Xây dựng phương án quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020. (Trang 28)

+ Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch. + Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.

20 + Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳđầu. 3.2.4. Mt s bin pháp nhm t chc thc hin tt quy hoch - kế hoch s dng đất - Giải pháp đầu tư - Giải pháp tổ chức hành chính - Hoàn thiện các chính sách. - Giải pháp về khoa học công nghệ 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp ni nghip

Thu nhập, ghi chép, tổng hợp phân tích, đánh giá các tài liệu số liệu sau: - Điều kiện tự nhiên.

- Kinh tế xã hội.

- Hiện trạng sử dụng đất.

- Phương hướng phát triển chung của xã trong các năm tới.

3.3.2. Phương pháp ngoi nghip

Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để so sánh, đối chiếu, chỉnh lý, bổ xung với tài liệu đã thu thập trong quá trình điều tra nhằm có được những thông tin xác thực nhất.

3.3.3. Phương pháp x lý s liu

Từ các số liệu, tài liệu thu thập được bằng phương pháp phân tích, tổng hợp và chọn lọc để có số liệu hợp lý có cơ sở khoa học đúng với thực tiễn khách quan.

3.3.4. Phương pháp xây dng bn đồ

Tiến hành số hoá và biên tập bản đồ dựa trên phần mềm của ngành Địa chính. Biên tập theo quy phạm xây dựng bản đồ tại Quyết định 39/2004/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v ban hành quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.

21

3.3.5. Phương pháp tính toán, d báo

3.3.5.1. Dự báo dân số gia tăng trong kỳ quy hoạch

Công thức tính: Nt = No x { 1 = (K+D) }t Trong đó: Nt: Dân số dự báo năm thứ t No: Dân số hiện tại K: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên D: Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học t: Số năm định hình quy hoạch 3.3.5.2. Dự báo số hộ Nt Ht = Ho No Trong đó:

Ht: Số hộ trong tương lai Ho: Số hộ hiện tại

Nt: Dân số năm thứ t No: Dân số hiện tại

22

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai Bảo Yên – tỉnh Lào Cai

4.1.1. Điu kin t nhiên, các ngun tài nguyên và cnh quan môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý

Bảo Hà là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện lỵ 24,0 km theo đường quốc lộ 279. Xã Bảo Hà có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.681 ha có vị trí:

- Phía Đông giáp xã Yên Sơn huyện Bảo Yên.

- Phía Tây giáp xã Tân An, Tân Thượng huyện Văn Bàn. - Phía Nam giáp xã Lang Thíp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. - Phía Bắc giáp xã Minh Tân, Kim Sơn huyện Bảo Yên.

Bảo Hà có trục QL 279 chạy dọc phía Đông Bắc xuống Tây Nam của xã, có đường sắt, đường sông đi qua trên địa bàn vì vậy điều kiện đi lại và giao lưu hàng hóa với các đơn vị trong và ngoài huyện khá thuận lợi

* Khí hậu, thời tiết

Bảo Hà nằm trong vùng ven Sông Hồng, mang tính nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 4 mùa, tuy nhiên có 2 mùa rõ rệt.

+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7. + Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C, tháng thấp nhất 12 0C

+ Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1.200 đến 2.100mm.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 7 - 8, lượng mưa trung bình là 300- 400mm, cao nhất là 550mm.

23

+ Mùa khô từ tháng 11- 2, lượng mưa trung bình từ 10-20mm có thời kỳ cả tháng không mưa thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1.

+ Độ ẩm không khí toàn vùng 82-86%, thàng có độ ẩm cao nhất vào tháng 2, Tháng có độẩm thấp nhất vào tháng 11, tháng 12 chỉđạt 80%.

+ Gió bão: Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hướng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là gió Đông và gió Tây. Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn bão chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện tượng gió lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã.

* Địa hình

Bảo Hà có địa hình không bằng phẳng, có đồi núi và sông suối, địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dãy núi cao.

* Thổ nhưỡng

Đất đai của xã Bảo Hà được hình thành do quá trình phong hóa của đá mẹ Gralit, mặt khác Bảo Hà còn có đất phù sa của hệ thống Sông Hồng. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến thịt nặng, đất thường bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi mạnh vào mùa mưa lũ. Đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số nghèo đến trung bình, đất thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

* Thủy văn

Hệ thống sông, suối trên địa bàn xã tương đối dày đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. Trong đó đặc biệt chú ý là có sông Hồng là con sông lớn chảy qua.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất:

Bảo Hà có tổng diện tích tự nhiên là 6.681.00 ha. Đất đai và khí hậu ở đây cho phép phát triển đa dạng hóa cây trồng, đa dạng sản phẩm nông lâm

24

nhiệp. Đất được hình thành do quá trình phong hóa của đá mẹ Gralit, do đó có 2 nhóm đất chính, đó là:

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất(Hs): được phân bốở phía Bắc của xã với diện tích khoảng 575,0 ha, chiếm 8,77% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất(Fs): được phân bốở trên địa bàn toàn xã, với diện tích là 5980,0 ha, chiếm 91,23% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Bảo Hà có con sông lớn chảy qua là sông Hồng, ngoài ra hệ thống suối, ngòi, khe lạch, hồđập làm cho nguồn nước trở nên dồi dào, phong phú. Nguồn nước của Bảo Hà được đánh giá là nguồn nước sạch chưa bị ô nhiễm.

Nguồn nước tưới tiêu chính của xã lấy từ hệ thống sông Hồng vf những con suối nhỏ chảy trên địa bàn xã. Mặt khác do địa hình không bằng phẳng dẫn đến khó điều tiết nước. Riêng diện tích đất canh tác có trên 20% chưa chủ động tưới tiêu.

+ Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã.

- Tài nguyên rừng:

Bảo Hà có tài nguyên rừng lớn với tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 2.556,90 ha, chiếm khoảng 38,27% tổng diện tích đất tự nhiên.

Ngoài việc trồng rừng, cây ăn quả đặc sản nhằm cho hiệu quả kinh tế còn bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần rất lớn trong việc thâm canh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề phụ khác.

25

- Tài nguyên nhân văn:

Là một xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Dao, Nùng,…dẫn đến phong tục tập quán, văn hóa truyền thống trong cộng đồng rất đa dạng, phong phú. Tại địa phương có nhiều đi tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, có đền thờ vị tướng Hoàng Bẩy được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử.

4.1.1.3: Thực trạng môi trường

Ô nhiễm môi trường ởđây chủ yếu từ hệ thống mương tiêu trong khu dân cư chưa đảm bảo yêu cầu gây mùi hôi thối. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh làm nguy cơ ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ngày càng tăng ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và cuộc sống của con người.

Bảo Hà vẫn là xã nghèo của huyện Bảo Yên, kinh tế chưa phát triển, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Môi trường sinh thái nói chung còn tương đối trong lành, động vật hoang dã có chiều hướng phát triển, cảnh quan thiên nhiên được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cần có biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây kinh tế xã Bảo Hà khá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.

Bảo Hà là một xã có nền sản xuất chính là nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân.

26

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện tại cơ cấu kinh tế của xã vẫn nặng về nông nghiệp. Trong những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế của xã phát triển, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững chính trị quốc phòng an ninh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là mục tiêu chủ yếu của xã.

4.1.2.3. Trạng thái phát triển các ngành kinh tế a, Ngành nông nghiệp a, Ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã chiếm gần 61% cơ cấu kinh tế toàn xã, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp năm 2013 là gần 20 tỷđồng

* Ngành trồng trọt:

- Đây là ngành sản xuất chính, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 3.496 tấn năm 2010 thì đến năm 2013 là 4.058 tấn năm 2013. Ngoài ra xã còn sản xuất nhiều loại cây hoa màu khác tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn.

- Hệ thống cây trồng chính của xã bao gồm: + Đất lúa: lúa xuân + lúa múa

+ Đất lúa màu: lúa xuân + lúa múa + cây màu + Cây rau màu: ngô, khoai lang, sắn, rau đậu…

+ Đất vườn: chủ yếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, chuối…tuy nhiên mức độ sản xuất hàng hóa chưa cao, do đó chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa.

27

- Hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp của xã theo hình thức nông hộ nhưng do đặc điểm đất đai manh mún dẫn tới mỗi hộ có nhiều mảnh gây khó khăn cho việc quản lý cũng như tổ chức sản xuất.

- Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã:

+ Lúa: Diện tích trồng cả năm 401 ha, năng suất đạt 43,84 ta/ha. + Ngô: diện tích trồng 490 ha, năng suất đạt 35,5 ta/ha.

* Ngành chăn nuôi:

- Trâu,bò: người dân chưa thực sự quan tâm đến dự trữ thức ăn và chuồng trại vào mùa đông nên thiệt hại do rét đậm, rét hại hàng năm vẫn xảy ra, cùng với bãi chăn thả bị thu hẹp do giao khoán bảo vệ rừng . Tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã năm 2013 là 1.907 con, trong đó: 1.585 con trâu và 322 con bò.

- Lợn, gia cầm: do ảnh hưởng của môi trường cũng như công tác vệ sinh thú y chưa được quan tâm thực sự dẫn đến dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đến người dân. Tổng đàn lợn, gia cầm trên địa bàn xã năm 2013 là 50.765 con, trong đó: 9.643 con lợn và 41.122 con gia cầm

b, Ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại

- Số hộ kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng gồm 07 hộ, 09 cơ sở chế biến lâm sản. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 33 hộ kinh doanh dịch vụ xay xát, sản xuất công cụ lao động, sửa chữa, sản xuất chế biến một số hàng hóa thủ công khác, tuy nhiên các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương.

- Các ngành dịch vụ thương mại nói chung đang phát triển, chủ yếu là các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi mua bán các mặt hàng nông sản và các nhu yếu phẩm phục vụđời sống của người dân.

28

4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số năm 2014 của xã là 10.546 khẩu với 2643 hộ, bao gồm nhiều dân tộc anh em chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Xa Phó và Mường và phân bố dân cư không đồng đều giữa các thôn bản, mật độ dân cư là 130 người/km2

Bảo Hà có một nguồn lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, theo tính chất chung của ngành nông nghiệp là mang tính thời vụ nên tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ xong, một số bộ phận đi làm ăn nơi khác, còn lại một lượng lớn lao động dư thừa không có việc làm.

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số và lao động xã Bảo Hà

TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn xã

1 Tổng số nhân khẩu Người 10546

2 Khẩu nông nghiệp Người 7623

3 Khẩu phi NN Người 2923

4 Tổng số lao động Lao động 5160

5 Lao động NN Lao động 3653

6 Lao động phi NN Lao động 1507

( Nguồn: UBND xã Bảo Hà) 4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

+ Xây dựng cơ bản

Trên địa bàn xã có một trạm y tế, hai trường mẫu giáo, ba trường tiểu học và hai trường trung học cơ sở, một trường trung học phổ thông. Tất cả các công trình đã và đang được nâng cấp. Tương lai cần xây dựng, nâng cấp hệ thống trường học và trạm y tế xã đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

+ Về giao thông

29

Đường giao thông liên xã, liên thôn có 20 tuyến, tổng chiều dài 63,3km nền đường rộng từ 2m - 4,8m đã được dải cấp phối, chống trơn 14,9km, đường đất 48,4km.

Đường ngõ xóm tổng chiều dài 63,6km nền đường từ 1 - 2,5m mặt đường là đường đất.

Đường nội đồng tổng số có 2,5km là đường mòn, mặt đường là đường đất.

Đến nay các thôn bản có hệ thống đường giao thông để ô tô và xe máy đến được thôn, tuy nhiên nhiều tuyến đường còn là đường đất, hệ thống thoát nước ngang, dọc chưa được xây dựng đồng bộ, về mùa mưa ảnh hưởng không nhỏđến việc đi lại giao thông hàng hóa của người dân.

Nói chung mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, tuy nhiên chất lượng của một số con đường còn xấu, trong tương lai cần nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông của xã phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

+ Hệ thống kênh, mương thuỷ lợi

Xã Bảo Hà có tổng số 19 tuyến kênh mương thủy lợi, năng lực tưới tiêu khoảng 60% nhu cầu cho sản xuất và dân sinh. Tổng chiều dài các tuyến thủy lợi là 33,29 km trong đó:

Mương đất là 11,5km. Mương xây là 21,79km.

Do ảnh hưởng mưa lũ, sạt lở nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp trong giai đoạn tới cần nâng cấp, sửa chữa các đập đầu mối, tuyến mương và xây đắp các tuyến mương đất để nâng cao hiệu quả tưới tiêu cho sản xuất.

+ Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông

Toàn xã có 06 trạm biến áp với tổng dung lượng 680KVA. - Tổng sốđường dây trung áp là 25,18km.

30

Ngoài ra còn có hệ thống đường dây do các hộ gia đình đóng góp để kéo điện về gia đình, tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 70%, tuy nhiên một số tuyến

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Bảo Hà – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2020. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)