Nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 57)

* Cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi

Các hộ nghèo chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp. Mà sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian dài và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian quay vòng vốn chậm. Do đó tín dụng cho các hộ nghèo phải có đủ thời gian để họ thu hồi được vốn. Tạo vốn luân chuyển tín dụng là biện pháp cần thiết đối với hộ nghèo bởi họ không thể đầu tư khi họ thiếu ăn. Đồng thời tạo mọi điều kiện để người nghèo vay vốn với mức vốn vay, lãi suất và thời hạn vay ưu đãi để khuyến khích họ đầu tư sản xuất.

Tuy nhiên để sử dụng đồng vốn đúng mục đích thì họ phải được tập huấn về sử dụng vốn và kỹ thuật canh tác. Trong một số trường hợp có thể cấp vốn bằng vật chất như giống, phân bón… để tránh người nghèo sử dụng vốn sai mục đích khi vay. Ngoài ra ta nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khoa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các chương trình (hoặc dự án) tín dụng có mục tiêu.

4.4.1.3. Nguồn vốn vật chất

* Phát triển hệ thống giao thông

Đầu tư cho giao thông, vì giao thông là huyết mạch của nền kinh tế, giao thông thuận lợi thi mới tạo điều kiện cho buôn bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nơi. Trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, thì việc xây dựng đường giao thông liên thôn là một vấn đề quan trọng. Vì vậy cần cải thiện bằng cách xây dựng đường cấp phối đến từng thôn, nguồn vốn huy động của Nhà nước, có thể tìm thêm nguồn vốn hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức phi chính phủ... Nhân dân đóng góp một phần tiền của và ngày công xây dựng.

* Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi để nâng cao hệ số sử dụng đất.

Xây dựng hệ thống thủy lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, bên cạnh đó kêu gọi các dự án, chương trình hỗ trợ đầu tư, nạo vét và tu bổ kênh mương theo định kỳ. Đặc biệt chú ý đến kênh mương ở cuối hệ thống mương máng, đảm bảo cung cấp đủ nước cho diện tích canh tác ở cuối mương máng.Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phải thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của địa phương kết hợp với khai thác vườn tạp. Các giải pháp này sẽ giải quyết một phần tình trạng thiếu ruộng và thiếu nước cho các hộ dân.

* Phát triển kinh tế thông qua các hoạt động sản xuất

Phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác các nguồn lực và vật liệu địa phương thay thế trong dân như các biện pháp: Sử dụng phân hữu cơ, trồng xen, gối với các cây họ đậu,...

* Khắc phục những hạn chế của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin

Phải tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ khai thác nội lực trong nhân dân đảm bảo cho việc phát triển bền vững. Vì thế, cần động viên cho các hộ khá về kinh tế, có kinh nghiệm làm ăn, có tinh thần giúp đỡ, bồi dưỡng họ trở thành động lực tại chỗ tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật mới và họ được giao trách nhiệm giúp đỡ các hộ nghè xung quanh. Để hộ nông dân giúp đỡ nhau tại chỗ thì việc xóa đói giảm nghèo sẽ tốn chi phí thấp, hiệu quả cao.

4.4.2 Gii pháp riêng

4.4.2.1 Đối với các nhóm hộ

- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức sống tối thiểu và thiếu hụt ít nhất từ 1 chiều trở lên (giả định), sẽ áp dụng một số chính sách về an sinh xã hội như y tế, giáo dục và chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, tạo việc làm, tạo thu nhập.

- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu nhưng thiếu hụt ít nhất từ 1 chiều trở lên, sẽ hỗ trợ để tiếp cận để bù đắp chiều thiếu hụt, việc hỗ trợ và mức độ tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách và định hướng phổ cập để giải quyết.

- Đối với nhóm đối tượng tiếp cận đầy đủ các chiều nhưng thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu (thất nghiệp tạm thời) sẽ sử dụng chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại.

- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đánh giá được thực trạng nghèo ở xã Bảo Lý theo tiếp cận đơn chiều là: thực trạng nghèo vẫn còn phổ biến, người nghèo tụt hậu khá xa so với mức độ trung bình của toàn xã, thu nhập người nghèo còn bấp bênh. Các hộ cận nghèo có mức thu nhập sát với nghèo, rễ rơi vào tái nghèo.

- Đánh giá được thực trạng nghèo qua tiếp cận nghèo đa chiều: thực trạng nghèo phổ biến rộng rãi hơn, ngoài thiếu hụt về thu nhập nghèo đa chiều còn đánh giá mức độ nghèo về sức khỏe, giáo dục và nhu cầu sống cụ thể như sau:

+ Sức khỏe: Người dân chưa thực sự quan tâm tới sức khỏe, việc tiếp cận y tế, khám chữa bệnh còn hạn chế

+ Giáo dục: Đối với hộ nghèo và cận nghèo ở mức độ thấp, đối với hộ khá giả thì giáo dục ở mức độ khá. Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục. Tuy nhiên ở 1 số hộ nghèo không đủ điều kiện để cho con cái của họ đến trường.

+ Nhu cầu sống: Nhu cầu sống của hộ nghèo rất thấp so với hộ khá gi ⇒ mức độ chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới nghèo đói trong địa bàn xã Bảo Lý là:

+ Thiếu đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất khô cằn, ít dinh dưỡng, thiếu nước sản xuất.

+ Điều kiện tự nhiên với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.

+ Không có thị trường hoặc thị trường hoạt động yếu kém. + Gia đình ít người lại có người già thường xuyên đau ốm.

+ Nghề nghiệp và mức độ đa dạng của nghề nghiệp không cao, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.

+ Thiếu phương tiện sản xuất, năng suất thấp. + Giáo dục còn hạn chế. Tay nghề và trình độ thấp. + Thiếu vốn sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sức khỏe kém làm giảm sức lao động đẫn đến giảm thu nhập.

- So sánh được tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều so với tiếp cận đơn chiều là: có 33,33% số hộ thuộc nghèo đơn chiều, 51,85% số hộ là nghèo đa chiều. Vậy tỷ lệ số hộ nghèo tăng 56%.

⇒ Nghèo đa chiều có tính bao quát hơn, phản ánh phạm vi đối tượng nghèo rộng rãi hơn so với tiếp cận đơn chiều.

- Đề xuất được các giả pháp giảm nghèo là: Phân loại các đối tượng nghèo đa chiều và đề xuất các chính sách giảm nghèo áp dụng cho từng đối tượng nghèo. Ngoài các chính sách làm tăng thu nhập, ta phải quan tâm đến các chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở,… góp phần làm giảm nghèo bền vững cho xã Bảo Lý.

2. Kiến nghị

Phải bảo đảm an sinh xã hội tối thiểu cho người nghèo về việc làm, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và thông tin… Ngoài ra, cũng cần xem xét lại một số chính sách giảm nghèo không còn phù hợp để tránh tư tưởng ỷ lại; sửa đổi một số chính sách chưa hoàn thiện, không phát huy được nội lực của người nghèo để người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Cần thực hiện nhiều hơn các nghiên cứu về đánh giá nghèo đói bằng cách tiếp cận đa chiều để có những cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng nghèo đói của người dân xã Bảo lý nói riêng và huyện Phú Bình nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Hữu Hồng (2007), “Bài giảng Phát triển cộng đồng”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Bộ Lao động thương binh xã hội, (2001), “Văn kiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm năm 2001 - 2005”.

3. Các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Bảo Lý, huyện Phú Bình các năm 2011,2012,2013.

4. Trần Tiến Khai, (2013), “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở

nông thôn Việt Nam”.

5. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012.

II. Tiếng Anh III. Internet 6. http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/ChiSoPhatTrienConNguoi/Dis pForm.aspx?ID=14&ContentTypeId=0x01005D0CD111C0019D 44BE40A8F47C65FD8F04004276637CCA567D4EBE256F3E1 C6DBF35 7. http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://www.oph i.org.uk/multidimensional-poverty-index/mpi- 2013/&prev=/search%3Fq%3Dmultidimensional%2Bpoverty%2 Bindex%26newwindow%3D1 8. http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://en.wikipe dia.org/wiki/Multidimensional_Poverty_Index&prev=/search%3 Fq%3Dmultidimensional%2Bpoverty%2Bindex%26newwindow %3D1 9. http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=317504 10. http://123doc.vn/document/107592-mot-so-van-de-ly-luan-chung-ve- ngheo-doi-doc.htm?page=6 11. http://www.baotintuc.vn/thoi-su/giam-ngheo-ben-vung-bang-tieu-chi-da- chieu-20140606101534338.htm 12. http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20720

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 57)