Tình hình nhân khẩu và lao động
Thông qua điều tra 54 hộ trên địa bàn xã Bảo Lý có tổng 218 nhân khẩu, trong đó số người ở độ tuổi lao động chiếm 60,42% tương ứng là 132 người, số người không nằm trong độ tuổi lao động là 86 người chiếm 39,58%.
Bảng 4.8: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ năm 2013
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Số người trong độ tuổi lao động
Trong độ tuổi lao động 132 60,42 Ngoài độ tuổi lao động 86 39,58
Tổng 218 100
Số người trong tuổi lao động theo giới
Nam 65 49,24 Nữ 67 50.76 Tổng 132 100 Tỷ lệ lao động chính Lao động chính 85 64,39 Lao động phụ 47 35,61 Tổng 132 100
Cơ cấu dân tộc Kinh 218 100
Tổng 218 100
(Nguồn: Điều tra phân tích)
Qua kết quả điều tra ta thấy, trong tổng số 132 lao động chính thì có 65 người là nam giới chiếm 49,24% thấp hơn nữ giới là 2 người tương ứng 1,52%. Mức chênh lệch này cho thấy hiện nay trong lao động nông nghiệp nữ giới vẫn là người lao động chính còn nam giới họ thường làm những hoạt động phi nông nghiệp, đi làm thuê làm mướn kiếm thêm thu nhập. Như vậy, sự bất bình đẳng trong phân công lao động vẫn còn tồn tại, người phụ nữ không phải trụ cột trong gia đình nhưng họ lại phải gánh vác nhiều việc từ việc chăm sóc con cái, sinh hoạt trong gia đình đến việc đồng áng.
Lao động phụ trong gia đình là những người trong độ tuổi lao động nhưng họ còn đang đi học hoặc đi làm thuê làm mướn hoặc bị ốm mất khả năng lao động không tham gia thường xuyên vào hoạt động sản xuất trong gia đình. Qua điều tra, tỷ lệ này là 35,61 % tương ứng là 47 người.
Về cơ cấu dân tộc, 100% các hộ được điều tra là dân tộc kinh do vậy chỉ những người trong diện chính sách mới được hưởng các chính sách hỗ trợ, miễn giảm về bảo hiểm hay khám chữa bệnh.
Như vậy, qua nghiên cứu về vốn con người sẽ có những cái nhìn thực tế, khách quan về năng lực, sự phân công lao động và thành phần dân tộc góp phần đánh giá được thực trạng nghèo đa chiều.
Giáo dục
Bảng 4.9: Bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong hộ điều tra năm 2013 Bằng cấp Khá Cận nghèo Nghèo Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Không bằng cấp 0 0 0 0 3 5,56 3 5,56 Tiểu học 0 0 5 9,26 10 18,52 15 27,78 THCS 3 5,56 5 9,26 3 5,56 11 20,37 THPT 10 18,52 6 11,11 2 3,7 18 33,33 Trung cấp 2 3,7 2 3,7 0 0 4 7,41 Cao đẳng 2 3,7 0 0 0 0 2 3,7 Đại học 1 1,85 0 0 0 0 1 1,85 Tổng 54 100
(Nguồn: điều tra phân tích)
Qua bảng trên ta thấy, có 3 hộ không có bằng cấp gì chiếm 5,56%, có 1 hộ có bằng cao nhất là đại học chiếm 1,85%. Bằng cấp cao nhất là THPT và tiểu học có tỷ lệ bằng nhau chiếm 18,52% tương ứng là 10 hộ, nhưng lại thuộc hai nhóm hộ khác nhau. Với bằng cấp cao nhất là tiểu học thuộc nhóm hộ nghèo, với bằng cấp cao nhất là THPT thuộc nhóm hộ khá.. Như vậy, sự chênh lệch về học vấn giữa người khá và người nghèo là khá cao, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.
Những hộ khá có điều kiện phát triển kinh tế nên họ có điều kiện để đầu tư cho con em đi học nên có tỷ lệ học vấn, bằng cấp cao hơn so với những hộ nghèo. Những hộ nghèo, thu nhập thấp tiền trang trải sinh hoạt trong gia đình còn khó khăn nên không có khả năng lo cho con cái đi học, nhiều gia
đình vẫn có suy nghĩ chỉ cần cho con đi học để không mù chữ không cần phải học cao. Đây chính là nguyên nhân tạo nên cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói ở khu vực nông thôn hiện nay.
Bảng 4.10: Tình hình giáo dục của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Hộ không có thành viên nào hoàn thành cấp độ tiểu học Khá 0 0 Cận nghèo 0 0 Nghèo 2 3,7 Tổng 2 3,7 Hộ có trẻ trong độ tuổi không được
học đến lớp 9
Khá 1 1,85
Cận nghèo 5 9,26
Nghèo 8 14,81
Tổng 14 25,92
(Nguồn: Điều tra tính toán)
Giáo dục là vấn đề quan trọng giúp các hộ thoát nghèo nhưng qua điều tra 54 hộ dân vẫn có 2 hộ thuộc hộ nghèo có các thành viên trong gia đình không có bằng cấp gì. Không có bằng cấp, kiến thức và tư duy hạn chế khó tiếp thu những cái mới, cái thay đổi mà chỉ biết làm theo những kinh nghiệm bản địa. Đây thực sự là vấn đề khó giải quyết đối với việc giúp họ thoát nghèo. Số gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học không được học đến lớp 9 là 14 hộ chiếm 43,94%. Trong đó hộ khá có 1 hộ (1,85%), cận nghèo có 5 hộ (9,26%), nghèo có 8 hộ (14,81%).
Như vậy, ta có thể thấy việc tiếp cận nền giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng nghèo đa chiều, giáo dục là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá nghèo đa chiều cho hộ gia đình. Con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhưng với trình độ văn hóa quá thấp sẽ là rào cản lớn nhất trong việc giảm nghèo. Muốn giảm nghèo bền vững thì việc đầu tư vào con người là nhân tố quan trọng cho sự thành công. Cần phải thay đổi cách tiếp cận nền giáo dục của người dân giúp họ thấy được tầm quan trọng của tri thức, nó sẽ mang lại nhiều giải pháp cho họ có thể lựa chọn sao cho thích hợp với điều kiện của mình. Từ đó là cơ sở để từng bước nâng cao năng lực con người, trình độ tay nghề, thoát nghèo một cách bền vững.
Sức khỏe
Vấn đề chăm sóc sức khỏe vẫn là vấn đề khó khăn của các hộ. Qua điều tra nghiên cứu, thì hầu hết các hộ gia đình đều có thành viên đau ốm trong năm, các bệnh thường gặp như sốt, cảm cúm, hô hấp, đau khớp, dạ dày, ngoài ra còn có bệnh hiểm nghèo… Mặc dù, số gia đình có người ốm trong năm khá cao (trung bình 1,185 người/hộ), số ngày đau ốm trung bình là 10,037 ngày/người/tháng. Nhưng số lần khám chữa bệnh trung bình tại các cơ sở y tế chỉ là 1,7037 lần/người/tháng. Điều này cho thấy mặc dù, chất lượng dịch vụ y tế khá tốt nhưng người dân vẫn chưa quan tâm tới sức khỏe của mình. Hoặc không có khả năng tiếp cận đến dịch vụ quan trọng này (bảng 4.11):
Bảng 4.11: Đặc điểm về tiếp cận nguồn vốn con người của 54 hộ điều tra Các chỉ báo Số hộ
điều tra
Tối
thiểu Tối đa Trung bình Các chỉ báo về vốn con người
Quy mô nhân khẩu (người) 54 1 9 2,54
Số năm đi học TB của một thành viên (năm) 54 0 14,5 6,15
Số thành viên làm NN (người) 54 0 4 0,9
Số thành viên làm nghề phi NN(người) 54 0 3 1,3
Tổng số lao động chính của 1 hộ (người) 54 1 4 2,2
Số người ốm trong năm (người) 54 0 2 1,185
Số ngày ốm TB/người trong hộ (ngày) 54 11,25 30 14,5
Số lần khám chữa bệnh TB của một thành
viên hộ trong năm (lần) 54 0 8 1,7037
Các chỉ báo về vốn tự nhiên
Diện tích đất trồng cây hàng năm (sào) 342 2 10 6,33
Diện tích mặt nước (sào) 44 0 3 0,81
Diện tích cây vườn lâu năm (sào) 0 0 0 0
Diện tích đất vườn 54 0 4 1
Tổng 440 8,14
Các chỉ báo về vốn vật chất
Diện tích nhà (m2) 4229 20 156 78,31
Giá trị nhà (triệu) 6.901 25 520 127,8
Qua điều tra, tỷ lệ tử vong của trẻ em chiếm 15%, tương ứng 8 hộ. Trong đó: khá là 2 hộ (3,7%), cận nghèo 3 hộ và nghèo là 6 hộ (11,11%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong của trẻ em ở nhóm hộ nghèo cao là vì khi người mẹ mang thai không được bồi bổ đầy đủ các loại dinh dưỡng lại phải lao động vất vả làm sẩy thai hoặc thai lưu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như muốn có con trai bỏ con gái khi đi siêu âm, do tre bị tai nạn, chết đuối, mắc bệnh hiểm nghèo (tim, u não…)
Bảng 4.12: Tình hình sức khỏe các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ có có trẻ em bị tử vong Khá 2 3,7 Cận nghèo 3 5,56 Nghèo 6 11,11 Tổng 11 26,37 Số hộ có trẻ em hoặc người lớn bị suy dinh
dưỡng
Khá 2 3,7
Cận nghèo 5 9,26
Nghèo 7 12,96
Tổng 14 25,92
(Nguồn: điều tra phân tích)
Vấn đề dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của trẻ em. Tỷ lệ số hộ có trẻ em và người lớn bị suy dinh dưỡng cao chiếm 9,26% trong tổng số hộ điều tra, tương ứng có 14 hộ. Trong đó: hộ khá giả có 2 hộ, cận nghèo 5 có hộ, nghèo có 7 hộ. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự suy dinh dưỡng ở cả trẻ em mới sinh và người lớn: thứ nhất là hộ nghèo không có đủ tiền để chăm sóc và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người mẹ khi đang mang thai và trẻ khi mới sinh; thứ hai là do bẩm sinh. Ở hộ khá giả, mặc dù có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sức khỏe, nhưng cũng không thể tránh khỏi điều này. Cần phải có những giải pháp về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ mới sinh, để hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em tử vong và suy dinh dưỡng. Đây cũng chính là giải pháp để giảm nghèo bền vững, bởi khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì chi phí tiền thuốc sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình, mọi hoạt động đều bị gián đoạn. Suy dinh dưỡng
cơ thể gầy yếu, sức khỏe kém thường xuyên ốm đau, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất để tạo ra thu nhập cải thiện cuộc sống.
Tóm lại, tài sản con người của các hộ điều tra được kết luận như sau: Trình độ học vấn, mức độ dinh dưỡng ở mức độ thấp với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Ở mức độ khá đối với các hộ khá, có điều kiện hơn.