6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Những nền văn hóa phong phú, đa sắc màu
Đọc tiểu luận của Hồ Anh Thái chúng ta như đang thực hiện những chuyến du ngoạn bằng chữ nghĩa. Tác phẩm của ông dẫn ta đến đất Phật Ấn Độ, đến xứ Ba Tư kì bí, sang đất cố đô Lào, đến Hàn Quốc hay châu Mỹ, châu Úc, châu Âu... và tất nhiên, chúng ta cũng có cơ hội khám phá và nhìn nhận lại nét văn hóa của thủ đô Hà Nội. Tất cả đều tưng bừng, hấp dẫn, muôn màu muôn vẻ, độc đáo, lạ lùng, đặc sắc gây nhiều ngạc nhiên, choáng ngợp và thú vị.
2.1.1.1. Đất Phật Ấn Độ
Hồ Anh Thái đã có thời gian dài học tập, nghiên cứu, làm việc tại Ấn Độ. Ông đã dọc ngang hầu khắp các tiểu bang của lục địa này, đã tiếp xúc với mọi người đủ các đẳng cấp, khai thác được nhiều nguồn tài liệu từ các thư viện và viện nghiên cứu... Ấn Độ trở thành một đề tài nung nấu trong sáng tác của ông. Trong số hơn 30 đầu sách đã xuất bản thì đề tài về Ấn Độ có ba tập: tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, tiểu thuyết Đức Phật, nàng
Savitri và tôi, và tập sách Namaskar! Xin chào Ấn Độ. Ngoài ra, trong tập
truyện ngắn Người bên này, trời bên ấy và cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân
vật của tôi chúng ta cũng tìm thấy những bài viết về Ấn Độ.
Namaskar! Xin chào Ấn Độ là một cuốn sách mang tính biên khảo về
phong tục, tập quán, lịch sử, tôn giáo, văn học và đời sống muôn mặt của đất nước, con người Ấn Độ. Tác giả tâm sự: “Đây là kết quả của những nghiên cứu, những chuyến đi thực địa, những điều lượm lặt từ sách vở, và từ những cuộc đàm đạo với các bậc đạo sư, các vị học giả, những cuộc cùng ăn cùng ở
cùng làm với người bình dân Ấn Độ” [66, 11]. Hai mươi năm trước, khi bất ngờ va phải nền văn hóa và đời sống Ấn Độ, chính tác giả cũng đã rất “lúng túng” [66, 10] bởi sự thiếu hiểu biết của mình về miền đất thiêng liêng và
huyền bí này. Ông đã trăn trở rất nhiều khi “Việt Nam được coi là chịu ảnh hưởng của hai luồng văn hóa Trung và Ấn, ta ở trên bán đảo Trung - Ấn, nhưng thử hỏi có bao nhiêu phần văn hóa Ấn Độ được phổ cập” [66, 10]. Ở cương vị là một nhà ngoại giao, một tiến sĩ văn hóa phương Đông, Hồ Anh Thái như tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc góp phần phổ biến văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Là một người có văn hóa và tự trọng nên Hồ Anh Thái cũng chỉ đặt ra mục tiêu khá dè dặt và khiêm tốn, mong muốn cuốn sách “phác họa ra một đất nước”, và hi vọng sẽ “có ích cho những ai nhập môn về Ấn Độ học hoặc lần đầu tiên đến Ấn Độ” [66, 12].
Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân
vật của tôi, ở phần III với tên gọi Chốc lát những bến bờ, Hồ Anh Thái cũng
đã đưa vào những bài viết về Ấn Độ.
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát về đất Phật ở Ấn Độ và chùa Việt Nam ở xứ Phật Thích Ca được tác giả nói đến tại hai cuốn sách trên. Chính tác giả cũng thú nhận là “tự nguyện xâm nhập vào nền văn hóa Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy xuống biển. Cả một đại dương văn hóa khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ” [66, 10].
Hồ Anh Thái đã giới thiệu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về đạo Phật ở Ấn Độ và những sự kiện, địa danh liên quan đến Đức Phật. Sự kiện, nhân vật, chủ đề không mới bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Ấn Độ và đạo Phật bàn kĩ rồi. Đó vốn được xem là những vấn đề mang tính hàn lâm, trừu tượng, rắc rối và khó tiếp nhận. Tuy nhiên, qua cách thể hiện độc đáo, mới mẻ của Hồ Anh Thái, những cái trừu tượng trở nên đơn giản và dễ hiểu. Có lẽ do đọc nhiều, nghiền ngẫm kĩ các công trình đã có trước đó nên Hồ Anh Thái đã
tránh được hạn chế này. Ông đã thành công không chỉ ở sự đa dạng về nội dung mà còn ở cách thể hiện mới mẻ, gây hứng thú cho người đọc.
Theo chân tác giả trong cuộc hành hương về xứ Phật qua vài chục trang sách nhưng chúng ta dường như khám phá trọn vẹn về lịch sử, đặc điểm Phật giáo cũng như cuộc đời và sự dấn thân của Phật Tổ. Ngoài ra, chúng ta có thể trải nghiệm trong nhiều không gian, thời gian; được nhìn nhận lại bản thân trong sự xô bồ hỗn tạp của cuộc đời và sự thanh tịnh, tư tưởng diệt dục của đạo Phật; có khi tưởng như thoát tục để chạm tới cõi vĩnh hằng.
Chúng ta hãy bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng khi nhập môn Phật giáo. Đó gần như là những thông tin cũ rích, có thể tìm thấy ở bất kì quyển sách nào viết về Phật giáo, những thứ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn cần phải nói và phải nói một cách đơn giản, thú vị nhất. Hồ Anh Thái đã tỏ ra là một người cao tay trong việc nói về giáo lí kinh viện một cách đầy đủ mà ngắn gọn, dễ tiếp thu. Ông đã đưa ra những địa danh cụ thể, những số liệu chính xác, cập nhật bên cạnh những thông tin quen thuộc để tăng sức thuyết phục cho độc giả, đồng thời cũng chứng tỏ một khả năng am hiểu tường tận, chi tiết của mình. Phật giáo ra đời ở miền bắc Ấn Độ vào khoảng 500 năm trước CN, khi hoàng tử Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa) được giác ngộ dưới gốc cây bồ đề. Chính vì thế, dù tín đồ đạo Phật chưa đến 1% dân số, và thậm chí “đạo Phật đã có thời gần như không tồn tại nổi trên đất Ấn Độ” [66, 71]
thì Ấn Độ vẫn giữ vai trò quan trọng đối với tôn giáo này. Đạo Phật được chia thành hai giáo phái là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Phái Tiểu Thừa là Phật giáo nguyên thủy, chú trọng vào việc tu hành của tín đồ. Phái Đại Thừa chú trọng cả tu hành lẫn thế tục nên bớt khổ hạnh, hà khắc và dễ được tiếp nhận hơn. Ở Việt Nam có cả tín đồ theo phái Tiểu Thừa và tín đồ theo phái Đại Thừa. Ấn Độ là nơi đạo Phật ra đời. Hiện nay, trên đất Ấn Độ vẫn còn nhiều di tích chứng minh điều đó. Ba trên bốn địa danh quan trọng nhất liên quan đến cuộc đời của Đức Phật ngày nay thuộc lãnh thổ Ấn Độ: “Bodhgaya là nơi người
đắc đạo và trở thành Đấng Giác Ngộ. Sarnath là nơi Đức Phạt đến giảng bài kinh đầu tiên và Kushinagar là nơi Người qua đời. Còn Lumbini, nơi hoàng tử Siddhartha ra đời, là thuộc lãnh thổ Nepal” [66, 66]. Những địa danh trên chứng minh rằng Đức Phật là nhân vật có thật, là con người như mọi ngươi trần, có sinh có tử có tu hành khổ luyện rồi đắc đạo chứ “không phải do người đời tưởng tượng và thần thánh hóa” [66, 70]. Nếu đi thật, thăm bốn thánh địa Phật giáo này cần khoảng mười ngày đi bằng tàu hỏa. Hành trình của chúng ta trên trang sách của Hồ Anh Thái sẽ bắt đầu từ Boddhgaya.
Hồ Anh Thái thuyết minh về cuộc đời và con đường đắc đạo của đức Phật như kể chuyện cổ tích, nhấn nhá, thong thả, cuốn hút người đọc một cách kì lạ. Khoảng 2500 năm trước, hoàng tử xứ Lumbini mới ba mươi tuổi đã “bị rơi vào một cơn khủng hoảng tinh thần khi bất chợt nhận ra rằng ai ai rồi cũng phải chịu phận ốm đau, già lão rồi chết. Vậy ra cuộc đời là một chuỗi triền miên những đau khổ hay sao? Làm thế nào để chấm dứt mọi đọa đày, đau khổ?...” [66, 297]. Vì vậy, Người “đã từ bỏ cả gia đình và quyền thừa kế một vương quốc, lên đường tìm kiếm chân lí và ý nghĩa cuộc đời” [66, 295]. Tác giả nói khá kĩ về Boddhgaya, “nơi hoàng tử Siddharth, sau bao năm tháng thăng trầm trong cuộc tìm kiếm chân lí, đã ngồi nhập định dưới gốc cây bồ đề và được khai minh” [66, 295]. Nơi này đã được hoàng đế Ashoka (TK III. TCN) cho xây dựng một ngôi chùa lớn nhưng sau này bị phá hoại hết. Ngôi chùa Đại Giác Ngộ hiện nay được xây dựng lại cách đây khoảng bốn thế kỉ. Nhờ có cây bồ đề và ngôi chùa này mà “Boddhgaya trở thành một địa danh nổi tiếng thế giới” [66, 301]. Du khách thập phương đến đây đều “phải dừng chân khá lâu dưới gốc cây để hưởng trọn cái không khí mát rượi và an lạc giữa ngày hè nắng như xối lửa” [66, 304]. Tác giả đã tái hiện số phận “thăng trầm, biến động” [66, 304] của cây bồ đề này cùng với những sự kiện liên quan một cách dễ nhớ, sinh động và hóm hỉnh. Ngoài ra, Boddhgaya còn có đài tưởng niệm dã thú giữa một hồ sen ở phía nam khu vực chùa. Boddhgaya
còn được biết đến là một thị trấn “sạch sẽ và thanh bình” [66, 306]. Ở đây còn có chùa của Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng... chen vai thích cánh cùng nhau làm nên một quần thể chùa. Và có cả chùa Việt Nam ngay trên xứ sở này.
Sau khi được khai minh, Người đã vượt 250km đường rừng để tới Sarnath, giảng bài kinh đầu tiên cho năm tín đồ đầu tiên của Phật giáo. Bài giảng kinh đầu tiên đó dường như vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. “Đức Phật dạy rằng có hai lối sống đều dẫn đến sự đau khổ: đó là lối sống hoàn toàn chạy theo lạc thú, hoặc hoàn toàn chối bỏ lạc thú” [66, 296]. Cuối cùng, Người đã chỉ ra con đường trung hòa, “trong đó có con đường chân lí tám chặng (ngôn ngữ nhà Phật gọi là bát chính đạo) và bốn chân lí diệu kì (Tứ diệu đế)...” [66, 297]. Sarnath sớm trở thành một thiền viện đông đúc và tôn nghiêm dưới thời hoàng đế Ashoka và “bẵng đi nhiều thế kỷ, Sarnath khôi phục thời đại hoàng kim vào thế kỷ V đến VII sau Công nguyên” [66, 297], rồi bị đập phá tan tành “khi bọn xâm lược đến cướp phá trong khoảng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII” [66, 298]. Ở Sarnath ngày nay là “một đống đổ nát hoang tàn,đổ nát mà vẫn còn hoành tráng và gây ấn tượng, tự nó đã nói lên tất cả về sự suy vong của một thánh địa từng có thời hoàng kim” [66, 298]. Ở đây có một quần tượng mô phỏng lại buổi giảng bài kinh đầu tiên; cái chân cột đá cao hơn 1m là dấu tích của “chiếc cột đá do hoàng đế Ashoka xây dựng, cao 21,5m, sáng bóng như gương; những bức tường cao thấp chỉ ranh giới giữa các phòng, thậm chí cả chỗ ngồi của từng môn sinh trong giảng đường” [66, 298]; “trên đống đổ nát đó vẫn còn sừng sững một cái đài tưởng niệm, cao hơn 30 mét và chu vi chân dài chừng 40 mét. Những đài tưởng niệm Đức Phật như thế này được gọi là stupa (bảo tháp), có thể là hình trụ, hoặc bán cầu, cái nhỏ cao chừng 10 mét, cái lớn có thể tới 40 mét, hoàn toàn là một khối đặc, không có lối vào bên trong. Nhưng trong lòng những stupa này thường có những chiếc tiểu đá cẩm thạch, có một chút tro cốt của Đức Phật” [66, 299]. Thật đúng như đánh giá của tác giả, đổ nát hoang
tàn mà vẫn hoành tráng, gây ấn tượng. Đó cũng là một lí do thuyết phục du khách đến chiêm bái ngưỡng mộ và tiếc nuối.
Bên cạnh việc miêu tả, đánh giá, cảm tưởng về người về cảnh, tác giả còn chen vào những ý kiến khách quan của người khác để tăng tính chính xác cho bài viết. Ví dụ như: “Ấn Độ là một đất nước kì lạ, người ta có thể tìm đến những nơi như thị trấn này để tìm hiểu sự thư thái cho tâm hồn” [66, 311]. Đó là cảm nghĩ của bà Shichan, một người đàn bà bị tật, cô độc đến từ Canada xa xôi. Bà đến Ấn Độ lần đầu cách đây 18 năm, và bà còn muốn trở lại nơi này. Hồ Anh Thái không che dấu tâm tư của mình trước tấm lòng hướng Phật của người đàn bà xa lạ này. Ông trăn trở: “bà là một trong muôn vàn người bất hạnh, đau khổ, tàn tật về thể xác hoặc tâm hồn, muốn tìm đến nương nhờ cửa Phật hay chăng?” [66, 312]. Với tác giả và rất nhiều người khác, Ấn Độ mãi mãi là mảnh đất thiêng, là nơi giải thoát, cứu rỗi tâm hồn.
Giới thiệu về đất Phật Ấn Độ, nhưng điều thú vị là nhà văn lại cho độc giả thấy những điều mới mẻ về văn hóa Việt, qua những ngôi chùa Việt trên đất Ấn. Hồ Anh Thái đến Boddhgaya, tận mắt nhìn ngắm chùa Thái Lan, chùa Nhật Bản, chùa Tây Tạng... Ông kể: lần đầu đến không biết có chùa Việt Nam. Lần thứ hai, năm 1991, tình cờ có một người địa phương nói cho biết, đến thăm chùa và được tiếp kiến thầy Huyền Diệu. Từ đó, hầu như hàng năm tôi đều đến. Như vậy, Hồ Anh Thái là một trong số ít những người Việt Nam và thế giới sớm biết đến sự tồn tại, phát triển của chùa Việt ở xứ Bồ Đề Đạo Tràng này.
Tác giả đã gạn lọc và giới thiệu một cách ngắn gọn về thầy Huyền Diệu, trụ trì chùa Việt Nam ở nơi Phật giác ngộ. Thầy tên thật là Lâm Trung Quốc, người gốc Nam Bộ, đỗ tiến sĩ tại Đại học Sorbonne. “Thời thanh niên, thầy tham gia phong trào Phật tử chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bị bắt bớ tù đày. Sau khi đỗ đạt ở Pháp, tâm trí thầy Huyền Diệu càng hướng về đất Phật. Thầy lên đường nhưng không đến thẳng Ấn Độ, mà qua Trung Quốc,
rồi từ đó đi lại con đường của nhà sư Huyền Trang (Hiun Tsang, tức Đường Tăng) sang Tây Trúc thỉnh kinh từ hồi thế kỉ VII” [66, 317 - 318]. Lần đầu tiên viếng thăm cây bồ đề của Đức Phật, thầy khấn Phật phù hộ cho ước nguyện xây một ngôi chùa Việt Nam trên đất này trở thành hiện thực [66, 308]. “Xứ Ấn lầm than. Bồ Đề Đạo Tràng khi ấy còn hẻo lánh và hoang sơ. Ông tiến sĩ bên Pháp giờ thành anh kéo xe rồi làm thuê đủ nghề, mỗi ngày kiếm được vài rupi, vừa đủ ăn”. Nhưng, “sự vắng bóng của chùa Việt Nam ở một nơi như vậy là nỗi ưu tư triền miên của thầy Huyền Diệu” [66, 314], tâm nguyện “một ngày sẽ làm cho phật giáo Việt Nam hiện diện ở chốn linh thiêng này” [66, 331]. Đó là những thông tin ít ỏi rải rác trong các bài viết của tác giả về người tự nhận là “người quét chùa” – sư Huyền Diệu - Một người có học vấn cao, một tín đồ Phật giáo hết lòng cống hiến cho sự khởi sắc của chùa Việt Nam trên đất Phật. Việt Nam Phật Quốc Tự là ngôi chùa Việt Nam do chính thầy Huyền Diệu thiết kế, theo dõi thi công... Các thông tin chủ yếu tập trung nói về tâm nguyện hướng Phật của sư thầy.
Đến tham quan Việt Nam Phật Quốc Tự, tác giả đã ấn tượng ngay cách đặt tên, mới đầu cứ ngỡ phải là ngược lại. Sau đó, ông mới vỡ nhẽ chủ ý của người đặt là “Tổ quốc trước rồi mới là Phật giáo, rồi mới là ngôi chùa” [66, 316]. Sau tên chùa là tên các phòng, thay vì đánh số như thông thường, thầy đã tìm hiểu và chọn “tên những người có công lao với đất nước và Phật giáo trong lịch sử Việt Nam” [66, 307]. Chúng ta thấy, đó không chỉ là ấn tượng về sự khác lạ mà còn là sự ngưỡng mộ tấm lòng hướng về Tổ quốc của một nhà sư nơi xa xứ.
Bằng sự quan sát tinh tế, cẩn thận, Hồ Anh Thái đã vẽ lại bằng chữ khuôn viên, kiến trúc của ngôi chùa, kèm theo đó là những bình luận, những khám phá thú vị về chùa Việt Nam. Ý thức dân tộc thể hiện rõ qua kết cấu ngôi chùa. Không phô trương thanh thế bằng quy mô đồ sộ như chùa Nhật Bản, chùa Thái mà độc đáo nằm ở vẻ thanh sơ, giản dị, gần gũi với thiên nhiên và mang đậm phong vị quê nhà. Đó là “quả núi lớn tượng trưng cho dãy
Hoàng Liên Sơn, có suối reo thác đổ, dưới chân núi có một ngôi chùa nhỏ ẩn