Thái có thể nhìn

thấy rõ nét. Đọc Trần Anh Thái người ta dễ bị cuốn vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ của Trần Anh Thái đẹp và giàu biểu tượng. Nhiều câu thơ của Trần Anh Thái đã chạm vào cõi tâm linh” [71].

*

Nói tóm lại, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi tác giả luôn ở trong một cuộc đi tìm bản thân mình, giọng điệu riêng của mình. Cuộc đi tìm ấy không phải đến một thế giới cô đơn để tách mình ở đấy mà là để khẳng

99

định lại vị trí chủ thể của cá nhân trong xã hội: chủ thể sống, chủ thể sáng tạo. Những tìm tòi, những sự lựa chọn mang đậm sắc màu hiện đại của các tác giả đó chính là quy luật vận động, phát triển của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Nhà thơ với tư cách là nhà nghệ sĩ ngôn từ, không chỉ thể hiện bằng tư tưởng và cảm xúc mà còn bằng cả ngôn ngữ. Có thể khẳng định ngôn ngữ trường ca Trần Anh Thái với sự sáng tạo, cách tân đã nói lên bước dò tìm khó nhọc của nhà thơ, khát vọng sáng tạo không ngừng và mở ra nhiều hứa hẹn.

100

Một phần của tài liệu Phong cách trường ca Trần Anh Thái (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)