Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 27)

Phương pháp so sánh

Sau khi các số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều so với hộ nghèo đơn chiều theo thu nhập để thấy được sự khác biệt giữa hai loại hình nghiên cứu và suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đề tài nghiên cứu. Từ các số liệu và các thông tin thu thập được tiến hành phân tích những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo, để thấy được xu hướng và đưa ra những giải pháp giảm nghèo bền vững.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bảo Lý là một xã nằm cách trung tâm huyện Phú Bình 7 km. - Phía Bắc giáp với xã Tân Khánh, xã Tân Kim

- Phía Nam giáp với xã Xuân Phương, xã Nhã Lộng - Phía Tây giáp với xã Thượng Đình, xã Đào Xá - Phía Đông giáp với xã Tân Kim

Bảo Lý có vị trí thuận lợi cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng được lưu thông dễ dàng qua các tuyến đường liên huyện, liên xã, và đường quốc lộ 37. Cung cấp hàng hóa cho các khu dân cư trong và ngoài tỉnh.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình xã Bảo lý có 2 con sông chảy qua: Sông cầu và Sông đào chia xã thành 2 miền rõ rệt:

- Miền Nam lý địa hình bằng phẳng, giáp sông Cầu và sông đào: nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiêp, sản xuất gạch và phát triển kinh tế - xã hội.

- Miền Bắc lý là đồi núi thấp xen kẽ các đồng bằng nhỏ hẹp, dân cư phân bố thưa thớt.

4.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng trung du phía Bắc với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 dương lịch đến tháng 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 dương lịch đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ thấp nhất là 50C, nhiệt độ cao nhất lên đến 37,50C. Lượng mưa trung bình từ 1310mm - 1540mm. Lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 dương lịch, thường gây lũ lụt vào tháng 7 và có lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa phân bố không đều cũng ảnh hưởng khó khăn tới phát triển kinh tế xã hội. Độ ẩm không khí trung bình từ 80% - 83%.

Qua đặc điểm địa hình và độ dốc trung bình của sông suối nên lũ về cường độ không lớn. Phân bố đất đai canh tác trên địa bàn tập trung gần với sông đào, là dòng chảy chính cung cấp nước từ nhiều năm nay.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên nước a) Tài nguyên nước

Hệ thống sông suối phân bố tương đối đồng đều là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Sông suối có độ rộng vừa phải, độ dốc thấp, cung cấp nước thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân cần xây dựng hệ thống cung cấp nước đạt tiêu chuẩn trong thời gian tới. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường tránh ô nhiễm nguồn nước.

b) Tài nguyên đất

Bảo Lý là một xã thuộc vùng cánh đồng của huyện, tuy nhiên nó vẫn mang đặc điểm của một xã trung du phía Bắc của huyện Phú Bình. Đó là diện tích tự nhiên trung bình chủ yếu là đất nông nghiệp, có diện tích trồng lúa, trồng cây hằng năm cao. Sử dụng diện tích đất vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả khá tốt.

Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Bảo Lý (có dến 31/12/2013)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1411,63 100

I. Đất nông nghiệp NNP 992,02 70,28

1. Đất để sản xuất nông nghiệp SXN 632,66 44,82

2. Đất lâm nghiệp LNP 260,86 18,48

3. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 98,5 6,98 II. Đất phi nông nghiệp PNN 273,06 19.34

1. Đất ở OTG 41,91 2,97

2. Đất chuyên dùng CDG 143,24 10,15

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,07 0.14 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 9,29 0,67 5. Đất sông suối mặt nước SMN 76,55 5,41 6. Đất phi nông nghiệp khác PNK

III. Đất chưa sử dụng CSD 146,55 10,38 1. Đất bằng chưa sử dụng BCS 65,07 4,61 2. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 81,48 5,77 3. Núi đá không có rừng cây NCS

Theo số liệu thống kê điều tra đất tự nhiên của xã Bảo Lý có tổng diện tích là 1411,63 ha, cơ cấu cụ thể đất đai của xã được trình bày qua bảng 4.1

- Nhóm đất nông nghiệp Có 992,02 ha, chiếm 70,28% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong nhóm đất này đất để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 44,82% trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và cây hằng năm.

- Nhóm đất phi nông nghiệp Có 273,06 ha, chiếm 19,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ cao nhất với 10,15%, đất tôn giáo, tín ngưỡng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,14%.

- Nhóm đất chưa sử dụng Có 146,55 ha chiếm 10,38% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 5,77%. Không có diện tích đất núi đá.

4.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã bàn xã

a. Thuận lợi:

+ Là một xã trung tâm huyện, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại trao đổi hàng hóa lưu thông có đường nhựa liên huyện, gần quốc lộ 37.

+ Diện tích đất trồng lúa, đất lâm nghiệp màu mỡ có độ phì nhiêu cao, giàu dinh dưỡng. tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất nông nghiệp.

+ Diện tích sông suối mặt nước chuyên dùng phục vụ cung cấp nước tốt.

+ Có điều kiện cho mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ các loại.

b. Khó khăn:

+ Thời tiết diễn biến phức tạp trong năm tạo cho sâu bệnh dịch hại có điều kiện thuận lợi sinh trưởng và phát triển gây ảnh hưởng hiệu quả sản xuất nông nghiệp của xã.

+ Đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún không tập trung cho sản xuất hàng hóa nhiều.

+ Đối với các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ không thực hiện ở quy mô lớn được do thị trường tiêu thụ nhỏ, hàng hóa không phong phú, giá cả cạnh tranh cao.

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Bảo Lý

Bảng 4.2. Cơ cấu dân số, lao động xã Bảo Lý

TT Cơ cấu dân số, lao động Số lượng Tỷ lệ %

1 Dân số 6489 100

2 Số hộ 1691 100

3 Số hộ lao động nông nghiệp 1484 87,76 4 Số hộ lao động phi nông nghiệp 207 12,24

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Bảo Lý năm 2013)

Theo báo cáo điều tra dân số năm 2013 thì xã Bảo Lý có tất cả 1691 hộ với 6489 nhân khẩu. Trong xã có 98% dân tộc Kinh, 2% là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa...các dân tộc này đến nhập cư là chính. Dân cư sống tập trung dọc theo sông Đào là chủ yếu.

Số hộ nông nghiệp của xã là 1484 hộ chiếm 87,76%, số hộ phi nông nghiệp là 207 chiếm 12,24% đây là tỷ lệ cao với xã trung du.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 61.36% phần lớn là lao động làm nông lâm ngư nghiệp, và họ chưa qua đào tạo nghề nên hiệu quả lao động còn thấp. Một số ít tham gia vào làm nghề phụ và dịch vụ kinh doanh.

* Đời sống văn hóa

Người dân trình độ hiểu biết kém nên vẫn còn sinh đẻ nhiều, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, tính đến 31/12/2013 toàn xã còn 145 hộ nghèo chiếm 12,38%. Các phong tục tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ nhưng do người dân có trình độ dân trí thấp nên nhận thức vấn đề rất hạn chế. Đây là một trong những trở ngại lớn đến phương pháp tiếp cận của chương trình khuyến nông - khuyến lâm đến với người dân. Do vậy việc cấp bách đặt ra cho các cấp, các ngành là tìm phương pháp chuyển giao khoa học, công nghệ tới người dân nơi đây một cách có hiệu quả nhất.

4.1.2.2. Tình hình kinh tế

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Năm 2013, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 6,3%. Trong đó nông nghiệp chiếm 83,5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 9,3%, thương mại dịch vụ chiếm 7,2%. (UBND xã Bảo lý).

* Sản xuất nông nghiệp - Trồng trọt

Cây lương thực chính ở đây là lúa và ngô ngoài ra còn có một số loại cây khác như lạc, sắn, đỗ, khoai lang,...

Tổng diện tích lúa của toàn xã là 352,47 ha và tổng sản lượng lúa thu được năm 2012 là 3358,8 tấn. Tổng diện tích trồng ngô là 170,56 ha, đạt sản lượng 1114,2 tấn. Phần lớn diện tích trồng lúa là chân 2 vụ nhưng do kỹ thuật chăm sóc chưa hợp lý, điều kiện tự nhiên khó khăn nên sản lượng lúa chưa cao. Tồng sản lượng ngô thấp là do hệ số thâm canh thấp, chăm sóc kém và một phần diện tích đất trông ngô là đất ven bờ, vên bãi, đất bạc màu.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã

TT Loại cây Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

1 Lúa

Diện tích Ha 564 567 568 Năng suất Tạ/ha 45,2 44,1 46,7 Sản lượng Tấn 2549,3 2613,9 2652,6

2 Ngô

Diện tích Ha 104,8 105,2 106 Năng suất Tạ/ha 41,5 42,6 42,3 Sản lượng Tấn 434,92 448,15 448,38

3 Lạc

Diện tích Ha 91,7 90,7 91 Năng suất Tạ/ha 14,8 15 14,4 Sản lượng Tấn 135,72 136,05 131,04 4 Khoai lang

Diện tích Ha 161 158 160 Năng suất Tạ/ha 74,6 74,2 75 Sản lượng Tấn 1201,1 1172,4 1200

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Bảo Lý năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng trên cho thấy giai đoạn 2011-2013 lúa vẫn cây trồng phổ biến nhất với diện tích lớn nhất, nhưng các cây trồng ngô, lạc, khoai lang và một số loại cây trồng khác ngoài phục vụ cho chăn nuôi còn là nguồn thu nhập khá cho người dân. Về diện tích trồng trọt qua 3 năm không thay đổi đáng kể cho thấy đời sống người dân được cải thiện thì phải nhờ vào nguồn thu ngoài nông nghiệp. Về năng suất nhìn chung ổn định và có tăng lên, đó là kết quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năm 2012 do ảnh hưởng của dịch

hại và thời tiết nên ảnh hưởng giảm năng suất và sản lượng. Cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích canh tác chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương. Hiện nay có nhiều giống lúa lai và ngô lai cho năng suất cao được người dân sử dụng thay cho những giống cây trồng cũ năng suất thấp.

- Chăn nuôi:

Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013

STT Loại vật nuôi ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng đàn Tổng đàn Tổng đàn

1 Trâu Con 608 598 615

2 Bò Con 1290 1302 1350

3 Lợn Con 5718 5823 5900

4 Gia cầm Con 79600 78500 79000

(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND xã Bảo Lý giai đoạn 2011 -2013)

Bảng 4.3 cho thấy xã Bảo Lý có số trâu bò tăng dần qua các năm, kết quả là do người dân chăn nhiều để bán mang giá trị cao phục vụ cho mục đích sinh sản và giết thịt. Gia cầm và lợn do ảnh hưởng của nhiều đợt dịch nên không tạo nhiều hiệu quả kinh tế, chủ yếu vẫn chăn nuôi để tận dụng phế phụ phẩm của sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi bán công nghiệp ở một sô hộ, chưa hình thành trang trại. Tổng số đàn lợn và gia cầm ở mức trung bình, bình quân mỗi hộ có từ 4 con lợn và từ 49 con gia cầm trở lên.

* Tiểu thủ công nghiệp

Toàn xã có: 2 Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp Hoàng Hữu Sơn - Chuyên lĩnh vực đồ mộc, xây dựng và Doanh nghiệp Thành Hưng chuyên May quần áo xuất khẩu, 8 điểm cưa sẻ cỡ lớn, 50 máy say sát các loại và 8 điểm hàn xây dựng điện. Xã có khoảng 12 lò đốt gạch ngói áp dụng công nghệ không khói hiện đại. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao đời sống của một số hộ dân và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân lao động. Tuy nhiên tiểu thủ công nghiệp thiếu quy hoạch là nguyên nhân chính gây ô nhiễm ô trường làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của đại bộ phận người dân trong xã.

* Sản xuất lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng của xã là 360.68 ha trong đó 88 ha rừng thông có độ tuổi 70 năm, còn lại phần lớn diện tích rừng là trồng keo,nhưng do thiếu kỹ thuật trồng và chăm sóc nên cây trồng chết nhiều, cây sống thì phát triển chậm. Hiện trạng rừng ở xã Bảo Lý hiện nay không mấy khả quan, hiệu quả kinh tế thấp.

* Dịch vụ

Trong những năm gần đây dịch vụ ở xã đã bắt đầu phát triển, xã có chợ và điểm giao dịch có đường giao thông thuận lợi, ở xã đã có các mạng lưới dịch vụ cung cấp, đáp ứng nhu cầu về thông tin cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Bưu điện xã đã được tài trợ lắp đặt máy tính và mạng internet phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin và thực hiện các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ có ý nghĩa quyết định đối với việc tồn tại và phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinh doanh có hiệu quả, là sự cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội và để làm được công tác này đòi hỏi phải có vốn đầu tư.

* Hệ thống giao thông

Trên địa bàn xã có 8,6 km đường nhựa là 2 tuyến đường tỉnh lộ từ Đá Gân đến Cầu Mây và Bảo Lý đến Trại Cau (huyện Đồng Hỷ). Hiện nay đường từ Cầu Mây lên Trung tâm xã Đào Xá đang được sửa chữa thành đường bê tông cấp phối. Đã có 5/12 xóm trong xã có đường bê tông liên xóm. Còn lại là đường đất đi lại không thuận tiện vào mùa mưa. Mở rộng đường bê tông trong thôn đang là mong muốn của người dân.

* Hệ thống thủy lợi

Xã có 8 hồ chứa nước, có sông đào dài 4 km nên cung cấp nước tưới cho trồng trọt tương đối đầy đủ. Toàn xã đã có tổng cộng 33,28 km kênh mương trong đó 11,67 km đã kiên cố hoá. Đây là điều kiện có lợi rất lớn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng.

* Hệ thống cấp điện

Hệ thống điện lưới của xã được hoàn chỉnh đảm bảo cơ bản về an toàn cho người sử dụng điện. Có 6 trạm biến áp đảm bảo cung cấp đầy đủ cho điện sinh hoạt và kinh doanh sản xuất, 100% các hộ dân đã có điện trong 12 thôn. Điện lưới trong xã đã hoàn toàn thuộc lưới điện quốc gia.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn xã có 1611 hộ gia đình, thì tất cả 1611 hộ đều có tivi, gần 100% số hộ có điện thoại. Một bưu điện văn hóa xã, trạm FM có 14 cụm cho 12 thôn hoạt động tốt mang đến thông tin liên lạc thuận tiện nhanh chóng cho yêu cầu nhiệm vụ cung cấp thông tin tới người dân. Mạng internet đã được lắp đặt tại các trường học, UBND xã và bưu điện xã.

* Mạng lưới dịch vụ kinh doanh

Tuy gần với trung tâm huyện, giao thông đi lại chưa thuận tiện do đó mạng lưới kinh doanh, dịch vụ cũng mới phát triển, là nguồn thu nhập thêm cho người dân. Xã có 140 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ. Trong đó có 65 hộ cá thể sản xuất, 75 hộ kinh doanh thương mại, đặc biệt là Doanh nghiệp Hoàng Hữu Sơn và công ty cổ phần may Thành Hưng, hằng năm giải quyết từ 300 - 500 lao động trong xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)