Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
419,19 KB
Nội dung
i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THU TRANG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHÈO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NGHÈO ĐA CHIỀU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI XÃ BẢO LÝ PHÚ BÌNH - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên, 2014 ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô là giảng viên tại trường đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tôi chuẩn bị tốt tâm lý cho đợt thực tập này. Tôi đặc biệt, gửi lời cảm ơn đến Th.s Nguyễn Mạnh Thắng - Giảng viên khoa Kinh tế và PTNT đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bác Chủ tịch UBND xã Bảo Lý, các đồng chí là cán bộ phòng văn hóa và Thương binh xã hội cùng với các hộ nông dân trên địa bàn xã Bảo Lý đặc biệt là các hộ dân thuộc 3 xóm Dinh, Hóa, Vạn Già đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài vì nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan nên không thể thiếu những mặt hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Bùi Thu Trang iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 2.1.1.1. Khái niệm nghèo 4 2.1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 5 2.1.2. Nghèo đa chiều (Multidimensional poverty) 8 2.1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều 8 2.1.2.2. Chỉ số nghèo đa chiều 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Các khía cạnh của nghèo đói 12 2.2.2. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta 14 2.2.3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến sự phát triển xã hội và con người 16 2.3. Giảm nghèo bền vững 16 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18 iv 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18 3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu 18 3.1.2.2. Thời gian nghiên cứu 18 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 18 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 18 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu 19 3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu 20 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.1.1. Vị trí địa lý 21 4.1.1.2. Địa hình 21 4.1.1.3. Khí hậu thủy văn 21 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 22 4.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã 23 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 24 4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Bảo Lý 24 4.1.2.2. Tình hình kinh tế 24 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng 27 4.1.2.4. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 28 4.1.3. Thuận lợi và khó khăn điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội trong quá trình giảm nghèo của xã Bảo Lý 29 4.2. Thực trạng nghèo của xã Bảo Lý 30 4.2.1. Tình hình nghèo đói của Xã Bảo Lý 30 v 4.2.2. Thực trạng nghèo của các hộ điều tra 32 4.2.2.1. Nguồn vốn con người 32 4.2.2.2. Đặc điểm về vốn tự nhiên 37 4.2.2.3. Đặc điểm tiếp cận vốn vật chất 37 4.2.2.4. Tiếp cận vốn thông tin 42 4.2.2.5. Tiếp cận vốn tâm lý 42 4.2.2.6. Đặc điểm vốn kinh tế 43 4.2.3. Đánh giá nghèo thông qua tiếp cận đơn chiều 44 4.2.4. Đánh giá thực trạng nghèo theo cách tiếp cận đa chiều 45 4.2.5. So sánh tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận đa chiều với đơn chiều về thu nhập 46 4.2.6. Phân loại các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và nguyên nhân nghèo 47 4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đơn chiều và đa chiều 48 4.4. Giảm nghèo bền vững 49 4.4.1. Giải pháp chung 49 4.4.1.1. Nguồn vốn con người 49 4.4.1.2. Nguồn vốn tài chính 50 4.4.1.3. Nguồn vốn vật chất 51 4.4.1.4. Đối với các nhóm hộ 52 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy định về Chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) 7 Bảng 3.1: Chỉ tiêu số lượng mẫu điều tra 19 Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Bảo Lý (có dến 31/12/2013) 22 Bảng 4.2. Cơ cấu dân số, lao động xã Bảo Lý 24 Bảng 4.3. Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã 25 Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 26 Bảng 4.5. Cơ sở vật chất cán bộ y tế năm 2013 29 Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ nghèo ở xã Bảo Lý qua 3 năm 2011 - 2013 30 Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ nghèo phân bố trên toàn xã giai đoạn 2011-2015 31 Bảng 4.8: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ năm 2013 32 Bảng 4.9: Bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong hộ điều tra năm 2013 33 Bảng 4.10: Tình hình giáo dục của các hộ điều tra năm 2013 34 Bảng 4.11: Đặc điểm về tiếp cận nguồn vốn con người của 54 hộ điều tra 35 Bảng 4.12: Tình hình sức khỏe các hộ điều tra năm 2013 36 Bảng 4.13: Đặc điểm về kiểu nhà của các hộ điều tra năm 2013 38 Bảng 4.14: Đặc điểm về chỉ báo vốn vật chất của các hộ điều tra năm 2013 39 Bảng 4.15: Đặc điểm nhu cầu sinh hoạt của các hộ điều tra 41 Bảng 4.16: Đặc điểm vốn tâm lý của các hộ điều tra 42 Bảng 4.17: Các khoản thu nhập trong năm 2013 43 Bảng 4.18: Tỷ lệ hộ nghèo tính theo thu nhập năm 2013 44 Bảng 4.19: Tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận đa chiều năm 2013 46 Bảng 4.20: So sánh tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận đa chiều so với đơn chiều 46 Bảng 4.21: Tỷ lệ các nhóm đối tượng nghèo đa chiều năm 2013 47 vii DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ESCAP : Châu Á - Thái Bình Dương KT – XH : Kinh tế - Xã hội KV : Khu vực LĐTB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội PTNT : Phát triển nông thôn TV : Tivi UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo UNDP : United Nations Development Programme (Chương trình phát triển liên hợp quốc) TB : Trung bình NN : Nông nghiệp 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, một chính sách trọng điểm mà Đảng và chính phủ ta luôn quan tâm và đặt lên làm vấn đề quan trọng hàng đầu. Từ trước đến nay, việc đánh giá nghèo đói vẫn dựa trên mức thu nhập của người dân, vào những năm 90 của thế kỷ 20 người nghèo là người có mức thu nhập trung bình thấp hơn 1 USD/ngày, hiện nay người nghèo là người có thu nhập nhỏ hơn 2 USD/ngày/người theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB). Với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, sự tiến bộ của trình độ khoa học kĩ thuật, sự đổi mới về tư duy và nhận thức. Đảng và nhà nước đang xây dựng một chương trình Xoá đói, giảm nghèo theo hướng bền vững và đó là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đất nước ta đang từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ sau khi chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường có quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong nông nghiệp: từ một nước phải nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản có thứ bậc trên thế giới. Đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, điều; đứng thứ tư về cao su; đứng thứ sáu về chè. Ngành công nghiệp và dịch vụ cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trửởng nhanh và ổn định của nền kinh tế nước ta. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tình trạng nghèo đói của một bộ phận dân cư trong xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được một bước tiến ấn tượng trong công tác giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo trên tổng số dân giảm liên tục trên cả nước và từng địa bàn. Tuy đạt được thành tích đáng kể trên nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều thách thức để duy trì kết quả giảm 2 nghèo đã đạt được và đảm bảo tính bền vững của giảm nghèo, đó là: Độ bao phủ đối tượng chưa cao, do xuất phát từ đo lường nghèo đói chủ yếu dựa vào thu nhập mà chưa tính đến các đối tượng khác tuy thu nhập trên chuẩn nghèo nhưng vẫn không tiếp cận được một số nhu cầu thiết yếu về y tế, giáo dục, nước sạch Mức độ nghèo phản ánh chưa chính xác nếu chỉ đo lường nghèo đói dựa vào thu nhập, thiếu công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, còn một bộ phận người dân chưa được hưởng các chính sách trợ giúp của Nhà nước do không phải là "hộ nghèo". Thách thức về tính bền vững trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tình trạng tái nghèo còn cao, một bộ phận nghèo kinh niên vẫn tồn tại Vì vậy, việc nghiên cứu, chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều để đáp ứng các nhu cầu cơ bản tối thiểu của người dân là một đòi hỏi mang tính khách quan để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tới. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của nhà trường và sự giúp đỡ của Th.s Nguyễn Mạnh Thắng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu • Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng nghèo đói theo hướng tiếp cận đa chiều thông qua các chỉ số nghèo đói đa chiều và chuẩn nghèo hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững, không còn tình trạng tái nghèo tại xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. • Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng nghèo đói của xã Bảo Lý thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và đơn chiều. - So sánh được thực trạng nghèo của phương pháp tiếp cận đa chiều so với phương pháp tiếp cận đơn chiều theo thu nhập. - Phân tích được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều và đơn chiều. - Đề xuất được các giải pháp nhằm thoát nghèo bền vững. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập tại trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Có được cái nhìn tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước nói chung và riêng xã Bảo Lý trên cơ sở đánh giá các chỉ số nghèo đa chiều. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. Ý nghĩa thực tế Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng nghèo đói của địa phương thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững của xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương đánh giá được tình trạng nghèo đói của nhân dân trên tất cả các phương diện để từ đó đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhằm phát triển KT-XH nông thôn và đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân xã Bảo Lý nói riêng và người dân nông thôn nói chung. [...]... - xã hội tại địa phương • Đánh giá thực trạng nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều • Nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều • Đưa ra các giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp Thu thập các số liệu thứ cấp... (2012), bình quân giảm trên 7%/năm Những thành công trong công tác giảm nghèo đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá Giảm nghèo phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường để giảm nghèo bền vững Tuy nhiên, trên thực tế kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các... 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Bảo Lý là một xã nằm cách trung tâm huyện Phú Bình 7 km - Phía Bắc giáp với xã Tân Khánh, xã Tân Kim - Phía Nam giáp với xã Xuân Phương, xã Nhã Lộng - Phía Tây giáp với xã Thượng Đình, xã Đào Xá - Phía Đông giáp với xã Tân Kim Bảo Lý có vị trí thuận lợi cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa Các mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng được lưu thông... vọng quá lớn nên hiệu quả không cao "Nghèo đa chiều đang được xem là "chìa khóa” tháo gỡ cho thực trạng "nghèo -tái nghèo - nghèo ở Việt Nam Trong công tác xóa đói giảm 16 nghèo, bên cạnh việc kế thừa những kinh nghiệm, cách làm hay, việc cần có một chiến lược giảm nghèo mới là một yêu cầu cấp bách Song việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì còn rất... Từ cách tiếp cận đa chiều ta sẽ có những biện pháp để giảm nghèo bền vững Đưa ra những chính sách và định hướng đúng đắn hợp lý, thay cho việc cần gì đáp ứng đấy làm người nghèo ỷ nại, lười lao động và sống mãi trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói 2.1.2.2 Chỉ số nghèo đa chiều Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) được tổ chức Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói của Đại học... thống kê tại các báo cáo của xã năm 2013 Việc chon ngẫu nhiên mỗi xóm tương ứng với mỗi loại hộ là 18 hộ sẽ giúp ta so sánh được tình trạng nghèo đơn chiều và nghèo đa chiều giữa các nhóm hộ 20 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu... người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (2011) và 9,6% (năm 2012), bình quân giảm 2,3%/năm Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm từ 58,33% (2010) xuống còn 50,97 (năm 2011) và 43,89% (2012), bình. .. của Liên Hợp quốc lưu ý Giảm nghèo bền vững phải được thực hiện một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực (chính sách, y tế, giáo dục và điều kiện sống) đảm bảo không có hiện tượng tái nghèo xảy ra 18 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ dân trong cộng đồng xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi... thấy, 20% nhóm giàu được hưởng phúc lợi xã hội nhiều hơn so với 20% nhóm nghèo Điều đó chứng tỏ rằng người càng giàu thì càng được hưởng lợi nhiều hơn so với người nghèo * Nghèo không chỉ nghèo về tiền bạc Đánh giá công tác giảm nghèo, Bộ LĐTB & XH cho biết, trên thực tế Việt Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ như các hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn…Tuy... công bố vào ngày 2/11/2011 Chỉ số MPI được xây dựng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007) bao gồm ba chiều đo lường là giáo dục, y tế và mức sống với mười chỉ báo với các trọng số khác nhau Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều Các chỉ số đa chiều phổ biến nhất là Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) . trường và sự giúp đỡ của Th.s Nguyễn Mạnh Thắng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú. phần vào bản báo cáo đánh giá thực trạng nghèo đói của địa phương thông qua phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững của xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. . các giải pháp để giảm nghèo bền vững, không còn tình trạng tái nghèo tại xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. • Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng nghèo đói của xã Bảo Lý thông