QH-KHSDĐ có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương được khoa học, chủ động, đất đai được
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN NGỌC TUYẾT
Tên đề tài:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 – 2015
Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Đình Thi
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành" Mỗi sinh viên ra trường đều cần trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Do vậy mà thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường Qua đó, hệ thống lại toàn
bộ kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiến thức luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học
Từ những cơ sở trên được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và môi trường, em đã tiến hành thực tập tại UBND xã Bảo Hà – huyện
Bảo Yên – tỉnh Lào Cai từ ngày 26/5/2014 – 20/8/2014 với đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất đai xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020”
Có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa, sự tận tình giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa
đặc biệt là thầy giáo ThS Nguyễn Đình Thi là người trực tiếp hướng dẫn luận văn
tốt nghiệp của em, đã luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã dậy dỗ chúng em hoàn thành luận văn và trưởng thành như ngày hôm nay
Cũng nhân dịp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn cán bộ, chuyên viên
UBND xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ em trong thời gian
em thực tập tại địa phương
Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì thế khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Tuyết
Trang 3: Diện tích : Đăng ký thống kê : Nông nghiệp : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : Đơn vị tính
Trang 4MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3 Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Mục tiêu của đề tài 2
1.3.2 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 4
2.1.1 Khái niệm về đất đai 4
2.1.1.1 Khái niệm về đất đai 4
2.1.1.2 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt 4
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội 5
2.1.3 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất 6
2.1.3.1 Quy hoạch phân bổ đất đai 6
2.1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất 7
2.1.4 Tầm quan trọng và vai trò của quy hoạch sử dụng đất 7
2.2 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 8
2.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất 8
2.2.2 Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai 9
2.2.3 Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch 11
2.3 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới và trong nước 11
Trang 52.3.1 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới 11
2.3.2 Tình hình quy hoạch đất đai ở Việt Nam 12
2.3.2.1 Thời kỳ 1975 - 1978 12
2.3.2.2 Thời kỳ 1981 - 1986 13
2.3.2.3 Thời kỳ 1987 đến trước khi có luật đất đai 1993 13
2.3.2.4 Thời kỳ từ khi ban hành luật đất đai năm 1993 đến trước khi ban hành luật đất đai 2003 14
2.3.2.5 Thời kỳ từ khi ban hành luật đất đai năm 2003 đến nay 14
2.3.3 Tình hình quy hoạch đất đai tỉnh Lào Cai 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến quá trình sử dụng đất của xã Bảo Hà 19
3.2.2 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai của địa phương 19
3.2.3 Xây dựng phương án quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 19
3.2.4 Một số biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Phương pháp nội nghiệp 20
3.3.2 Phương pháp ngoại nghiệp 20
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 20
Trang 63.3.4 Phương pháp xây dựng bản đồ 20
3.3.5 Phương pháp tính toán, dự báo 21
3.3.5.1 Dự báo dân số gia tăng trong kỳ quy hoạch 21
3.3.5.2 Dự báo số hộ 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường 22
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1.2 Các nguồn tài nguyên 23
4.1.1.3: Thực trạng môi trường 25
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 25
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 26
4.1.2.3 Trạng thái phát triển các ngành kinh tế 26
4.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 28
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 28
4.1.2.6 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 31
4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 31
4.2.1 Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành 31
4.2.2 xác định điạ giới hành chính, lập và quả lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 32
4.2.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ đại chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 32
4.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 32
Trang 74.2.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất 33
4.2.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 33
4.2.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 34
4.2.8 Quản lý tài chính về đất đai 34
4.2.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản 34
4.2.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 34
4.2.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 35
4.2.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai: giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 35
4.2.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 35
4.3 Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai 36
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 36
4.3.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 39
4.3.2.1 Biến động đất nông nghiệp 40
4.3.2.2 Biến động đất phi nông nghiệp 40
4.3.2.3 Biến động đất chưa sử dụng 40
4.3.2.4 Nhận xét chung về tình hình biến động đất đai 40
4.4.2 Đánh giá nguyên nhân tồn tại và yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất 43
4.5 Đánh giá tiềm năng đất đai 43
4.5.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp 43
Trang 84.5.2 Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, xây
dựng khu dân cư nông thôn 44
4.5.2.1 Tiềm năng đất đai để phục vụ cho xây dựng khu dân cư nông thôn 44
4.5.2.2 Tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ 44
4.5.2.3 Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển hạ tầng 44
4.6 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 45
4.6.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2013 – 2020 45
4.6.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 45
4.6.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 45
4.6.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 46
4.6.2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch 46
4.6.3 Một số giải pháp tổ chức thực hiện 55
4.6.3.1 Giải pháp đầu tư 55
4.6.3.2.Giải pháp tổ chức hành chính 56
4.6.3.3 Hoàn thiện các chính sách 56
4.6.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 57
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng dân số và lao động xã Bảo Hà 28
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Bảo Hà 36
Bảng 4.3: Biến động các loại đất năm 2013 so với năm 2010 39
Bảng 4.4 Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu của quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của xã Bảo Hà 41
Bảng 4.5: Quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Hà gia đoạn 2014 - 2020 50
Bảng 4.6: Quy hoạch đất nông nghiệp xã Bảo Hà giai đoạn 2014 - 2020 52
Bảng 4.7: Dự báo dân số, số hộ và nhu cầu đất ở xã Bảo Hà 54
Bảng 4.8: Quy hoạch đất phi nông nghiệp xã Bảo Hà 55
giai đoạn 2014 - 2020 55
Trang 101
Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với lịch sử khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất đai Luật đất đai 1993 khẳng định: “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, xã hội kinh tế, an ninh quốc phòng” (Luật đất đai 2003) Ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách phù hợp và hiệu quả, Nhà nước ta đã sớm tiến hành quy hoạch việc
sử dụng đất, ban hành và hoàn thiện các văn bản luật để quản lý tài nguyên quý giá này
QH-KHSDĐ đai tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững mang lại hiệu quả cao nhất Mặt khác QH-KHSDĐ đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế
sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, hạn chế việc tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái môi trường, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội
QH-KHSDĐ có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương được khoa học, chủ động, đất đai được sử dụng hợp lý, đúng mục đích đạt hiệu quả cao
Bảo Hà là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bảo Yên, với phần lớn lao động là nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của xã đã có sự thay đổi nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như mức độ phát triển chưa cao, chưa đồng
Trang 11với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Đình Thi, em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020”
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai xã Bảo Hà giai
đoạn 2014 - 2020 nhằm sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa
học và hiệu quả
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Trong qúa trình nghiên cứu phải tuân thủ đúng pháp luật của Nhà nước, có tính khoa học - kỹ thuật đồng thời phải căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nắm vững được kiến thức
+ Xây dựng phương án QH-KHSDĐ đai hợp lý cho các mục đích sử dụng đất đảm bảo có tính khả thi cao
+ Đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước về đất đai
+ Đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể của Huyện
- Những kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi
1.3 Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bảo Hà
Trang 12- Là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội,
an ninh quốc phòng của địa phương
- Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đai xã Bảo Hà –
huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 – 2020
1.3.2 Ý nghĩa của đề tài
- Đối với sinh viên: Nắm được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố và hoàn thiện kiến thức đã được học
- Đối với địa phương: Giúp địa phương xây dựng được một phương án quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả
Trang 134
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm về đất đai
2.1.1.1 Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (ao, hồ, sông, suối, đầm…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu, nhà cửa, đường xá, cầu cống…)
Như vậy, “Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều ngang (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật và các thành phần khác)
2.1.1.2 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Không phụ thuộc vào hình thái kinh tế - xã hội để thực hiện quá trình
lao động cần phải hội tụ đủ ba yếu tố sau:
- Hoạt động hũu ích: Chính là lao động hay con người có khả năng sản xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất
- Đối tượng lao động: Là đối tượng để lao động tác động lên trong quá trình lao động
Trang 145
- Tư liệu lao động: Là công cụ hay phương tiện lao động được lao động
sử dụng lao động lên đối tượng lao động
Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể và hoàn thiện được khi có con người và, điều kiện vật chất Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc…) Vì vậy, đất đai là “tư liệu sản xuất”
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã hội
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật khác trên trái đất Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, không có đất thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người
- Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các đô thị, làng mạc, các khu công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, các công trình phúc lợi và các cánh đồng để con người trồng trọt chăn nuôi
- Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm về tài chính
và sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ… Đất đai tham gia vào tất cả các
ngành sản xuất vật chất trong xã hội như một tư liệu sản xuất đặc biệt Tuy
nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân đất đai có những
vị trí vai trò khác nhau
- Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội Đặc biệt với nước ta là một nước nông nghiệp đi lên
từ nền kinh tế chậm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện
Trang 156
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì đất đai còn là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn và có ý nghĩa chính trị quan trọng
2.1.3 Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà Nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy
đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường” (Nguyễn Đình Thi, 2011)
Trong công tác quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều nhiệm vụ, một nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch là phân bổ đất đai theo đơn vị hành chính sự phát triển của nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải tổ chức phân bổ lực lượng sản xuất hợp lý trong từng vùng và trên phạm vi cả nước, đó là nhiệm
vụ quan trọng của quy hoạch
Ngoài ra quy hoạch còn phải đáp ứng nhu cầu cho các ngành các chủ
sử dụng đất, thực hiện việc phân phối, phân phối lại quỹ đất của nhà nước cho các ngành, các chủ sử dụng đất thông qua việc thành lập các đơn vi sử dụng đất đang tồn tại
Dựa vào cơ sở những vấn đề trên người ta thấy quy hoạch rất đa dạng, tuy nhiên để cho dễ người ta chia thành 2 dạng quy hoạch sử dụng đất chính: Quy hoạch phân bổ đất đai và quy hoạch sử dụng đất
2.1.3.1 Quy hoạch phân bổ đất đai
Đối với loại quy hoạch này là phân phối quỹ đất cho các ngành các đơn
vị sử dụng đất
Quy hoạch phân bổ đất đai theo vùng lãnh thổ hành chính như xã, huyện, tỉnh, toàn quốc Từ đó ta có được sơ đồ phân bổ đất đai cho các đơn vị hành chính của các cấp xã, huyện, tỉnh, toàn quốc
Trang 167
Quy hoạch phân bổ đất đai theo ngành: Trong cả nước nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội thì người ta chia thành các ngành khác nhau như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, khu dân cư, khu đô thị, chưa sử dụng … Giữa quy hoạch phân bổ đất đai theo ngành và quy hoạch phân bổ đất đai theo đơn vị hành chính có sự khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau phát triển
2.1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất
Đây là một dạng quy hoạch nối tiếp của quy hoạch phân bổ đất đai, nhằm tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trong từng đơn vị sử dụng đất và trong phạm vi ranh giới lãnh thổ hành chính đó như: Quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, dân cư, chuyên dùng, đất chưa sử dụng
2.1.4 Tầm quan trọng và vai trò của quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch đất tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững mang lại hiệu quả cao nhất
- Quy hoạch sử dụng đất sẽ dự báo được tiềm năng đất đai, xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất đất đai một cách có hiệu quả cao nhất
- Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm
tổ chức lại việc sử dụng đất đai đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất tuỳ tiện, hạn chế việc tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái
- Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai từ TW đến địa phương được khoa học, chủ động, đất đai được sử dụng hợp lý, đúng mục
đích đạt hiệu quả cao
Trang 178
2.2 Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
2.2.1 Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II, điều 18) (Quốc hội, 1992)
Điều 1 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi bổ xung cũng đã nêu rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” (Luật đất đai 2003,2003)
Điều 13 Luật Đất đai năm 2003 xác định một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất” (Luật đất đai 2003,2003)
Điều 19 Luật Đất đai năm 2003 khẳng định: “Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt” (Luật đất đai 2003, 2003)
Điều 21, 22, 23 và 26 Luật Đất đai năm 2003 khẳng định sự cần thiết
về mặt pháp lý và thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Luật đất đai 2003,2003)
Điều 31 Luật đất đai năm 2003 xác định một trong những căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Luật đất đai 2003, 2003)
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai cũng đã nêu rõ nội dung quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai và trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại các điều 12, 13 và 15 (Chính phủ, 2004)
Trang 189
Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 17/12/2009, thay thế thông tư số 30/2004/TT-BTNMT) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND các cấp lập trên địa bàn cấp đó quản lý Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện là
10 năm, kế hoạch sử dụng đất là 5 năm Thời hạn lập quy hoạch sử dụng đất thống nhất với thời hạn lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các ngành, các cấp
2.2.2 Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai
- Luật Đất đai ban hành ngày 26/11/2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 /10/ 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 - 2015) tỉnh Lào Cai;
Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ xây dựng về ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Trang 19- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị 01/CT-BTNMT ngày 17/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên đến năm 2010;
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên đến năm 2010;
- Quy hoạch phát triển các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Niên giám thống kê huyện Bảo Yên các năm từ 2006 – 2010;
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010, dân số, kinh tế năm 2014 của xã Bảo Hà;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Bảo Hà;
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã Bảo Hà;
Trang 20- Báo cáo chính trị của Đảng bộ xã Bảo Hà, các Nghị quyết của HĐND
về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội;
- Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2014 của xã Bảo Hà;
2.2.3 Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch
1 Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả Nước
2.3 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới và trong nước
2.3.1 Tình hình quy hoạch đất đai trên thế giới
Trên thế giới, đặc biệt là các nước đã phát triển thì quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ trước đây Các nước này có nền kinh tế hàng hoá phát triển, trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại Vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất được chú trọng quan tâm và đầu tư, tình hình quản lý và sử dụng đất thường ổn định và có khoa học Nó đã đáp ứng được tình hình phát triển của chính quốc gia họ, cán bộ địa chính có chuyên môn, bộ máy không cồng kềnh, chất lượng của các công tác này ngày càng được nâng cao Chính
vì vậy mà họ đã xây dựng được các vùng kinh tế, các thành phố và các khu dân cư một cách hiệu quả, hợp lý Họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và trong những năm gần đây công tác này ngày càng được các nước quan tâm, quy hoạch mang tính chuyên sâu, chi tiết và chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Trang 21* Ở Liên Xô cũ: Quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó, làm quy
hoạch cơ bản lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung
* Ở Đức và Úc: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đảm bảo
sự pháp triển của các mục tiêu một cách hài hoà sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành
* Ở Pháp: Quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình
hoá nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý tăng hiệu quả sản xuất của thị trấn hội
* Ở Hunggary: Quy hoạch đất đai được coi là vấn đề đặc biệt ưu tiên
hàng đầu trong chỉ tiêu phát triển kinh tế và cũng giống như ở các nước trong thời kỳ quá độ, là sự thay đổi từ một hệ thống tập trung sang một cơ chế lập quy hoạch phi tập trung cùng với việc hướng tới tư nhân hoá, mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu tổ chức xã hội
* Ở Thái Lan: Việc quy hoạch được lập theo 3 cấp: cấp quốc gia, cấp
vùng, cấp địa phương
* Ở Lào, Campuchia: Công tác quy hoạch đất đai cũng đã được chú
trọng phát triển nhưng nó mới chỉ dừng lại ở mức quy hoạch tổng thể của các ngành, các vùng Trong một vài năm gần đây
2.3.2 Tình hình quy hoạch đất đai ở Việt Nam
2.3.2.1 Thời kỳ 1975 - 1978
Hội đồng Chính Phủ đã thành lập ban chỉ đạo quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp thích nghi của từng loại hình sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng, nhằm lựa chọn, xây dựng một phương án sử dụng đất tối
ưu nhất Để thực hiện được điều đó chúng ta phải chuyên sâu nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội Kết quả là cuối
Trang 22năm 1978 các phương án vùng nông - lâm nghiệp, công nghệ chế biến nông sản của 7 vùng kinh tế và thẩm định đất đai của các cấp được lập và phê duyệt (Nguyễn Dũng Tiến, 2005) [7] Tuy nhiên vì lý do an ninh vẫn còn khoảng 3 triệu ha đất vùng núi cao chưa được sử dụng Một hạn chế rất lớn trong quy hoạch sử dụng đất lần này là thiếu nhiều số liệu điều tra cơ bản về thống kê đất đai, về thổ nhưỡng
2.3.2.2 Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng lần thứ 5 đã quyết định: "Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược phát kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch
5 năm sau (1986 - 1990)”
Để thực hiện nghị quyết của đại hội kịp thời phục vụ công tác xây dựng
kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1986 - 1990) Chủ tịch hội đồng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo và triển khai khẩn trương chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta thời kỳ 1986 - 1990 Kết quả là phần quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ về nội dung và cơ sở khoa học đã được nâng lên một bước, quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến
2.3.2.3 Thời kỳ 1987 đến trước khi có luật đất đai 1993
Năm 1988 luật đất đai lần đầu tiên được ban hành trong đó có quy định
về quy hoạch đất đai Tuy nhiên luật đất đai năm 1988 chưa nêu được nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Ngày 15/4/1991 Tổng cục quản lý đất đai đã ra thông tư số 106/QHKH-SDĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất Đây là thông tư đầu tiên của Tổng cục về vấn đề quy hoạch đất đai
Trang 23Qua 2 năm thực hiện nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho một số xã trong tỉnh bằng kinh phí của địa phương Tuy nhiên các cấp lãnh thổ hành chính lớn chưa được thực hiện
2.3.2.4 Thời kỳ từ khi ban hành luật đất đai năm 1993 đến trước khi ban hành luật đất đai 2003
Tháng 7 năm 1993 luật đất đai được công bố Trong luật này các điều khoản nói về quy hoạch sử dụng đất đã được cụ thể hoá hơn so với luật đất đai 1988 và từ năm 1993 trở đi công tác quy hoạch đất đai được trú trọng Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch phân bổ đất đai và nghiên cứu tiền quy hoạch
Nhà nước ta đã triển khai quy hoạch sử dụng đất trong cả nước, quy hoạch một số tỉnh, huyện
2.3.2.5 Thời kỳ từ khi ban hành luật đất đai năm 2003 đến nay
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất không còn phù hợp với giai đoạn mới vì thế luật đất đai năm 2003 ra đời đã đáp ứng được phần nào những yêu cầu đặt ra Trong đó công tác quy hoạch sử dụng đất được đặc biệt chú trọng
Sau khi ban hành luật đất đai mới ngày 26/11/2003 Nhà nước ta đã ban hành thông tư hướng dẫn trình tự các bước lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng cấp từng ngành Ngoài ra còn quy định rõ các cơ qua chức năng được thẩm định, thông qua phương án quy hoạch
Trong năm 2007 chúng ta đã tiến hành kiểm kê đất đai theo hệ thống bảng mới chi tiết và cụ thể vì thế công tác quy hoạch được tiến hành thuận lợi hơn với số liệu chính xác hơn
Trang 242.3.3 Tình hình quy hoạch đất đai tỉnh Lào Cai
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của QHSDĐĐ ngay
từ khi thành lập năm 1994 sở Địa chính trớc đây nay là sở Tài nguyên & Môi trờng Lào Cai đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác lập QHSDĐĐ các cấp: Quy hoạch sử dụng đất đai toàn tỉnh giai đoạn 2001- 2010 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tháng 4/2002 (tại Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 6/4/2002) là cơ sở để tỉnh Lào Cai chỉ đạo lập QHSDĐĐ cấp huyện, cấp xã Đến hết năm 2004 tỉnh Lào Cai đã hoàn thành việc lập QHSDĐĐ đến năm 2010 cấp huyện, cấp xã; Năm 2006 sở Tài nguyên và Môi trờng đã tham mu cho UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh QHSDĐĐ đến năm
2010, lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trình và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 16/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006; đến hết năm
2007 toàn tỉnh đã hoàn thành việc chỉnh QHSDĐĐ đến năm 2010, lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 cấp huyện, cấp xã nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2006-
2010 đề ra
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, ngân sách giành cho công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường còn hạn hẹp đặc biệt là cho công tác QH, KHSDĐ nhưng tỉnh Lào Cai là một trong số ít các tỉnh trong cả nước quan tâm đầu tư lập và điều chỉnh kịp thời QHSDĐ, KHSDĐ giai đoạn 2001-2010 cả ba cấp tỉnh, huyện, xã QHSDĐ, KHSDĐ giai đoạn 2001-2010 các cấp của tỉnh được lập và điều chỉnh kịp thời đã góp phần tích cực đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đi vào nền nếp, đúng pháp luật
- Căn cứ vào QHSDĐ, KHSDĐ các cấp được phê duyệt tỉnh Lào Cai
đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho gần 100 ngàn tổ chức, hộ gia đình cá nhân với diện tích gần 65 ngàn ha; giao
Trang 25và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho gần 39 ngàn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với diện tích trên 332 ngàn ha Riêng đối với đất sản xuất nông nghiệp có thể nói gần như 100% số hộ gia đình ở khu vực nông thôn của tỉnh đều được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ yên tâm, ổn định sản xuất và đời sống xóa đói giảm nghèo; tránh được tình trạng di dân tự do, phá rừng làm nương rẫy, đẩy mạnh việc trồng, chăm sóc bảo vệ rừng nâng tỷ lệ tàn che phủ của rừng mỗi năm trung bình trên 2%; đồng thời góp phần làm giảm đáng kể tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai;
Căn cứ vào QHSDĐ, KHSDĐ các cấp được phê duyệt chỉ tính riêng giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Lào Cai tiến hành thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 10 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; đồng thời khai thác trên 77 ngàn ha đất chưa sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng (sử dụng cho mục đích nông nghiệp trên 74.500ha; cho mục đích phi nông nghiệp trên 3.100 ha)
Cùng với việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng như lợi thế về vị trí địa kinh
tế, việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Lào Cai thời gian qua
đã góp phần làm thay đổi về cơ bản bức tranh kinh tế xã hội của tỉnh: Từ một tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn năm 1991, sau 20 năm xây dựng và phát triển đến nay Lào Cai có quyền
tự hào là một tỉnh phát triển nhanh của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực Tây bắc; Từ điểm xuất phát thấp so với cả nước về mọi mặt đến nay Lào Cai có một Thành phố tỉnh lỵ là đô thị loại III (sẽ lên đô thị loại II trong tương lai) và 11 đô thị loại V với hạ tầng đô thị phát triển tương đối hoàn chỉnh; hệ thống giao thông từ quốc lộ, tỉnh lộ và hệ thống đường liên
Trang 26huyện, liên xã được đầu tư xây dựng: 100% các tuyến đường từ Thành phố tỉnh lỵ đi trung tâm các huyện được đầu tư nâng cấp, 100% các xã có đường ôtô đến trung tâm, các thôn bản có đường xe máy đi lại thuận lợi; Trong tương lai đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, sân bay Lào Cai hoàn thành sẽ là động lực không nhỏ giúp Lào Cai và cả vùng Tây bắc phát triển
Qua việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất những năm qua tiềm năng khoáng sản của tỉnh được khai thác sử dụng có hiệu quả, gắn khai thác với chế biến, từ đó hình thành nên các khu cụm công nghiệp như Tằng Loỏng, Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới hay khu CN khai thác và tuyển đồng Sin Quyền …; khai thác nguồn thủy năng dồi dào của tỉnh có địa hình chia cắt mạnh đã góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ Cùng với quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực thì việc thực hiện QHSDĐ, KHSDĐ các cấp đã tạo cho Lào Cai những khu
du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là Sa Pa được đánh giá là một trong mười khu du lịch đi bộ nổi tiếng thế giới; những vùng sản xuất tập trung như: chè ở Mường Khương, Bảo Thắng, cây ăn quả ôn đới, dược liệu, rau hoa ở Bắc Hà, Sa Pa; lúa cao sản ở Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên…; ngô hàng hóa ở Bắc Hà, Mường Khương…; nguyên liệu cho chế biến lâm sản ở Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai …
Đặc biệt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo QHSDĐ, KHSDĐ các cấp được duyệt trong những năm qua đã khai thác có hiệu quả tiềm năng quỹ đất, qua việc đấu giá, định giá giao đất mỗi năm trung bình đã đem về nguồn thu cho ngân sách tỉnh trên 100 tỷ đồng
Căn cứ vào QHSDĐ, KHSDĐ các cấp được phê duyệt đã tạo điều kiện cho các địa phương nhất là cấp xã sắp xếp bố trí đất đai phục vụ phát triển
Trang 27kinh tế xã hội, triển khai các chương trình của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, sắp xếp bố trí dân cư; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả nước đang thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) thì QHSDĐ, KHSDĐ cấp xã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đó là một trong 03 loại hình quy hoạch được quan tâm hàng đầu để làm cơ sở để thực hiện các tiêu chí còn lại (18 tiêu chí) của chương trình xây dựng NTM
Để đáp ứng nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng của tỉnh giai đoạn 2011-2020, năm 2009 së Tài nguyên
và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 21/8/2009 triển khai lập QHSDĐ đến năm 2020, KHSDĐ 5 năm 2011-2015 các cấp trên địa bàn tỉnh, theo Kế hoạch sẽ hoàn thành trong năm 2011 Đây sẽ là cơ sở pháp lý giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-
2020 và những năm tiếp theo
Trang 28PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất đai xã Bảo Hà
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện Bảo Yên và trên địa bàn xã Bảo Hà
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai
3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài
- Địa điểm: UBND xã Bảo Hà – Huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai
- Thời gian: Từ ngày 26/5/2014 - 20/8/2014
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường tác động
đến quá trình sử dụng đất của xã Bảo Hà
+ Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương
3.2.2 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng
đất đai của địa phương
+ Phân tích, đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
+ Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động đất đai
+ Đánh giá tiềm năng đất đai
3.2.3 Xây dựng phương án quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất
+ Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch
+ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
Trang 29+ Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
3.2.4 Một số biện pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt quy hoạch - kế hoạch
sử dụng đất
- Giải pháp đầu tư
- Giải pháp tổ chức hành chính
- Hoàn thiện các chính sách
- Giải pháp về khoa học công nghệ
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nội nghiệp
Thu nhập, ghi chép, tổng hợp phân tích, đánh giá các tài liệu số liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên
- Kinh tế xã hội
- Hiện trạng sử dụng đất
- Phương hướng phát triển chung của xã trong các năm tới
3.3.2 Phương pháp ngoại nghiệp
Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để so sánh, đối chiếu, chỉnh lý, bổ xung với tài liệu đã thu thập trong quá trình điều tra nhằm có được những thông tin xác thực nhất
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu, tài liệu thu thập được bằng phương pháp phân tích, tổng hợp và chọn lọc để có số liệu hợp lý có cơ sở khoa học đúng với thực tiễn khách quan
3.3.4 Phương pháp xây dựng bản đồ
Tiến hành số hoá và biên tập bản đồ dựa trên phần mềm của ngành Địa chính Biên tập theo quy phạm xây dựng bản đồ tại Quyết định 39/2004/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v ban hành quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai
Trang 303.3.5 Phương pháp tính toán, dự báo
3.3.5.1 Dự báo dân số gia tăng trong kỳ quy hoạch
Công thức tính:
Nt = No x { 1 = (K+D) }t
Trong đó:
Nt: Dân số dự báo năm thứ t
No: Dân số hiện tại
K: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
D: Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học
t: Số năm định hình quy hoạch
Trang 31PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bảo Hà là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện lỵ 24,0 km theo đường quốc
lộ 279 Xã Bảo Hà có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.681 ha có vị trí:
- Phía Đông giáp xã Yên Sơn huyện Bảo Yên
- Phía Tây giáp xã Tân An, Tân Thượng huyện Văn Bàn
- Phía Nam giáp xã Lang Thíp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Phía Bắc giáp xã Minh Tân, Kim Sơn huyện Bảo Yên
Bảo Hà có trục QL 279 chạy dọc phía Đông Bắc xuống Tây Nam của xã,
có đường sắt, đường sông đi qua trên địa bàn vì vậy điều kiện đi lại và giao lưu
hàng hóa với các đơn vị trong và ngoài huyện khá thuận lợi
* Khí hậu, thời tiết
Bảo Hà nằm trong vùng ven Sông Hồng, mang tính nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều Một năm có 4 mùa, tuy nhiên có 2 mùa rõ rệt
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7 + Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C, tháng thấp nhất 12 0C
+ Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1.200 đến 2.100mm
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 7 - 8, lượng mưa trung bình là 300- 400mm, cao nhất là 550mm
Trang 32+ Mùa khô từ tháng 11- 2, lượng mưa trung bình từ 10-20mm có thời
kỳ cả tháng không mưa thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1
+ Độ ẩm không khí toàn vùng 82-86%, thàng có độ ẩm cao nhất vào tháng 2, Tháng có độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 chỉ đạt 80%
+ Gió bão: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ Hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là gió Đông và gió Tây Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn bão chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng Tuy nhiên, hiện tượng gió lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã
* Địa hình
Bảo Hà có địa hình không bằng phẳng, có đồi núi và sông suối, địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dãy núi cao
* Thổ nhưỡng
Đất đai của xã Bảo Hà được hình thành do quá trình phong hóa của đá
mẹ Gralit, mặt khác Bảo Hà còn có đất phù sa của hệ thống Sông Hồng Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ Đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số nghèo đến trung bình, đất thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả và cây lâm nghiệp
* Thủy văn
Hệ thống sông, suối trên địa bàn xã tương đối dày đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ Trong đó đặc biệt chú ý là có sông Hồng là con sông lớn chảy qua
4.1.1.2 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Bảo Hà có tổng diện tích tự nhiên là 6.681.00 ha Đất đai và khí hậu ở đây cho phép phát triển đa dạng hóa cây trồng, đa dạng sản phẩm nông lâm
Trang 33nhiệp Đất được hình thành do quá trình phong hóa của đá mẹ Gralit, do đó có
2 nhóm đất chính, đó là:
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất(Hs): được phân bố ở phía Bắc của
xã với diện tích khoảng 575,0 ha, chiếm 8,77% tổng diện tích đất tự nhiên + Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất(Fs): được phân bố ở trên địa bàn toàn xã, với diện tích là 5980,0 ha, chiếm 91,23% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Bảo Hà có con sông lớn chảy qua là sông Hồng, ngoài ra hệ thống suối, ngòi, khe lạch, hồ đập làm cho nguồn nước trở nên dồi dào, phong phú Nguồn nước của Bảo Hà được đánh giá là nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm
Nguồn nước tưới tiêu chính của xã lấy từ hệ thống sông Hồng vf những con suối nhỏ chảy trên địa bàn xã Mặt khác do địa hình không bằng phẳng dẫn đến khó điều tiết nước Riêng diện tích đất canh tác có trên 20% chưa chủ động tưới tiêu
+ Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã
- Tài nguyên rừng:
Bảo Hà có tài nguyên rừng lớn với tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện
có là 2.556,90 ha, chiếm khoảng 38,27% tổng diện tích đất tự nhiên
Ngoài việc trồng rừng, cây ăn quả đặc sản nhằm cho hiệu quả kinh tế còn bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần rất lớn trong việc thâm canh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề phụ khác
Hiện tại độ che phủ rừng xã Bảo Hà khoảng 37%
Trang 34- Tài nguyên nhân văn:
Là một xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Dao, Nùng,…dẫn đến phong tục tập quán, văn hóa truyền thống trong cộng đồng rất đa dạng, phong phú Tại địa phương có nhiều đi tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, có đền thờ vị tướng Hoàng Bẩy được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử
4.1.1.3: Thực trạng môi trường
Ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu từ hệ thống mương tiêu trong khu dân
cư chưa đảm bảo yêu cầu gây mùi hôi thối Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật tăng nhanh làm nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ngày càng tăng ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và cuộc sống của con người
Bảo Hà vẫn là xã nghèo của huyện Bảo Yên, kinh tế chưa phát triển, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Môi trường sinh thái nói chung còn tương đối trong lành, động vật hoang dã có chiều hướng phát triển, cảnh quan thiên nhiên được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên cần có biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế xã Bảo Hà khá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình
Bảo Hà là một xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân
Trang 354.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hiện tại cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp Trong những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là mục tiêu chủ yếu của xã
4.1.2.3 Trạng thái phát triển các ngành kinh tế
- Hệ thống cây trồng chính của xã bao gồm:
+ Đất lúa: lúa xuân + lúa múa
+ Đất lúa màu: lúa xuân + lúa múa + cây màu
+ Cây rau màu: ngô, khoai lang, sắn, rau đậu…
+ Đất vườn: chủ yếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, chuối…tuy nhiên mức độ sản xuất hàng hóa chưa cao, do đó chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa