1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất Cam sành Hàm Yên - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang

92 747 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 794,58 KB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng phát triển cam sành Hàm Yên .... Để tạo ra một vùng cam chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa thì việc đán

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp

của mình, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các cơ

quan: Trường ĐHSP Hà Nội 2, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên, Ủy ban

nhân dân các xã Minh Dân, Tân Thành, Phù Lưu, phòng Nông nghiệp huyện

Hàm Yên, trạm Bảo vệ thực vật Hàm Yên, Đài khí tượng thủy văn Tuyên

Quang, bà con nông dân và các bạn đồng nghiệp

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi gửi tới thầy hướng

dẫn khoa học TS Hoàng Nguyễn Bình là người trực tiếp hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học đã

giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, bàn bè đã

cổ vũ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, tháng 7 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thị Bích Ngọc

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 7 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thị Bích Ngọc

Trang 3

MỤC LỤC Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Đóng góp mới của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Nguồn gốc 3

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam sành 3

1.2.1 Sản xuất và tiêu thụ cam sành trên thế giới 3

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ cam sành ở Việt Nam 5

1.3 Những nghiên cứu cây cam sành liên quan đến phạm vi đề tài 5

1.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học 5

1.3.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học cây cam sành 14

1.3.3 Nghiên cứu về việc bón phân cho cam sành 17

1.3.4 Nghiên cứu về việc cắt tỉa cho cây cam sành 22

1.3.5 Nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây cam sành 24

Chương 2: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 29

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 29

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 29

Trang 4

2.2 Vật liệu nghiên cứu 29

2.3 Nội dung nghiên cứu 30

2.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất cam sành tại huyện Hàm Yên 30

2.3.2 Thăm dò một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cam sành Hàm Yên 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu 31

2.4.1 Điều tra hiện trạng sản suất cam sành tại huyện Hàm Yên 31

2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng phát triển cam sành Hàm Yên 31

2.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33

2.4.4 Xử lý số liệu 34

2.5 Đặc điểm vùng nghiên cứu 2.5.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang 35

2.5.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam sành ở Hàm Yên 44

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Sinh trưởng và phát triển của cam sành Hàm Yên 55

3.2 Thăm dò một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cam sành Hàm Yên 57

3.2.1 Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến năng suất cam sành Hàm Yên 57

3.2.2 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, của cam sành Hàm Yên 63

3.2.3 Ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất đến khả năng sinh trưởng, sinh dưỡng của cam sành Hàm Yên (3 năm tuổi) 70

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC

Trang 5

: Số thứ tự : Trung bình : Thời gian : Good Agricultural Practices : Quản lý dịch hại tổng hợp

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Sản lượng cam năm 2010 của 1 số nước trên thế giới (FAO) 4

Bảng 1.2 Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống 6

Bảng 2.1 Đặc điểm khí hậu 5 tháng đầu năm 2013 của huyện Hàm Yên 38

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Tuyên Quang và Hàm Yên 40

Bảng 2.3 Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Hàm Yên 41

Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng loại đất trồng cam sành chính ở Hàm Yên - Tuyên Quang 41

Bảng 2.5 Cơ cấu gieo trồng những năm gần đây ở huyện Hàm Yên 42

Bảng 2.6 Cơ cấu cây ăn quả của huyện Hàm Yên 43

Bảng 2.7 Diện tích, năng suất qua các năm của cây cam sành 46

Bảng 2.8 Diện tích, độ tuổi cam sành ở các xã của huyện Hàm Yên 47

Bảng 2.9 Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cây cam sành của nhân dân Hàm Yên, Tuyên Quang 50

Bảng 2.10 Thành phần sâu bệnh hại chính trên cam sành và biện pháp phòng trừ của nhân dân Hàm Yên 51

Bảng 3.1 Thời gian ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc của cam sành HàmYên 55

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu hình thái của cam sành Hàm Yên 55

Bảng 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cam sành Hàm Yên (5 - 8 tuổi) khảo sát tại huyện Hàm Yên 56

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái rụng quả của cam sành Hàm Yên 58

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái lớn của quả cam sành Hàm Yên 60

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành Hàm Yên 61

Trang 7

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế sử dụng các chế phẩm phân bón lá trên

cam sành Hàm Yên 62 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

thời gian ra lộc của cam sành Hàm Yên 64 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

chất lượng các đợt lộc của cam sành Hàm Yên 65 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cam sành Hàm Yên 66 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

động thái rụng quả của cam sành Hàm Yên 67 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

động thái lớn của quả cam sành Hàm Yên 68 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến

các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành Hàm Yên 69 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến chất lượng

đợt lộc xuân của cam sành Hàm Yên(3 năm tuổi) 70 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến chất lượng đợt

lộc hè của cam sành Hàm Yên (3 năm tuổi) 71 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến độ ẩm của đất

trồng cam sành Hàm Yên ( 3 năm tuổi) qua các thời điểm theo dõi 71

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đồ thị động thái rụng quả của cam sành Hàm Yên 59

Hình 3.2 Biểu đồ năng suất quả/cây của các công thức 61 Hình 3.3 Đồ thị động thái rụng quả của cam sành Hàm Yên thí nghiệm II 67 Hình 3.4 Biểu đồ ẩm độ đất trồng cam sành Hàm Yên thí nghiệm III 72

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Do

đó, các loài cây ăn quả và cây công nghiệp rất đa dạng và phong phú Trong

số đó, cây trồng cam sành Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang là một giống cây trồng đặc sản của Trung du và miền núi Bắc Việt Nam Loài này là giống lai

giữa cam (C.reticulata) và quýt (C.sinensis) Diện tích gieo trồng ở Hàm Yên

là cao nhất với 2.325,7ha

Do đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, các điều kiện tự nhiên khác mà cây cam sành Hàm Yên đã trở thành cây trồng chủ đạo, góp phần xóa đói giảm nghèo và có cơ hội làm giàu cho nhân dân địa phương

Tuy nhiên kinh nghiệm vẫn mang tính hộ dân và làm nhỏ lẻ nên năng suất chưa cao Để tạo ra một vùng cam chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa thì việc đánh giá hiện trạng sản xuất, nghiên cứu đặc điểm sinh học cây cam sành Hàm Yên đồng thời thăm dò một số biện pháp kĩ thuật nông nghiệp là những căn cứ để định hướng phát triển nghề trồng cam sành của vùng Chính vì những lí do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài

“Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ

thuật nhằm nâng cao năng suất cam sành Hàm Yên - Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng sản xuất, đặc điểm sinh học của giống cam sành Hàm Yên, đồng thời thực nghiệm một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc nhằm tăng năng suất cây cam sành Hàm Yên - Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang

Trang 10

2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất cây ăn quả

của huyện Hàm Yên

Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của giống cam sành Hàm

Yên

Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng chế phẩm bón lá, cắt tỉa, biện pháp giữ ẩm cho vườn nhằm tăng năng suất của giống cam sành Hàm Yên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các cây cam sành có độ tuổi từ 2 - 3; 6 – 7 năm, được nhân giống bằng phương pháp ghép

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành ở các xã thuộc huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang

5 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài cung cấp những thông tin cần thiết về mối quan hệ giữa cây cam sành với điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn Hàm Yên, làm cơ sở để xác định khả năng sinh trưởng, phát triển cây cam sành ở Hàm Yên, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam sành, góp phần thúc đẩy sản xuất cam sành ở địa bàn

Đề tài góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, bước đầu ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế nông hộ trồng cam sành ở Hàm Yên, Tuyên Quang

Trang 11

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc

Cam sành hiện đang trồng ở nhiều nước trên thế giới đều có nguồn gốc

từ các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á Đường ranh giới của vùng xuất xứ cam sành nằm ở chân dãy núi Hymalaya, phía đông Ấn

Độ qua miền nam Trung Quốc, về phía nam của đường ranh giới của vùng đi qua Australia (Taraka,1979)

Nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn gốc của quýt Kinh (Citrus nobilis Lour) là ở Việt Nam Trong thực tế, ở nước ta trên khắp các địa phương từ

Lào Cai đến Cà Mau, từ Quảng Ninh đến Lai Châu ở đâu cũng trồng quýt Đặc biệt là cam sành với nhiều giống, nhiều dạng hình khác nhau được trồng

ở khắp nơi trên đất nước ta mà ở các nước khác trên thế giới không gặp Cam sành ở nước ta có nhiều tên gọi khác nhau: cam Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, cam sành Yên Bái, cam sen Đình Cả, cam bù Hà Tĩnh, v.v…

Nghề trồng cam quýt được nông dân làm từ rất lâu Lịch sử nông nghiệp nước ta cũng như Trung quốc đã ghi nhận nghề trồng cây ăn quả có múi đã được thực hiện từ cách đây 3000-4000 năm

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam sành

1.2.1 Sản xuất và tiêu thụ cam sành trên thế giới

Mặc dù nguồn gốc cam sành xuất phát từ vùng Đông Nam Á, nhưng hiện nay cam sành trở thành loại trái cây quan trọng trên thế giới vì được trồng trên nhiều vùng trên thế giới tổng số hơn 100 quốc gia đang sản xuất cam sành Sự phát triển của ngành cam sành bao gồm số lượng tiêu thụ trái tươi trên đầu người hàng năm trên thế giới tăng, ngay cả chế biến đóng hộp cũng gia tăng đồng bộ với hệ thống vận chuyển và bao bì cho sản phẩm đã được cải thiện rất nhiều và chi phí đầu tư cũng giảm

Trang 12

4

Bảng 1.1: Sản lượng cam năm 2010 của 1 số nước trên thế giới

đó Brazil 17,74 triệu tấn, Mỹ 74 triệu tấn, các nước thuộc EU 6,5 triệu tấn, Trung Quốc 6,35 triệu tấn, Mexico 3,9 triệu và Việt Nam 600 ngàn tấn Lượng cam tham gia thị trường thế giới 3,8 triệu tấn, trong đó Nam Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800 ngàn tấn, Mỹ 525 ngàn tấn, EU 240 ngàn tấn, Morocco

215 ngàn tấn và Trung Quốc 185 ngàn tấn Việt Nam nhập khẩu 60 ngàn tấn

từ Trung Quốc và Mỹ

Trang 13

5

1.2.2 Sản xuất và tiêu thụ cam sành ở Việt Nam

Theo Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay diện tích cây ăn quả cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn; trong đó diện tích cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khoảng

255 nghìn ha, sản lượng quả xuất khẩu ước đạt hơn 400 nghìn tấn Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 300 triệu USD/năm Theo quy hoạch, đến năm

2020, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 11 triệu ha, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 2 tỉ USD/năm

Ở nước ta, cây cam được trồng khắp 3 miền (Bắc-Trung-Nam) với nhiều giống cam ngon như cam Sành, cam Vinh, cam Canh,…

Cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múi khắp cả nước Sản lượng cam sành ở miền Nam cao hơn miền Bắc Ở các tỉnh phía Bắc, cam sành thường được mang theo tên địa phương trồng nhiều Điều đáng chú

ý là các vùng cam sành Hàm Yên (TuyênQuang), Bắc Quang (Hà Giang), Bố

Hạ (Bắc Giang), Yên Bái Sản lượng cam sành các tỉnh phía Bắc nhiều nhất là

ở Hàm Yên, Bắc Quang [1][2]

Năng suất cam quýt của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực khoảng 7-10 tấn/ha đối với cam, 8 -10 tấn/ha đối với quýt, 10 -12 tấn /ha đối với chanh nhưng thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến trên thế giới như: Úc, Mỹ, Brazil, có năng suất 30-40 tấn/năm

1.3 Những nghiên cứu cây cam sành liên quan đến phạm vi đề tài

1.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học

Trang 14

6 chăm sóc Đặc biệt là tầng đất canh tác có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng

phát triển của rễ Nơi đất thịt xốp, độ màu mỡ cao, không bị đọng nước thì rễ

thường ăn sâu, trái lại đất sét nặng, bị đọng nước, mực nước ngầm cao hoặc đất

đồi nhiều đá phát triển gần tầng mặt thì rễ ăn cạn hơn Kết quả khảo sát rễ cho

thấy cam quýt là loại cây có rễ ăn cạn phát triển gần tầng đất mặt

Bảng 1.2 Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống

Phương pháp nhân giống

Tầng đất

Bộ rễ chiết (%)

Bộ rễ gốc ghép (%)

b Sinh trưởng của bộ rễ: Trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển

và có 3 cao điểm, rễ mọc xen kẽ với bộ phận trên không (cành, mầm) Mùa

xuân rễ thường phát triển ít, lần thứ nhất trước lúc bắt đầu ra đợt lộc hè, lần

thứ hai thường sau đợt lộc hè, lần thứ ba sau khi đợt lộc thu ngừng sinh

trưởng và trái thuần thục

Có thể nói rằng hoạt động của rễ bị ức chế do các bộ phận trên của cây

chi phối Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra lộc và phục hồi sinh

trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều Lần thứ 2 giữa đợt lộc hè và lộc thu

nên số lượng rễ phát triển ít Lần thứ 3 sau khi trái và hạt đã phát dục xong,

hàm lượng chất hòa tan trong quả rất cao dần dần chuyển hóa thành đường,

nên rễ ít bị ức chế, số lượng rễ lúc này có tăng nhiều hơn lần thứ hai Hiện

tượng mọc xen trên đúng về mặt sinh lý, đây là sự cân bằng về dinh dưỡng

phản ánh trong chiều hướng sinh trưởng các bộ phận của cây [19]

Trang 15

7

Rễ cam sành không có tầng lông hút, có nấm cộng sinh làm nhiệm vụ thay cho lông hút Trên các tế bào biểu bì của rễ non có những loại nấm sống trong đất phát triển bao bọc lên cả những khoảng trống giữa tế bào, nấm lấy dinh dưỡng là các hợp chất đường bột của tế bào rễ, ngược lại cung cấp lại cho rễ chất khoáng và chất kích thích để phát triển

+ Thân, cành

a Hình thái: Cành cam sành khi còn non, có lớp biểu bì xanh chứa diệp lục và khí khổng nên có thể tiến hành quang hợp được như lá Cành lúc đầu có cạnh, khi các tế bào phát triển dần bề ngang và bề dài làm cho cành mất dần cạnh và tròn dần, cùng với mộc thêm hóa diệp lục tố trên cành mất dần

b Sinh trưởng cành : Trong năm có nhiều đợt phát triển cành, căn cứ vào thời gian ra cành người ta chia làm 4 loại cành: cành xuân, cành hè, cành mùa thu và cành mùa đông

Cành mùa xuân là cành quan trọng nhất, thường chiếm số lượng lớn trong tổng số cành ra trong năm, cành mùa hè phát triển trong điều kiện nhiệt

độ cao, có mưa nên cành phát triển rất mạnh, cành mùa thu phát triển vào mùa thu Ngoài ra ở những vùng có nhiệt độ ấm còn ra cành mùa đông, nhưng số lượng cành mùa đông thường không nhiều Thời vụ những đợt ra cành như sau:

- Cành mùa xuân tháng II - III

- Cành mùa hè tháng IV - VI

- Cành mùa thu tháng VIII - IX

- Cành mùa đông tháng XI - XII

c Đặc tính của cành: Khi căn cứ vào nhiệm vụ, cành được phân làm các loại, cành mang trái (cành quả), cành mẹ, cành vượt và cành dinh dưỡng

+ Lá

Lá cam quýt làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây ngoài ra lá còn giữ nhiệm vụ hô hấp và dự trữ các chất dinh dưỡng

Trang 16

8 nuôi cây Lá thuộc loại lá đơn, luôn xanh, hàng năm không rụng, trừ những

loại trong chi Poncitrus thuộc loại lá kép có ba lá chét Lá mọc xen trên,

khoảng cách tùy thuộc giống có thể thưa như cam hoặc khít hơn như quýt Lá cam sành có đặc tính biến thái ở gần cuống tạo thành eo lá, đây là một đặc điểm để phân loại [19]

Trong năm có nhiều đợt ra lá, sự ra lá có quan hệ mật thiết với những đợt ra đợt cành do đó thường có 4 lần ra lá Lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông Lá mùa xuân thường dài và hẹp, răng hơi gợn hoặc không

rõ, màu xanh đậm, lá mùa hè và thu thì ngắn và rộng, răng cưa nổi rõ, màu hơi nhạt Tỷ lệ giữa lá, thân cành và rễ thay đổi tùy theo giống, có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác [19]

Hoa chùm: Gồm nhiều hoa mọc trên cành mang trái, căn cứ vào hình thái hoa được chia làm ba loại hoa chùm:

Hoa chùm mỗi nách lá có một hoa, cam thường có nhiều loại hoa này, trên cành mang hoa ở đỉnh và mỗi nách lá có mang một hoa Những hoa ở đầu ngọn thường khỏe mạnh to nên có khả năng đậu cao, cành đi xuống phía dưới cành mang quả thì hoa càng nhỏ và yếu, khả năng đậu quả kém dần

Hoa chùm mang lá, thường phát sinh trên cành yếu của năm trước, cành mang quả rất ngắn có vài lá, phía trên mang chùm hoa có 5 - 6 hoa Loại hoa này những hoa nở sớm sẽ thu hút dinh dưỡng về nó trước thì có khả năng đậu quả, nếu cả chùm hoa phát dục kém, nở muộn thì khả năng đậu trái sẽ hạn chế

Trang 17

9 Hoa chùm không mang lá, thường cành mang hoa rất ngắn, cành mang rất nhiều hoa, 10 - 15 hoa khả năng đậu hoa kém

Ngoài ra, việc ra hoa đậu trái trên cây còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như chăm sóc nếu chăm sóc kém cây phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái, yếu tố sâu bệnh cũng hạn chế khả năng ra hoa đậu trái của cây [19]

Cây cam sành thường ra hoa đồng thời với cành non và ra rộ, tập trung,

số lượng hoa rất nhiều Một cây cam có thể ra tới 60.000 hoa, chỉ cần 1% đậu trái cũng có thể đạt năng suất 100 kg/cây Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền, đặc điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh Cần chọn cây khoẻ, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón và thuốc hoá học để tăng tỷ lệ đậu quả và cho sản phẩm trái cây sạch,

an toàn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng [25]

Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục của quả cam quýt Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh, chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm (tuổi thọ lá dài) [32]

+ Hiện tượng rụng hoa, quả

Sự rụng là hiện tượng sinh lý của cây trồng, do hình thành tầng rời ở cuống lá, cuống quả Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng là do yếu tố môi trường và nội tại

* Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự rụng

Các nghiên cứu về môi trường ảnh hưởng tới sự rụng các bộ phận của cây như lá, quả đã được quan tâm từ lâu Trong triết học Hy Lạp đã có nhận xét: Điều kiện ẩm sẽ làm cho cây giữ lá tốt hơn nơi khô hạn Nói chung, đất bạc màu lá rụng sớm hơn hoặc cây già rụng lá sớm hơn cây non [73]

Trang 18

10

Theo Addicott, Lynch (1961) , thì nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự

rụng, khi cây bị lạnh sẽ kích thích sự rụng Ở nhiệt độ cực đoan (nóng quá hay lạnh quá) có thể thúc đẩy nhanh chóng sự rụng

Ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách khác nhau Khi cây không được chiếu sáng đầy đủ hoặc bị che râm sẽ dẫn đến sự rụng quả Các nghiên cứu trong phòng cho thấy: Mức tối thiểu hydratcacbon ở mức nào đấy

sẽ gây rụng Tuy nhiên, sự thiếu hụt hydratcacbon hoặc thừa đường (sản phẩm của quang hợp) sẽ làm chậm sự rụng (Myers, 1940)

Theo Heinicke (1919), sự rụng lá của cây còn liên quan chặt chẽ đến ngày ngắn, ánh sáng ngày dài sẽ làm chậm sự rụng lá, quả

Theo Molisch, H (1986), hạn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng ở các nước nhiệt đới Khi bị hạn các bộ phận của cây lá, hoa, quả có thể

bị rụng vì hạn liên quan đến sự thoái hóa của lá nhưng nếu cây bị úng cũng thúc đẩy sự rụng

Các nhân tố khoáng trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng Hàm lượng đạm trong đất cao làm giảm mạnh sự rụng (Addicot, 1965) nhưng thiếu hụt N, Zn, Ca, S, Mg, Bo, Fe sẽ kích thích sự rụng (Hambidge, 1941)

Theo Addicott các yếu tố môi trường đó đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng C/N, ảnh hưởng đến các đường hướng sinh học phân tử qua đó thúc đẩy hoặc ngăn cản sự rụng Khi hàm lượng C, hydrogen cao sẽ kìm hãm sự rụng còn khi thấp sẽ thúc đẩy sự rụng

* Các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới sự rụng

Quá trình quang hợp giúp cây tích lũy chất khô về các sản phẩm thu hoạch, quang hợp còn cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và cấu tạo thành tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và ngăn cản sự rụng

Các yếu tố nội tại đều được sản sinh ra nhờ tác động của yếu tố môi trường, ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ gây ra sự rụng là do ảnh hưởng đến quá

Trang 19

11 trình hô hấp và các quá trình enzyme (Miller, 1938)

Hiệu quả của quang chu kỳ đến quá trình rụng có liên quan đến phytocom, qua phytocom tác động đến quá trình tổng hợp các hoocmon Theo Nitsch (1963), dưới điều kiện ngày dài thì Auxin và Gibberellin được tổng hợp nhiều hơn axit abxixic, tổ hợp các chất này làm tăng sinh trưởng và chống lại sự rụng Trong điều kiện ngày ngắn thì cân bằng này theo hướng làm tăng rụng

Sự trao đổi các hoocmon có liên quan đến sự rụng Người ta thấy rằng có sự thay đổi hàm lượng auxin IAA khi có nhiều O2 do enzyme IAA oxydaza tăng cường hoạt động làm giảm hàm lượng IAA và làm quá trình rụng tăng lên Etylen kích thích sự rụng do nó thúc đẩy sự hình thành các enzyme gây rụng,

do etylen tăng cường quá trình tổng hợp các mRNA mã hóa enzyme này (Abeles, 1966), (Holm, 1967)

+ Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cam sành

Cam sành là cây ăn trái lâu năm, có tuổi thọ và chu kỳ kinh tế dài Để tiện cho việc quản lý và chăm sóc vườn cây qua từng giai đoạn khác nhau Người ta chia sự phát triển của vườn cây ra thành những giai đoạn như sau:

*Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Là giai đoạn sau khi trồng đến lúc cây bắt đầu ra hoa và đậu trái Thời

kỳ này dài khoảng 3 năm Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh Do đó tán cây phát triển rất nhanh [19]

Đây là giai đoạn căn bản để hình thành khung tán cây, là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau Do đó, cây cần được chăm sóc tốt để phát triển tối

đa rễ, thân, cành khỏe mạnh, vững chắc Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn này như sau:

Trang 20

12

- Bón đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển

- Bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp (ở những vùng có độ pH thấp), làm cỏ, xới vùng gần rễ cho đất tơi xốp, giúp hệ thống rễ phát triển tối đa

- Tạo tán tỉa cành giúp cho cây có thân tán to, khỏe mạnh, cành phân bố hợp lý, nhận đủ ánh sáng

- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Ngoài ra, còn lưu ý đến hiện tượng ra quả sớm, những cây ra quả sớm cần tiến hành loại bỏ hoa trái để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây

*Thời kỳ đầu kinh doanh

Từ khi cây bắt đầu cho quả đến khi cây ra quả toàn cây Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn rất mạnh, cành ra vẫn còn nhiều, tuy nhiên số lần ra trong năm giảm 3 - 4 lần /năm, số lượng cành ra ít hơn, cành ngắn và lá ít hơn Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khỏe Số cành ra quả tăng dần cho đến khi toàn cây ra quả Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các vấn đề sau:

- Sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai đoạn phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi quả, rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ Dẫn đến rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá

và quả và sự cung cấp từ rễ Do đó, cần áp dụng những biện pháp để giúp hệ thống rễ phát triển tốt như bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp, kết hợp xới xáo ngoài tán, bón phân hữu cơ giữ mực nước trong vườn, tủ gốc trong mùa nắng để giữ độ ẩm đất [19]

- Mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và ra hoa: Khi bắt đầu vào

Trang 21

13 thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh, có thể cây chậm ra hoa cho quả hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, có khuynh hướng

ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán lá của cây [19]

Những trường hợp trên phải tiến hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thông thoáng để cây nhận đầy đủ ánh sáng giúp cây phân hoa mầm hoa tốt hơn Đối với cây ra nhiều hoa thì cắt tỉa bỏ bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá

*Thời kỳ khai thác: Là giai đoạn từ khi cây ra hoa toàn cây đến lúc cho năng suất cao nhất, đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế nhất của vườn nên thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế của vườn càng cao, nó phụ thuộc vào các yếu tố quản lý và chăm sóc, thời kỳ khai thác của vườn có thể lên đến 40 - 50 năm Đặc biệt thời kỳ này cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang quả Số lần ra cành trong năm ít từ 1 - 2 lần Trong thời kỳ này thường xuất hiện những trường hợp sau:

- Cây giao tán và mau già cỗi

- Hiện tượng năng suất không ổn định

Nguyên nhân là do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hoa quả Cành lá ra quá nhiều làm cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả Chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, thúc đẩy cây ra hoa, dinh dưỡng không

đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũng như để nuôi quả sau khi đậu

Cần tiến hành tỉa cành hàng năm không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý nhận đầy đủ ánh sáng, tỉa bớt quả, cây mang quả vừa đủ giúp quả phát triển tốt và dinh dưỡng còn phải dự trữ để giúp cho cây phân hóa mầm hoa năm sau

- Bón đầy đủ phân bón cho cây nuôi quả, hạn chế sự rụng hoa, rụng quả

Trang 22

Tóm lại: Chu kỳ sinh trưởng của cam sành gồm các thời kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do đó cần phải ứng dụng đồng loạt nhiều biện pháp để thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao, trong thời kỳ kinh doanh của vườn nếu quản lý và chăm sóc tốt có thể kéo dài chu kỳ kinh tế của vườn cây

1.3.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học cây cam sành

+ Nhiệt độ

Cây cam sành nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nên cây có đặc tính

thích nghi với điều kiện ở vùng, nghĩa là khí hậu không có sự quá chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè Vì thế nên cam sành thích ấm và chịu lạnh kém Cây có thể sinh trưởng được từ 400 vĩ độ Bắc và 400 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 290C, cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130C và chết khi nhiệt độ - 50 [19]

Ở nhiệt độ 40oC kéo dài trong nhiều ngày cây cam sành ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khô héo Tuy nhiên cũng có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên tới 50 - 57oC [6], [32]

Bằng những nghiên cứu của mình Wallace cho rằng rễ cam sành hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23oC Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường

Trang 23

15 bột và axit trong cây vào quả Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi

Những vùng mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá, nhiệt

độ bình quân năm >15oC tổng tích ôn 2.500 - 3.500oC đều có thể trồng được cam sành Ở các vùng có khí hậu lục địa xa biển không nên trồng cam sành ở

độ cao 1.700 - 1.800 m so với mực nước biển vì những vùng này thường có tuyết rơi vào mùa đông nhiệt độ xuống tới - 4, - 5oC

Cây cam sành có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía bắc của Việt Nam

+ Ánh sáng

Cam sành cũng như những thực vật khác, để hoàn thành chu trình phát dục, cây tiến hành quang hợp để tích lũy chất khô dự trữ cho các quá trình sinh trưởng biến dưỡng cây cần có một lượng ánh sáng nhất định Khi thiếu ánh sáng cây sinh ra những cành mềm yếu, lá to, phát triển cành vượt và khó hình thành mầm hoa [19]

Cường độ ánh sáng thích hợp đối với cam sành thay đổi từ 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh nắng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều 16 giờ) Trong điều kiện ánh sáng vào lúc trưa mùa hè có thể lên đến 35.000 - 40.000 lux, cao gấp 3 lần so với cường độ ánh sáng cam sành cần Cây bị bão hòa quang hợp, hệ thống khí khổng trên lá đóng lại và cây không tiến hành quang hợp được Do đó, có thể nói cam sành là cây thích bóng râm, không cần cường độ quá cao [19]

+ Nước và lượng mưa

Cam sành là cây không những cần nhiệt độ mà còn cần ẩm độ cao Ẩm

độ không khí thấp hoặc biến động nhiều, sẽ ảnh hưởng đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và nhất là chất lượng trái làm cho

Trang 24

16

vỏ dày, ít thơm, chất lượng kém ở những vùng ven biển như các nước trồng cam sành bờ biển Địa Trung Hải, có ẩm độ cao, sự bốc thoát hơi nước ít làm cho vỏ trái đẹp, nhẵn mỏng, nhiều nước chất lượng thơm ngon [19]

Lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ thoả mãn cho nhu cầu về nước của cây (1.400 - 2.500mm), nhưng do sự phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất quả như ở huyện Bắc Quang - Hà Giang có tổng lượng mưa 4.000 - 5.000 mm/năm, tập trung hầu hết trong các tháng mùa hè Cũng có những nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh vào thời kỳ quả đang phát triển mạnh thường có gió tây nóng hoạt động, vừa hạn đất, vừa hạn không khí, thời kỳ quả chín là thời

kỳ mưa bão, lũ lụt, do đó việc đáp ứng nhu cầu nước cho cam sành là biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả [4]

Cây cam sành cần nhiều nước nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng Ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 - 80% Lượng mưa cần khoảng 1.000 - 2.000 mm/năm Trong mùa nắng cần phải tưới nước

và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3 g/lít nước

+ Gió

Hoạt động của gió bão là một hiện tượng đáng lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam sành Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây [27]

Ở trung du miền núi Bắc Việt Nam về mùa mưa thường có gió bão gây

đổ cây, gãy cành, rụng quả làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và giảm năng suất nghiêm trọng Do đó cần chú ý đến việc thiết kế các đai rừng phòng hộ cho các vườn trồng cam sành ở những vùng hay có gió bão lớn

+ Đất đai

Cam sành là loại cây nhìn chung không kén đất lắm Đất trồng cam

Trang 25

17 sành tốt phải có tầng cành tác dày ít nhất 0,6 m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình Đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao > 3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8 m [19]

Cam sành thích ứng với độ pH tương đối rộng từ 4 - 8, tuy nhiên tốt nhất là đất chua nhẹ pH từ 5,5 đến 6,5 Cam sành trồng trong điều kiện đất chua nhẹ cây sinh trưởng khỏe và cho phẩm chất cao Hàm lượng acid citric

và đường tổng số cao Tỷ lệ đường/acid trên đất hơi chua giảm từ đất hơi chua đến đất trung tính và thấp nhất ở đất chua [19]

1.3.3 Nghiên cứu về việc bón phân cho cam sành

Trong sản xuất nông nghiệp muốn tăng sản phẩm hàng hóa ngoài yếu

tố về giống thì các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng Trong

đó phải kể đến kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây trồng Muốn bón phân hợp

lý cho cam sànhphải phân tích, chẩn đoán dinh dưỡng lá rồi tùy theo tính chất đất, tuổi cây, loại phân mà bón cho phù hợp

Có hơn 17 yếu tố khoáng cơ bản cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam sành, trong đó có 3 yếu tố khoáng được cung cấp từ không khí và nước là C, H và O, còn lại 14 nguyên tố khoáng được cung cấp từ trong đất và phân bón Mỗi nguyên tố khoáng hiện diện trong cây đều có vai trò sinh lý riêng

Chất đạm (N), có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển Hàm lượng đạm tập trung chủ yếu trong các bộ phận đang ở thời kỳ sinh trưởng mạnh Đạm có tác dụng trực tiếp đến sinh lý và phẩm chất quả Đạm còn có khả năng điều tiết việc hấp thụ các nguyên tố khác Theo Smith (1953) lượng đạm trong lá cao thì lượng Magie cũng cao Chides (1939) cũng cho biết trong lá cam Valencia nếu thiếu N thì K, P, S tăng lên, còn hàm lượng Mg giảm đi Đạm hiện diện trong nhiều hợp chất căn bản của thực vật, vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại nếu cung cấp không đủ đạm [8]

Trang 26

18 Đối với sự thiếu đạm, triệu chứng thấy được chủ yếu trên lá Nhìn chung, tất cả lá có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt Toàn

bộ triệu chứng đều xuất hiện ở lá già trước Lá rụng sớm hơn bình thường Về mặt năng suất, vườn thiếu đạm trầm trọng đều dẫn đến năng suất giảm

Bên cạnh đó, sự thừa đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái [19]

Chất lân (P2O5) có nhiều trong lộc non, rễ tơ và hạt Lân rất cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa Theo tài liệu Nhật Bản, lân không ảnh hưởng đến sản lượng cam sành bằng đạm và kali nhưng nó có ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất quả như giảm lượng axit và một ít chất hòa tan trong quả Hương vị ngon hơn, vỏ quả mỏng hơn, lõi quả chặt khi cây được bón đầy

đủ phân lân [8]

Khi thiếu lân trái thô, sần sùi, vỏ dầy, tép chứa ít nước và nước rất chua…Mặc dù hiếm khi quan sát thấy triệu chứng thiếu lân trên lá, nhưng khi biểu hiện trên lá thì lá có màu nâu đỏ [19]

Chất kali (K2O) có nhiều trong quả và lộc non đặc biệt thời kỳ nảy lộc

và quả phát triển mạnh Kali ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất quả Kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết cây bị thiếu kali làm giảm sản lượng qủa

rõ rệt (cũng như thiếu đạm) Bón đủ kali làm cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ và vận chuyển [8]

Kali trong lá thấp dẫn đến trái nhỏ và mỏng vỏ Sử dụng kali dư thừa có thể làm cho trái lớn có vỏ dày Tỷ lệ K và N cho cây có múi sẽ tạo cho trái có

vỏ dày hoặc mỏng Ví dụ tỷ lệ 1:1 N/K tạo cho trái có vỏ dày trong khi đó tỷ lệ 1: 0,5 N/K tạo cho trái có vỏ mỏng Cung cấp thừa kali có thể tạo ra sự thiếu magnesium Điều này là do hai khoáng này đối lập nhau và mức độ cao của kali có thể làm giảm sự hấp thụ bình thường của magnesium Tính trạng thừa kali cũng sẽ có một số hiệu quả nghịch trên trái, làm vỏ trái thô và nhiều acid

Trang 27

19 Triệu chứng thiếu kali ở trái là làm cho trái nhỏ, vỏ mỏng, dễ rụng Thiếu K trầm trọng có thể biểu hiện trên lá Tuy nhiên, nếu thiếu K không trầm trọng ít thể hiện trên lá, nhưng có thể sử dụng phương pháp phân tích lá

để xác định Thiếu kali thường xẩy ra trên đất có đá vôi do sự đối kháng nguyên tố [19]

Các yếu tố Ca, Mg có vai trò hết sức quan trọng đối với cây cam sành Canxi kết hợp với chất pectin trong tế bào tạo thành chất pectat canxi - thành phần chủ yếu tồn tại trong gian bào để giữ chặt với nhau Trong đất thiếu Canxi (đất chua) thì P2O5 và Mo ở trạng thái khó tiêu Al, Fe di động nhiều làm rễ cây bị hại Canxi còn có ảnh hưởng tốt đến hệ thống vi sinh vật đất làm

bộ rễ phát triển tốt hơn Mg là thành phần chính của diệp lục, thiếu Mg lá có màu vàng và rụng nhiều, tính chống chịu kém dẫn đến hiện tượng ra quả cách năm [8]

Bên cạnh yếu tố đa lượng, cam sành còn rất cần các yếu tố vi lượng để sinh trưởng phát triển tốt Nhóm yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây đặc biệt là quá trình ra hoa đậu quả, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh

Ví dụ: Thiếu Fe quả dễ bị rụng, chịu rét kém

Thiếu Cu quả dễ bị nứt, ít vitamin C và các chất hòa tan quả xốp và chua

Thiếu Zn quả khô và nhạt, thiếu Mn vỏ quả xấu xí nhạt màu

Người ta đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, molipđen, đối với một số cây cần cả nhôm và silic, các nguyên tố này tuyệt đối cần thiết cho cây, nó được xem như là chất kích thích và các phần chứa chúng được gọi là phần “xúc tác” hoặc phần “kích thích”

Trang 28

20 Trên thực tế sản xuất yếu tố vi lượng cung cấp cây chủ yếu là từ đất

và chính yếu tố này đã làm nên những loại quả đặc sản như cam sành Hàm Yên chỉ ngon nhất ở Hàm Yên Khi giống này được di thực ra nơi khác thì không còn giữ nguyên chất lượng như nơi bản địa

Cách bón phân hợp lý nhất là dựa vào kết quả phân tích đất để tùy theo thành phần chất dinh dưỡng trong đất mà bón những chất còn thiếu Hiện nay một phương pháp mới có hiệu quả người ta thường dùng là “chẩn đoán dinh dưỡng qua lá” để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây Phương pháp này đã được đi sâu nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipine… trên một số giống cây ăn quả như cam quýt, chuối, dứa

Lợi ích của phân tích lá và đất là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của vườn cây có múi và có một chế độ quản lý dinh dưỡng thích hợp Một khi nông dân biết được tình trạng dinh dưỡng của đất và của cây

Họ có thể phát triển một chu trình làm tối ưu hóa việc áp dụng phân bón, vì vậy năng suất trong vườn luôn luôn ôn định và giảm chi phí [19]

Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá quá thừa hoặc quá thiếu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cam Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì vườn cây cho năng suất cao Các tác giả thấy dùng thang tiêu chuẩn Chapman trong điều kiện Việt Nam cho kết quả tốt Đối với đất bazan có hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá (≥3%) thì lượng lân trong đất với lượng lân trong lá có mối tương quan thuận Trên đất này nếu bón kali đúng phương pháp, có cơ sở khoa học sẽ đạt hiệu quả cao Khi điều chỉnh lượng phân đạm bón vào đất, cây dùng được ngay và ảnh hưởng đến lượng đạm trong lá sau một thời gian ngắn Nhưng đối với lân và kali thì khó khăn hơn, mặc dù đã tăng lượng phân bón, nhưng lượng dinh dưỡng không tăng ngay mà phải tiếp tục điều chỉnh trong thời gian dài [24], [28]

Trang 29

21 Nếu một yếu tố nào đó quá thiếu thì có thể vận dụng phương pháp phun phân lên lá và tốt nhất là sử dụng phân bón lá sẽ đem lại hiệu quả cao

Phân bón lá là một dạng phân đa yếu tố, phân chứa các yếu tố đa lượng

và vi lượng, nó sẽ cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt Phân bón còn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng hoặc sau khi trải qua hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng, lạnh, khô, ngập úng

Bón phân qua lá các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua lỗ khí khổng và gian bào các chất dinh dưỡng di chuyển theo hướng từ trên xuống với tốc độ

30 cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do trong cây Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân quá lá dạng hòa tan, 95% lượng phân phun trên lá sẽ được đồng hóa Đối với lân sau phun 30 giờ cây đã đồng hóa hết, đối với đạm Ure chỉ vài giờ, Trần Đại Dũng [12]

Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa các bệnh của cây ngay trong giai đoạn cây đang sinh trưởng Phân bón lá trong nhóm thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt họ cây cam quýt Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng ngày càng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), thì việc bón bổ sung các phân vi lượng cho cây cam quýt là rất cần thiết [19]

* Các nghiên cứu về vai trò của một số chất khoáng đến sự rụng

Theo Sampson, H.C, canxi (Ca) được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi thấp sẽ tăng sự rụng

Kẽm (Zn) rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge, 1941), (Skoog, 1940)

Trang 30

22 Theo Hambidge (1941), Lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả,

lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây Tuy nhiên khi thừa

Zn, Fe và các cation I+, C- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng (Herrett, 1962)

Mangan (Mn) có thể thúc đẩy quá trình rụng do liên quan đến sự tăng cường oxy hóa các auxin (Stonier, 1968)

Bo là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt, nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học Đặc biệt khi kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào Khi thiếu Bo ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn Chính vì vậy, Bo có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón lá như Komix FT, Yogen, Atomic, Pomior, Kivica đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như rau, cafe và một số loại cây ăn quả Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Trịnh Nhật Hằng, Huỳnh Văn Tần tại Tiền Giang 1995 - 1996 cho thấy : Các loại phân bón lá đều có tác dụng hạn chế rụng trái non, góp phần làm tăng năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng

1.3.4 Nghiên cứu về việc cắt tỉa cho cây cam sành

Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu

về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây Người làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung và cành nhánh của cây phù hợp, đây là một kỹ thuật quan trọng trong trồng, chăm sóc cây ăn quả và nó được xây dựng trên những cơ sở sau

Trong sản phẩm quả nói chung và quả cam sành nói riêng đều chứa chất dự trữ là đường, bột, dầu … chỉ có đủ ánh sáng quang hợp tốt mới có thể

có sản lượng cao chất lượng tốt Không phải tất cả ánh sáng mặt trời đều được

Trang 31

23

sử dụng nhưng nếu cây chỉ nhận được ít hơn 25 - 30% ánh sáng mặt trời thì không ra hoa, kết quả tốt được (Philip Cao Văn, 1997) Việc cắt tỉa đối với cam quýt sẽ giúp cho cây loại bớt những cành lá thừa, quang hợp bản thân được ít và che lấp ánh sáng của các cành non khỏe, gây hại lớn hơn Chỗ nào cây mọc rậm rạp cũng là chỗ sâu bệnh tập trung nhiều vậy nên việc cắt tỉa hợp

lý sẽ tạo ra một thế cây hợp lý với thế cây đó khả năng hấp thụ mặt trời là tốt nhất, điều này đồng nghĩa với việc cây được cung cấp nhiều năng lượng nhất

từ ánh sáng mặt trời

Mỗi cây ăn quả cần có một thế đứng vững chắc, với bộ khung cành khỏe, phân phối đều trong tán cây để có thể mang khối lượng quả lớn, đặc biệt nâng khi sắp chín Để cho cây phát triển tự do thì cành khỏe, cành yếu - cành yếu bị che khuất không có quả, cành khỏe thì mang nhiều quả quá vừa kiệt sức, ảnh hưởng đến chất lượng, vừa dễ bị gãy đặc biệt khi gió mạnh Kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn quả ở nhiều nước cho thấy: Thân chính cây cao thì khoảng cách giữa bộ phận trên mặt đất và rễ dưới mặt đất càng xa, cây chậm ra quả và quả bé nguyên nhân là chúng vận chuyển nhựa luyện, nhựa nguyên phải đi một khoảng cách quá lớn, làm giảm chất lượng của quá trình trao đổi dòng năng lượng trong cây Do vậy người ta muốn có thân chính thấp cành trong tán không nên quá dày, bộ phận ra quả trên cây không nên quá xa thân chính và cành chính Điều này có thể được làm rất tốt khi chúng ta tiến hành cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa thường niên cho cây [8]

Cắt tỉa nhằm nâng cao tính hoạt động sinh lý cuả mô tế bào và hiệu suất thoát hơi nước cho nên trong điều kiện khô hạn, việc làm này là một trong những biện pháp cải thiện chế độ nước của cây Ở những vườn cây ăn quả thuộc vùng thiếu ẩm và thiếu nước tưới như vùng trồng cam sành Hàm Yên thì vấn đề này hết sức cần thiết, sẽ giúp cho cây sử dụng nước tiết kiệm hơn đặc biệt là những tháng khô hạn

Trang 32

24 Cam sành có số lượng hoa quả lớn, tuy nhiên tỷ lệ đậu rất thấp Những năm có điệu kiện thời tiết thuận lợi cho cam sành ra hoa đậu quả, số quả trên cây nhiều xẩy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng vì vậy khi thu hoạch quả nhỏ, năng suất thấp, chất lượng kém Để khắc phục hiện tượng này, biện pháp tỉa định quả sẽ loại bỏ những quả nho, quả sâu bệnh, những cành mang quá nhiều quả tạo ra số lượng quả phù hợp với cây Đảm bảo tính hài hòa giữa sinh trưởng - phát triển, khắc phục được hiện tượng ra hoa đậu quả cách năm [8]

Tóm lại trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, đốn, cắt tỉa có thể coi như một kỹ thuật “giải phẫu” ngày càng được áp dụng rộng rãi, cũng như một chuyên gia giải phẫu phải có kiến thức chuyên nghiệp, phải có kinh nghiệm

và tay nghề Nguyên tắc chung là cắt “thận trọng” khi cây còn non, cắt rất ít khi cây già, cắt nhiều hơn vào mùa đông hoạc mùa khô, khi cây ngừng sinh trưởng thì cắt nhiều, mùa mưa cây sinh trưởng mạnh cắt ít [16]

1.3.5 Nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây cam sành

Các loại cam sành thường bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, và điều kiện sinh thái mỗi vùng trồng

+ Sâu hại cam sành: Một số loài sâu hại thường gặp trên cam sành là

* Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis citrella): Bướm sâu vẽ bùa có sải cánh khoảng

4mm Nó đẻ trứng phía dưới mặt lá Trứng nở ra ấu trùng xâm nhập vào dưới biểu bì và ăn phần thịt lá Sâu non dài khoảng 3mm, gây nên các đường hầm cong không có quy luật và thường chứa phân màu thẫm Những lá bị gây hại ngày càng cuốn lại và vặn vẹo Kết quả của sự gây hại là làm cho lá nhỏ hơn

và cuối cùng bị khô đi Hoạt động gây hại chủ yếu của sâu là trên lộc hè và lộc thu chính vụ và chủ yếu có ở trên những cây dưới 5 năm tuổi Mức độ xâm nhiễm nặng lần đầu có thể xuất hiện ngay trên vườn ươm [2]

Trang 33

25 Biện pháp phòng trừ:

- Cắt bỏ và tiêu huỷ ngay các lá bị sâu hại

- Áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc cây ngay từ khi cây còn nhỏ

- Phun thuốc trừ sâu: phun 1 - 2 lần trong một đợt lộc

* Ngài Chích hút (Ophideres sp ): Ngài chích hút tấn công chích vỏ quả khi

chín và chích hút dịch quả chủ yếu vào ban đêm Nó dùng vòi đâm thủng vỏ quả có đường kính khoảng 1mm, màu nâu sẫm Mô xung quanh lỗ bắt đầu bị thối tạo thành quầng nâu trên bề mặt vỏ Những quả bị gây hại bắt đầu bị rụng

và thối hoàn toàn

Bướm có sải cánh khoảng 100 mm, trong năm xuất hiện 2 - 4 lứa Sâu non không ăn quả Bướm xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa thu khi quả chín

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn, thu dọn sạch tàn dư cây, làm cỏ kịp thời

- Dùng bẫy độc và bẫy ánh sáng để tiêu diệt

- Tất cả những quả rụng nên gom lại, đào hố chôn [2]

* Ruồi đục quả (Ceratitis capitata và Dacus dorsalis): Ruồi cái đẻ trứng

trong khoang nhỏ của vỏ quả đang chín Triệu chứng đầu tiên trên quả bị gây hại có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1mm Từ đấy sâu non đào lỗ chui vào trong tép Thông thường có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra Sau khi gây hại, vết bệnh bắt đầu thối và trở thành màu nâu Cuối cùng quả bị rụng xuống và bị hủy hoàn toàn

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên quả

- Dùng bẫy bả để tiêu diệt ruồi

- Vệ sinh vườn quả, đặc biệt là việc thu gom tất cả quả rụng, đào hố chôn xa vườn cây là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của ruồi

Trang 34

26

* Nhện: Trên cây cam sành có hai loại nhện gây hại chủ yếu là nhện trắng

(Phyllocoptes oleivorus) và nhện đỏ (Panonychus citri) Cả hai loại nhện

trắng và đỏ đều chích hút cả lá lẫn quả nhưng nhện trắng gây hại nhiều hơn đối với quả còn nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá

Triệu chứng: Nhện trắng là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá Chúng chích hút bề mặt dưới của lá và phía quả bị lấp bởi tán lá Quả bị gây hại trở nên nhỏ hơn và có màu đen

Nhện đỏ gây ra các đốm nhỏ màu vàng trên lá và quả Những lá bị nhện

đỏ gây hại nặng chuyển sang màu vàng và dị dạng

Trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhện trắng có thể có tới 25 lứa trong năm, trong khi nhện đỏ nhiều nhất cũng chỉ có 8 - 10 lứa trong năm Cả nhện

đỏ và nhện trắng đều thích thời tiết hanh khô Ở vùng K4 cũ nhện thường gây hại nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 12

* Ngoài ra, còn có rất nhiều loại sâu hại cam sành khác như: Sâu đục thân,

cành (Anoplophora chinensis), rệp nâu, rệp đen (các loài thuộc họ Aphididae),

+ Bệnh hại cam sành: Bệnh cam sành có nhiều loại như: bệnh greening, bệnh chết khô cành cam chanh, bệnh loét cam sành, bệnh sẹo,

* Bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh, vàng bạc):

Triệu chứng đầu tiên trên lá già có những đốm vàng loang lổ Sau đó các lá nhỏ lại, phiến lá ngả sang màu vàng, gân lá còn giữ màu xanh, đầu tiên

Trang 35

27 chỉ một vài nhánh trên cây bị bệnh Bệnh nặng cả cây đều thể hiện triệu chứng và có một vài cành bị khô chết và cuối cùng cây chết

Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Liberobacter asiaticum và do rầy chổng cánh ( Diaphorina citri ) làm tác nhân lan truyền bệnh, ngoài ra bệnh

còn lan theo con đường nhân giống vô tính như chiết, ghép và thực vật thượng đẳng ký sinh (dây tơ hồng) Vi khuẩn sống và sinh sản rất tốt trên cây rau dừa cạn

- Chủ yếu là phòng trị và hạn chế mật độ của rầy chổng cánh để tránh lấy lan bệnh

* Bệnh loét cam quýt:

Bệnh thường gây nên những vết đốm trên lá và quả cũng như gây nên các dị tật trên vỏ Lúc đầu là những vòng tròn, sau đó phát triển thành những đốm không bình thường Vết bệnh có những quầng vàng đặc trưng xung quanh đốm

Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas citri.Vi khuẩn gây

bệnh loét lan truyền trên một cây hoặc sang cây bên cạnh nhờ gió và mưa té, chủ yếu theo hướng gió và mưa, chúng xâm nhập qua lỗ khí khổng hoặc những vết thương cơ giới Sự lây truyền đi xa qua con đường nhân giống vô tính

Trang 36

28 Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh tất cả là việc làm cần thiết Trong những vùng có gió nên trồng các cây khác làm vành đai chăn gió

- Sử dụng giống kháng bệnh sử dụng thuốc hóa học như phun dung dịch Boóc đô 1%; Ridomil 240 EC/ND (0,3% hay 30g/10 lít nước)

Sâu bệnh hại cam sành là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất, phẩm chất của nhà vườn, gây thiệt hại cho người nông dân

Vì vậy công tác BVTV cần được tiến hành hiệu quả Nhưng chúng ta cần biết cam sành là một sản phẩm được con người sử dụng nên nó cần phải đảm bảo

an toàn Với xu thế sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP, thì việc lựa chọn một hệ thống canh tác, phòng trừ dịch hại là hết sức quan trọng Trong

đó quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một giải pháp tối ưu hiện nay

Trang 37

29

Chương 2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU,

ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu

- Điều tra các xã trồng cam sành tại huyện Hàm Yên

- Các thí nghiệm bố trí tại huyện Hàm Yên

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng sản xuất cam sành tại huyện Hàm Yên: Trong năm

2012 - 2013

- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giống cam sành Hàm Yên: Từ tháng II/2012 đến tháng I/2013

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến động thái

rụng quả, năng suất cam sành Hàm Yên: Từ tháng II/2012 đến tháng V/2013

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến khả năng ra hoa và đậu quả của cam sành Hàm Yên: Từ tháng II/2012 đến tháng V/2013

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất đến khả năng sinh trưởng của cam sành Hàm Yên 2-3 năm tuổi: Từ tháng II/2012 - V/2013

2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Axit Boric (H3BO3): Có nguồn gốc Trung Quốc, dạng tinh thể, màu trắng, dễ tan trong nước Hàm lượng nguyên chất là 17,5% B Axit Boric được sử dụng để sử lý hạt giống, bón cho cây bằng phương pháp phun lá Tác dụng: phun axít Boric làm tăng tỷ lệ đậu quả, thúc đẩy quá trình tổng hợp prôtít, ligzin Axít Boric tham gia, thúc đẩy chuyển hoá hydracacbon và quá trình phân chia tế bào, tăng cường việc hút canxi của cây, đảm bảo cân đối tỷ

lệ K/Ca trong cây

Trang 38

30

- Komic: Dạng lỏng, dễ tan trong nước Hàm lượng nguyên chất là N: 3,5%, P205 7%, K20 2,3 %, Cu 100 ppm, Zn 200 ppm, Mg 800 ppm, Mn 100ppm

- Yogen: Dạng dung dịch, dễ tan trong nước Hàm lượng gồm: N 30%,

3, P205 10%, K20 10 %, còn lại là Mn0, Mg0, B203, S, Fe, Cu, Zn, Mo

- Giống đậu xanh 044: Có nguồn gốc từ giống VC2768A của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC), cây cao 45 - 50cm, thời gian sinh trưởng ở vụ xuân là 80 ngày, vụ hè là 75 - 80 ngày, và vụ thu đông 90 ngày

Ra hoa quả và chín tương đối tập trung Thích hợp trồng ở vùng đồng bằng Trung Du Bắc Bộ và vùng Khu 4 cũ, năng suất trung bình là 12 - 13 tạ/ha

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều tra hiện trạng sản xuất cam sành tại huyện Hàm Yên

- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

- Hiện trạng sản xuất cây ăn quả nói chung

- Hiện trạng sản xuất cam sành ở Hàm Yên bao gồm: Giống, diện tích, năng suất, kỹ thuật trồng chăm sóc, phân bón, sâu bệnh hại, giá bán, thu nhập…

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của cam sành Hàm Yên

2.3.2 Thăm dò một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cam sành Hàm Yên

Trang 39

31 sinh trưởng phát triển của cam sành Hàm Yên 2-3 năm tuổi

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Điều tra hiện trạng sản suất cam sành tại huyện Hàm Yên

- Các số liệu thứ cấp được thu thập qua phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên môi trường huyện, trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên, Sở nông nghiệp & PTNT Tuyên Quang, Trạm khí tượng thuỷ văn Hàm Yên và các xã trồng cam của huyện Hàm Yên

2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng phát triển cam sành Hàm Yên

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua láđến động thái rụng quả, năng suất cam sành Hàm Yên

Gồm 5 công thức:

- Công thức 1: Không phun (đối chứng 1)

- Công thức 2: Phun nước lã (đối chứng 2)

- Công thức 3: Phun chế phẩm Yogen

- Công thức 4: Phun axít Boric

- Công thức 5: Phun chế phẩm Komic

Phun vào lúc trời râm mát ở các giai đoạn như sau:

- Lần 1: Phun sau khi hoa tàn

- Lần 2: Phun cách lần 1, 10 ngày

- Lần 3: Phun khi quả lớn 1cm

Thí nghiệm có 5 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn Các yếu tố phi thí nghiệm là đồng đều

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến khả năng sinh trưởng phát triển cam sành Hàm Yên

Gồm 3 công thức:

Trang 40

32

- Công thức 1: Để tự nhiên không cắt tỉa - Đối chứng

- Công thức 2: Cắt tỉa theo khuyến cáo của phòng nông nghiệp huyện

- Công thức 3: Phương pháp cắt tỉa của dự án chè - cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp

- Phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch của phòng nông nghiệp huyện: Đợt 1: Sau thu hoạch cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành trong tán, cành tăm, hương, kết hợp quét vôi gốc

Đợt 2: Vào tháng III - IV, hoa nở tiến hành tỉa bớt cành hoa, tỉa hoa, tỉa quả

- Phương pháp cắt tỉa của dự án chè - cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp Đợt 1: Sau thu hoạch cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành trong tán, cành tăm, hương, kết hợp quét vôi gốc

Đợt 2: Tháng XII - I, cắt bỏ cành tăm, yếu, tiến hành siết chặt thân, cành ra hoa, quả bằng dây thép trong thời gian 1 tháng rồi tháo ra

Đợt 3: Tiến hành cắt tỉa nhẹ loại bỏ cành sâu bệnh, cành trong tán vào thời kỳ phân hóa mầm hoa

Đợt 4: Ở thời điểm cây nở hoa tiến hành tỉa bớt cành hoa, tỉa hoa, tỉa quả Đợt 5: Vào khoảng tháng V - VI tiến hành cắt bỏ cành vượt, cành sâu bệnh, tỉa quả

Thí nghiệm có 3 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn Các yếu tố phi thí nghiệm là đồng đều

+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ đất đến khả năng sinh trưởng của cam sành Hàm Yên 2-3 năm tuổi

Ngày đăng: 21/07/2015, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đỗ Đình Ca (1995), Khả năng và triển vọng phát triển cây cam quýt và một số cây ăn quả khác ở vùng Bắc Quang Hà Giang. Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kh"ả" n"ă"ng và tri"ể"n v"ọ"ng phát tri"ể"n cây cam quýt và m"ộ"t s"ố" cây "ă"n qu"ả" khác "ở" vùng B"ắ"c Quang Hà Giang
Tác giả: Đỗ Đình Ca
Năm: 1995
[2] Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục (1994), Bắc Quang một vùng trồng cam quýt có triển vọng nhìn từ yếu tố khí hậu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ắ"c Quang m"ộ"t vùng tr"ồ"ng cam quýt có tri"ể"n v"ọ"ng nhìn t"ừ" y"ế"u t"ố" khí h"ậ"u
Tác giả: Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1994
[3] Vũ Thiên Chính (1995), Khả năng phát triển một số cây ăn quả vùng Đông Bắc - Bắc Bộ. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kh"ả" n"ă"ng phát tri"ể"n m"ộ"t s"ố" cây "ă"n qu"ả" vùng "Đ"ông B"ắ"c - B"ắ"c B
Tác giả: Vũ Thiên Chính
Năm: 1995
[4] Phạm Văn Côn (2005), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả, Nxb Nông nghiệp - TP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bi"ệ"n pháp "đ"i"ề"u khi"ể"n sinh tr"ưở"ng, phát tri"ể"n, ra hoa, k"ế"t qu
Tác giả: Phạm Văn Côn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - TP Hà Nội
Năm: 2005
[5] Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 58 - 92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam, chanh, quýt, b"ưở"i và k"ỹ" thu"ậ"t tr"ồ"ng
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: Nxb Lao Động - Xã Hội
Năm: 2003
[6] Trần Đại Dũng (2004), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của giống mận chín sớm ở huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn”, luận văn thạc sĩ nông nghiệp, trường ĐH Nông Lâm - Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên c"ứ"u "đặ"c "đ"i"ể"m sinh h"ọ"c và m"ộ"t s"ố" bi"ệ"n pháp k"ỹ" thu"ậ"t nh"ằ"m nâng cao n"ă"ng su"ấ"t, ch"ấ"t l"ượ"ng c"ủ"a gi"ố"ng m"ậ"n chín s"ớ"m "ở" huy"ệ"n Cao L"ộ"c - T"ỉ"nh L"ạ"ng S"ơ"n”
Tác giả: Trần Đại Dũng
Năm: 2004
[7] Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tr"ồ"ng cây "ă"n qu"ả" Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Vũ Công Hậu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh
Năm: 1996
[8] Vũ Công Hậu (1999), Phòng trừ sâu bệnh hại cây họ cam quýt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr, 4, 19, 20, 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng tr"ừ" sâu b"ệ"nh h"ạ"i cây h"ọ" cam quýt
Tác giả: Vũ Công Hậu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1999
[9] Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai (2006), Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi, Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qu"ả"n lý d"ị"ch h"ạ"i t"ổ"ng h"ợ"p trên cây có múi
Tác giả: Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
[10] Bùi Huy Kiểm (2000), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên c"ứ"u m"ộ"t s"ố đặ"c tính sinh h"ọ"c c"ủ
Tác giả: Bùi Huy Kiểm
Năm: 2000
[11] Lâm Thị Bích Lệ (1999), “Một số tiến bộ kỹ thuật trong nghề trông cây ăn quả”, Chuyên đề tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tr. 18 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ộ"t s"ố" ti"ế"n b"ộ" k"ỹ" thu"ậ"t trong ngh"ề" trông cây "ă"n qu"ả"”
Tác giả: Lâm Thị Bích Lệ
Năm: 1999
[12] Nguyễn Văn Luật, (2006), Cây có múi giống và kỹ thuật trồng, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây có múi gi"ố"ng và k"ỹ" thu"ậ"t tr"ồ"ng
Tác giả: Nguyễn Văn Luật
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội
Năm: 2006
[13] Hoàng Ngọc Thuận, (1990), “Tổng luận cây ăn quả Việt Nam”, Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ổ"ng lu"ậ"n cây "ă"n qu"ả" Vi"ệ"t Nam”
Tác giả: Hoàng Ngọc Thuận
Năm: 1990
[14] Nguyễn Học Thuý (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và bón phân cho năng xuất cao, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 195, 238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ẩ"m nang s"ử" d"ụ"ng các ch"ấ"t dinh d"ưỡ"ng cây tr"ồ"ng và bón phân cho n"ă"ng xu"ấ"t cao
Tác giả: Nguyễn Học Thuý
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 2001
[15] Phạm Văn Thiều (2000), Cây đậu xanh, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb Nông nghiệp - Hà Nôị Sách, tạp chí
Tiêu đề: ây "đậ"u xanh, k"ỹ" thu"ậ"t tr"ồ"ng và ch"ế" bi"ế"n s"ả"n ph"ẩ"m
Tác giả: Phạm Văn Thiều
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nôị
Năm: 2000
[16] Lê Văn Tri (2001), Hỏi Đáp về chất điều hoà sinh trưởng, các chế phẩm tăng năng xuất cây trồng, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: H"ỏ"i "Đ"áp v"ề" ch"ấ"t "đ"i"ề"u hoà sinh tr"ưở"ng, các ch"ế" ph"ẩ"m t"ă"ng n"ă"ng xu"ấ"t cây tr"ồ"ng
Tác giả: Lê Văn Tri
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội
Năm: 2001
[17] Tôn Thất Trịnh (2000), Các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lo"ạ"i cây "ă"n trái có tri"ể"n v"ọ"ng xu"ấ"t kh"ẩ"u
Tác giả: Tôn Thất Trịnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - TP Hồ Chí Minh
Năm: 2000
[18] Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách & tạp chí (2006). Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO - cây có múi, Nxb Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: K"ỹ" thu"ậ"t tr"ồ"ng, ch"ă"m sóc cây "ă"n qu"ả" theo ISO - cây có múi
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách & tạp chí
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
Năm: 2006
[19] Trần Thế Tục (1980), “Tài nguyên cây ăn quả nước ta”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây ăn quả nước ta”, "Tuy"ể"n t"ậ"p các công trình nghiên c"ứ"u khoa h"ọ"c và k"ỹ" thu"ậ"t nông nghi"ệ"p
Tác giả: Trần Thế Tục
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1980
[20] Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư (1988), Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 21, 52, 106, 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây "ă"n qu
Tác giả: Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp - Hà Nội
Năm: 1988

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w