Đóng góp của luận văn Luận văn của chúng tôi đã nghiên cứu một cách hệ thống về mảng tiểuluận văn học trong văn nghiệp của Hồ Anh Thái, chỉ ra được những đặc điểmriêng biệt, độc đáo về n
Trang 1PHAN THỊ THANH HOÀI
TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 2NGHỆ AN - 2014
Trang 3PHAN THỊ THANH HOÀI
TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ HỒ QUANG
Trang 4NGHỆ AN – 2014
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của luận văn 3
6 Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ TIỂU LUẬN VĂN HỌC TRONG VĂN NGHIỆP HỒ ANH THÁI 4
1.1 Khái niệm tiểu luận văn học 4
1.2 Sự phát triển của tiểu luận văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 8
1.2.1 Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ 8
1.2.2 Một số cây bút tiểu luận văn học tiêu biểu 9
1.3 Vị trí của tiểu luận văn học trong văn nghiệp Hồ Anh Thái 12
1.3.1 Cuộc đời, con người và văn nghiệp của Hồ Anh Thái 12
1.3.2 Quan niệm sáng tạo của Hồ Anh Thái 16
1.3.3 Tiểu luận trong văn nghiệp Hồ Anh Thái – những mô tả khái lược 20
Chương 2 TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 23
2.1 Những chủ đề nổi bật trong tiểu luận Hồ Anh Thái 23
2.1.1 Những nền văn hóa phong phú, đa sắc màu 23
2.1.2 Các vấn đề nhân sinh - thế sự 46
2.2 Những hình tượng nổi bật trong tiểu luận Hồ Anh Thái 56
2.2.1 Hình tượng những người bạn văn 56
2.2.2 Hình tượng tác giả Hồ Anh Thái 70
Chương 3 TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC 76
Trang 63.1 Cách phản ánh, mô tả các vấn đề đời sống – xã hội 76
Trang 73.1.4 Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu 81
3.2 Cách khắc họa chân dung văn học 95
3.2.1 Mô tả nhân vật trong cuộc sống đời thường gần gũi 96
3.2.2 Nhấn mạnh những hình ảnh, chi tiết hài hước 100
3.2.3 Mô tả Người trong Văn, qua Văn 104
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tiểu luận văn học là một loại bài viết ngắn, thường được viết từquan điểm riêng của tác giả Nội dung tiểu luận rất đa dạng, bao gồm phêbình văn học, các quan sát, khảo cứu về đời sống văn hóa – xã hội, hoặcnhững cảm xúc và nhận thức của tác giả về các vấn đề của đời sống nhânsinh… Viết tiểu luận đòi hỏi tư duy, sự bố trí ý tưởng và sử dụng hợp lí từngcon chữ Hầu hết tiểu luận hiện đại được viết bằng văn xuôi
Nước ta đang trên đà phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt.Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Ýthức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương
Đó là cơ sở cho sự bừng nở của thể loại tiểu luận văn học Không chỉ có giớinghiên cứu, phê bình viết tiểu luận văn học mà các nhà văn, nhà thơ, bạn đọccũng tham gia vào công việc sáng tạo này Sự phát triển của thể loại văn họcnày trên thực tế cũng đòi hỏi sự quan tâm, chú ý của những người làm côngtác nghiên cứu
1.2 Nhà văn Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ
An Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái đã nổi lên như một hiện tượng Ông
đã lao động nghiêm túc, cật lực trên từng con chữ, đã chứng tỏ được một sứcviết mãnh liệt và trở thành một trong những tác giả viết nhiều nhất trong vòng
20 năm nay với hơn 30 đầu sách Sách của ông thường được phát hành với sốlượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ
Hồ Anh Thái được biết đến là một cây bút viết truyện ngắn và tiểuthuyết sừng sỏ Tuy nhiên, nhắc đến văn nghiệp của ông mà không nói đếnmảng tiểu luận văn học thì quả là một thiếu sót không nhỏ Hồ Anh Thái làngười từng trải, sống ở nhiều nơi, làm nhiều việc, giỏi ngoại ngữ, nền tảnghọc vấn vững chắc, vốn sống phong phú, quen biết rất nhiều các văn, nghệ sĩnổi tiếng, am hiểu về nhiều vùng miền, nhiều nền văn hóa nên rất thuận lợi
Trang 9cho việc viết tiểu luận văn học Tiểu luận của ông có nhiều đặc sắc trên cả haiphương diện nội dung và hình thức thể hiện
Trên đây là những lý do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn Tiểu luận văn
học của Hồ Anh Thái làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngay từ những truyện ngắn đầu tay Hồ Anh Thái đã được dư luận quantâm chú ý Xung quanh tác phẩm của nhà văn có rất nhiều những ý kiến,những nhận xét, những đánh giá khá thú vị của bạn đọc, bạn văn, cũng nhưcác nhà nghiên cứu, phê bình Có nhiều công trình nghiên cứu về văn chương
Hồ Anh Thái Chỉ tính riêng tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh đã có gần
ba chục khóa luận, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tác phẩm và phong cáchvăn chương của ông Tìm hiểu những công trình nghiên cứu này, chúng tôithấy các tác giả đã tập trung chủ yếu vào hai thể loại là truyện ngắn và tiểuthuyết, trên hai phương diện cơ bản là đánh giá về giá trị chủ đề tư tưởng củatừng tác phẩm và đánh giá về nét độc đáo trong phong cách văn xuôi Hồ AnhThái
Theo khảo sát, tìm hiểu của chúng tôi, công trình, bài viết nghiên cứu
về thể loại tiểu luận văn học của ông rất ít Chỉ có một vài ý kiến nằm rải rác,chủ yếu mới điểm qua hoặc nhắc tới để khẳng định chứ chưa thật sự đi sâu
vào vấn đề cụ thể để nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, hệ thống
3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tiểu luận văn học của Hồ Anh
Thái
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, luận văn của chúng tôi
tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Vị trí của mảng sáng tác tiểu luận văn học trong sự nghiệp vănchương của Hồ Anh Thái
Trang 10- Chỉ ra các đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong tiểu luậnvăn học của Hồ Anh Thái.
3.3 Phạm vi văn bản khảo sát
Các tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, tập trung trong các tác phẩm:
- Họ trở thành nhân vật của tôi, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2012.
- Hướng nào Hà Nội cũng sông, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013.
- Salam! Chào xứ Ba Tư, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013
- Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ, 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu sửdụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn của chúng tôi đã nghiên cứu một cách hệ thống về mảng tiểuluận văn học trong văn nghiệp của Hồ Anh Thái, chỉ ra được những đặc điểmriêng biệt, độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm này Qua đó,góp phần tìm hiểu về phong cách văn xuôi Hồ Anh Thái và những đóng góp
đặc sắc của ông cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần: Mở đầu, Nội dung chính vàKết luận Phần nội dung chính được triển khai theo ba chương sau:
Chương 1: Nhìn chung về tiểu luận văn học trong văn nghiệp của Hồ
Trang 11Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ TIỂU LUẬN VĂN HỌC TRONG VĂN NGHIỆP HỒ ANH THÁI
1.1 Khái niệm tiểu luận văn học
Tiểu luận văn học là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trongđời sống và học thuật, tuy nhiên, cách hiểu về nó chưa thật sự thống nhất
Từ điển tiếng Việt định nghĩa tiểu luận như sau: “1 Một bài viết nhỏ
chuyên bàn về một vấn đề văn học, chính trị, xã hội ” 2 Bài viết nhỏ có tínhchất bước đầu tập nghiên cứu” [59, 506]
Hán Việt tự điển giải nghĩa: “Tiểu: nhỏ” [2, 139.]; “Luận 1 bàn bạc,
xem xét sự vật rồi nói cho rõ phải trái gọi là luận, như: công luận nghĩa là lờibàn chung của số đông người bàn; dư luận nghĩa là lời bàn của xã hội côngchúng; 2 lối văn luận đem một vấn đề ra mà thảo luận cho rõ lợi hại nênchăng gọi là bàn luận” [2, 562]
Từ điển Bách khoa toàn thư, định nghĩa tiểu luận là: “Thể loại văn nghị
luận súc tích, bàn về một vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội, có tính chất bướcđầu tìm hiểu được đầy đủ về tài liệu Ngày nay tiểu luận dùng thiên về phê bìnhvăn học, có khi dài 40–50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tácphẩm và cách đáng giá nhưng vẫn hàm ý chưa thật đầy đủ, chưa thật chi tiết,giống như một phác thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình,nghiên cứu hoàn chỉnh Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ “cảo luận”(phê bình và cảo luận) để chỉ loại này, (cảo có nghĩa là bản thảo), sau đó đượcthay thế bằng từ tiểu luận cũng hàm ý khiêm tốn như thế” [15, 412]
Như vậy, từ những định nghĩa trên, ta có thể đi đến cách hiểu về khái
niệm tiểu luận văn học như sau: Tiểu luận là một loại văn nghị luận, nội dung
của nó khá phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều vấn đề đời sống xã hội và vănhóa nghệ thuật Trong tiểu luận, bao giờ cũng thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng
Trang 12riêng của người viết Nó cho thấy rõ những suy ngẫm, trăn trở, những khámphá và đánh giá của cá nhân tác giả về nhiều vấn đề nhân sinh, thế sự, vănhóa, lịch sử, nghệ thuật… Đi cùng việc trình bày kiến thức, quan điểm là một
hệ thống lập luận để bảo vệ chủ kiến và thuyết phục người đọc
Người viết tiểu luận có ý thức về vai trò chủ quan của mình trong nhậnthức, thường có những thước đo riêng để nhìn nhận sự vật, nhiều khi chủquan đến mức không ngại đưa ra những ý kiến, kiến giải chủ quan một cách
lộ liễu, dám động đến cả những khái niệm, những tư tưởng được công nhận làchân lí tuyệt đối, là bất di bất dịch Ý thức được vai trò chủ quan trong nhậnthức không hẳn đã dẫn đến chủ nghĩa chủ quan Người viết tiểu luận “khônglấy ý kiến của mình làm thước đo sự vật” mà xem ý kiến của mình chỉ làmsáng tỏ “bằng thước đo nào mình nhìn sự vật” Một mặt coi trọng vai trò chủquan trong nhận thức, mặt khác, người viết tiểu luận dè dặt với sự chủ quantrong nhận thức Người viết tiểu luận không phát ra những tri thức khẳng địnhchân lí một cách tuyệt đối Giọng văn quyết đoán, cao ngạo thường khôngphù hợp với người viết văn tiểu luận Thử đưa ra những lời bàn, sẵn sàng đemđối chiếu với những lời bàn khác, đó là biểu hiện của sự dè dặt trong tư duycủa người viết tiểu luận Sự dè dặt có khi thể hiện ngay trong văn phong.Giọng văn tiểu luận thường là giọng văn nhấn nhá, thong thả của một ngườisuy ngẫm đương dò dẫm và thấy hết những khó khăn của nhận thức, lời văntiểu luận có sự mềm mại, uyển chuyển của một người biết nhân nhượng, biếttôn trọng ý kiến của người khác nhưng trước sau vẫn cậy vào chủ quan củamình
Trong một bài tiểu luận có thể có tất cả triết luận sáng tạo hình tượngnghệ thuật, tìm tòi nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn,không loại trừ cảm hứng đạo đức và tôn giáo Kiểu tư duy đặc thù của ngườiviết tiểu luận là mặc dù không chuyên một lĩnh vực nhận thức nào vẫn có thểxây dựng được những điển hình bất ngờ, thú vị với những phát hiện sâu sắc
Trang 13và xuất sắc, có khi còn gây ngạc nhiên cho cả chuyên gia trong lĩnh vực đó.Hơn nữa, tiểu luận có thế mạnh trong việc tập hợp được những tầng lớp độcgiả có trình độ khác nhau bởi cách trình bày lời văn có tính phổ cập, ngườingoại đạo có thể hiểu được.
Bố cục tự do là một đặc trưng riêng của thể loại tiểu luận Trong bàitiểu luận, ý tứ được triển khai, dẫn dắt theo kiểu ý này mắc vào ý kia Theokiểu này, mạch lạc trong bài tiểu luận không giống như trong một luận vănkhoa học hay một bài kí thông thường, ở đây nội dung được triển khai ý nàynối vào ý kia theo tuyến tính, “ý sau nhìn vào gáy của ý trước” (Montennho).Với sự “tưởng tượng miên man” (Nguyễn Tuân), những ý kiến đưa ra có thểngổn ngang, bề bộn, chính sự liếc nhìn nhau giữa các ý tạo ra sự thống nhấtcủa bài tiểu luận Đây là sự mạch lạc ở mức độ cao nên đòi hỏi cả người viếtlẫn người đọc một sự trực giác tốt, bao quát và quản xuyến được nhiều tọa độ
tư duy Bố cục tự do còn thể hiện ở sự thoải mái xáo trộn những sự kiện cụthể với những trừu tượng cao xa: những sự việc đời thường được đánh giá từkhoảng cách triết học và ngược lại những vấn đề triết học được suy ngẫm từkinh nghiệm đời thường
Tiểu luận văn học là một thể tài nằm trong phê bình văn học Phê bìnhvăn học là hoạt động nghiên cứu, thẩm định giá trị của một hiện tượng vănhọc, cụ thể đó là tác giả, tác phẩm, tiếp nhận văn học Phê bình văn học cónhiệm vụ vạch ra ưu, khuyết điểm của tác phẩm, những điểm tương đồng haykhác biệt so với các tác phẩm cùng thời hoặc trong quá khứ, xác định vị trícủa tác giả, tác phẩm trong môt giai đoạn, một thời kì văn học Phê bình vănhọc cũng làm nhiệm vụ phát hiện và thẩm định sự hình thành, tiến triển, suythoái của một xu hướng văn học hoặc trào lưu văn học Như thế, các tác phẩmkhảo cứu về tác giả, tác phẩm, xu hướng, trào lưu văn học phải được coi lànhững tác phẩm thuộc về phê bình văn học Tuy nhiên trên thực tế, đa số cáchoạt động của phê bình văn học thường nhằm vào các tác phẩm, tác giả
Trang 14đương thời, vào những hiện tượng văn học có tác động trực tiếp đến tiến trình
văn học hiện đại
Căn cứ vào nội dung phản ánh, tiểu luận văn học được chia thành cácdạng chủ yếu sau:
Tiểu luận du kí: “Du kí là thể ký ghi chép những điều mắt thấy tai nghe
và những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong một chuyến đi xa Trong du
ký, tác giả có thể tả cảnh thiên nhiên, kể lại những sự việc xảy ra, ghi tâmtrạng và hành động của những người mình tiếp xúc hay tâm trạng của chính
mình Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi
(1876) của Trương Vĩnh Ký đều là những thiên du ký” [15, 796].
Tiểu luận chân dung văn học: Chân dung là một thể loại của nghệ thuật
tạo hình thể hiện hình ảnh của nhân vật (một hay nhiều người có tên tuổi cụthể, có tính cách riêng của nhân vật) trong hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điệnảnh “Chân dung văn học là một thể loại phê bình văn học viết về một nhàvăn nhằm thể hiện diện mạo, hình dáng, tính tình nhà văn ấy, như vẽ một bứcchân dung Có nhiều cách viết chân dung văn học Các nhà nghiên cứuthường có thiên hướng dựng chân dung bằng cách bàn luận về tính tình, phẩmchất, tư tưởng, phong cách sống và làm việc của nhà văn Còn các nhà văn thì
có sở trường khai thác những kỷ niệm, những hồi ức, những chi tiết về cuộcđời riêng tư có ý nghĩa và những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đối tượng.Cũng có thể viết chân dung về những nhà văn trong quá khứ, sử dụng những
tư liệu như hồi ức của những người thân thuộc, bạn bè, thư từ, hồi ký, bút kýcủa chính nhà văn và những điều nhà văn viết về mình trong tác phẩm, thậmchí có thể nghiên cứu những nhân vật trong đó nhà văn gửi gắm tâm sự Cónhững nhà văn chuyên viết chân dung văn học như A Maurois nổi tiếng vớinhững chân dung về F.R.de Châuteaubriand, P.B.Shelly, H.de Banzac,V.Hugo, v.v.” [15, 514]
Trang 15Chân dung văn học là một thể loại mới trong hệ thống thể loại văn họcdân tộc và thế giới Tuy vậy trong những năm gần đây dường như việc viếtchân dung văn học đang trở thành một trào lưu sáng tác khá phổ biến Có thể
kể đến sự xuất hiện một loạt tác phẩm đã khá thành công khi sử dụng thể tài
này trong đời sống văn học Việt gần đây như: Chân dung và Đối thoại (Trần Đăng Khoa), Cát bụi chân ai, Chiều chiều (Tô Hoài), Kí ức vụn, Bạn văn,
Chuyện đời vớ vẩn của Nguyễn Quang Lập Trong số đó, Họ trở thành nhân vật của tôi của Hồ Anh Thái nổi lên với những nét độc đáo riêng trong cách
dựng, vẽ chân dung “bạn văn”
1.2 Sự phát triển của tiểu luận văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986
1.2.1 Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ
Ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống đế quốc Mỹ kếtthúc thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Kỉnguyên độc lập – tự do và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tuy nhiên, bước ra
từ cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi năm để chuyển sang thời kì hậu chiến,đất nước rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần Bêncạnh niềm vui chiến thắng là sự lo lắng, khủng hoảng trước những hậu quả,tổn thất nặng nề do chiến tranh để lại Trước tình hình bộn bề, phức tạp đó,Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) được tổ chức.Nghị quyết của Đại hội đã chỉ rõ: Đổi mới là “nhu cầu bức thiết”, là “vấn đề
có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc Từ năm 1986, đất nước Việt Nambước vào công cuộc Đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc Tinh thần
ấy thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có sự tôn trọng con người cá nhân, tôntrọng các hoạt động sáng tạo nghệ thuật như một lĩnh vực tinh thần đặc thù.Văn học không nằm ngoài sự vận động đó Văn học giai đoạn này phát triển
đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, quan niệm, cảm hứng, hình thức nghệ thuật
Do vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn
Trang 16sâu sắc nên văn học đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìnnhận, cách tiếp cận hiện thực đời sống và con người Văn học được phép nóitới những vấn đề trước đó không ai nói tới và cũng không dám nói tới; chophép mỗi con người được bộc lộ thái độ, suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộcsống Bầu không khí xã hội dân chủ đã thực sự tạo điều kiện cho thể loại tiểuluận văn học xuất hiện.
Bước sang những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, đời sống văn học
có nhiều Đổi mới, con người có nhu cầu bàn về những cái đã qua với cái nhìnthỏa đáng hơn, công bằng hơn chính điều đó đã thúc đẩy tiểu luận văn họcphát triển
Song hành với sự thay đổi của xã hội, lịch sử, đời sống văn học cũng cónhững chuyển biến mới, tích cực Văn học được chú trọng đổi mới, kéo theoquan điểm sáng tác cũng thay đổi Văn học thực sự gắn bó, có nhu cầu phánánh chân thực về cuộc sống con người Đây cũng là cơ sở để tiểu luận vănhọc phát triển
1.2.2 Một số cây bút tiểu luận văn học tiêu biểu
Từ lâu các thể loại tiểu luận văn học đã xuất hiện trên các trang báo,qua một số bài viết tuy nhiên vẫn chưa nhiều Từ sau năm 1986, cùng với sựđổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại, thể loại này đã và đang nhậnđược rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu và sáng tác Có rất nhiều cáctác giả đã tìm đến thể loại này với niềm say mê sáng tác và họ đã rất thànhcông Hàng loạt tác phẩm của Chế Lan Viên, Lê Đạt, Tô Hoài, Trần ĐăngKhoa, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh, Hồ Anh Thái xuất hiện và gây đượcảnh hưởng tích cực trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại
Nhắc đến tác giả Chế Lan Viên, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến một nhàthơ Thế nhưng, tổng số trang in văn xuôi của ông lại nhiều hơn tổng số trang
in thơ Điều đó có nghĩa là: có một nhà thơ Chế Lan Viên bên cạnh một nhàvăn Chế Lan Viên Không có gì ngạc nhiên bởi một người làm nghề vănchuyên nghiệp mà sáng tác theo nhiều thể loại thì cũng là sự thường
Trang 17Văn xuôi tiểu luận của Chế Lan Viên có từ rất sớm Tập Kinh nghiệm
tổ chức sáng tác Nhà xuất bản “Thép Mới” in năm 1951 tại Liên khu IV, là
lời tâm sự của một người có nghề đi truyền nghề và lí sự về nghề của mình.Trong khoảng ba mươi năm sau, ông đã in được bảy tập tiểu luận phê bình
Trong đó, đáng chú ý là hai cuốn Từ gác Khuê văn đến quán Trung Tân và
Nghĩ cạnh dòng thơ đều in năm 1981, nói về ý thức của một người làm nghề
văn trước sự đổi thay của thời cuộc Qua đó, Chế Lan Viên đã tự vẽ chândung mình với một tính cách độc đoán và quyết đoán Người đọc còn dễ nhận
ra tính chất tự bộc bạch trong sáng tác văn xuôi tiểu luận của ông
Lê Đạt có hai tập tiểu luận, đoản ngôn là Đối thoại với đời và thơ (Nxb Trẻ, 2008) và Đường chữ (Nxb Hội nhà văn, 2009) Tiểu luận của Lê Đạt
cuốn hút người đọc bởi đó là những suy nghĩ, chiêm nghiệm qua hơn nửa thế
kỷ của cả một đời người, đời thơ của một con người đặc biệt: Lê Đạt Đối
thoại với đời và thơ là cuốn sách gồm năm chương, tập hợp những bài viết,
phát biểu của ông về thơ và về chuyện đời, chuyện người trên các tờ báo lớn
trong nước Trong bài viết Chất vàng mười Lê Đạt, nhà phê bình văn học Chu
Văn Sơn đánh giá cao về Đối thoại với đời và thơ: “Là một cuốn tiểu luận,
nhưng lối tiểu luận khá đặc biệt Ta hoàn toàn có thể nói đến một phong cáchtiểu luận Lê Đạt Từ chối lối tiểu luận hàn lâm với những logic hình thứcnặng nề, những trích dẫn rườm rà, cũng không giống những lối tiểu luận nghệ
sĩ thường gặp, vốn ưa phóng túng đến độ la đà thừa thãi Tiểu luận của ông làtriết luận đầy chất thơ Mỗi câu đều có được sự cô đúc, súc tích của một đoảnngôn Thậm chí, có thể nói không ngoa rằng: tiểu luận Lê Đạt được dệt từnhững đoản ngôn thông minh, mà mỗi ý tứ đều muốn trở thành một châmngôn, dù không định áp đặt cho người đọc bất cứ lẽ gì gọi là tất định Đâycũng là nét độc đáo của một phong cách viết coi trọng nguyên lí đối thoại”
Đường chữ là cuốn sách khá đồ sộ với 650 trang in, gồm bốn phần, ghi lại
lịch sử một đời người giữa thăng trầm của dân tộc và cuộc kiếm tìm khôngmệt mỏi của một “phu chữ” trong rừng chữ nghĩa
Trang 18Cuốn Chân dung và đối thoại của “thần đồng thơ ca” Trần Đăng Khoa
ra đời vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã nhanh chóng trởthành một “hiện tượng” của đời sống văn học giai đoạn này Đó là cuốn tiểuluận dựng lại chân dung của các nhà văn tên tuổi trong làng văn Việt Namnhư: Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đức Mậu, Nguyên Ngọc, PhùThăng Tác phẩm thể hiện sự hiểu biết tường tận của tác giả về sự nghiệpvăn chương và cuộc đời thực của các nhà văn được chọn dựng chân dung.Những bài viết về Lê Lựu , Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Đức Mậu lànhững chân dung văn học có bản sắc độc đáo của của Trần Đăng Khoa Bài
viết về Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma là một bài
viết độc đáo: vừa vẽ chân dung Nguyễn Khắc Trường vừa mượn cái “không
khí” của Mảnh đất lắm người nhiều ma để phán định nhiều vấn đề lớn của
văn học như: tiểu thuyết hay truyện vừa thì hợp với các nhà văn Việt Nam,đánh giá lại một loạt những tên tuổi cùng tác phẩm của các “cây đa, cây đề”như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyễn Khải
Viết về Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa đã dựng lên cuộc đối thoại
giữa Lê Lựu và Trần Đăng Khoa về cuốn tiểu thuyết Chí Phèo mất tích của
Nguyễn Đức Mậu Qua đối thoại đó, Trần Đăng Khoa phác họa được nhữngnét lớn về chân dung Nguyễn Đức Mậu Trần Đăng Khoa đã viết một cách rấtthú vị, dí dỏm, hài hước và chân thực về cuộc đời thực và bi kịch đời văn của
Phù Thăng Đây được đánh giá là bài viết hay nhất, viết giỏi nhất trong Chân
dung và đối thoại Viết về nhà văn Nguyên Ngọc, Trần Đăng Khoa đã nêu lên
những nhận xét rất chuẩn về tác phẩm, đồng thời thể hiện được những hiểubiết về bi kịch của cuộc đời Nguyên Ngọc
Nhà văn Tô Hoài là một người hội đủ các phẩm chất cần thiết của mộtngười viết tiểu luận chân dung văn học Mặc dù số lượng tác phẩm khôngnhiều so với tổng số trên 160 đầu sách song ông đã ghi dấu ấn sâu đậm ởmảng sáng tác còn khá mới mẻ và độc đáo này Chân dung văn học nằm trong
Trang 19hồi kí, tự truyện của ông Từ Cỏ dại, Tự truyện đến Những gương mặt, Cát
bụi chân ai, và Chiều chiều đều là những dòng chân dung văn học tỉ mỉ, chân
thực, trong đó tác giả đã dựng lại cả một đời sống văn học của cả một thời kìlịch sử Rất nhiều những gương mặt quen thuộc trong làng văn Việt Nam hiệnđại như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn HuyTưởng, Tú Mỡ, Nguyễn Hoàng Chương, Trần Dần, Ngô Tất Tố xuất hiệntrong tác phẩm của Tô Hoài Họ đều là những người có tên tuổi, có vị thế trênvăn đàn của dân tộc, đồng thời họ cũng là những con người có cuộc đời, sốphận, tâm hồn phong phú, nhiều khi cay đắng và éo le
Phan Thị Vàng Anh không chỉ thành công trên thể loại thơ, truyệnngắn, điện ảnh, mà còn rất thành công ở thể loại tiểu luận Các bài viết của chịmang đậm tính thời sự, giàu ý nghĩa xã hội Viết bằng một tinh thần dân chủ
và thẳng thắn, không ngần ngại “tấn công” trực diện vào những vấn đề gaigóc, tác giả mong muốn một sự đổi thay tích cực trong đời sống xã hội
Hồ Anh Thái một mặt kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, mặtkhác không ngừng tìm tòi, sáng tạo, lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc
đã đem lại cho văn xuôi nói chung và thể loại tiểu luận văn học nói riêngnhững tác phẩm có giá trị
1.3 Vị trí của tiểu luận văn học trong văn nghiệp Hồ Anh Thái
1.3.1 Cuộc đời, con người và văn nghiệp của Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở xãQuỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Năm 1977, ông tốt nghiệpTHPT; năm 1983 tốt nghiệp Đại học ngoại giao chuyên nghành Quan hệQuốc tế, sau đó làm việc tại Bộ Ngoại giao Ông tham gia nghĩa vụ quân sựhai năm Giải ngũ, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiềuquốc gia Âu - Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ, Iran Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhàngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trườngĐại học nổi tiếng trên thế giới Hiện nay, ông là Tiến sĩ ngành Văn hóaphương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, làm việc ở Đại sứ quánViệt Nam tại Iran
Trang 20Hồ Anh Thái thuộc thế hệ các nhà văn lớn lên trong những năm chiếntranh và trưởng thành trong thời hậu chiến Ông là nhà văn đạt được nhiềuthành tựu và được xem là “hiện tượng” của văn học thời kì này Ðến nay, HồAnh Thái đã có tới vài chục đầu sách Trong khi nhiều cây bút, sau một vàitác phẩm gây được sự chú ý, bỗng dưng mất hút thì Hồ Anh Thái đã chứng tỏmột “sức rướn” thật đáng nể Không trông chờ vào ngẫu hứng, Hồ Anh Tháitìm cảm hứng trên bàn làm việc, tìm thấy gương mặt thế giới chính trong bảnthể mình Ðây là một cách viết mang tính chuyên nghiệp Hồ Anh Thái là mộtngười năng động, có vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, làm nhiều côngviệc khác nhau và đặc biệt ông rất “say” với nghiệp văn chương Với ông,nghề văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ khó mà cưỡng lại được Ông tâm sự: “Hễđịnh viết một cuốn sách mang tính nghiên cứu tôi lập tức nhớ ra rằng phảidành thời gian cho mấy cái truyện cần viết Tôi thích sáng tác hơn Thứ ngônngữ văn học không bị phủ bụi kinh viện quyến rũ tôi Những ý tưởng táo bạo,những cảm xúc mê đắm, những nhân vật sinh động, những tình huống kháclạ vẫn làm tôi say mê hơn cả những trang nghiên cứu” Ông là người có sởtrường và nhạy cảm nắm bắt cái mới, những vấn đề thời sự của cuộc sốnghiện đại Tác phẩm của ông có khả năng bao quát phạm vi hiện thực cả ở bềrộng lẫn chiều sâu.
Sáng tác đầu tay là truyện ngắn Bụi phấn đã gây được ấn tượng với độc
giả bởi cách viết già dặn so với tuổi đời 17 của tác giả Với niềm đam mênghệ thuật và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, “vật lộn với từng conchữ”, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị và ông đã tạo chomình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại
Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, vớigiọng văn trẻ trung, tươi mới, viết về đời sống thanh niên, sinh viên vớinhững cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Những tác phẩm
tiêu biểu của ông thời gian này là Trong sương hồng hiện ra, Người và xe
Trang 21chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, Món tái dê, Chàng trai ở bến đợi xe Ở giai đoạn này, kênh giọng chủ đạo của văn xuôi Hồ Anh Thái là
trữ tình đôn hậu, và tác phẩm xuất sắc là cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng
hiện ra (1989) Với cuốn tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái đã làm được một sự
khác trên mặt bằng văn học đương thời Trước hết là một cốt truyện lạ, đầychất huyễn tưởng - một thứ của hiếm trong văn xuôi lúc bấy giờ: trong cơnhôn mê cận kề cái chết (do bị điện giật) nhân vật chính của tiểu thuyết đã từnăm 1987 ngược thời gian trở lại với năm 1967, khi anh ta còn chưa ra đời! Ở
đó, anh ta gặp bà nội, bà ngoại, cha mẹ và những người hàng xóm trong bốicảnh Hà Nội đang còn bời bời bom đạn chiến tranh Tất cả đều trẻ hơn haimươi tuổi so với chính họ ở thời điểm bắt đầu chuyện kể Và điều quan trọng
là, họ sống hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, đối xử với nhau thân ái hơn so với haimươi năm sau Tính luận đề của tác phẩm được bật ra từ chính điểm này: quacặp mắt trong veo của cậu trai mười bảy tuổi, tấm màn quá khứ vén lên, vàngười ta chợt nhận ra rằng thời gian đã hủy hoại con người đến thế nào! Thậmchí ở đây, từ bản thân các chi tiết được cài vào cốt truyện, ta còn có thể nói
đến một triết luận về thời gian của Trong sương hồng hiện ra: quá khứ - hiện
tại - tương lai Đưa nhân vật của mình trở lại với hai mươi năm trước, Hồ AnhThái đã mổ xẻ quá khứ và góp lời giải cho những băn khoăn trước thực tạicủa con người thời đổi mới: hãy xem chúng ta đã làm gì để nhận quả đắngngày hôm nay, và chúng ta sẽ phải làm gì để cho ngày mai được tử tế hơn! Cóthể nói, trên mạch cảm hứng phê phán thực tại của tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đổi mới, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo
được một ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổquát
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở cácnước Âu - Mỹ, đặc biệt là 6 năm sống tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với
những tác phẩm độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một
Trang 22chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác với kênh
giọng chủ đạo là tỉnh táo, sắc lạnh Nói về Tiếng thở dài qua rừng kim tước, tiến sĩ K Pandey trên tờ The Hindustan Times, nhận định đây là “những mũi
kim châm cứu theo kiểu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”
Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh
luận như Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà
cười, Mười lẻ một đêm Không như các giai đoạn trước - đôn hậu trong sáng
hoặc tỉnh táo sắc lạnh - giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng vềgiễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nương nhẹ trước đối tượng.Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đếncùng phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyệnmột cách thật nhuần nhuyễn Năm 2000, ông được bầu là chủ tịch Hội Nhàvăn Hà Nội cho đến năm 2010 Ông cũng được bầu là ủy viên ban Chấp hànhhội Nhà văn Việt Nam từ 2005 đến 2010
Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật,
nàng Savitri và tôi Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái
hiện chân dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phonggiản dị, một đa cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian và thờigian Có thể nói mảnh đất Ấn Độ xa xôi là nơi có nhiều duyên nợ với Hồ AnhThái; không chỉ bằng lòng với những ghi chép hay cảm nhận có tính bề nổi,
Hồ Anh Thái đã cố gắng chạm đến nỗi đau thân phận, những bi kịch xót xa,những cảnh tượng dở khóc dở cười
Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát sốphận của người Việt và đất nước thời hiện đại Ông là nhà văn có phát kiến vềngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạtphong phú hơn Những tác phẩm tiêu biểu của ông vì vậy cũng khó chuyểndịch sang ngôn ngữ khác Sách của ông thường được phát hành với số lượng
Trang 23lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp,tiếng Thụy Điển
Việc xuất bản các cuốn tiểu luận văn học Họ trở thành nhân vật của
tôi, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Salam! Chào xứ Ba Tư và Hướng nào Hà Nội cũng sông vào những năm cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ này càng
khẳng định vững chắc hơn khả năng sáng tạo cũng như thái độ lao động nghệthuật nghiêm túc của nhà văn Hồ Anh Thái
Các giải thưởng Hồ Anh Thái đã đạt được: Giải thưởng truyện ngắn
1983-1984 của báo Văn nghệ (truyện Chàng trai ở bến đợi xe); Giải thưởng
văn xuôi 1986-1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng); Giải thưởng văn học
1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tập truyện ngắn
Người đứng một chân); Giải thưởng (hạng mục văn xuôi) của Hội Nhà văn
Hà Nội 2012 (tác phẩm SBC là săn bắt chuột).
Điểm qua những sáng tác và những giải thưởng của Hồ Anh Thái, tathấy ông đã tạo dựng được một sự nghiệp văn học với số lượng tác phẩm khádày dặn, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị Ông không những tạo được vịthế vững chắc trên văn đàn mà còn có khả năng tiến xa hơn nữa trong nền vănxuôi Việt Nam đương đại
1.3.2 Quan niệm sáng tạo của Hồ Anh Thái
Bất cứ nhà văn nào muốn có những đóng góp đích thực cho văn học đều
ý thức tìm tòi làm mới quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của mình Hồ Anh Tháiluôn ý thức được điều này Là một cây bút rất nhạy cảm với môi trường côngnghiệp hiện đại, lại có vốn văn hóa sâu sắc, Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mìnhcon đường đi riêng, đặc biệt là phương thức thể hiện trong tác phẩm rất mới lạ,
có sự kết hợp hài hòa, đồng điệu giữa phương Đông và phương Tây
Hồ Anh Thái đã chứng tỏ năng lực của mình và đạt được thành tựu nhấtđịnh trên nhiều lĩnh vực: nhà ngoại giao, nhà văn hóa, nhà báo và trên hết
Trang 24ông khẳng định mình là một nhà văn Ông có quan niệm rõ ràng về tráchnhiệm của nhà văn và công việc sáng tác văn chương.
Trong bài viết Ngồi với nhau ở miền Đông nam Á, Hồ Anh Thái chỉ rõ
trách nhiệm của nhà văn trước tình phức tạp của chiến tranh: “Chúng tôi,những nhà văn Đông Nam Á vô cùng đau xót trước mọi hình thức giết chóc
và bạo lực điên cuồng nhằm vào những người vô tội Các nhà văn nên làmmọi việc trong phạm vi khả năng của mình để viết về những giá trị lớn lao, về
ý nghĩa của hòa bình, đề cao phẩm giá và đưa con người lại gần nhau Theotruyền thống và lương tâm của xã hội chúng ta, là những người giữ gìn phẩmchất và nhân đạo, chúng tôi phản đối việc giết chóc đang diễn ra nhân danhbất kì ai” [62, 381]
Đấy là những tuyên bố cho thấy rất rõ ý thức trách nhiệm xã hội, lươngtri và tinh thần nhập thế tích cực của người nghệ sỹ Bằng những phát ngôn
ấy, đồng thời nhà văn cũng kêu gọi những người cầm bút chân chính của cácdân tộc khác nhau trên thế giới cùng làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, giữ gìnphẩm chất và nhân đạo, phản đối chiến tranh dưới mọi hình thức Về bản chấtcủa sáng tạo nghệ thuật và vai trò của người nghệ sỹ, cũng trong bài viết này,ông khẳng định: “Giới văn nghệ sĩ phải là những người háo hức làm ra cáimới, và hân hoan chào đón cái mới” [62, 158] Hồ Anh Thái cũng kêu gọi cácnhà văn “Sáng tạo ra những hình thức và lí thuyết riêng của chúng ta cho phêbình văn học” [62, 379] Cần phải có lí luận phê bình phù hợp với thực tiễnsáng tác thì mới có thể nâng cao hiệu quả của bình luận văn học Bên cạnh đó,trong sáng tạo, rất cần óc phản biện tỉnh táo Hồ Anh Thái đưa ra quan niệm
về hoạt động phản biện: “Phản biện là để thận trọng hơn, lật qua lật lại vấn đềnhiều lần hơn, xem xét và đánh giá kĩ hơn, làm cho công trình hoàn chỉnhhơn Phản biện đâu phải nhằm mục đích xóa bỏ” [63, 159] Đó là những tưtưởng, quan niệm hết sức xác đáng
Trang 25Hồ Anh Thái có cách nhận thức và lý giải riêng về con người Conngười trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái khá phức tạp, đa dạng, và đều là nhữnglát cắt chân thực của cuộc sống đương đại với đầy đủ những cung bậc “đa sự -
đa đoan” của nó Đó không phải là con người “đơn trị”, “dễ hiểu” mà là conngười đa chiều, đa diện Con người được nhìn nhận là một cá thể bìnhthường, trần trụi, chân thực Đó là những con người phàm tục, chỉ biết hưởngthụ thu mình vào thế giới cá nhân vị kỉ
Từ quan niệm nghệ thuật về con người đã dẫn đến những thay đổi tíchcực trong nhận thức về hiện thực của Hồ Anh Thái Với ông hiện thực khôngchỉ là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm mà hiện thực còn là cái ta cầnnữa, đời sống tâm linh cũng chính là hiện thực Các sáng tác của Hồ Anh Thái
dù là truyện ngắn, tiểu thuyết thì luôn gắn với cảm hứng “nhận thức lại” – đây
là nhân tố quan trọng làm thay đổi tích cực diện mạo của văn xuôi đương đại.Điều đáng quý ở Hồ Anh Thái là dù viết về cái gì, người xấu hay tốt, hôm nayhay hôm qua… thì cái đích trong sáng tác của ông vẫn là đời sống hiện đại,với khát vọng mong muốn cuộc sống nhân văn, tốt đẹp
Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện
ở chỗ ông biết vượt qua lối mòn tư duy coi văn học là tấm gương phản ánhhiện thực một cách đơn giản – hiện thực thô sơ – để nhìn cuộc đời như nó vốn
có Để hấp dẫn người đọc, theo tác giả, hiện thực ngoài đời phải thông qua sựcảm thấy của nhà văn được nhào nặn bằng những suy tưởng và tưởng tượngcủa chủ thể sáng tạo Do đó Hồ Anh Thái không thừa nhận sự độc tôn củaphương pháp thuần túy hiện thực
Nhìn lại quan niệm về chủ nghĩa hiện thực thô sơ, Hồ Anh Thái chorằng: Thật quá thì cũng không phải đã đến gần hiện thực Đồng thời ôngmong muốn được đọc và viết những tác phẩm có sức tưởng tượng phi thường,tạo dựng được những tình huống khác lạ, những cảm xúc mê đắm, nhữngnhân vật “không chịu mặc đồng phục” Chính quan niệm táo bạo và ước mơ
Trang 26chẳng giống ai ấy đã dẫn nhà văn đến với cái kỳ ảo, tận dụng nó như một thủpháp để tạo ra sự quyến rũ khó cưỡng cho những trang viết của mình.
Là một nhà văn trực tiếp dựng chân dung cho bạn văn của mình đồngthời động viên các nhà văn Ma Văn Kháng, Hòa Vang viết hồi kí rất thànhcông nhưng Hồ Anh Thái có cái nhìn rất nghiêm khắc đối với thể loại tựtruyện, hồi kí: “Bởi lẽ hơn nửa thế kỷ qua ở ta hầu như không có tự truyệnhoặc hồi kí đúng nghĩa Hầu hết đều là những chiếc gương nịnh mặt, soi vàođấy, các nhân vật đều mịn màng, đẹp đẽ, không tì vết Cuốn sách kia trở thànhmột tác phẩm hiếm hoi vì nó chân thật, từ một nhân vật mà nhìn thấy thời đại,lại được chuyển tải bằng văn chương đúng nghĩa” [63, 160] Trong thời buổibùng nổ công nghệ thông tin, công nghệ in ấn, phát hành như hiện nay thì aicũng có thể viết và xuất bản tự truyện, hồi kí Xã hội không thiếu những kẻ
“tư duy mù sương”, “làm ăn chỉ dừng lại ở mức độ thành đạt tầm tầm” mà
“cứ lao theo thơ như một thứ ma túy không thể cai nghiện Làm thơ rồi lạikhông muốn giữ trong sổ tay cho riêng mình Xuất bản” [63, 75] Chính vìthế, tự truyện và hồi kí thì nhiều nhưng cái được gọi là tác phẩm đúng nghĩathì “hiếm hoi” Chúng ta có thể thấy, Hồ Anh Thái xem nhẹ loại tác phẩm
“nịnh mặt” và đánh giá cao những tác phẩm chân thực Ông cũng đòi hỏi cao
ở thể loại này: “từ một nhân vật mà nhìn thấy thời đại, lại được chuyển tảibằng văn chương đúng nghĩa” Điều đó có nghĩa là người cầm bút phải có tài
và có tâm
Văn học nghệ thuật không ngừng đổi mới, thậm chí biến dạng để phục
vụ nhu cầu người thưởng thức ngày càng đa dạng Người sáng tạo có quyềndùng mọi hình thức, yếu tố gây chú ý nhằm tăng lợi nhuận Không thể phủnhận rằng, từ văn học, phim ảnh, ca nhạc chúng ta đang thưởng thức hiệnnay có rất nhiều chất “li kì, éo le, ngang trái” Tuy nhiên, Hồ Anh Thái chorằng: “mê say, lâm ly nhưng cũng cần dành chỗ cho sự gián cách giữa tácphẩm và sự chiêm nghiệm, sự thấu thị, sự tri ngộ” [63, 129] và “nghệ sĩ đích
Trang 27thực thì biết dùng nó làm gia vị, gia vị không bao trở thành món ăn, nhưngmón ăn sẽ vô vị nhạt nhẽo vì thiếu nó Nghệ sĩ đích thực thì biết gia giảm cáisến, tận dụng nó, điều khiến nó, không để nó dẫn dụ ra bên ngoài mục tiêu tưtưởng và nghệ thuật của mình [63, 134]
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định Hồ Anh Thái là một nhàvăn đúng nghĩa, có trách nhiệm và hơn hết ông là người có ý thức sâu sắc vềnghề viết như một lĩnh vực sáng tạo tinh thần đặc thù
1.3.3 Tiểu luận trong văn nghiệp Hồ Anh Thái – những mô tả khái lược
Bên cạnh những thành công về truyện ngắn và tiểu thuyết, những tiểu
luận văn học của Hồ Anh Thái như Họ trở thành nhân vật của tôi; Hướng
nào Hà Nội cũng sông; Namaskar! Xin chào Ấn Độ; Salam! Chào xứ Ba Tư
cũng thu hút mạnh mẽ độc giả và được giới nghiên cứu đánh giá cao
Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái gồm có các dạng tiểu luận du kí,tiểu luận chân dung văn học, tiểu luận khảo cứu Thật ra, sự phân chia này
cũng chỉ mang tính tương đối Chúng ta có thể thấy trong Họ trở thành nhân
vật của tôi một phần lớn là chân dung văn học về các văn nghệ sĩ nổi tiếng
trong và ngoài nước, với đầy đủ tính cách đời thường và thành tựu trong côngviệc của họ Phần cuối cuốn sách là tiểu luận du ký, ghi chép về các chuyến điđến đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ vớinhững khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào “cùng ngồi với nhau ởmiền Đông Nam Á”, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu Âu…;
Hướng nào Hà Nội cũng sông có du kí về các vùng miền của đất nước, khảo
cứu về nền văn hóa truyền thống của một thời và lối sống thực dụng hiện tại
Namaskar! Xin chào Ấn Độ là cuốn sách kết hợp hài hòa chất du ký khi đi
vào chiều sâu các miền văn hóa Ấn Độ, chất tản văn về tính cách Ấn, chấtbiên khảo về phong tục, tập quán, tôn giáo, lịch sử và đời sống muôn mặt của
đất nước, con người Ấn Độ Tương tự cuốn Namaskar! Xin chào Ấn Độ là cuốn Salam! Chào xư Ba Tư, tác giả cũng kết hợp du ký dành cho các miền
Trang 28văn hóa, tản văn để lột tả tính cách Iran, bình luận cho các vấn đề chính trị,khảo cứu khi đề cập tôn giáo, lịch sử.
Trong tiểu luận của Hồ Anh Thái, nhà văn đã biến mình thành một đốitượng văn học, trực tiếp xuất hiện trên trang sách để suy ngẫm, bình luận,nhận xét Đó là cái tôi trần thuật dí dỏm mà trần trụi với trí óc của một trí thứcnghệ sĩ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà văn hóa, một nhà ngoại giao, mộtcon người thông minh năng động, nắm bắt nhanh nhạy đời sống, luôn bám sáthiện thực Ông nhìn nhận, quan sát, lý giải, kể chuyện, bình luận sự vật hiệntượng, con người nhiều chiều, đa phương diện; Với một cái tôi có đầu óc phảntỉnh sâu sắc, ông luôn mổ xẻ mọi vấn đề, rất có ý thức trong việc tập trunghướng vào chủ đề và đi sâu khai thác chủ đề ấy đến tận cùng Đọc tiểu luận
Hồ Anh Thái ta thấy tố chất báo chí, một không khí thời sự qua những câuchuyện sống động của ông Ngoài ra, người đọc sẽ được cung cấp một nguồntri thức vô cùng phong phú với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Hơnnữa người đọc sẽ rất dễ bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn trong cách đặt tiêu đề chonhững đứa con tinh thần của ông, với những cách nói hình ảnh, kích thích sự
tò mò của độc giả
Để tạo ra được phong cách riêng của mình là điều không đơn giản,đòi hỏi nhà văn phải có những đổi mới trong tư duy nghệ thuật, để tránhnhững khuôn mẫu, những lối mòn trong nghệ thuật của truyền thống, củacác tác gia lớn, và cả những lối mòn của chính bản thân tác giả Ý thứcđược điều đó, trên con đường đi đến những sáng tác thành công Hồ AnhThái đã góp phần mới mẻ của mình cho dòng văn học đương đại Ông đãđưa tác phẩm của mình phù hợp với thực tại luôn biến đổi xô bồ, nhộnnhịp, phù hợp với tinh thần dân chủ hóa trong văn học của thời đại Đọc tácphẩm của ông độc giả tìm thấy được chính mình trong văn học, nhận thấyđược sự chủ động trong bút lực của nhà văn, nhận thấy sự cháy hết mìnhcho văn học của tác giả
Trang 29Tiểu luận của Hồ Anh Thái có sức hấp dẫn riêng bởi những suy ngẫm,tìm tòi đầy tâm huyết, bộc lộ trực tiếp, sâu sắc tư chất nghệ sĩ và ý thức nghệthuật, ý thức công dân của ông Ngoài đóng góp về nội dung, ta còn thấy sựcách tân độc đáo về hình thức viết tiểu luận văn học Là nhà văn, Hồ AnhThái không chỉ dừng lại ở việc chắt lọc, đúc kết những trải nghiệm của mìnhtrong lối viết giản dị đến mức tưởng chừng như tự do, tùy hứng mà còn mangđến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về những vấn đề đời sống, con người,sáng tạo nghệ thuật.
Một nhà văn viết tiểu luận sẽ có cái riêng từ góc nhìn của người sángtác Việc tìm hiểu tiểu luận giúp chúng tôi có điều kiện hiểu rõ hơn đóng góp
đa dạng của Hồ Anh Thái đối với văn học Việt Nam đương đại, đồng thời cócái nhìn toàn diện về sự nghiệp sáng tác của ông Nhờ vào sự ý thức, sựnghiêm túc lựa chọn thể loại cùng niềm say mê và sự tìm hiểu khai thác tớitận cùng của thể loại, Hồ Anh Thái đã tạo được một dấu ấn riêng, độc đáo
Trang 30Chương 2
TIỂU LUẬN VĂN HỌC CỦA HỒ ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Những chủ đề nổi bật trong tiểu luận Hồ Anh Thái
2.1.1 Những nền văn hóa phong phú, đa sắc màu
Đọc tiểu luận của Hồ Anh Thái chúng ta như đang thực hiện nhữngchuyến du ngoạn bằng chữ nghĩa Tác phẩm của ông dẫn ta đến đất Phật Ấn
Độ, đến xứ Ba Tư kì bí, sang đất cố đô Lào, đến Hàn Quốc hay châu Mỹ,châu Úc, châu Âu và tất nhiên, chúng ta cũng có cơ hội khám phá và nhìnnhận lại nét văn hóa của thủ đô Hà Nội Tất cả đều tưng bừng, hấp dẫn, muônmàu muôn vẻ, độc đáo, lạ lùng, đặc sắc gây nhiều ngạc nhiên, choáng ngợp
và thú vị
2.1.1.1 Đất Phật Ấn Độ
Hồ Anh Thái đã có thời gian dài học tập, nghiên cứu, làm việc tại Ấn
Độ Ông đã dọc ngang hầu khắp các tiểu bang của lục địa này, đã tiếp xúc vớimọi người đủ các đẳng cấp, khai thác được nhiều nguồn tài liệu từ các thưviện và viện nghiên cứu Ấn Độ trở thành một đề tài nung nấu trong sáng táccủa ông Trong số hơn 30 đầu sách đã xuất bản thì đề tài về Ấn Độ có ba tập:
tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, tiểu thuyết Đức Phật, nàng
Savitri và tôi, và tập sách Namaskar! Xin chào Ấn Độ Ngoài ra, trong tập
truyện ngắn Người bên này, trời bên ấy và cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân
vật của tôi chúng ta cũng tìm thấy những bài viết về Ấn Độ.
Namaskar! Xin chào Ấn Độ là một cuốn sách mang tính biên khảo về
phong tục, tập quán, lịch sử, tôn giáo, văn học và đời sống muôn mặt của đấtnước, con người Ấn Độ Tác giả tâm sự: “Đây là kết quả của những nghiêncứu, những chuyến đi thực địa, những điều lượm lặt từ sách vở, và từ nhữngcuộc đàm đạo với các bậc đạo sư, các vị học giả, những cuộc cùng ăn cùng ở
Trang 31cùng làm với người bình dân Ấn Độ” [66, 11] Hai mươi năm trước, khi bất ngờ va phải nền văn hóa và đời sống Ấn Độ, chính tác giả cũng đã rất “lúng
túng” [66, 10] bởi sự thiếu hiểu biết của mình về miền đất thiêng liêng và
huyền bí này Ông đã trăn trở rất nhiều khi “Việt Nam được coi là chịu ảnhhưởng của hai luồng văn hóa Trung và Ấn, ta ở trên bán đảo Trung - Ấn,nhưng thử hỏi có bao nhiêu phần văn hóa Ấn Độ được phổ cập” [66, 10] Ởcương vị là một nhà ngoại giao, một tiến sĩ văn hóa phương Đông, Hồ AnhThái như tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc góp phần phổ biếnvăn hóa Ấn Độ ở Việt Nam Là một người có văn hóa và tự trọng nên Hồ AnhThái cũng chỉ đặt ra mục tiêu khá dè dặt và khiêm tốn, mong muốn cuốn sách
“phác họa ra một đất nước”, và hi vọng sẽ “có ích cho những ai nhập môn về
Ấn Độ học hoặc lần đầu tiên đến Ấn Độ” [66, 12]
Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân
vật của tôi, ở phần III với tên gọi Chốc lát những bến bờ, Hồ Anh Thái cũng
đã đưa vào những bài viết về Ấn Độ
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát về đấtPhật ở Ấn Độ và chùa Việt Nam ở xứ Phật Thích Ca được tác giả nói đến tạihai cuốn sách trên Chính tác giả cũng thú nhận là “tự nguyện xâm nhập vàonền văn hóa Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy xuống biển Cả một đại dươngvăn hóa khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ” [66, 10]
Hồ Anh Thái đã giới thiệu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về đạo Phật ở
Ấn Độ và những sự kiện, địa danh liên quan đến Đức Phật Sự kiện, nhân vật,chủ đề không mới bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Ấn Độ và đạoPhật bàn kĩ rồi Đó vốn được xem là những vấn đề mang tính hàn lâm, trừutượng, rắc rối và khó tiếp nhận Tuy nhiên, qua cách thể hiện độc đáo, mới mẻcủa Hồ Anh Thái, những cái trừu tượng trở nên đơn giản và dễ hiểu Có lẽ dođọc nhiều, nghiền ngẫm kĩ các công trình đã có trước đó nên Hồ Anh Thái đã
Trang 32tránh được hạn chế này Ông đã thành công không chỉ ở sự đa dạng về nộidung mà còn ở cách thể hiện mới mẻ, gây hứng thú cho người đọc.
Theo chân tác giả trong cuộc hành hương về xứ Phật qua vài chục trangsách nhưng chúng ta dường như khám phá trọn vẹn về lịch sử, đặc điểm Phậtgiáo cũng như cuộc đời và sự dấn thân của Phật Tổ Ngoài ra, chúng ta có thểtrải nghiệm trong nhiều không gian, thời gian; được nhìn nhận lại bản thântrong sự xô bồ hỗn tạp của cuộc đời và sự thanh tịnh, tư tưởng diệt dục củađạo Phật; có khi tưởng như thoát tục để chạm tới cõi vĩnh hằng
Chúng ta hãy bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng khi nhập môn Phậtgiáo Đó gần như là những thông tin cũ rích, có thể tìm thấy ở bất kì quyểnsách nào viết về Phật giáo, những thứ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫncần phải nói và phải nói một cách đơn giản, thú vị nhất Hồ Anh Thái đã tỏ ra
là một người cao tay trong việc nói về giáo lí kinh viện một cách đầy đủ màngắn gọn, dễ tiếp thu Ông đã đưa ra những địa danh cụ thể, những số liệuchính xác, cập nhật bên cạnh những thông tin quen thuộc để tăng sức thuyếtphục cho độc giả, đồng thời cũng chứng tỏ một khả năng am hiểu tường tận,chi tiết của mình Phật giáo ra đời ở miền bắc Ấn Độ vào khoảng 500 nămtrước CN, khi hoàng tử Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa) được giác ngộ dướigốc cây bồ đề Chính vì thế, dù tín đồ đạo Phật chưa đến 1% dân số, và thậm
chí “đạo Phật đã có thời gần như không tồn tại nổi trên đất Ấn Độ” [66, 71]
thì Ấn Độ vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tôn giáo này Đạo Phật được chiathành hai giáo phái là Tiểu Thừa và Đại Thừa Phái Tiểu Thừa là Phật giáonguyên thủy, chú trọng vào việc tu hành của tín đồ Phái Đại Thừa chú trọng
cả tu hành lẫn thế tục nên bớt khổ hạnh, hà khắc và dễ được tiếp nhận hơn ỞViệt Nam có cả tín đồ theo phái Tiểu Thừa và tín đồ theo phái Đại Thừa Ấn
Độ là nơi đạo Phật ra đời Hiện nay, trên đất Ấn Độ vẫn còn nhiều di tíchchứng minh điều đó Ba trên bốn địa danh quan trọng nhất liên quan đến cuộcđời của Đức Phật ngày nay thuộc lãnh thổ Ấn Độ: “Bodhgaya là nơi người
Trang 33đắc đạo và trở thành Đấng Giác Ngộ Sarnath là nơi Đức Phạt đến giảng bàikinh đầu tiên và Kushinagar là nơi Người qua đời Còn Lumbini, nơi hoàng tử
Siddhartha ra đời, là thuộc lãnh thổ Nepal” [66, 66] Những địa danh trên
chứng minh rằng Đức Phật là nhân vật có thật, là con người như mọi ngươitrần, có sinh có tử có tu hành khổ luyện rồi đắc đạo chứ “không phải do người
đời tưởng tượng và thần thánh hóa” [66, 70] Nếu đi thật, thăm bốn thánh địa
Phật giáo này cần khoảng mười ngày đi bằng tàu hỏa Hành trình của chúng tatrên trang sách của Hồ Anh Thái sẽ bắt đầu từ Boddhgaya
Hồ Anh Thái thuyết minh về cuộc đời và con đường đắc đạo của đứcPhật như kể chuyện cổ tích, nhấn nhá, thong thả, cuốn hút người đọc mộtcách kì lạ Khoảng 2500 năm trước, hoàng tử xứ Lumbini mới ba mươi tuổi
đã “bị rơi vào một cơn khủng hoảng tinh thần khi bất chợt nhận ra rằng ai airồi cũng phải chịu phận ốm đau, già lão rồi chết Vậy ra cuộc đời là một chuỗitriền miên những đau khổ hay sao? Làm thế nào để chấm dứt mọi đọa đày,
đau khổ? ” [66, 297] Vì vậy, Người “đã từ bỏ cả gia đình và quyền thừa kế
một vương quốc, lên đường tìm kiếm chân lí và ý nghĩa cuộc đời” [66, 295]
Tác giả nói khá kĩ về Boddhgaya, “nơi hoàng tử Siddharth, sau bao năm tháng
thăng trầm trong cuộc tìm kiếm chân lí, đã ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề
và được khai minh” [66, 295] Nơi này đã được hoàng đế Ashoka (TK III.
TCN) cho xây dựng một ngôi chùa lớn nhưng sau này bị phá hoại hết Ngôichùa Đại Giác Ngộ hiện nay được xây dựng lại cách đây khoảng bốn thế kỉ.Nhờ có cây bồ đề và ngôi chùa này mà “Boddhgaya trở thành một địa danhnổi tiếng thế giới” [66, 301] Du khách thập phương đến đây đều “phải dừngchân khá lâu dưới gốc cây để hưởng trọn cái không khí mát rượi và an lạcgiữa ngày hè nắng như xối lửa” [66, 304] Tác giả đã tái hiện số phận “thăng
trầm, biến động” [66, 304] của cây bồ đề này cùng với những sự kiện liên
quan một cách dễ nhớ, sinh động và hóm hỉnh Ngoài ra, Boddhgaya còn có
đài tưởng niệm dã thú giữa một hồ sen ở phía nam khu vực chùa Boddhgaya
Trang 34còn được biết đến là một thị trấn “sạch sẽ và thanh bình” [66, 306] Ở đây còn
có chùa của Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng chen vai thích cánh cùng nhaulàm nên một quần thể chùa Và có cả chùa Việt Nam ngay trên xứ sở này
Sau khi được khai minh, Người đã vượt 250km đường rừng để tớiSarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của Phật giáo Bàigiảng kinh đầu tiên đó dường như vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiệnnay “Đức Phật dạy rằng có hai lối sống đều dẫn đến sự đau khổ: đó là lối
sống hoàn toàn chạy theo lạc thú, hoặc hoàn toàn chối bỏ lạc thú” [66, 296].
Cuối cùng, Người đã chỉ ra con đường trung hòa, “trong đó có con đườngchân lí tám chặng (ngôn ngữ nhà Phật gọi là bát chính đạo) và bốn chân lídiệu kì (Tứ diệu đế) ” [66, 297] Sarnath sớm trở thành một thiền viện đôngđúc và tôn nghiêm dưới thời hoàng đế Ashoka và “bẵng đi nhiều thế kỷ,Sarnath khôi phục thời đại hoàng kim vào thế kỷ V đến VII sau Côngnguyên” [66, 297], rồi bị đập phá tan tành “khi bọn xâm lược đến cướp phátrong khoảng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII” [66, 298] Ở Sarnath ngày nay là
“một đống đổ nát hoang tàn,đổ nát mà vẫn còn hoành tráng và gây ấn tượng,
tự nó đã nói lên tất cả về sự suy vong của một thánh địa từng có thời hoàng
kim” [66, 298] Ở đây có một quần tượng mô phỏng lại buổi giảng bài kinh
đầu tiên; cái chân cột đá cao hơn 1m là dấu tích của “chiếc cột đá do hoàng đếAshoka xây dựng, cao 21,5m, sáng bóng như gương; những bức tường caothấp chỉ ranh giới giữa các phòng, thậm chí cả chỗ ngồi của từng môn sinh
trong giảng đường” [66, 298]; “trên đống đổ nát đó vẫn còn sừng sững một
cái đài tưởng niệm, cao hơn 30 mét và chu vi chân dài chừng 40 mét Nhữngđài tưởng niệm Đức Phật như thế này được gọi là stupa (bảo tháp), có thể làhình trụ, hoặc bán cầu, cái nhỏ cao chừng 10 mét, cái lớn có thể tới 40 mét,hoàn toàn là một khối đặc, không có lối vào bên trong Nhưng trong lòngnhững stupa này thường có những chiếc tiểu đá cẩm thạch, có một chút tro cốtcủa Đức Phật” [66, 299] Thật đúng như đánh giá của tác giả, đổ nát hoang
Trang 35tàn mà vẫn hoành tráng, gây ấn tượng Đó cũng là một lí do thuyết phục dukhách đến chiêm bái ngưỡng mộ và tiếc nuối
Bên cạnh việc miêu tả, đánh giá, cảm tưởng về người về cảnh, tác giảcòn chen vào những ý kiến khách quan của người khác để tăng tính chính xáccho bài viết Ví dụ như: “Ấn Độ là một đất nước kì lạ, người ta có thể tìm đếnnhững nơi như thị trấn này để tìm hiểu sự thư thái cho tâm hồn” [66, 311] Đó
là cảm nghĩ của bà Shichan, một người đàn bà bị tật, cô độc đến từ Canada xaxôi Bà đến Ấn Độ lần đầu cách đây 18 năm, và bà còn muốn trở lại nơi này
Hồ Anh Thái không che dấu tâm tư của mình trước tấm lòng hướng Phật củangười đàn bà xa lạ này Ông trăn trở: “bà là một trong muôn vàn người bấthạnh, đau khổ, tàn tật về thể xác hoặc tâm hồn, muốn tìm đến nương nhờ cửaPhật hay chăng?” [66, 312] Với tác giả và rất nhiều người khác, Ấn Độ mãimãi là mảnh đất thiêng, là nơi giải thoát, cứu rỗi tâm hồn
Giới thiệu về đất Phật Ấn Độ, nhưng điều thú vị là nhà văn lại cho độcgiả thấy những điều mới mẻ về văn hóa Việt, qua những ngôi chùa Việt trênđất Ấn Hồ Anh Thái đến Boddhgaya, tận mắt nhìn ngắm chùa Thái Lan, chùaNhật Bản, chùa Tây Tạng Ông kể: lần đầu đến không biết có chùa ViệtNam Lần thứ hai, năm 1991, tình cờ có một người địa phương nói cho biết,đến thăm chùa và được tiếp kiến thầy Huyền Diệu Từ đó, hầu như hàng nămtôi đều đến Như vậy, Hồ Anh Thái là một trong số ít những người Việt Nam
và thế giới sớm biết đến sự tồn tại, phát triển của chùa Việt ở xứ Bồ Đề ĐạoTràng này
Tác giả đã gạn lọc và giới thiệu một cách ngắn gọn về thầy HuyềnDiệu, trụ trì chùa Việt Nam ở nơi Phật giác ngộ Thầy tên thật là Lâm TrungQuốc, người gốc Nam Bộ, đỗ tiến sĩ tại Đại học Sorbonne “Thời thanh niên,thầy tham gia phong trào Phật tử chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bị bắt bớ
tù đày Sau khi đỗ đạt ở Pháp, tâm trí thầy Huyền Diệu càng hướng về đấtPhật Thầy lên đường nhưng không đến thẳng Ấn Độ, mà qua Trung Quốc,
Trang 36rồi từ đó đi lại con đường của nhà sư Huyền Trang (Hiun Tsang, tức ĐườngTăng) sang Tây Trúc thỉnh kinh từ hồi thế kỉ VII” [66, 317 - 318] Lần đầutiên viếng thăm cây bồ đề của Đức Phật, thầy khấn Phật phù hộ cho ướcnguyện xây một ngôi chùa Việt Nam trên đất này trở thành hiện thực [66,308] “Xứ Ấn lầm than Bồ Đề Đạo Tràng khi ấy còn hẻo lánh và hoang sơ.Ông tiến sĩ bên Pháp giờ thành anh kéo xe rồi làm thuê đủ nghề, mỗi ngày
kiếm được vài rupi, vừa đủ ăn” Nhưng, “sự vắng bóng của chùa Việt Nam ở
một nơi như vậy là nỗi ưu tư triền miên của thầy Huyền Diệu” [66, 314], tâmnguyện “một ngày sẽ làm cho phật giáo Việt Nam hiện diện ở chốn linh
thiêng này” [66, 331] Đó là những thông tin ít ỏi rải rác trong các bài viết của
tác giả về người tự nhận là “người quét chùa” – sư Huyền Diệu - Một người
có học vấn cao, một tín đồ Phật giáo hết lòng cống hiến cho sự khởi sắc của
chùa Việt Nam trên đất Phật Việt Nam Phật Quốc Tự là ngôi chùa Việt Nam
do chính thầy Huyền Diệu thiết kế, theo dõi thi công Các thông tin chủ yếutập trung nói về tâm nguyện hướng Phật của sư thầy
Đến tham quan Việt Nam Phật Quốc Tự, tác giả đã ấn tượng ngay cáchđặt tên, mới đầu cứ ngỡ phải là ngược lại Sau đó, ông mới vỡ nhẽ chủ ý củangười đặt là “Tổ quốc trước rồi mới là Phật giáo, rồi mới là ngôi chùa” [66,316] Sau tên chùa là tên các phòng, thay vì đánh số như thông thường, thầy
đã tìm hiểu và chọn “tên những người có công lao với đất nước và Phật giáo
trong lịch sử Việt Nam” [66, 307] Chúng ta thấy, đó không chỉ là ấn tượng về
sự khác lạ mà còn là sự ngưỡng mộ tấm lòng hướng về Tổ quốc của một nhà
sư nơi xa xứ
Bằng sự quan sát tinh tế, cẩn thận, Hồ Anh Thái đã vẽ lại bằng chữkhuôn viên, kiến trúc của ngôi chùa, kèm theo đó là những bình luận, nhữngkhám phá thú vị về chùa Việt Nam Ý thức dân tộc thể hiện rõ qua kết cấungôi chùa Không phô trương thanh thế bằng quy mô đồ sộ như chùa NhậtBản, chùa Thái mà độc đáo nằm ở vẻ thanh sơ, giản dị, gần gũi với thiênnhiên và mang đậm phong vị quê nhà Đó là “quả núi lớn tượng trưng cho dãy
Trang 37Hoàng Liên Sơn, có suối reo thác đổ, dưới chân núi có một ngôi chùa nhỏ ẩnmình dưới bóng râm của tre trúc và các loại cây của làng quê Việt Nam” [66,
308] Đó là “mái cong mềm mại hơn, lượn xuống, từ tốn và điềm đạm, rồi sau mới hất cong lên” [66, 309] Đó là cái hồ nhỏ và chùa Một Cột với thiết kế
đặc biệt dành riêng cho những người “phải thật ôn hòa, tĩnh tâm mới có thể
khéo léo lách mình vào được bên trong” [66, 309] Đó là bên sườn nhà có
hình bản đồ Việt Nam nho nhỏ; những ruộng lúa nước tốt tươi với hệ thốngthủy lợi do thầy tự thiết kế; ruộng rau muống theo bước chân người xa xứtrong ca dao xưa; cây đu đủ trĩu quả Tất cả hiện ra trước mắt du khách thậpphương một làng quê Việt yên bình, thanh sạch Điều đáng mừng là trong khivài chục ngôi chùa của các nước xung quanh biến thành khách sạn hoặc nhàtrọ để thu lợi nhuận và chịu sự ô nhiễm nặng nề thì “Việt Nam Phật Quốc Tự
là ngôi chùa hiếm hoi giữ được môi trường; Đến đây, ai cũng được thụ hưởngcái không khí an lành và cảm thấy rõ ràng được lánh hẳn nơi trần tục” [66,332] Hồ Anh Thái đã miêu tả ngắn gọn nhưng sinh động, chính xác về nhữngđặc trưng của chùa Việt Nam trên đất Phật Ông còn so sánh chùa Việt Namvới chùa của các nước khác và chùa Việt Nam ở Ấn Độ với chùa Việt Nam ởquê nhà để người đọc dễ hình dung và cảm nhận rõ hơn về sự độc đáo củaViệt Nam Phật Quốc Tự Nhà văn không dấu được niềm hãnh diện của mìnhtrước sự hiện diện và phát triển của chùa Việt Nam ở Ấn Độ Đồng thời, ôngcũng thể hiện sự cảm phục và tri ân sâu sắc đến người đầu tiên có công xâychùa Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của thầy HuyềnDiệu, Người đã để lại dấu ấn chùa Việt Nam trên đất Phật Ấn Độ và cả ởLumbini - Nepal
2.1.2.2 Miền Đông Nam Á
Đông Nam Á ở thời điểm hiện nay có 11 quốc gia, có nhiều vấn đềđược cả thế giới quan tâm bàn luận Luận văn của chúng tôi chỉ khảo sát một
số ấn tượng độc đáo ở Malaysia và Lào được Hồ Anh Thái giới thiệu trong
tiểu luận Họ trở thành nhân vật của tôi.
Trang 38Đất nước Malaysia qua trang văn Hồ Anh Thái là một xứ sở hòa bình,
ổn định, thân thiện và phát triển Có lẽ thời gian lưu lại trên quốc đảo nàykhông nhiều nhưng nhà văn của chúng ta đã kịp nhận thấy những điều thú vị,tốt đẹp nơi đây Có thể kể ra một số dẫn chứng chúng tôi khảo sát được trong
cuốn Họ trở thành nhân vật của tôi Thứ nhất, trong thời điểm lò lửa chiến
tranh đang nóng bỏng ở đâu đó giữa vùng Nam Trung Á, vụ việc khủng bố tại
Mỹ chưa nguôi, người ta ngại đi máy bay thì ông lại đi máy bay đến một nước65% dân số theo đạo Hồi, leo lên tòa Tháp Đôi cao bậc nhất thế giới Đó cóthể xem là một hành động mạo hiểm trong tình hình hiện tại Thứ hai, chương
trình Hội nghị kín mít, “họp và ăn” Nhà văn rất ấn tượng với món ăn ở đây,
ông cũng chứng tỏ mình là người sành ăn và đã thưởng thức món ăn củanhiều vùng miền: “Món ăn Malaysia thật hợp, thật ngon, hơi cay một chútnhư món ăn mọi vùng phương nam, bánh trái phảng phất hương dừa” [62,
373] Thứ ba, Hồ Anh Thái ngưỡng mộ khâm phục công tác tổ chức Hội nghị
“rất bài bản” ở đây: họ huy động gần như toàn bộ Vụ văn học vào việc đưađón, hậu cần, điều hành Hội nghị Hơn nữa, họ đều thạo cách tổ chức và tiếngAnh Thứ tư, ấn tượng về thiên nhiên và môi trường: “Bầu trời nhiệt đới trongxanh buổi sáng, buổi chiều đã tuôn xuống một trận mưa rào, không khí dịu đingay Một đô thị lớn mà đường phố không thấy bụi đất, không thấy ai xả một
tí rác ra đường Bên những tòa nhà cao ngất là những công viên xanh um”
[62, 374] Một môi trường tuyệt vời, càng tuyệt vời hơn khi có ô nhiễm thì
cũng là bất khả kháng, “do tự nhiên gây ra, không phải cái ô nhiễm do ý thức
con người” [62, 374] Có được điều đó là “công lao của mọi người dân và những người quản lí đô thị” [62, 374] Dường như chúng ta nhận thấy sự bái
vọng, khâm phục ý thức giữ gìn môi trường sống của người dân, năng lựcquản lí đô thị khoa học hiệu quả của những người làm quản lí Cũng dễ hiểuđiều đó bởi đọc tiểu luận của ông, những trang viết về thủ đô Hà Nội, tác giảkhông khỏi xót xa trước thảm họa bụi, tiếng ồn đều do con người gây ra
Trang 39Thứ năm, là sự bất ngờ về thu nhập cá nhân và sự chênh lệch giàu nghèo: bêncạnh những tòa nhà cao tầng là những khu ổ chuột, nhưng đời sống thị dân cơbản rất cao “Một ông thư kí hội đồng của Viện nuôi được một vợ năm conbằng đồng lương của một mình ông Hầu như các nhà văn Malaysia đều có xehơi Một cô giáo cấp hai, viết văn, nhà có hai xe hơi, chồng một xe, vợ một xe
đi dạy học” [62, 374] Thứ sáu, ấn tượng về cộng đồng Hồi giáo cởi mở: 65%
dân số theo đạo Hồi “Xã hội Hồi giáo, nhưng là một kiểu Hồi giáo cởi mở”
[62, 375] Ở những nước Hồi giáo nghiêm ngặt, phụ nữ mặc áo choàng đen
kín mít từ đầu đến gót chân “chỉ còn hở một khoảng tròn trên mặt” và “không
được làm nghề hát xướng” [62, 375] Ở Malaysia thì khác, trên sân khấu, “nữ
ca sĩ múa hát tưng bừng và phố phường phụ nữ trùm đầu những chiếc khăn
hoa sặc sỡ” [62, 375] Khăn trùm đầu rất quan trọng đối với phụ nữ Hồi giáo,
đó có thể là những chiếc khăn đẹp “lộng lẫy” chứ không phải chỉ là một màu
đen Qua cuộc gặp gỡ các nhà văn Đông Nam Á và diễn đàn Hiểu biết khu
vực thông qua văn học, Hồ Anh Thái cũng như nhiều nhà văn tham dự đã
được học hỏi, giao lưu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và thôngqua một nghị quyết quan trọng Có thể một số điều trong nghị quyết chưa dễdàng thực hiện được trong tương lai gần nhưng ít nhất, đến đây mọi người đề
có thêm những người bạn, thêm những dấu hiệu tìm tòi, thêm hiểu biết về đấtnước Malaysia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trong khu vực nhưng vẫnkhông quên vai trò văn học của mình đối với láng giềng
Người đọc vừa được đi tham quan đất nước Malaysia, thưởng thức cácmón ăn, hưởng cái không khí trong lành thuần khiết của xứ nhiệt đới vừahọc hỏi được kinh nghiệm về tổ chức Hội nghị, giữ gìn môi trường, quản lí đôthị qua cách Hồ Anh Thái vừa kể, vừa tả, vừa bình luận, sinh động, hấp dẫn
và cuốn hút
Tiếp tục chuyến du ngoạn miền Đông Nam Á, Hồ Anh Thái dẫn chúng
ta đến Lào Đất nước Triệu Voi vốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp, bền
Trang 40chặt với đất nước Tiên Rồng chúng ta từ lâu đời Hai nước có chung biên giớitrên bộ nhưng liệu có được nhiều người Việt Nam hiểu biết về đất nước yênbình này
Điểm đến đầu tiên là Luông Prabăng Hồ Anh Thái không miêu tả chitiết về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội mà chỉ ghi lại những kỉ niệmđáng nhớ, những khoảnh khắc quý giá, những ấn tượng tốt đẹp về những nơi
đã đến Với Luông Prabăng cũng vậy Làm nên dấu ấn của nơi này là cảnhcác nhà sư đi khất thực vào buổi sáng Nhà văn vô cùng ngạc nhiên khi đượctận mắt chứng kiến cảnh đoàn nhà sư khất thực trong thành phố Đây là mộttập tục của tăng đoàn Ấn Độ 2500 năm trước vẫn được lưu giữ nguyên ventrên đất nước Triệu Voi Tác giả cứ ngỡ mình đang ở chính giữa sinh thờiĐức Phật, đang chứng kiến tăng đoàn Phật giáo từ thời Phật tổ Thích Ca
“Một đoàn nhà sư khất thực đi thành hàng qua trước cửa các gia đình Mỗinhà một người đã ngồi chờ sẵn bên lề đường Từng người bốc xôi bỏ vào bình
bát của tất cả các nhà sư đi qua trước mặt” [62, 392] Tất cả đều diễn ra trong
yên lặng “Người cúng dường không nói Người khất thực cũng không nói
Đường phố rất yên lặng và thanh bình” [62, 393] Từ không khí trang nghiêm,
cổ kính và sắc áo vàng của các nhà sư khất thực ở Luông Prabăng đã tácđộng đến tư duy nhà văn, ông như cảm nhận được, ngộ ra một chân lí sống,nghe được lời nhắn nhủ vọng từ ngàn xưa về lời đấng Giác Ngộ đã dạy:
“chẳng phải những người này không biết làm lấy mà ăn, nhưng khi đi xincúng dường, họ muốn khơi gợi ở người đời lòng trắc ẩn, lòng muốn làm điềuthiện; và nhận của mọi người là cách để nói với họ rằng tất cả đều bình đẳng”[62, 394] Vì vậy, Hồ Anh Thái đánh giá cao ý thức tham gia việc làm nàycủa nhân dân Người cho và người nhận đều được được tôn trọng, cho vànhận rất cung kính, thành tâm “Chính quyền coi việc các nhà sư đi khất thực
là một nét đẹp của thành phố” và có quy định về việc cúng dường “Nhờ vậy
mà cố đô đã bảo tồn nguyên vẹn một tập tục tưởng đã thất truyền gần ba thiên