Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh bị cận thị...3 IV... Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên thị lực của học sinh bị cận thị khúc
Trang 1- -MAI VĂN MINH
THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH
Trang 2Nghệ An - 2014
Trang 3MAI VĂN MINH
THỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài ,tôi đã nhận được hướng dẫn khoa học
,sự chỉ bảo tận tình của cô giáo PGS.TS Hoàng Thị Ái Khuê Xin được gửi tới
Cô tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học ,Bộmôn Sinh học thực nghiệm ,Khoa sinh học đã tạo điều kiện cho tôi trong quátrình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc và cán bộ trung tâm mắtQuảng Bình, Ban giám hiệu trường THCS Hải Đình, THCS Đồng Mỹ, THCSLộc Ninh đã tạo điều kiện và cho phép tôi lấy số liệu và thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đãluôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tàinghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn !
Nghệ An, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Học viên
Mai Văn Minh
Trang 5MỤC LỤC
Trang
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Điều tra thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phố Đồng Hới –Tỉnh Quảng Bình 2
1.3.2 Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh bị cận thị 3
IV Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4
1.1.1 Khái niệm về tật khúc xạ 4
1.1.2 Khái niệm mắt chính thị 7
1.1.3 Phân loại cận thị 7
1.1.4 Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị [1,2,11] 9
1.1.5 Cơ chế gây cận thị học đường (cận thị khúc xạ) 9
1.1.6 Khái niệm về thị lực 10
1.2 PHƯƠNG PHÁP KHÁM THỊ LỰC [8,18] 10
1.2.1.Góc thị giác 11
1.2.2 Khám thị lực bằng bảng thị lực 12
1.2.3 Quy ước ghi kết quả thị lực 13
1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực 13
1.2.5 Phương pháp đo thị lực 14
1.2.5.1 Đo thị lực xa 14
1.2.5.2 Đo thị lực với kính lỗ 15
1.2.5.3 Đo thị lực gần 16
1.3 SỰ ĐIỂU TIẾT CỦA MẮT 16
Trang 61.3.1 Viễn điểm điều tiết 17
1.3.2 Cận điểm điều tiết 17
1.3.3 Những cơ chế phối hợp điều tiết 19
1.3.4 Co quắp điều tiết 20
1.3.5 Các thuyết về cơ chế điều tiết 21
1.4 THỰC TRẠNG CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 24
1.4.1.Tình hình cận thị trên Thế giới 24
1.4.2 Tình hình cận thị ở Việt Nam 25
1.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ THỊ LỰC 26
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÀI TẬP THỂ DỤC MẮT ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC 27
1.6.1 Nghiên cứu trong nước 27
1.6.2 Nghiên cứu trên thế giới 28
1.6.2.1 Phương pháp Bates 31
1.6.2.2 Phương pháp Yoga 32
1.6.2.3.Phương pháp vận động tam liên 33
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU 35
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 35
2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thực nghiệm .35
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 35
2.2.2 Phương pháp điều tra 35
2.2.3 Phương pháp xác định độ cận thị và thị lực 36
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm 36
2.2.5 Phương pháp thống kê 37
Trang 72.3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 37
2.4 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 39
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40
A- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1 THỰC TRẠNG TẬT KHÚC XẠ VÀ CẬN THỊ CỦA HỌC SINH THCS TẠI TP ĐỒNG HỚI, QUẢNG BÌNH 40
3.1.1 Một số nét về vùng nghiên cứu 40
3.1.2.Thực trạng tật khúc xạ và cận thị tại trường THCS TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình 41
3.2 TÁC DỤNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC MẮT ĐỐI VỚI MẮT BỊ CẬN THỊ 47
3.2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 47
3.2.2 Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên độ cận thị và thị lực của học sinh bị cận thị 48
3.2.2.1 Tác dụng của một số bài tập thể dục mắt lên độ cận thị 48
3.2.2.2 Tác dụng của bài tập thể dục mắt lên thị lực của học sinh bị cận thị khúc xạ 52
B BÀN LUẬN 55
3.3 BÀN LUẬN VỀ TỈ LỆ CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG 55
3.4 BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC MẮT 57
3.4.1 Tác dụng Phương pháp Bates đối với mắt bị cận thị 57
3.4.2 Tác dụng Phương pháp vận động tam liên đối với mắt bị cận thị 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
I.KẾT LUẬN 66
II.KIÊN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 74
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố nội dung và thời gian thực hiện các bài tập trong 38
mỗi buổi tập của nhóm thực nghiệm 1 (theo phương pháp Bates) [21,22] .38 Bảng 2.2 Phân bố nội dung và thời gian thực hiện các bài tập trong mỗi buổi tập của nhóm thực nghiệm 2 (theo phương pháp vận động tam liên) [20,37,44] 38
Bảng 3.1 Số lượng học sinh ở các khối của các trường nghiên cứu 40
Bảng 3.2 Số lượng và tỉ lệ mắc các tật khúc xạ của học sinh ở các trường nghiên cứu (Theo số liệu của Trung tâm mắt Quảng Bình) 41
Bảng 3.3 Phân bố tỉ lệ các loại tật khúc xạ ở học sinh 3 trường THCS tại TP Đồng Hới – Quảng Bình 42
Bảng 3.4 Phân bố số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị ở các khối 44
tại các trường nghiên cứu 44
Bảng 3.5.Tỉ lệ cận thị cận thị khúc xạ và cận thị trục trong tổng số 45
học sinh bị cận thị ở 3 trường 45
Bảng 3.6 Số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị khúc xạ ở trường THCS thuộc nội thành và ngoại thành thuộc Tp Đồng Hới 45
Bảng 3.7 Số lượng và tỉ lệ % học sinh bị các mức cận thị ở 3 trường 46
Bảng 3.8 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.9 Độ cận thị tại thời điểm trước và sau 2 tháng của các em bị cận thị 49
ở nhóm ĐC và TN1 49
Bảng 3.10 Độ cận thị tại thời điểm trước và sau 2 tháng 49
của các em bị cận ở nhóm ĐC và TN2 49
Bảng 3.11 So sánh độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ giữa nhóm ĐC 50
và nhóm TN1, TN2 50
Bảng 3.12 Số lượng và tỉ lệ học sinh bị cận thị khúc xạ có độ cận thị 51
giảm ở các mức độ sau 2 tháng ở nhóm TN1 và TN2 51
Bảng 3.13 Phân bố thị lực của học sinh cận thị khúc xạ 52
Trang 10trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu (thị lực không kính) 52
Bảng 3.14 Phân bố thị lực của học sinh cận thị khúc xạ 53
trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm sau 2 tháng (thị lực không kính) 53
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Mắt chính thị, cận thị, viễn thị 4
Hình 1.2.Hình ảnh mắt loạn thị (nguồn internet) 5
Hình 1.3 Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc- Nguồn internet 6
Hình 1.4 Các chữ thử tương ứng với các khoảng cách khác nhau 11
Hình 1.5 Một số loại bảng thị lực 12
Hình 1.6 Bảng thị lực theo phương pháp kính lỗ 16
Hình 1.7 Sự điều tiết của mắt người (Nguồn internet) 18
Hình 1.8 Sự điều tiết của mắt (Nguồn internet) 19
Hình 1.9 Góc quy tụ nhãn cầu khi nhìn xa và nhìn gần (Nguồn internet) 20
Hình 1.10 Thủy tinh thể ở trạng thái nghỉ và điều tiết (Nguồn: Internet) .21 Hình 1.11 Cơ chế điều tiết 22
Hình 1.12 Thủy tinh thể ở trạng thái nhìn xa và điều tiết khi nhìn 23
Hình 1.13 Cơ chế sự điều tiết Nguồn: Internet 24
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ tật khúc xạ của học sinh ở các trường nghiên cứu 42
Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ học sinh bị các loại tật khúc xạ tại các trường THCS 43
Tp Đồng Hới 43
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ học sinh bị cận thị của các trường THCS Tp Đồng Hới 43 Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ cận thị gia tăng theo khối ở các trường THCS 44
tại Tp Đồng Hới 44
Biểu đồ 3.5 Phân bố tỉ lệ các mức độ cận thị của học sinh 46
thuộc 3 trường nghiên cứu 46
Biểu đồ 3.6 Sự thay đổi độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ ở 3 nhóm .50
Biểu đồ 3.7 Thay đổi độ cận thị của học sinh bị cận thị khúc xạ 51
sau 2 tháng thực nghiệm các bài tập của nhóm TN1 và TN2 51
Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN1 trước và sau 2 tháng 53
Trang 11Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN2 trước và sau 2 tháng 54
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ các mức thị lực ở nhóm TN1 và 2 sau 2 tháng 54
Biểu đồ 3.11 Độ cận thị tại thời điểm sau 4 tuần ngừng thực hành 55
bài tập thể dục mắt ở nhóm TN1 và TN2 55
Trang 12I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, thường xuất hiện và tiến triển ởlứa tuổi học sinh [2,8,9] Cận thị gây giảm thị lực, giảm khả năng nhìn xa và ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ [8,9,17] Hiệnnay cận thị học đường chiếm tỉ lệ cao trong các lứa tuổi học sinh và trở thànhvấn đề cần quan tâm sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên Thế giới, châu Á vàViệt Nam [6,7,23] Năm 2010, tổ chức WHO đã khẳng định, cận thị - thách thứcthực sự đối với nền y sinh của nhân loại [49]
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thực trạngtật khúc xạ cũng như cận thị ở cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng Kếtquả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cận thị học đường ngày càng gia tăng khắp cảnước, nhất là các vùng thành thị [7,10,12] Tại Việt Nam, theo khảo sát củaBệnh viên Mắt trung ương cho thấy, năm 2010 tỉ lệ cận thị trong giới học đường
là 25-35%, năm 2013, tỉ lệ này lên đến 30-40%, ở một số thành phố lớn, tỉ lệ này
có thể lên 60-70% ở các trường chuyên lớp chọn [52]
Để tiến hành và hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thìnhu cầu xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, học sinh, sinh viên phảihọc tập nhiều hơn, về cường độ cũng như về thời gian, với các phương tiện họctập đa dạng, phong phú hơn như ti vi, máy vi tính, mạng Internet chắc chắn sẽlàm gia tăng tỉ lệ cận thị [ 28,38] Bộ Giáo dục đã có nhiều biện pháp can thiệp
để làm giảm tỉ lệ cân thị học đường như kích thước bàn ghế, chiếu sáng [1] Bộ
y tế đã hướng dẫn ứng dụng chế độ dinh dưỡng và các biện pháp can thiệp như
sử dụng kính, châm cứu, ấn huyệt, mổ Lasik [3,34] Tuy nhiên sử dụng kính chỉ
có tác dụng giúp nhìn rõ vật mà không cải thiện được nguyên nhân hoặc điềuchỉnh được tật khúc xạ của mắt Việc mổ Lasik chỉ được tiến hành khi đến tuổi
18 và tốn kém [27] Do đó cần có những nghiên cứu biện pháp phòng và điềuchỉnh các tật khúc xạ khi mới xuất hiện, nhằm cải thiện thị lực, nâng cao thànhtích học tập và năng suất lao động có hiệu quả Chính vì vậy, việc nghiên cứuứng dụng tập luyện bài tập thể dục cho mắt thường xuyên để nâng cao thị lực,
Trang 13giảm tật khúc xạ là việc làm có tính cấp thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ngàycàng gia tăng tỉ lệ cận thị ở học sinh tại Việt Nam, cũng như sự cam kết vàhưởng ứng của Việt Nam trước sáng kiến hướng đến thị lực năm 2020 của Liên
hợp quốc“Quyền được nhìn thấy”[21]
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu can thiệp các bài tập thể dục mắt nhưBates [20], Margaret Darst Corbett và Huxey (1940) [54], Rosenfiel và các cộng
sự (1998) [40], Sherman et al (2007) [45], Swami Sivananda (2001) [47],Vandana J Rathod and at al (2009) [48], G Gopinathan (2012) [26], OrlinSorensen (2002) [37], Balliet, PHD, et al [19], Ewalt R (2004) [26], Sells, et al[43] mang lại hiệu quả trong việc cải thiện thị lực, phòng và chữa cận thị khúc xạ Việc tiến hành nghiên cứu về thực trạng và đánh giá tác dụng các bài tậpthể dục mắt trong việc cải thiện thị lực nhằm góp phần nâng cao thành tích họctập, nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xãhội của nước nhà
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành với 2 mục tiêu:
1 Đánh giá thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành phốĐồng Hới – Quảng Bình
2 Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt đối với thị lực của họcsinh bị cận thị
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Điều tra thực trạng cận thị học đường ở học sinh THCS tại Thành
phố Đồng Hới –Tỉnh Quảng Bình (dựa vào số liệu của TT mắt Quảng Bình
năm 2013)
- Thống kê số lượng học sinh tật khúc xạ THCS tại 3 trường (Hải Đình, Đồng
Mỹ, Lộc Ninh)
Trang 14- Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị trục và cận thị khúc xạ ở 3trường THCS trong nghiên cứu.
- Thống kê số lượng và tỉ lệ học sinh cận thị ở các mức thị lực ở 3 trườngTHCS trong nghiên cứu
1.3.2 Tìm hiểu tác dụng của một số bài tập thể dục mắt trong việc cải thiện thị lực cho học sinh bị cận thị
- Chọn đối tượng thực nghiệm
- Khám xác định độ cận thị, đo thị lực của học sinh bị cận thị trục và cận thịkhúc xạ trước khi phân nhóm thực nghiệm
- Tổ chức hướng dẫn thực hành các bài tập thể dục mắt trong thời gian 2 thángtheo phương pháp Bates và phương pháp vận động tam liên
- Xác định độ cận thị và thị lực ở 3 nhóm nghiên cứu sau 2 tháng
- Xác định độ cận thị của học sinh sau 1 tháng kết thúc thời gian thực nghiệm
IV Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tác dụng các bài tập thể dục mắt có ý nghĩa trong việc bổ sungcác biện pháp phòng và chữa trị cận thị khúc xạ, giảm tỉ lệ cận thị học đường,góp phần nâng cao thành tích học tập cho học sinh và năng suất lao động trongthời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
rõ nét [8,9,52]
Hình 1.1 Mắt chính thị, cận thị, viễn thị
Viễn thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở sau võng mạc (thay vì
đúng trên võng mạc) Mắt viễn thị nhẹ có thể nhìn bình thường nhưng thường bịmỏi mắt do điều tiết Nếu viễn thị nặng thì nhìn các vật ở xa và gần đều mờ.Viễn thị có thể kèm theo loạn thị [9]
Trang 16Loạn thị là khi các tia sáng tới mắt không hội tụ ở một điểm mà ở nhiều
điểm khác nhau trên võng [17] Là có hệ quang học không phải là lưỡng chấtcầu Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinhtuyến với các đường kính khác nhau Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang họcnày không phải một điểm mà là một đường thẳng Như vậy sự khác nhau giữaviễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạlượng chất cầu Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kínhtrụ chồng lên nhau Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị Điều chỉnhkính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn Mắt loạn thị nhìn vật
bị mờ và biến dạng Loạn thị có thể phối hợp với cận thị hoặc viễn thị [8,18]
Hình 1.2.Hình ảnh mắt loạn thị (nguồn internet)
Cận thị là khi các tia sáng từ xa tới mắt hội tụ ở trước võng mạc (thay vì đúng
trên võng mạc) Mắt cận thị nhẹ thường nhìn gần vẫn bình thường, nhưng nhìn
xa không rõ Cận thị có thể đơn độc hoặc kèm theo loạn thị [8,18]
Cận thị (tên khoa học là myopia) là hiện tượng rối loạn thị giác, khi đó conngười chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằmtrong cự ly gần Những vật đó khi nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách
lờ mờ không rõ nét Vật càng nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấyvật đó càng kém bấy nhiêu [2,11,17]
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh.Tính chất vật lý của sự rối loạn khúc xạ ở bệnh cận thị rất đơn giản: Bình thường
Trang 17ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồi được hội tụ đúng trênvõng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật nhưng do sự bất thường của hệ thốngkhúc xạ, hình ảnh của vật không được hội tụ nằm trên võng mạc mà bị hội tụnằm trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ [17,52].
Hình 1.3 Ảnh của vật hội tụ trước võng mạc- Nguồn internet
Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó tiêu điểm sau ở phíatrước võng mạc, do đó mắt cân thị không nhìn rõ các vật ở xa, thị lực nhìn xabao giờ cũng dưới 10/10 [8]
Cận thị là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất không chỉ vì là loại haygặp nhất, mà còn vì nó có thể dẫn tới các nguy cơ như rách hay bong võng mạc,hoặc tăng nhãn áp Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực, gâycản trở cho sinh hoạt hàng ngày và liên quan tới việc chọn nghề nghiệp [12,15] TKX thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, nhất là từ 11 – 15 tuổi, trong đócận thị, chiếm khoảng hơn 80%, vì vậy người ta hay dùng từ “Cận thị họcđường” để chỉ tình trạng này Ngoài ra cũng có một số ít trường hợp bị TKX ởtuổi rất nhỏ, hoặc ở tuổi trưởng thành sau những lần thay đổi lớn về sức khỏenhư thai sản, chấn thương, bệnh lý nội khoa v.v Tật khúc xạ thường có xuhướng phát triển tăng dần cho đến khoảng 18 - 20 tuổi thì dừng lại Xuất hiệncàng sớm và càng nặng thì sự tăng độ càng nhiều [6,8,18]
Trang 181.1.2 Khái niệm mắt chính thị
cầu và công suất hội tụ của mắt Khi đó ảnh của một vật ở vô cực (quang sinh
lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võngmạc Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét [2]
Bình thường ảnh của sự vật đi qua các hệ thống quang học của mắt rồiđược hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ được cảnh vật [8,18]
1.1.3 Phân loại cận thị
Phân loại theo cơ chế bệnh sinh [4, 8, 17, 18]
Cận thị gồm 2 loại: cận thị trục (cận thị bệnh lý), cận thị khúc xạ (cận thịđơn thuần hay cận thị giả)
- Cận thị khúc xạ (cận thị đơn thuần): Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá
lớn, (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiềudài trục nhãn cầu bình thường Loại này hay gặp trong cận thị học đường nêncòn gọi là cận thị học đường hoặc cận thị giả Khi mắt phải nhìn gần với cường
độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh và giác mạc bị phồng lên làmtăng độ hội tụ của mắt Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gầnmắt Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theomức độ cận thị Cận thị học đường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càngsớm thì khả năng tiến triển càng nhanh và nặng Cận thị học đường đơn thuần ítkhi quá - 6 đi ốp (D) và thường không kèm theo giãn mỏng võng mạc và cácnguy cơ khác của đáy mắt
Sự phát triển nhanh hay chậm của cận thị là tùy thuộc vào lứa tuổi bắt đầu
bị cận Nếu dưới 8 tuổi bị cận thì mỗi năm sẽ tăng lên -1D Nếu từ 8 đến 10 tuổimới bắt đầu bị cận thì mỗi năm nặng thêm -0.7D Trong những mắt cận bắt đầu
từ sau 10 tuổi thì cứ 3 năm phát triển thêm 1D Dù cận thị bắt đầu ở lứa tuổi nào,cũng phát triển trong vòng 3 hoặc 4 năm thì ngừng, nhưng sau đó, có thể cónhững đợt phát triển mới làm cho mắt càng nặng
Trang 19Nguyên nhân của cận thị khúc xạ do:
+ Do môi trường học tập của học sinh chưa tốt được thể hiện ở các điểmsau: chiếu sáng nơi học (phòng học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng Bànghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh
+ Ngồi học không đúng tư thế (cúi gằm, nhìn gần)
+ Bàn ghế có kích thước không phù hợp với lứa tuổi, bàn quá cao làm chomắt gần với sách vở
+ Thiếu ánh sáng khi đọc viết
+ Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
+ Đọc sách, đọc chuyện nhiều giờ, sử dụng máy vi tính, chơi trò chơi điện tửquá mức…khiến mắt phải điều tiết nhiều
+ Do chương trình và giờ học ngày càng tăng
Nguyên nhân được cho là do mắt phải nhìn gần trong thời gian dài, sử dụngthường xuyên các công nghệ hiện đại, học tập và làm việc dưới ánh sáng nhântạo… khiến mắt phải điều tiết nhiều, lúc này muốn nhìn rõ phải đưa vật đến gần,những vật ở xa mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cậnthị Tật cận thị tiến triển chậm, ít khi quá -6.00 diop và tỷ lệ biến chứng thấp
- Cận thị trục hay còn gọi là cận thị bệnh lý
Cận thị bệnh lý là loại cận thị do trục của nhãn cầu quá dài, trong khi lựckhúc xạ của mắt bình thường Thay vì tia sáng hội tụ tại đúng võng mạc thì nólại hội tụ ở trước võng mạc khiến trẻ bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vậtgần mắt mà không nhìn rõ vật ở xa Nguyên nhân làm trục nhãn cầu bị dài ra là
do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng Loại cận thị này thường có tínhchất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học.Cận thị tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều
Nguyên nhân của cận thị bệnh lý:
+ Do di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi ốp trở lên, khảnăng bệnh di truyền sang trẻ là 100%
Trang 20+ Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh: Hầu hết những trẻ sinh non
từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học
vỡ lòng đến tuổi thiếu niên
Độ cận thị bệnh lý từ -6.00 diop trở lên Cận thị bệnh thường >-7D, cókhi tới -20 hoặc -30D và nhất là có tổn hại ở đáy mắt
Phân loại theo độ cận thị [8]
Theo các sách chuyên sâu về mắt có 3 loại cận thị:
Cận thị nhẹ < - 3.0D Cận thị đơn thuần
Cận thị trung bình - 3.0D đến - 6.0D Cận thị đơn thuần
Cận thị nặng > - 6.0D Cận thị bệnh lý
1.1.4 Các dấu hiệu của trẻ bị cận thị [1,2,11]
+ Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết củamắt kém
+ Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m
+ Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ.+ Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng.+ Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt
+ Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽhình, tập đọc,…vv
1.1.5 Cơ chế gây cận thị học đường (c n th khúc x ) [4,8,52] ận thị khúc xạ) [4,8,52] ị khúc xạ) [4,8,52] ạ) [4,8,52]
Bình thường, khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính
là 33 đến 40 cm Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờtrong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánhsáng thì thủy tinh thể luôn luôn phải điều tiết, bị căng phồng nên mệt mỏi, căngcứng, khó điều tiết Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến một lúc nào đó, thủytinh thể không thể xẹp xuống được nữa, lực điều tiết của mắt luôn duy trì ở mứcquá mạnh, gây cận thị Cận thị không chỉ gây khó khăn cho việc học tập, mà nếunặng sẽ có thể gây nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính (mắt nhìn thấy nhiềuvật lơ lửng như ruồi bay trước mắt) hoặc bong võng mạc, gây mù Do vậy, người bị
Trang 21cận thị cần đi khám định kỳ để theo dõi các thay đổi ở võng mạc Nếu đã bị bongvõng mạc, cần điều trị càng sớm càng tốt bằng phẫu thuật.
1.1.6 Khái niệm về thị lực [8, 18]
Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác, nó bao gồm nhiềuthành phần trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phânbiệt không gian Trên lâm sàng, chúng ta thường coi thị lực tương ứng với lựcphân giải tối thiểu, tức là khả năng của mắt có thể phân biệt được hai điểm riêng
rẽ ở rất gần nhau
Thị lực là độ nhìn rõ vật của mắt Thị lực 10/10 được coi là thị lực chuẩn,nghĩa là khi đứng xa bảng thị lực 5 mét, từng mắt đọc được ít nhất 4 chữ liêntiếp trên dòng 10 của bảng thị lực
Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới [16], [48]:
- Thị lực từ 10/10 đến 8/10 được coi như bình thường
- Thị lực từ 7/10 đến 3/10 đủ để thực hiện hầu hết các công việc thường
ngày trong cuộc sống, được xem là giảm thị lực nhẹ
- Thị lực đếm ngón tay (ĐNT) 3m – 3/10 là giảm thị lực tương đối trầm trọng
- Thị lực <ĐNT 3m là giảm thị lực trầm trọng, cần phải kiểm tra và có biệnpháp phòng ngừa mất thị lực (mù),
Cận thị biểu hiện chủ yếu bằng thị lực giảm khi nhìn xa, còn nhìn gần vẫnbình thường Mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một thị lực khoảng:
Trang 22vùng trung tâm hoàng điểm Đánh giá thị lực bao giờ cũng phải bao gồm cả thịlực xa và thị lực gần Bình thường thị lực xa và gần luôn tương đương, một sốtình trạng ảnh hưởng đến điều tiết của mắt như lão thị, viễn thị không đượcchỉnh kính, hoặc bệnh đục thể thuỷ tinh trung tâm, v.v có thể gây giảm đến thịlực gần trong khi thị lực xa không bị ảnh hưởng.
1.2.1.Góc thị giác
Các vật được nhìn ứng với một góc thị giác nhất định tại điểm nút của mắt(điểm này nằm ngay sau thể thủy tinh) Góc thị giác nhỏ nhất mà mắt còn phânbiệt được hai điểm riêng biệt được gọi là góc phân li tối thiểu Ở người bìnhthường, góc phân li tối thiểu bằng 1 phút cung (tương ứng thị lực 10/10) Trongcác bảng thị lực xa, các chữ thử được thiết kế có kích thước ứng với 5 phút cungkhi bệnh nhân ở cách bảng thị lực 5 mét (hoặc 6 mét tùy theo loại bảng thị lực)
và khe hở của chữ thử (khoảng cách giữa 2 điểm) sẽ ứng với 1 phút cung
Hình: Các phần của chữ thử ứng với góc thị giác
Hình 1.4 Các chữ thử tương ứng với các khoảng cách khác nhau
Những người trẻ có thể có góc phân li tối thiểu nhỏ hơn 1 phút cung, thậmchí tới 30 giây cung (tương ứng thị lực 20/10) Đối với người già, thị lực thườnggiảm sút, vì vậy một số trường hợp mắt bình thường có thể thị lực không đạtđược mức độ như của người trẻ
Trang 231.2.2 Khám thị lực bằng bảng thị lực
Bảng thị lực bao gồm nhiều hàng chữ, các chữ thử có kích thước nhỏ dần
từ trên xuống, tất cả các chữ này đều ứng với góc thị giác 5 phút cung, nhưng ởkhoảng cách khác nhau Bên cạnh mỗi hàng chữ thử thường có ghi rõ mức độ thịlực tương ứng với hàng chữ thử đó và khoảng cách mà mắt bình thường có thểđọc được hàng chữ đó Chẳng hạn, bên cạnh dòng chữ trên cùng (chữ to nhất) cóghi 0.1 và 50 m, nghĩa là thị lực là 1/10 khi đọc được hàng đó và mắt bìnhthường có thể đọc được dòng chữ đó ở khoảng cách 50 mét Có nhiều loại bảngthử thị lực nhìn xa được dùng trên lâm sàng, phổ biến nhất là các loại:
Bảng Snellen: gồm nhiều chữ cái khác nhau, đòi hỏi bệnh nhân phải biết đọc
chữ Khả năng phân biệt các chữ cái có thể khác nhau, chẳng hạn chữ D hay bịnhầm với O, hoặc chữ L rất dễ phân biệt với các chữ khác
Bảng Landolt: chỉ có một kiểu chữ thử là một vòng tròn với một khe hở ở các
hướng trên, dưới, phải, hoặc trái Bệnh nhân cần chỉ ra được hướng của khe hởcủa vòng tròn Bảng này có thể dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.Bảng chữ E: bệnh nhân cũng cần phân biệt được hướng của chữ E Bảng này dễdùng cho trẻ em vì có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để cho bệnhnhân cầm tay và đối chiếu với chữ trên bảng thị lực
Bảng hình: các chữ thử là những đồ vật hoặc con vật khác nhau Thường
dùng cho trẻ nhỏ
Trang 24Hình 1.5 Một số loại bảng thị lực Bảng thị lực gần: có nhiều loại bảng, thông dụng nhất là bảng Parinaud
(gồm những đoạn câu ngắn, bên cạnh mỗi đoạn câu ghi số thị lực) hoặc bảng thửthị lực dạng thẻ (có các chữ cái, chữ số, vòng hở, hoặc chữ E, bên cạnh dòngchữ có phân số tương ứng thị lực nhìn xa, hoặc ghi số theo qui ước Jaeger)
1.2.3 Quy ước ghi kết quả thị lực
Có 2 loại qui ước ghi kết quả thị lực thông dụng hiện nay Cách ghi Snellen(thông dụng ở các nước nói tiếng anh) dùng các phân số trong đó tử số (bao giờcũng là 6 hoặc 20) là khoảng cách thử (tức là 6 mét hoặc 20 phút) và mẫu số chobiết khoảng cách mà mắt bình thường có thể đọc được dòng chữ đó (tức làkhoảng cách để chữ thử của hàng đó ứng với 5 phút cung chuẩn), chẳng hạn6/12 nghĩa là mắt bệnh nhân đọc được ở khoảng cách 6 mét chữ thử mà mắtbình thường có thể đọc được ở cách 12 mét Cách ghi thập phân (thường dùng ởViệt nam, Pháp, v.v) trong đó thị lực được ghi bằng số thập phân từ 1/50 đến10/10 Thị lực 6/6 (hoặc 20/20) tương ứng với 10/10, thị lực 6/60 (hoặc 20/200)tương ứng với 1/10, v.v Thị lực 10/10 được coi là thị lực chuẩn, nghĩa là khiđứng xa bảng thị lực hoặc 5 mét, từng mắt đọc được ít nhất 4 chữ liên tiếp trêndòng 10 của bảng thị lực
1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới thị lực
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị lực trong khi đo:
Độ sáng của phòng thử: độ sáng yếu kích thích hệ thống tế bào que, làm thị
lực giảm Độ sáng mạnh kích thích hệ thống tế bào nón, do đó làm thị lực tăng.Mắt đỡ mỏi hơn nhiều khi độ sáng của phòng thử thấp hơn khoảng 30-40% sovới độ sáng của bảng thị lực
Độ sáng của bảng thị lực: bảng thị lực được chiếu sáng tốt và đồng đều làm
tăng thị lực Độ sáng của bảng thị lực nên trong khoảng từ 1350 đến 1700 lux.Khi đọc chữ đen trên giấy trắng, độ sáng tốt nhất là trong khoảng 500-650 lux
Trang 25Độ tương phản của chữ thử: mắt nhìn tốt hơn khi chữ thử có tương phản tốt,
chữ thử màu đen trên nền màu trắng dễ đọc hơn chữ trên nền xanh
Kích thước đồng tử: mắt có tật khúc xạ thường tăng thị lực trong môi
trường sáng nhiều vì ánh sáng làm cho đồng tử co, do đó giảm kích thước vòngnhòe ở võng mạc Đây cũng là lí do người cận thị thường nheo mắt khi cần nhìn
rõ Trên lâm sàng, khi thử thị lực người ta có thể dùng kính lỗ như một đồng tửnhân tạo để tăng thị lực ở những người có tật khúc xạ
Tuổi bệnh nhân: tuổi càng cao thì yêu cầu về độ sáng càng tăng Trẻ em có
thể đọc sách dễ dàng ở nơi nửa sáng nửa tối, trong khi người lớn chỉ đọc được ởnơi đủ ánh sáng
Các bệnh mắt: một số bệnh mắt ảnh hưởng đến đồng tử, các môi trường
trong suốt của mắt (giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính) hoặc võng mạcđều có thể gây giảm thị lực
1.2.5 Phương pháp đo thị lực
1.2.5.1 Đo thị lực xa
Bệnh nhân được đặt trong phòng tối, cách bảng thị lực 5 mét để tránh điềutiết Nếu dùng bảng thị lực có máy chiếu thì khoảng cách thử có thể thay đổi vàcần điều chỉnh kích thước chữ thử phù hợp Bảng thị lực phải đủ độ sáng, cácchữ thử phải tương phản tốt và đồng nhất Che mắt trái bệnh nhân, chú ý để cáiche mắt không đảm bảo che kín mắt trái và không ấn vào mắt bệnh nhân trongkhi thử Yêu cầu bệnh nhân đọc từng chữ thử (hướng hở của vòng tròn hoặc tênchữ cái, theo hướng từ trái sang phải hoặc ngược lại), lần lượt các dòng từ trênxuống dưới đến khi chỉ còn đọc được trên một nửa số chữ thử của một dòng.Che mắt phải của bệnh nhân và thử mắt trái giống như trên Để bệnh nhân mở cảhai mắt và thử thị lực cả hai mắt đồng thời Ghi lại kết quả thử thị lực từng mắtbằng dòng chữ nhỏ nhất bệnh nhân đọc được, thí dụ:
Thị lực: MP 6/10
Trang 26MP và MT: 10/10.
MT: 10/10
Nếu bệnh nhân không đọc được dưới một nửa số chữ của dòng đó thì ghi sốchữ không đọc được bên cạnh thị lực, thí dụ 7/10-2 (không đọc được 2 chữ củahàng 7/10)
Nếu thị lực bệnh nhân không đạt 1/10 (không đọc được hàng chữ to nhất)thì cho bệnh nhân lại gần bảng thị lực, nếu bệnh nhân đọc được hàng chữ trêncùng cách 2,5 mét thì thị lực là 1/20, nếu bệnh nhân đọc được dòng này ở cách 1mét thì thị lực là 1/50
Nếu bệnh nhân không đọc được chữ nào thì cho bệnh nhân đếm ngón tay vàghi kết quả theo khoảng cách đếm được ngón tay, thí dụ ĐNT 2 m, ĐNT 50 cm.Nếu bệnh nhân không đếm được ngón tay thì kiểm tra khả năng phân biệt ánhsáng và hướng ánh sáng Nếu mắt còn phân biệt được ánh sáng và hướng ánhsáng thì ghi là ST (+) và hướng ánh sáng tốt Nếu không phân biệt được sáng tốithì ghi là ST (—)
1.2.5.2 Đo thị lực với kính lỗ
Kính lỗ là cái che mắt có một hoặc nhiều lỗ, hoặc có thể là cái che màuđen giống như mắt kính thử ở giữa có một lỗ nhỏ Dùng kính lỗ cho phép nhanhchóng phân biệt giảm thị lực do tật khúc xạ với tổn thương đáy mắt hoặc thểthủy tinh Cách làm như sau:
Che bên mắt không cần thử của bệnh nhân Đặt kính lỗ trước mắt cần thử,điều chỉnh vị trí kính lỗ để bệnh nhân nhìn rõ nhất chữ thử Yêu cầu bệnh nhânđọc các hàng chữ lần lượt từ trên xuống đến hàng chữ nhỏ nhất thấy được và ghikết quả thị lực
Trang 27Hình 1.6 Bảng thị lực theo phương pháp kính lỗ
1.2.5.3 Đo thị lực gần
Bệnh nhân đeo kính đọc sách thích hợp, bảng thị lực gần được đặt cáchmắt khoảng 33 cm đến 35 cm và đủ sáng Che mắt trái của bệnh nhân và yêu cầubệnh nhân đọc các chữ ở dòng nhỏ nhất của bảng thử Che mắt phải của bệnhnhân và đo thị lực mắt trái như trên Bỏ che mắt và đo thị lực cả hai mắt
Ghi kết quả thị lực từng mắt và thị lực cả hai mắt Thí dụ P2 (đọc đượcdòng số 2 của bảng Parinaud), J4 (đọc được dòng số 4 của Jaeger), hoặc 4/10(thị lực gần tương đương thị lực xa 4/10)
1.3 SỰ ĐIỂU TIẾT CỦA MẮT [8, 11, 17, 29, 52]
Mắt người có các thành phần quang học đa dạng, gồm giác mạc, mốngmắt, con ngươi, thủy dịch và thủy tinh dịch, một thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi
và võng mạc Những thành phần này phối hợp với nhau, tạo nên ảnh của các vậtrơi vào tầm nhìn của mắt Khi một vật được quan sát, trước tiên nó hội tụ quathành phần giác mạc lồi và thủy tinh thể, hình thành nên ảnh lộn ngược trên mặtvõng mạc, một màng nhiều lớp chứa hàng triệu tế bào thị giác Để đến đượcvõng mạc, các tia sáng bị hội tụ bởi giác mạc phải lần lượt đi qua thủy dịch(trong khoang phía trước), thủy tinh thể, thủy tinh dịch sền sệt, và lớp mạch máu
Trang 28và dây thần kinh của võng mạc trước khi chúng đi đến phần nhạy sáng bênngoài của các tế bào hình nón và hình que Những tế bào thị giác này nhận diệnảnh và biến nó thành tín hiệu điện truyền lên não.
1.3.1 Viễn điểm điều tiết
Viễn điểm điều tiết là sự điều tiết của mắt đề nhìn rõ một vật ở cự ly xa
nhất Để nhìn thất rõ vật ở cự ly đó, thành phần phó giao cảm của cơ thể mibuông thả và khúc xạ của mắt ở mức độ tối thiểu
1.3.2 Cận điểm điều tiết
Cận điểm điều tiết là sự điều tiết của mắt để nhìn rõ một vật ở cự lý gầnnhất Ở cự ly này thành phần phó giao cảm của cơ thể mi và lực điều tiết đượchuy động tối đa và khúc xạ mắt ở mức độ tối đa
Khoảng cách giữa viễn điểm và cận điểm điều tiết, nghĩa là khoảng cách
trong đó điều tiết hoạt động hiệu quả, được gọi là đoạn điều tiết Sự chênh lệch
độ khúc xạ của mắt giữa viễn điểm và cận điểm được gọi là biên độ điều tiết.
Đoạn điều tiết và biên độ điều tiết khác nhau giữa mắt chính thị và các loại tậtkhúc xạ
- Trên mắt chính thị: viễn điểm ở vô cực, cận điểm là một điểm thật nằmtrước mắt, có khoảng cách tới mắt thay đổi xa dần theo tuổi
- Trên mắt viễn thị: viễn điểm là một điểm ảo nằm sau mắt, cận điểm là mộtđiểm thật nằm trước mắt, khoảng cách tới mắt xa hơn người chính thị cùng tuổi.Đoạn điều tiết tương đương chính thị nhưng biên độ điều tiết cao hơn
- Trên mắt cận thị: cả viễn điểm và cận điểm đều là điểm thật nằm trước mắtvới khoảng cách gần hơn người chính thị cùng tuổi Đoạn điều tiết ngắn hơn vàbiên độ điều tiết thấp hơn người chính thị
Trang 29Hình 1.7 Sự điều tiết của mắt người (Nguồn internet)
- Ở người loạn thị: Không thể có nỗ lực điều tiết nào theo hướng các kinhtuyến khác nhau không đồng đều để bù trừ tật loạn thị vì thế người loạn thị khôngbao giờ nhìn rõ vật, khi bệnh nhân không đeo kính điều chỉnh thì ảnh của một mắtluôn nhìn mờ
Ở người chính thị, khi nhìn vật ở xa vô cực cho đến 6m thì mắt thích ứngrất dễ dàng mà không cần phải huy động lực điều tiết Nhưng từ khoảng cách6m, khi vật càng đến gần mắt, thì nỗ lực điều tiết càng lúc càng lớn Để nhìn rõvật ở cách mắt 10cm người viễn thị cần phải huy động lực điều tiết nhiều hơnngười chính thị,trong lúc đó người cận thị nhìn vật ở cự ly này không cần huyđộng lực điều tiết
Vì thế đoạn điều tiết không thể hiện công việc điều tiết, mà chỉ có biên độđiều tiết phản ánh cho ta các dữ kiện về điều tiết Tuy vậy, đoạn điều tiết là một
dữ kiện cho thấy sự hữu dụng điều tiết, khái quát về khoảng cách mà thị giác cóthể nhìn rõ được Người chính thị hay viễn thị nhẹ với điều tiết linh hoạt có khảnăng nhìn rõ vật ở mọi khoảng cách trong đời sống Người viễn thị nặng khôngthể làm việc gần mà không có kính điều chỉnh Ngược lại, người cận thị vì cóviễn điểm quá gần mắt nên nếu không điều chỉnh kính thì khả năng nhìn xa rấthạn chế, và vì đoạn điều tiết quá hẹp nên hầu như họ không sử dụng điều tiết
Trang 30Hình 1.8 Sự điều tiết của mắt (Nguồn internet)
A Mắt định thị ở khoảng cách gần –có điều tiết
B Mắt định thị ở khoảng cách xa – không điều tiết
1.3.3 Những cơ chế phối hợp điều tiết
Hai cơ chế phối hợp hiệp đồng với điều tiết trong thị giác nhìn gần là cơ chế
quy tụ hai mắt và cơ chế co đồng tử Cơ chế co đồng tử là cơ chế đặc biệt cho
thị giác gần và không liên hệ chặt chẽ với cơ chế điều tiết cũng như cơ chế quy
tụ Chỉ có cơ chế quy tụ và cơ chế điều tiết quan hệ chặt chẽ với nhau và hoạtđộng đồng vận với nhau Khi nhìn xa, hai trục thị giác song song, các tia sangxuất phát từ vật đó vào mắt song song và rơi đúng trên cả hai trung tâm hoàngđiểm, mắt không điều tiết Khi vật tiến dần đến gần mắt, ảnh của vật rơi dầnsang phía thái dương của hoàng điểm, mờ đi và lớn ra, các thay đổi trên làmkích hoạt phản xạ nhìn gần bao gồm điều tiết, qui tụ và co đồng tử Cơ thể mi colàm gia tăng lực khúc xạ của thủy tinh thể giúp tăng điều tiết Hai cơ thẳng trong
co, giúp mắt qui tụ để ảnh vẫn rơi trên đúng trung tâm hoàng điểm, đồng thờiđồng tử co làm gia tăng thị lực bằng cách loại trừ phần chu biên của thủy tinhthể làm giảm thiểu quang sai và loại trừ sự gia tăng tương đối của lượng ánhsáng vào mắt xuất phát từ vật ở gần mắt Vật càng gần mắt, điều tiết càng cao vàquy tụ càng nhiều Sự quy tụ được thực hiện do hoạt động của hai cơ trực trong
Trang 31Điều tiết được thực hiện do hoạt động của cơ thể mi và co đồng tử là do cơ thắtcủa mống mắt Tất cả các cơ này đều chịu sự chi phối của dây thần kinh III
Hình 1.9 Góc quy tụ nhãn cầu khi nhìn xa và nhìn gần (Nguồn internet)
Hoạt động điều tiết và qui tụ là hai chức năng riêng biệt: chức năng điều tiếtgiúp giữ hình ảnh rõ, chức năng qui tụ giúp tạo hợp thị một hình giữa hai mắt.Giữa hai chức năng này có một hoạt động nối kết được Muller [33] mô tả đầutiên vào năm 1842 Quan hệ giữa hai chức năng điều tiết và qui tụ là kết hợpgiữa phản xạ không điều kiện bẩm sinh và phản xạ có điều kiện học hỏi được từhoạt động kích thích hằng định của hai chức năng Mọi thay đổi của điều tiếtđều tạo ra thay đổi trên qui tụ điều tiết Mặt khác, nếu hoạt động qui tụ chủđộng, cũng ảnh hưởng tới điều tiết [46]
1.3.4 Co quắp điều tiết
Co quắp điều tiết là do trương lực của cơ thể mi gia tăng Thần kinh phógiao cảm tạo ra tình trạng cố gắng điều tiết liên tục, cho nên viễn điểm cũng nhưcận điểm của mắt đều lùi về gần mắt hơn Do đó mắt ở tình trạng giả cận thị
- Ảnh hưởng thị giác của co quắp điều tiết tùy theo khúc xạ của mắt có trước + Người chính thị bị co quắp điều tiết sẽ trở thành cận thị
+ Người cận thị bị co quắp điều tiết sẽ cận thị nặng hơn
+ Người viễn thị bị co quắp điều tiết sẽ ít viễn thị hơn
Trang 32Nói chung, co quắp điều tiết là những biểu hiện hoạt lực quá độ của thầnkinh phó giao cảm Cũng có thể do hoạt lực kém hay liệt thần kinh giao cảm gâynên co quắp điều tiết.
Nguyên nhân co quắp điều tiết: Co quắp điều tiết chức năng chủ yếu làphản ứng của mắt đối với sự làm việc quá độ
1.3.5 Các thuyết về cơ chế điều tiết
Điều tiết thông qua sự thay đổi độ cong thuỷ tinh thể của Young Thomas
(1801) [51, 53]
Thuỷ tinh thể là thành phần khúc xạ duy nhất còn lại được xem như là đóng vaitrò chủ yếu trong chức năng điều tiết của mắt Vấn đề phải giải đáp là: thuỷ tinh thể
di chuyển theo trục hay thay đổi hình thể để hoàn thành nhiệm vụ điều tiết
Cơ chế thuỷ tinh thể di chuyển theo trục có thể loại bỏ, vì các tính toán cho thấychiều sâu tiền phòng không đủ để hội tiêu ánh sáng trên võng mạc trong thị giác gần
Hình 1.10 Thủy tinh thể ở trạng thái nghỉ và điều tiết (Nguồn: Internet)
Từ những cơ sở khoa học nêu trên chỉ còn lại cơ chế thay đổi độ cong củathuỷ tinh thể để thực hiện chức năng điều tiết của mắt
Có thể nói rằng Thomas Young [45,46] là người đầu tiên chứng minhrằng mắt có điều tiết thông qua sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể vào năm
1801 Sau đó, từ các nghiên cứu về hoạt động của cơ thể mi của Crampton công
bố năm 1813 [26], Brucke năm 1846 [26]
Trang 33
Điều tiết bằng cơ chế thể mi của Crampton [26]
Khi mắt định thị ở vô cực, các sợi cơ của thể mi ở trạng thái nghỉ, ảnh củavật sẽ nằm đúng trên võng mạc
Khi ảnh tiến lại gần, tức là có kích thích điều tiết, các sợi cơ thể mi co lại,làm di chuyển cả khối cơ ra trước hướng về phía xích đạo của thủy tinh thể Dâychằng Zinn được thả lỏng Thủy tinh thể rớt nhẹ do trọng lực và di chuyển nhẹ
ra trước, lúc này độ cong bề mặt thủy tinh thể trở nên cầu hơn Độ cầu tăngnhiều nhất ở phần trung tâm của bề mặt trước của thủy tinh thể, phần chu biênkhông thay đổi đáng kể, trong một số trường hợp còn dẹt hơn trước
Hình 1.11 Cơ chế điều tiết.
Về thay đổi hình dạng của thủy tinh thể của Muller (1842) [36]
Khi điều tiết, thủy tinh thể phồng lên, gia tăng độ cong chủ yếu là ở mặttrước, thủy tinh thể phồng to và càng nhiều thì lực điều tiết càng lớn Ở trạngthái mắt nghỉ ngơi không điều tiết, bán kính cong của mặt thủy tinh thể là10mm, nhưng khi mắt điều tiết thì bán kính cong này giảm xuống còn 6mm Sựthay đổi hình dáng của thủy tinh thể làm gia tăng lực hội tụ của mắt và đóng vaitrò chủ yếu trong chức năng điều tiết của mắt
Lực đàn hồi của thể chất thủy tinh thể nhằm duy trì hình dạng của thủytinh thể khi không điều tiết Những lực đàn hồi này phối hợp với các thành phầnđàn hồi của thể mi theo từng hoạt động của cơ thể mi
Trang 34Hình 1.12 Thủy tinh thể ở trạng thái nhìn xa và điều tiết khi nhìn
Nguồn internet Bao thủy tinh thể rất đàn hồi, có bề dày không đều Bao dày nhất ở chubiên và mỏng nhất ở hai cực Ở trạng thái bình thường, thủy tinh thể và các chấtdây treo Zinn đều căng Khi điều tiết, các dây treo Zinn buông lỏng và bao thủytinh thể trở nên chùng hơn Khi bao thủy tinh thể căng, bao ép chất thủy tinh thể
và khi bao chùng đi thì lực đàn hồi của chất thủy tinh thể sẽ tác động lên bao vàlàm thủy tinh thể phồng lên Vị trí phồng nhiều nhất ở những đoạn mỏng nhấtcủa bao, tức là ở hai cực trước và sau Nhưng sự phồng lên ở cực sau bị giới hạn
do thủy tinh dịch đẩy nhẹ về phía trước, do đó sự thay đổi hình dáng của thủytinh thể được thấy rõ ràng ở cực trước
Khi điều tiết giảm, các quá trình diễn ra theo chiều ngược lại Thần kinh vậnnhãn giảm kích thích, cơ thể mi nghỉ ngơi Các thành phần đàn hồi của cơ thể mi
và màng mạch mạnh hơn thành phần đàn hồi của bao thủy tinh thể, bao thủy tinhthể bị kéo và thủy tinh thể phẳng ra
Trang 35
Hình 1.13 Cơ chế sự điều tiết Nguồn: Internet
1.4 THỰC TRẠNG CẬN THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1.Tình hình cận thị trên Thế giới
Các nghiên cứu cho thấy, châu Phi có tỉ lệ cận thị thấp nhất, và tỉ lệ cận thịcao nhất thuộc người châu Á [23] Một nghiên cứu dịch tễ học năm 2000 củaLin et al [35] cho thấy, tỉ lệ cận thị ở trẻ em Đài Loan đạt tới 80% Tỉ lệ cận thịcủa trẻ em tại Trung Quốc là 31% (trong đó tỉ lệ cận thị ở các trường Trung họclên đến 77,3%) [42,50]
Tính tỉ lệ cận thị trên toàn bộ cộng đồng thì châu Á có tỉ lệ cận thị cao nhất(18,5%), tiếp theo là Tây Ban Nha (13,2%) Trẻ em da trắng có tỉ lệ cận thị thấp(4,4%) [33] Theo dự báo của WHO, tỉ lệ cận thị dự kiến sẽ tăng đến 50% dân sốthế giới vào năm 2020 [23] Các yếu tố góp phần tăng cận thị là do sự phát triểncông nghệ, chế độ ăn uống mất cân đối, thiếu tập thể dục thường xuyên và yếu
tố di truyền Cận thị là một mối đe dọa nghiêm trọng các bệnh lý như bong võngmạc, tăng nhãn áp [46,52]
Tại châu Âu, nghiên cứu gần đây cho thấy cận thị ở tuổi học đường chiếm50% ở người Anh da trắng và 53,4% người châu Á ở Anh [33] Tại Hy Lạp đãtìm thấy tỉ lệ cận thị ở lứa tuổi 15-18 là 36,8% [43] Tại Mỹ, Theo Hiệp hội khúc
xạ Hoa Kỳ (American Optometric Association) thì cứ 3 người có 1 người bị cậnthị [27]
Trang 36Đối với trẻ em, hiện giới chuyên gia xác định có hai yếu tố nguy cơ chínhlàm cho trẻ em bị tật khúc xạ, đó là yếu tố di truyền (nguồn gen) và sử dụng mắtquá mức [30] Về di truyền, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấyChâu Á là nơi có nhiều người bị tật khúc xạ, bao gồm Ấn Độ, Pakistan,Bangladesh, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Việt Nam Cư dân khu vựcnày có mang những gen khiến cho họ dễ bị tật khúc xạ, nhất là khi có tác độngcủa các yếu tố khác Yếu tố thứ hai là việc sử dụng mắt quá mức cho hoạt độngnhìn gần [27, 41, 42]
Tại Trung quốc, tỷ lệ cận thị lên tới 37% ở trẻ trai và 55 % ở trẻ gái [50]
Ở nước ta việc các cháu bé oằn lưng với chiếc cặp sách và gương mặt ngây thơvới cặp kính cận đã không còn là điều hiếm gặp Đã có vài công trình khoa học
về cận thị học đường Các tác giả đã đưa ra những con số đầu tiên về tỷ lệ cậnthị hoc đường: Ở nông thôn khoảng 13-15% , ở thành thị lên tới 25-30% Chúng ta đã có chương trình phòng chống cận thị học đường, thể hiện sự quyếttâm giảm thiểu việc mắc bệnh cận thị trong giới trẻ của toàn xã hội
1.4.2 Tình hình cận thị ở Việt Nam
Ở Viêt Nam, cận thị học đường đã được chú ý từ những năm 60 của thế kỷ
XX nhưng cho đến nay cận thị vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăngnhanh, đặc biêt là đối với học sinh ở khu vực đô thị [1,7, 13, 15]
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Duy Hòa và CS tiến hành trên địa bàn
Hà Nội năm 1964 cho thấy tỷ lệ cân thị của học sinh là 4,2% [12] Kết quảnghiên cứu của Ngô Thị Chút năm 2004 [6] (sau 40 năm), cho thấy cận thịchiếm tỷ lệ rất cao, có lớp học tới 50% HS phải đeo kính Cụ thể ở TH là11,9%, THCS là 17,6% và THPT là 21,6% Ở các vùng nông thôn tỷ lệ cận thịrất thấp 1,6 - 3,0% Đến năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hànhnghiên cứu cho thấy tỷ lê cân thị ở học sinh của thành phố Hà Nội năm học
2000 - 2001 khối TH là 11,3%, THCS là 23,3% và THPT là 29,8% Khu vựcnội thành (Hoàn Kiếm) là 30,9% và ngoại thành (Sóc Sơn) là 21,8% [1] TạiViệt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung ương (2009) [3] tỷ lệ cận thị
Trang 37ở tiểu học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là49,7% Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuyên và CS (2009) [53] khi khảo sát tỷ
lệ cận thị tuổi học đường tại TP HCM cho thấy, tỷ lệ cận thị cấp Tiểu học chỉchiếm 15%, đến cấp THCS, tỷ lệ này lên tới 32%, tỷ lệ cận thị ở học sinh cấpTHPT lên tới trên 40%
Hiện nay cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao trong các lứa tuổi học sinh vàtrở thành vấn đề cần quan tâm sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên Thế giới
và Việt Nam [3] Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dụcViệt Nam (2008) [1], tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất caovới tỉ lệ trung bình là 26,14% trên tổng số học sinh Báo cáo của Bệnh viện MắtTrung ương (2012) [53] tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc cho thấy, tỷ lệ mắccận thị học đường chiếm khoảng 40 - 50% ở học sinh thành phố và 10 - 15%học sinh nông thôn Tỷ lệ cận thị ở các trường chuyên lớp chọn lên tới 60-70% Tại Hà Nội, theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến và CS [16] tại 3 trườngTiểu học đã cho thấy, tỷ lệ học sinh mắc cận thị 32,3% Chủ yếu là cận thị nhẹ(84,8% trong số cận thị) Chỉ có 15,1% cận thị vừa (- 3,0 Diop)
Theo số liệu cận thị của Trung tâm mắt Quảng Bình, năm 2010, tỷ lệ cận thị
là 7,8%; năm 2013 là 9,6% Tại thành phố Đồng Hới, theo nghiên cứu củaNguyễn Chí Cường, năm 2012, tỉ lệ học sinh THCS nội thành bị cận thị là25,3%, ngoại thành 9,8% [7]
1.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ THỊ LỰC [3, 18]
Khi đã bị cận thị, bắt buộc phải điều chỉnh để mắt trở lại trạng thái thoảimái, hạn chế bớt sự tăng độ và ngăn ngừa những biến chứng của mắt Có 3 cáchđược sử dụng để điều chỉnh cận thị
- Sử dụng kinh đeo, đây là phương pháp thông thường nhất, tuy nhiên phảithường xuyên kiểm tra độ cận thị 6 tháng một lần để điều chỉnh kính
- Sử dụng kính tiếp xúc: Là một miếng chất dẻo đặc biệt được đặt áp sát vào
giác mạc Loại kính này phù hợp cho lứa tuổi thanh niên và người lớn Ưu điểm
là gọn, nhỏ, người ngoài nhìn vào sẽ không thể nhận biết được Nhược điểm là
Trang 38phải tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, nếu không khéo léo có thể gây trầy xước giácmạc, nhiễm trùng Một số người bị dị ứng với kính thì không dùng được
- Phẫu thuật bằng Laser Excimer (Lasik): Ưu điểm: Phẫu thuật này đượcthực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn, cho hình ảnh như sinh lý bìnhthường của mắt, kết quả lâu dài hoặc vĩnh viễn Nhược điểm là đắt tiền, thườngsau 18 tuổi mới thực hiện được
Hiện nay y học đang phát triển một số phương pháp mới như mổ phacothay thủy tinh thể để điều chỉnh TKX, mổ Phakic đặt kính nội nhãn v.v cũngmang lại thị lực cao cho những trường hợp bị TKX đặc biệt
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÀI TẬP THỂ DỤC MẮT ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CẬN THỊ VÀ TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
1.6.1 Nghiên cứu trong nước
Từ giữa thế kỷ 20 lại nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu y học, sinh
học về thực trạng tật khúc xạ trong cộng đồng, cận thị học đường, các yếu tốliên quan và đề xuất các giải pháp can thiệp để giảm tỉ lệ cận thị như chế độ dinhdưỡng, vệ sinh học trường học, thời gian học [1, 3, 16]
Các nghiên cứu đều cho nhận định, tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh nói riêng
và cộng đồng nói chung đang gia tăng Nhìn chung trong những năm qua, nhiềunghiên cứu cơ bản đã và đang tiến hành trong cả nước Bộ Giáo dục [1] đã cónhững nghiên cứu can thiệp như điều chỉnh kích thước bàn ghế, ánh sáng Bộ Y
tế [3] đã có nhiều dự án thể phòng chống tật khúc xạ ở các lứa tuổi, như chế dộdinh dưỡng và các can thiệp trong chữa trị tật khúc xạ như sử dụng kính, xoabóp, ấn huyệt, mổ Lasik… Nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) [10] đã xácđịnh một số yếu tố liên quan cận thị học đường và đã đề xuất biện pháp canthiệp như kích thước bàn ghế, cường độ chiếu sáng, hoạt động thể thao giải trí.Đồng thời tác giả cũng đề xuất cần nghiên cứu can thiệp bổ sung các bài tậpluyện mắt cho học sinh để phòng trị cận thị
Việc nghiên cứu các bài tập thể dục để vừa có tác dụng phòng trị cận thị họcđường, phòng tiến triển của cận thị còn chưa được chú trọng Năm 2007, Từ
Trang 39Quảng Đệ [11] đã đưa ra các phương pháp phòng trị cận thị cho thanh thiếu niênđược gọi là phương pháp vận động tam liên Nghiên cứu của Hoàng Thị ÁiKhuê năm 2010 [12] về tác dụng của phương pháp vận động tam liên bao gồm
sự kết hợp vận động cơ nhãn cầu, vận động cơ thể mi, vận động cơ ở mống mắtcho học sinh THCS bị cận thị khúc xạ đã cho thấy, sau 3 tháng tập luyện đã chothấy, độ cận thị của học sinh đã giảm từ 0.5D – 1.5D (giảm trung bình 0.75 D)
1.6.2 Nghiên cứu trên thế giới
William Bates [21,22] là nhà tiên phong trong việc phát triển các bài tậpmắt chữa tật khúc xạ Ông bắt đầu sớm nhất là vào đầu thế kỷ 20 Từ năm 1921,bác sĩ, tiến sĩ chuyên khoa mắt William Bates (Mỹ), đã nghiên cứu và thửnghiệm các bài tập thể dục mắt dành cho người bị cận thị, loạn thị và viễn thị.Bates cho rằng, nguyên nhân giảm thị lực của mắt là giảm chức năng vùng thịgiác ở não bộ, thiếu tập trung và các cơ vận động của nhãn cầu kém hiệu quả.Giả thuyết của ông nghiêng về căng thẳng sẽ gây nên viễn thị, loạn thị và cậnthị Vì vậy sử dụng kỹ thuật thư giãn cho mắt và não bộ là có thể đảo ngượcđược tình trạng tật khúc xạ
Trong số các bài tập mắt Bates ông đề ra là " Úp tay lên " ( đặt lòng bàntay của cả hai bàn tay trên đôi mắt để gợi hình ảnh của màu đen, một màu sắc có
ý định có quyền hạn khắc phục và chữa bệnh ) Bates cũng dạy việc sử dụng cácnguyên tắc thu hẹp đồng tử để điều chỉnh ảnh rơi vào võng mạc Theo Bates, thịlực của mắt phụ thuộc chủ yếu vào tinh thần và vật lý Do đó bài tập thể dục mắtphải giúp mắt và trí não thư giãn, tăng cường khả năng tập trung Chính vì thế
mà Bates đã cho rằng là các bài tập thể dục mắt trong phương pháp Bates đều cótác dụng cải thiện thị lực cho cả mắt bị cận thị, loạn thị và viễn thị
Trang 40Sau Bates thì các nhà khoa học như Margaret Darst Corbett và Huxey
[54] đã ứng dụng và phát triển phương pháp Bates trong cộng đồng Tuy nhiêntại thời điểm đó, khoa học còn ít quan tâm đến phương pháp này và sau vài thậpniên đã có một số nhà khoa học cho rằng quan niệm nguyên nhân tật khúc xạcủa Bates chủ yếu do căng thẳng trí não là quan điểm sai lầm Vì đã là tật khúc
xạ là do những khiếm khuyết về cấu tạo và chức năng của các bộ phận khúc xạtrong mắt như giác mạc, thủy tinh thể Trong thời gian đó khoa học cũng chưaphân định rõ rằng ra cận thị khúc xạ (cận thị đơn thuần), cận thị trục (cận thịbệnh lý) thêm vào đó đầu thế kỷ 20, cận thị ở cộng đồng chủ yếu là cận thị trục(cận thị bệnh lý) nên các thử nghiệm phương pháp Bates lên đối tượng cận thịđều thất bại bởi các bài tập của Bates không thể điều chỉnh được độ dài của trụcnhãn cầu mà chỉ có tác dụng tăng điều tiết các bộ phận khúc xạ Chính vì vậy
mà đã có nhiều tác giả cho rằng, các bài tập của Bates đưa ra không gọi là bài
tập thể dục mắt mà được gọi là bài tập thể dục cho não bộ.
Rosenfield, M and B Gilmartin, (2003) [40] nghiên cứu ảnh hưởng củabài tập cải thiện thị lực trên 29 người bị cận thị (theo phương pháp vận động tamliên) Đối tượng được đo thị lực và độ cận thị trước khi phân nhóm thực nghiệm.Nhóm thực nghiệm 1 (TN1) được thực hành một chương trình thể dục mắt đượcthiết kế đặc biệt, khoa học, sau khóa đào tào có thông tin phản hồi và biện phápkhen thưởng khích lệ Nhóm thực nghiệm 2 (TN2) được tập các bài tập thể dụcmắt mà không có thông tin phản hồi và khen thường Nhóm đối chứng khôngđược tập bài tập thể dục mắt Kết quả nghiên cứu cho thấy, 2 nhóm TN có thịlực mắt được cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng, trong đó nhóm TN1 có độcận thị giảm hơn so với nhóm TN2, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0.05 Trong nghiên cứu tập thể dục mắt để phòng cận thị, Lee JJ and et al [34] đãđưa ra nhận định, thể dục mắt chỉ có tác dụng phòng cận thị do học tập căngthẳng, ánh sáng không đủ, mỏi mắt (cận thị đơn thuần), không có tác dụng điềuchỉnh lại cấu trúc của nhãn cầu nên không có tác dụng phòng và trị cận thị thật(cận thị bệnh lý) Sherman et al [45] báo cáo rằng bài tập thể dục có tác dụng