So sánh tỷ lệ hộ nghèo của phương pháp tiếp cận đa chiều với đơn chiều

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 53)

chiu v thu nhp

Bảng 4.20: So sánh tỷ lệ hộ nghèo qua tiếp cận đa chiều so với đơn chiều

Chỉ tiêu Đa chiều Đơn chiều So sánh đa

chiều/đơn chiều Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Nghèo 28 51,85 18 33,33 156%

Không nghèo 26 48,15 36 66,67 72,22%

Tổng 54 100 54 100 0

(Nguồn: điều tra tính toán)

So sánh tỷ lệ hộ nghèo của 2 phương pháp nghiên cứu để ta biết được sự khác nhau trong đánh giá nghèo thông qua nghiên cứu tiếp cận nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều về thu nhập.

Nhận xét: Qua thống kê số liệu từ 54 hộ gia đình với 218 nhân khẩu có 28 hộ với trung bình khoảng 113 người đang sống trong tình trạng nghèo khổ đa chiều. Con số này đã vượt quá 18 hộ, tương ứng trung bình 72,67 người cùng ở khu vực nghiên cứu này tính theo mức thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng. So sánh tỷ lệ hộ nghèo đa chiều/nghèo đơn chiều, tỷ lệ hộ nghèo tăng 56%, tương ứng tăng 10 hộ.

Như vậy, chỉ qua đánh giá 10 chỉ số nghèo khổ đa chiều, ta đã có những số liệu khác về thực trạng nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên với một con số nhất định, điều này đã đánh giá được bản chất thực sự của sự nghèo đói. Khi đáp ứng được tất cả những chỉ số về nghèo khổ đa chiều thì vấn đề nghèo đói sẽ được giải quyết triệt để mà không còn hiện tượng nghèo - tái nghèo.

Tóm lại, chỉ số nghèo khổ đa chiều đã phản ánh tất cả phạm vi ảnh hưởng của đói nghèo. Như vậy chỉ số nghèo đa chiều hay chuẩn nghèo đa chiều là tiêu chí đo lường sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Ý nghĩa của chỉ số nghèo đa chiều là bao quát được trực tiếp hơn sự túng thiếu, tổn thất trong tác động đến sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, vệ sinh và năng lượng, đo đếm được đối tượng, xác định đối tượng, trên cơ sở đó xây dựng được các chính sách giảm nghèo cho từng nhóm đối tượng phù hợp. Như vậy, tiếp cận đa chiều kết hợp tiếp cận đơn chiều để bổ sung 1 cách đầy đủ rõ nét và chính xác về bức tranh nghèo đói của địa phương, có những giải pháp cho từng nhóm người đối tượng cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng, đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Bảo Lý - Phú Bình - Thái Nguyên. (Trang 53)