Đánh giá thực trạng đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn Lập Thạch Vĩnh Phúc
1 Trong mọi thời đại, ở bất kỳ một quốc gia nào, đất đai cũng luôn được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những đem lại các lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và chính trị, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay thì nó lại càng trở nên quan trọng hơn. Bởi vậy, không một Nhà nước nào lại không quan tâm tới việc quản lý quỹ đất của mình. Ở nước ta, trước đây việc quản lý đất đai bị buông lỏng trong một thời gian dài nhưng những năm gần đây, do tác động của cơ chế thị trường đã làm thay đổi tình hình sử dụng đất nhất là ở các thành phố lớn. Cùng với sự thay đổi đó, nhu cầu thực hiện các quyền sử dụng đất ngày càng cấp thiết đặc biệt là đất ở đô thị. Luật Đất Đai năm 1993 ra đời đã làm thay đổi các quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước với chủ sử dụng đất và giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Nhà nước ta đã, đang và sẽ ngày càng hoàn thiện các chính sách pháp luật để thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước, làm cơ sở nắm chắc, quản chặt quỹ đất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và nhu cầu hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thị trấn Hoa Sơn - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ mà tỉnh Vĩnh Phúc giao phó, trong đó có công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính của thị trấn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Với những lý do đó, việc chọn đề tài: “ Đánh giá thực trạng đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản 2 khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc” sẽ phần nào cho thấy những mặt đã làm được, những tồn tại, khó khăn hiện nay trong công tác Đăng kí đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính. Từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Thị trấn Hoa Sơn nói riêng và trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đồng thời được sự phân công của khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của TS. Thái Thị Quỳnh Như cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên Vũ Lệ Hà, sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của phòng địa chính - UBND thị trấn Hoa Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, em tiến hành thực hiện nghiên cứu đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn Thị trấn Hoa Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc”. Việc chọn đề tài “Đánh giá thực trạng đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc” nhằm : - Làm rõ những thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức kê khai đăng ký đất đai và thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn. 3 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn. - Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn nói riêng và trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. - Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các văn bản pháp luật quy định về đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn Hoa Sơn nói riêng. - Thu thập đầy đủ tài liệu về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn. - Thu thập đầy đủ tài liệu về công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn thị trấn. - Tiếp cận công việc thực tế để nắm rõ quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình cá nhân trên địa bàn toàn thị trấn. - Nguồn số liệu, tài liệu phải chính xác, khách quan, có độ tin cậy, phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn thị trấn nghiên cứu. - Đưa ra những đề xuất và kiến nghị phải phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại địa phương. 4 khoa hc. 1.1.1. Đăng ký đất đai. Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính để thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo về quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký đất đai trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một là đăng ký đất đai ban đầu và giai đoạn hai là đăng ký biến động đất đai. Đăng ký ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả nước để thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. Còn đăng ký biến động đất đai được thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký đất đai ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập. Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng, công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý lợi ích chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. 5 Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước, Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân nghĩa là bảo về quyền sử dụng đất hợp phá và giám sát nghĩa vụ theo quy định phất luật để đảm bảo lợi ích chung toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. Đăng ký đất đai là điều kiện để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, biết mục đích sử dụng, từ đó có điều chỉnh hợp lý. Các thông tin hồ sơ địa chính: hồ sơ địa chính cung cấp gồm tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, hạng đất, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, những rang buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý của những thay đổi này. 1.1.2. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. a. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất hợp pháp để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đang tồn tại 4 loại: - Loại thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật Đất Đai năm 1987 và mẫu giấy được lập theo mẫu của Quyết định 201/QĐ/ĐKTK để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có màu đỏ. - Loại thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng 6 đất ở đô thị được cấp theo Luật Đất Đai năm 1993 và Nghị định 60/ CP với mẫu theo Quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/01/2005. Giấy chứng nhận có hai màu: màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và màu xanh lưu tại Sở Địa chính trực thuộc. - Loại thứ ba: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo hệ thống Luật Đất Đai năm 2003, mẫu giấy theo Quyết định 24/QĐ-BTNMT. Giấy có hai màu : màu đỏ giao cho các chủ sử dụng đất và màu trắng lưu lại phòng Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. - Loại thứ tư: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo Nghị định số 88/2009/ NĐ - CP ngày 19/10/2009. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. b. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cở sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ. - GCN có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự về đất đai. - GCN không những buộc người dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi - GCN giúp xử lý vi phạm về đất đai. 7 - Thông qua việc cấp GCN, nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát được việc mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn hơn nữa. - GCN là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội; giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đối với Nhà nước, đăng ký, cấp GCN đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả . Đối tượng quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính. Vì vậy, Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai thì trước hết phải nắm chắc các thông tin về tình hình theo yêu cầu quản lý. Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần biết gồm: Vị trí, hình thể, diện tích, loại đất. Tất cả các thông tin trên phải được thể hiện chi tiết tới từng thửa đất. Đây là đơn vị nhỏ nhất chứa đựng các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, và pháp lý của đất theo yêu cầu quản lý của nhà nước về đất đai. Qua các thông tin về đất đai mà công dân đăng ký, từ đó nhà nước mới thực sự quản lý chặt chẽ tình hình đất đai trên phạm vi hành chính, lãnh thổ các cấp, và thực hiện được mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật. Qua việc đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, Nhà nước nắm chắc thực trạng đất đai và những biến đổi trong quá trình sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng… Đồng thời, Nhà nước phát hiện những trường hợp sử dụng đất đai trái pháp luật và có các biện pháp xử lí, có cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. 8 - Đối với người sử dụng đất, đăng ký, cấp GCN là công cụ bảo vệ lợi ích của các bên tham gia quan hệ sử dụng đất đai. Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lí, người được đăng ký đất chỉ có quyền sử dụng đất được giao, đồng thời phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc sử dụng đất được giao. Thông qua việc đăng ký cấp GCN, lợi ích của nhà nước sẽ được đảm bảo: thu thuế sử dụng đất, thu thuế tài sản, thuế chuyển nhượng… Đồng thời, phục vụ cho các chương trình cải cách đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng đất. Bên cạnh đó người sử dụng đất theo các quy định của pháp luật. Được tăng cường độ an toàn trong việc sử dụng đất, người dân nào đăng ký quyền sử dụng đất sẽ được nhà nước bảo vệ khi có tranh chấp về đất đai. Và cũng tạo cho người dân yên tâm trong việc đầu tư đất đai. Đăng ký cấp GCN cũng hỗ trợ cho các giao dịch về đất đai được thuận lợi nhanh chóng và tuân thủ pháp luật. Thị trường bất động sản hiện nay đang trong quá trình phát triển, nên đăng ký quyền sử dụng đất đai là một công cụ giúp cho thị trường lành mạnh hơn. Và quyền lợi của người sử dụng đất cũng như của Nhà nước được đảm bảo. Có sự đăng ký quyền sử dụng đất giúp giảm các tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Theo thống kê thì các vụ tranh chấp, khiếu nại chủ yếu là về đất đai, vì vậy đăng ký quyền sử dụng đất đai giúp xác lập quyền lợi của người sử dụng cũng như ngăn cấm những hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất. Đăng ký cấp GCN là cơ sở bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ trong việc thực hiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của toàn xã hội trong việc sử dụng đất. Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCN, đăng ký đất quy định 9 trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật về đất đai. Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh chấp, xâm phạm, cũng như xác định nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật cũng như nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả nhất. 1.1.4. Hồ sơ địa chính và sự cần thiết trong việc thiết lập hồ sơ địa chính. a. Khái niệm hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách vv…phản ánh yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai tính cho từng đơn vị đất. Rõ ràng hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai bởi nó chứa đựng thông tin về đất đai. Tất cả các thông tin về tự nhiên của đất đai được lấy thông qua đo đạc khảo sát; còn các yếu tố kinh tế của đất đai lấy thông tin từ việc phân loại, đánh giá, phân hạng đất đai là điều kiện để xác định giá đất và thu thuế. Yếu tố xã hội về đất đai lấy từ hoạt động của Nhà nước về quy định quyền sở hữu, quyền sử dụng, các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp,… Còn yếu tố pháp luật của đất đai thì căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ví dụ như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định pháp luật veef giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất vv… Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã, thị trấn. 10 Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính: - Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin: + Vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất; + Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; + Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình; + Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. - Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm các thông tin: + Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính; + Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín; + Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức; + Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy [...]... được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai - Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất 20 không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ... thửa đất theo quy định thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó Trường hợp đăng ký chung cho nhiều thửa đất mà không cấp Giấy chứng nhận thì lập một hồ sơ thủ tục đăng ký chung cho các thửa đất đó Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà chia tách thửa để tạo thành nhiều thửa đất mới thì lập riêng hồ sơ thủ tục đăng ký cho từng thửa đất mới tách Trường hợp đăng ký hợp thửa đất. ..chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai; + Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất - Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo Quy định về Giấy chứng nhận Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà không có... về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.2.2 Một số quy định hiện hành về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính a Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Theo điều 98 – Luật đất đai 2013, nguyên tắc... hợp thửa đất thì lập hồ sơ thủ tục đăng ký cho thửa đất mới hợp trên cơ sở hợp nhất các hồ sơ thủ tục đăng ký của các thửa đất trước khi hợp thửa - Địa phương đã triển khai thực hiện đăng ký điện tử thì hồ sơ thủ tục đăng ký được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai - Địa phương đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng chưa thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dạng số thì các giấy tờ được... khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc Giấy chứng nhận để thay thế * Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất - Hồ sơ thủ tục đăng ký được tập hợp để lưu trữ và tra cứu khi cần thiết bao gồm: 23 +) Các giấy tờ do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp khi đăng ký lần đầu và đăng ký biến động; +) Các giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập trong quá trình thực. .. mẫu lập hồ sơ địa chính Ngày 08/01/1988, Luật đất đai ra đời Tại điều 09 của Luật này nêu rõ: Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đây là 1 trong bảy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Kể từ khi luật đất đai 1988 có hiệu lực nhìn chung công tác quản lý đai đã đi dần vào nề nếp, ổn định Trong giai... dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai 21 - Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau: +) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; +) Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất; +) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất; ... 08/2006/QĐ-BTNMT 29 1.3 Cơ sở thực tiễn về đăng ký đất đai, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam a Kết quả cấp GCN trước khi có Luật đất đai 2003 Việc cấp GCN được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại Luật đất đai năm 1988 và Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc cấp GCN Song những năm trước khi có Luật đất đai 1993, kết quả... dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi GCN diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực . công việc về đăng ký đất đai trong từng thời kỳ, đăng ký đất đai được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một là đăng ký đất đai ban đầu và giai đoạn hai là đăng ký biến động đất đai. Đăng ký ban. tiến hành thực hiện nghiên cứu đồ án tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác găn liền với đất, công. Việc chọn đề tài Đánh giá thực trạng đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, công tác lập và chỉnh lý hồ