1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương học phần công tác đội TNTP Hồ Chí Minh

75 6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

4.3 Những nhiệm vụ chủ yếu của Đòan với Đội TNTP Hồ Chí Minh + Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp CTĐ vàphong trào thiếu nhi trong phạm vi phụ trách; đẩy mạnh v

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Học phần: CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

( Cho các lớp không chuyên Công tác đội ) Chương I: Một số vấn đề cơ bản về Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

Nhập môn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

1 Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh là lĩnh vực thuộc khoa học giáo dục:

+ Đội TNTP.HCM là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà trườngthực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng thiếu nhi thành những con ngườimới phát triển toàn diện:

Mục tiêu : con ngoan , trò giỏi, bạn tốt , công dân tốt

Nội dung GD: 5 điều Bác Hồ dạy

+ Để củng cố và phát triển tổ chức Đội phải:

- Tổ chức các hoạt động bổ ích, hấp dẫn để giáo dục thiếu nhi

- Hoạt động phải phù hợp với qui luật chung của quá trình GDcộng sản

- Do chức năng, nhiệm vụ và tính chất của tổ chức Đội nên hoạtđộng Đội có đặc thù riêng, không giống hoạt động giáo dục của nhà trường

+ Đối tượng nhận thức của LL&PP công tác đội là bản thân tổ chứcĐội TNTP.HCM và những hoạt động của nó ( hoạt động của thiếu nhi vàhoạt động của đội ngũ cán bộ phụ trách )

+ LL&PP công tác đội là khoa học nghiên cứu về tổ chức và hoạtđộng đội ( Những nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức giáodục thông qua tổ chức Đội TNTP.HCM

Trang 2

+ Những vấn đề cần cho LL&PP công tác Đội hiện nay: thường xuyêntổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và phải dực vào những thành tựu củacác khoa học khác, của các nước và tổ chức thiếu nhi tiến bộ trên thế giới.

2 Công tác Đội TNTP.HCM mang tính khoa học và nghệ thuật:

+ Tính khoa học thể hiện:

- Là một lĩnh vực thuộc khoa học GD, công tác đội phải tuân thủnhững nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp GD… của lý luậnGDH và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.Tuy nhiên việc vận dụng phải phùhợp với mục tiêu,nguyên tắc của một tổ chức chính trị quần chúng của trẻem

- CTĐ có mối liên hệ với nhiều môn khoa học tự nhiên, xã hội vànhững khoa học mới phát triển : tin học , tật học, môi trường…

- Phải sử dụng nhiều trang thiết bị, phương tiện, CSVC… phục vụ yêucầu tổ chức hoạt động GD cho thiếu nhi

- Người phụ trách: phải có hiểu biết chuyên ngành công tác đội,cókiến thức tổng hợp và phải biết tổ chức, huy động các LLGD cùng tham giaCTĐ

+ Tính nghệ thuật thể hiện:

- Hoạt động đội rất đa dạng và phong phú, do các em tự quản, chủđộng, tự giác thực hiện có sự phụ trách của Đoàn TNCS và người lớn.Hoạtđộng của phụ trách chỉ là định hướng,hướng dẫn để các em chủ động , sángtạo, tự quản.Sự phối hợp hoạt động giữa phụ trách và thiếu nhi để các em tựquản là một vấn đề nghệ thuật

- Hoạt động đội luôn mang tính lãng mạn,màu sắc vui chơi, hấp dẫnthu hút các em, đòi hỏi phải luôn đổi mới hình thức và phát triển nội dungGD

Trang 3

- Hoạt động đội mang tính xã hội, cần sự phối hợp của nhiều nhiềuLLXH , phải có nghệ thuật vận động, lôi cuốn các LLGD xã hội cùng thamgia.

3 Môn học công tác Đội TNTP trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học & THCS:

- Trang bị về nhận thức, hiểu đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chứcĐội,những nguyên tắc, phương pháp, nội dung, hình thức công tác đội

- Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành nghi thức Đội và các hoạtđộng mang tính nghiệp vụ của Đội

-Trang bị lý luận và phương pháp công tác của TPT, năng lực tổ chứchoạt động,phối hợp hoạt động để đẩy mạnh hoạt động Đội, củng cố pháttriển tổ chức Đội

- Trang bị lý luận và thực hành phương pháp dạy học bộ môn, phươngpháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động Đội

- Giúp giáo sinh hoàn thành nhiệm vụ CTĐ sau khi ra trường

4 Một số khái niệm cơ bản:

+ Công tác Đội TNTP:

Là khái niệm chỉ quá trình hai mặt của hoạt động đội bao gồm hoạtđộng của thiếu niên, nhi đồng do tổ chức Đội TNTP tổ chức và thực hiện vàhoạt động của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chứcĐội TNTP và bản thân các em thông qua tổ chức Đội

+ Phong trào thiếu nhi:

Là khái niệm chỉ những hoạt động có qui mô lớn với đông đảo thiếunhi tham gia, dưới sự chỉ đạo của Đội TNTP.HCM,nhằm góp phần vàophong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ và xâydựng Tổ quốc XHCN

Trang 4

Phong trào thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận hợp thành phong tràotrẻ em và thanh niên dân chủ thế giới.

+ Tự quản của Đội:

Là khái niệm thuộc phạm trù nguyên tắc hoạt động Đội, chỉ sự tựnguyện tự giác, chủ động tham gia các hoạt động của đội viên và tập thểĐội, có sự phụ trách của Đoàn TNCS và sự hướng dẫn sư phạm của ngườilớn, chỉ rõ tính chất chính trị quần chúng của tổ chức Đội

Có thể hiểu tự quản qua các khía cạnh chủ yếu:

- Mọi hoạt động đội đều do thiếu nhi đề xuất, bàn bạc và tổ chức thựchiện thông qua hệ thống tổ chức cơ sở của Đội

- Sự phụ trách của Đoàn TNCS và sự hướng dẫn về mặt sư phạm củangười lớn phải qua tổ chức Đội hoặc đại diện cho Đoàn chỉ đạo, hướng dẫncác em

- Tổ chức Đội là tổ chức chính trị quần chúng của các em, thu hútngày càng đông đảo thiếu nhi gia nhập tổ chức Đội

Thực hiện nguyên tắc tự quản cần tránh các khuynh hướng phó mặc,

để các em tự tổ chức hoạt động , không có sự hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡhoặc khuynh hướng can thiệp quá sâu vào hoạt động của các em, hoặc ápđặt mệnh lệnh hành chính

Bài 1: Sự quan tâm của Đảng CSVN, Bác Hồ và Nhà nước ta với thiếu

nhi Việt Nam và tổ chức Đội TNTP.HCM

1 Trẻ em là tương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình.

+ “Tre già măng mọc “ thể hiện niềm hy vọng vào thế hệ trẻ, trẻ em làtương lai của đất nước, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình,là lớp người kếtục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 5

+ Xã hội càng văn minh thì sự nhận thức về vai trò , vị trí của trẻ thế hệ trẻ ngày càng đầy đủ.

em-+ Dưới chế độ có giai cấp bóc lột : không quan tâm chăm sóc , giáodục toàn bộ trẻ em mà chỉ tập trung vào con em của giai cấp thống trị

+ Ở nước ta, trước cách mạng tháng 8 năm 1945: chính sách ngu dâncủa thực dân phong kiến đã kìm hãm sự phát triển thể lực, trí tuệ của thế hệtrẻ Việt Nam Sau cách mạng tháng tám: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh là:xây dựng “một nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục phát triểnhoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu” , “ chăm lo dạy dỗ con emnhân dân thành người cán bộ tốt của nhà nước “, “ Vì lợi ích 10 năm - trồngcây, vì lợi ích 100 năm- trồng người “

2 Đảng CSVN và Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam và tổ chức Đội TNTP:

+ 1926-1929: Bác Hồ viết thư đề nghị cho 8 thiếu nhi ưu tú đầu tiêncủa Việt Nam được sang học ở Liên Xô

xã Trường Hà,huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

+ Đảng tin tưởng và trao cho Đoàn TN nhiệm vụ phụ trách Đội ( NQHội nghị BCH.TW Đảng tháng 10/1930, NQ Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IV)

Trang 6

3 Sự quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi của Đảng,Nhà nước và nhân dân ta:

+ Bác Hồ:

- Thường xuyên gửi thư cho các cháu thiếu nhi trong các dịp Quốc

tế thiếu nhi, tết trung thu,ngày khai trường, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ…

- Thư Bác Hồ gửi cho các cháu học sinh trong cả nước nhân ngàykhai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa : “ Non sông ViệtNam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng cáccường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cônghọc tập của các em “

- Bác Hồ còn đề ra 5 điều dạy đối với thiếu niên nhi đồng

- Trong di chúc, bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

+ Đảng và Nhà nước ta xác định:” Trẻ em có quyền được chăm sóc,được nuôi dưỡng, Nhà nước và xã hội phải hợp sức chăm lo cho quyền lợicủa trẻ, tạo những điều kiện tốt nhất để chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ emngày càng chu đáo Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đấtnước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc “

+ Các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương tới địa phương đượcthành lập góp phần chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em

+ Hàng năm,Nhà nước đầu tư ngân sách khá lớn cho công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em

4.Đảng cộng sản Việt Nam giao trách nhiệm cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.

4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Đảng giao cho Đòan phụ trách Đội

+ Mối quan hệ giữa ba tổ chức Đảng – Đòan – Đội:

Trang 7

- Đoàn TNCS.HCM là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng

- Đội TNTP.HCM là đội hậu bị của Đòan Không có 1 lực lượng nào

khác, ngòai Đòan TNCS HCM có đủ điều kiện và khả năng để đảm nhận

nhiệm vụ phụ trách Đội TNTP.HCM

+ Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng

cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” là cơ sở lý luận củaviệc Đòan TNCS.HCM được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội

Vì vậy, Điều lệ Đòan khẳng định: “ Đòan TNCS.HCM phụ trách ĐộiTNTP.HCM, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấutrở thành công dân tốt của đất nước, người đòan viên TNCS.HCM “

+ Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam: Đòan TNCS, dưới sự lãnh đạotrực tiếp và tòan diện của Đảng CSVN, hòan tòan có thể thực hiện được vàthực hiện tốt nhiệm vụ phụ trách Đội

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đòan và coi trọng công tácphụ trách Đội của Đòan TNCS.HCM là một yêu cầu tất yếu của sự nghiệpCNH-HĐH đất nước ta hiện nay

4.2 Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đòan TNCS Hồ Chí Minh đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đòan đối với Đội nhằm mục đích:” Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau “ , vì vậy Đòan phải:

- Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Xác định phương hướng của Đội trong từng thời kỳ phù hợp với chủtrương của Đòan và phục vụ đắn lực cho nhiệm vụ chính trị của địa phương,

xã hội

- Kiểm tra, đánh giá, kịp thời phát hiện và uốn nắn sự chệch hướngXHCN trong các họat động

Trang 8

- Xác lập mô hình, hệ thống tổ chức Đội, các chủ trương công tác vàgiài pháp lớn, phân công cán bộ Đòan trực tiếp phụ trách Đội.

+ Đòan cấn chú ý những yếu tố ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của

Đòan:

- Chủ trương nghị quyết đúng đắn

- Năng lực phẩm chất của cán bộ phụ trách Đội

- Tính năng động, sáng tạo của đội ngũ TPT,PTCĐ, phụ trách nhiđồng, BCH liên đội, chi đội

- Họat động thường xuyên, định kỳ của Hội đồng Đội các cấp

- Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí, chính sách

+ Nội dung công tác chỉ đạo của Đòan tập trung ở 4 vấn đề:

- Công tác giáo dục của Đội

- Phương pháp chỉ đạo bằng kế họach: thực hiện các công việc được

dự kiến trước về lực lượng thực hiện, điều kiện CSVC, kinh phí, địa điểm,thời gian…

- Phương pháp chỉ đạo bằng văn bản

- Phương pháp chỉ đạo bằng sự liên kết với các ngành ( thông qua liêntịch )

Trang 9

4.3 Những nhiệm vụ chủ yếu của Đòan với Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp CTĐ vàphong trào thiếu nhi trong phạm vi phụ trách; đẩy mạnh việc xã hội hóa sựnghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hướng dẫn, dìu dắt, tạo điều kiệncho Đội họat động, nâng cao vị thế xã hội của tổ chức Đội

+ Về nội dung và hình thức họat động của Đội:

- Phát hiện và nhân rộng các phong trào họat động cách mạng của thiếunhi, giữ vững định hướng XHCN cho nội dung của các họat động

- Phát triển các họat động trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị của địaphương

- Đa dạng hóa các lọai hình họat động cả trong và ngòai nhà trườngnhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý ngày càng tăng của trẻ em

+ Về công tác cán bộ:

- Quyết định cụ thể về nhân sự của Hội đồng Đội cấp mình

- Tổ chức bộ máy điều hành, phân công cán bộ, đòan viên phụ tráchĐội

- Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho đội ngũ phụtrách Đội, BCH Đội

+ Phối kết hợp các LLGD khác:

- Chủ động phối kết hợp với các lực lượng xã hội để tạo cơ chế,chínhsách và đầu tư thỏa đáng cho công tác Đội, tạo điều kiện thuận lợi cho họatđộng của Hội đồng Đội

Trang 10

- Đại diện cho Đòan, Đội tham gia trong UB bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em ở cấp mình.

+ Về kiểm tra, đánh giá:

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá họat động của Hội đồng Đội

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, các cơ quan chứcnăng của Đòan đối với công tác xây dựng Đội, bồi duỡng và phát triển độiviên lớn lên Đòan

+ Hướng dẫn tổ chức Đòan, Đội phát triển các họat động lao động, tiếtkiệm, xây dựng các lọai qũy vừa chủ động tạo nguồn kinh phí cho họat độngĐội, vừa mang tính tích cực trong họat động GD

Bài 2: MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔ

CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1 Mục đích của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh ( do hội nghị lần thứ 3 BCH.TƯ ĐòanTNCS Hồ Chí Minh khóa 8 thông qua ngày 25/7/2003 ) có ghi: “ Đội TNTP

Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng làm mục tiêu phấnđấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, họat động , vuichơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em “

Khẩu hiệu của Đội: “ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác

Hồ vĩ đại: Sẵn sàng ! “

Có thể hiểu mục tiêu cụ thể của tổ chức Đội TNTP.HCM là:Đội tổ chức

giáo dục thiếu niên , nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con

Trang 11

ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đòan viên TNCS Hồ Chí Minh.

+ Khẩu hiệu Đội bao gồm 2 vế thống nhất với nhau, vừa gắn nhiệm

vụ cách mạng của đất nước,vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ, đòihỏi mỗi đội viên phải ghi nhớ và thực hiện mọi lúc, mọi nơi

+ Mục đích của Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường,đòi hỏi Đội phải kết hợp chặt với nhà trường trong quá trình họat động củamình

2 Tính chất của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:

a/ Tính quần chúng của Đội thể hiện:

+ Đội là tổ chức của các em,các em làm chủ, tự quản mọi họat độngdưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội

+ Đội thu hút tất các thiếu niên trong độ tuổi tham gia tổ chức

+ Cần tránh các khuynh hướng: thu hẹp tổ chức Đội; buông lỏng khâugiáo dục, kết nạp ồ ạt các em vào Đội; không tôn trọng quyền làm chủ tựquản của tổ chức Đội, mệnh lệnh, hoặc bao biện làm thay các em

b/ Tính chính trị của Đội ( cách mạng ) thể hiện:

+.Đội do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ĐòanTNCS Hồ Chí Minh phụ trách.Đội cùng với nhà trường XHCN giáo dục thế

hệ trẻ theo đường lối quan điểm giáo dục của Đảng

+ Đội là tổ chức nòng cốt trong phong trào thiếu nhi Việt Nam gópphần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là lực lượng giáo dục ở

Trang 12

trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh.Mặt khác , Đội đoàn kết, hợp tác với các tổ chức và phong trào thiếunhi trong khu vực và trên thế giới vì quyền trẻ em, vì hoà bình hạnh phúccủa các dân tộc.

Tóm lại, Đội TNTP.HCM là một tổ chức chính trị-xã hội của thiếunhi Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN

c/ Tính giáo dục của Đội thể hiện:

+ Đội là một tổ chức quần chúng của thiếu nhi Việt Nam, có mục đíchgiáo dục chứ không phải là một tổ chức từ thiện, hướng đạo, vui chơi đơnthuần

+ Đội là lực lượng giáo dục ở trong và ngòai nhà trường, là lực lượnghậu bị của Đòan.Mọi hoạt động của Đội đều được đặt dưới sự phụ trách củaĐoàn TNCS.HCM và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của thầy, cô giáo, cácanh chị phụ trách ( đại diện cho Đoàn TNCS.HCM )

+ Đội giáo dục đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy,chương trình rènluyện đội viên, điều lệ, nghi thức Đội, bằng các họat động đa dạng, phongphú của Đội, họat động của Đội không chỉ là vui chơi đơn thuần Đội viên

có nhiệm vụ thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Đội, mục tiêu của Đảng, 5điều Bác Hồ dạy trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, đòan viênTNCS Hồ Chí Minh

Tính quần chúng, tính chính trị và tính giáo dục của Đội là thống nhất

và hỗ trợ cho nhau, chi phối toàn bộ nguyên tắc, nội dung,hình thức vàphương pháp hoạt động của Đội TNTP.HCM

3 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong giai đọan cách mạng hiện nay ở nước ta:

a/ Chức năng của Đội:

Trang 13

Đội có 2 chức năng cơ bản là giáo dục và tổ chức thiếu niên nhi đồngViệt Nam học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

+ Chức năng giáo dục:

- Đội là một lực lượng giáo dục quan trọng của xã hội, cùng với nhàtrường và các lực lượng giáo dục khác giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồdạy

- Đội giáo dục đội viên theo nguyên tắc, phương pháp riêng củamình và bằng các hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, hấp dẫn

- Nội dung giáo dục của Đội có tính hệ thống và toàn diện

- Đội tổ chức thiếu nhi cả nước cùng tham gia sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội

b/ Nhiệm vụ của Đội :

+ Các tập thể Đội và đội viên phải phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt 5điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đòanviên TNCS Hồ Chí Minh

+ Các tập thể Đội có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khảnăng trong học tập, họat động, vui chơi…

+ Các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phậncủa trẻ em đã nêu trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Để thực hiện 3 nhiệm vụ trên cần:

Trang 14

+ Mỗi đội viên và tập thể đội phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ,nghi thức Đội, chương trình rèn luyện đội viên, mọi nghị quyết của Đội vàcủa Đoàn.

+ Đội phải đòan kết, tập hợp, thu hút thiếu nhi tham gia các họatđộng đội

+ Đội phải tổ chức nhiều họat động phong phú, tạo mọi điều kiện đểphát huy khả năng, sáng kiến của thiếu nhi trong họat động

+ Xây dựng tổ chúc Đội vững mạnh: xây dựng chi đội, liên đội đòankết, tự quản; lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ chỉ huy đội; thường xuyên bồidưỡng về Đòan cho đội viên; làm tốt công tác giáo dục nhi đồng

+ Đội củng cố và mở rộng đòan kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế

4 Mục đích, nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh thể hiện qua các biểu trưng nghi thức của Đội :

+ Tên gọi “ thiếu niên tiền phong “

+ Khẩu hiệu Đội

+ Lời hứa đội viên

Trang 15

1 Khái quát chung :

+ Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước.Hệthống tổ chức của Đội bao gồm các cấp: liên đội và chi đội.Trên Liên đội làHội đồng Đội các cấp từ phường,xã đến trung ương

+ Hội đồng Đội TNTP Hồ Chí Minh các cấp do BCH Đoàn cùng cấplập ra để thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phụ trách Đội, là đại diện cho tổ chứcĐội ở cấp đó và giúp Đòan phụ trách Đội

+ Tổ chức cơ sở Đội được xây dựng trong các trường học và trên địabàn dân cư Trong mỗi trường tiểu học, THCS thường tổ chức 1 liên đội,mỗi lớp là một chi đội

+ Việc thành lập liên đội, chi đội do Hội đồng đội cùng cấp ra quyếtđịnh.Nếu chưa có Hội đồng Đội thì do BCH Đoàn cùng cấp ra quyết định

2 Hệ thống tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh :

a/ Liên đội:

+ Trong các trường học hoặc ở địa bàn dân cư có từ 3 chi đội trở lênthì được thành lập liên đội

+ Liên đội mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần

+ Ở mỗi liên đội có 1 Tổng phụ trách làm nhiệm vụ thay mặt Đoànphụ trách Đội

+ Nhiệm vụ của Liên đội ( giáo trình )

b/ Chi đội:

+ Là đơn vị cơ sở của tổ chức Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt độngĐội, trực tiếp điều hành kế hoạch công tác Đội, trực tiếp quản lý, giáo dụcđội viên

+ Trong trường phổ thông chi đội gắn liền với lớp học Có từ 3 độiviên trở lên thì được thành lập một chi đội.Mỗi chi đội có phụ trách chi đội

+ Chi đội mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần

Trang 16

+ Các nhiệm vụ chủ yếu của chi đội ( giáo trình )

c/ Phân đội:

+ Là đơn vị nhỏ nhất của Đội Trong trường phổ thông, phân độithường được tổ chức tương ứng với tổ học tập

+ Chi đội có từ 9 đội viên trở lên có thể chia thành các phân đội

+ Các nhiệm vụ chính của phân đội ( giáo trình )

3 Nhi đồng và sao nhi đồng ở trường tiểu học

4 Các liên đội, chi đội tạm thời:

+ Tại các trường Đội, nhà thiếu nhi và các họat động tập thể củaĐội… được thành lập các chi đội, liên đội tạm thời để tổ chức các họat độngtheo điều lệ và nghi thức của Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Liên đội , chi đội tạm thời không làm nhiệm vụ kết nạp đội viên mới

va không tiến hành giới thiệu đội viên lớn lên Đòan

5 Hội đồng Đội:

* Chức năng của Hội đồng Đội:

+ Tham mưu về chủ trương, nội dung, biện pháp về công tác đội vàphong traò thiếu nhi

+ Tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của Đòan về công tácĐội, công tác thiếu nhi trong hệ thống Đòan, Đội

+ Thay mặt tổ chức Đòan, Đội để quan hệ phối hợp với các lực lượng

xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

* Cơ cấu tổ chức Hội đồng Đội:

+ HĐĐ Đội ở cấp nào do BCH Đoàn cấp đó thành lập và lãnh đạo

+ Nhiệm kỳ của HĐĐ theo nhiệm kỳ của BCH Đoàn cùng cấp

+ HĐĐ Đội tổ chức theo hướng tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, gồm:

- Một số cán bộ chủ chốt của Đoàn do BCH, Ban thường vụ Đoàn

cử ra để lãnh đạo HĐĐ

Trang 17

- Đại diện các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường

- Đại diện lãnh đạo trường sư phạm, trường phổ thông, một số tổngphụ trách Đội và một số chuyên gia giáo dục

* Nhiệm vụ của HĐĐ:

+ Giúp Đoàn phụ trách Đội,phát triển phong trào thiếu nhi

+ Nghiên cứu, đề xuất với BCH,BTV Đoàn những chủ trương, nhiệm

vụ, biện pháp công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong từng thời kỳ

+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức, triển khai thực hiện các chủtrương của BCH, BTV Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi,hướngdẫn nghiệp vụ cho HĐĐ cấp dưới, hướng dẫn nội dung và phương pháp hoạtđộng cho các trung tâm giáo dục ngoài nhà trường

+ Tổng kết, phổ biến,áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, báo cáo tình hìnhphong trào thiếu nhi, hoạt động của HĐĐ với BCH Đoàn cùng cấp và HĐĐcấp trên

+ Phối hợp với các ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàntrong việc xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi

+ Đại diện cho Đội TNTP, là thành viên của UB bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em ở các cấp.Liên kết, phối hợp các ngành chăm lo cho công tácĐội và phong trào thiếu nhi

Trang 18

-Bài 4: NGUYÊN TẮC HỌAT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1 Khái niệm chung về nguyên tắc họat động Đội:

+ Là những qui tắc, qui định cần phải bảo đảm khi tiến hành các họatđộng Đội

+ Cơ sở xây dựng nguyên tắc họat động đội:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lý luận giáo dụchọc

- Kinh nghiệm họat động thực tiễn của Đội TNTP Hồ Chí Minh+ Nguyên tắc họat động đội là căn cứ để xác định nội dung, hình thứccông tác đội, nó chi phối phương pháp công tác đội

2 Những nguyên tắc họat động của Đội TNTP Hồ Chí Minh:

2.1 Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị – xã hội:

+ Ý nghĩa:

- Đảm bảo tính giai cấp trong giáo dục

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc điều lệ Đội

+ Nội dung nguyên tắc:

- Họat động đội từng bước hình thành cho đội viên thế giới quanklhoa học,giúp đội viên định hướng mục đích cuộc sống đúng đắn, lànhmạnh

- Họat động đội từng bước hình thành và củng cố niềm tin của độiviên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN

- Họat động đội góp phần giáo dục truyền thống cho đội viên

Trang 19

- Họat động đội tạo điều kiện cho đội viên tham gia công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tích cực tham gia vào các họat động Đội của đội viên và thiếu niên:

Trang 20

- Nắm vững nguyên tắc tự nguyện, tự giác.

- Quan tâm bồi dưỡng BCH Đội, giúp các em chủ động tự quản điềuhành công việc và phát huy cao nhất sự sáng tạo của các em, tránh áp đặthoặc làm thay

- Tin tưởng vào khả năng tập thể và cá nhân đội viên, chỉ hướng dẫnkhi thật cần thiết

- Động viên kịp- thời những cố gắng, sáng tạo của các em Đánh giáđúng mức thành tích của tập thể và cá nhân đội viên

- Tập trung hướng dẫn các em khâu lập kế họach họat động

2.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lưá tuổi và đặc điểm cá nhân đội viên:

+ Ý nghĩa :

- Là nguyên tắc chung của các họat động giáo dục Đội chia thành 3lứa tuổi để xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp họat động đội chophù hợp từng lứa tuổi

- Để đảm bảo sự tự quản, tự nguyện của mỗi đội viên

Đặc điểm cá nhân bao gồm: giới tính, cá tính, hòan cảnh , môitrường…

+ Yêu cầu :

Trang 21

- Phụ trách phải có tri thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp

sư phạm khéo léo để lựa chọn họat động phù hợp

- Phụ trách cần nghiên cứu chương trình rèn luyện đội viên, chươngtrình họat động đội hàng năm, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp … đểvận dụng cho phù hợp

2.5 Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các họat động đội:

+ Ý nghĩa:

- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý, đặc điểm họat động của lứa tuổithiếu nhi và tính chất của tổ chức Đội (tuổi thiếu nhi luôn hướng những gìcao đẹp, tính lãng mạn thể hiện trong cách đặt tên, xác định hình thức chocác hoạt động )

- Vui chơi là họat động không thể thiếu của thiếu nhi Phương châmgiáo dục thiếu nhi : “ học mà vui, chơi mà học “

+ Yêu cầu :

- Cần tìm tòi, sáng tạo nội dung, hình thức họat động hấp dẫn thiếunhi

- Cần chú ý tính giáo dục trong các họat động vui chơi của thiếu nhi

2.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các họat động đội:

+ Ý nghĩa :

- Giáo dục là một quá trình liên tục, có hệ thống, có kế họach, diễn

ra trong các giai đọan từ thấp đến cao,đơn giản đến phức tạp, chưa hòanthiện đến hòan thiện

- Nội dung và hình thức họat động đội là một thể thống nhất, gắn bóvới nhau

- Tính hệ thống, liên tục thể hiện :

Trang 22

* Mục tiêu nhiệm vụ hằng năm

* Kế họach từ trung ương tới địa phương

* Nội dung, hình thức họat động theo lứa tuổi

* Sự thống nhất giữa nhà trường và Đội+ Yêu cầu:

- Xây dựng kế họach công tác đội phải có tính tòan diện

- Thống nhất kế họach liên đội và các chi đội, kế họach năm học vớicác kế họach khác trong năm

- Gắn chặt họat động đội với nhà trường, Đòan cơ sở …

-Bài 5: PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1/ Khái niệm về phương pháp công tác Đội

- Định nghĩa: Phương pháp công tác Đội TNTP là lề lối, cách thức,biện pháp tổ chức hoạt động Đội nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việcgiáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho đội viên

- Phương pháp công tác Đội thống nhất với phương pháp dạy học vàgiáo dục-tự giáo dục ở trường phổ thông, nhưng có nét đặc thù: đề cao vaitrò tự quản, tự giáo dục của đội viên; thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sựđịnh hướng giáo dục, hướng dẫn của phụ trách và hoạt động tự quản,tự giáodục của đội viên

- Phương pháp công tác đội bao gồm hệ thống 6 phương pháp chính

có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau và được phối hợp sử dụng trongmỗi hoạt động Đội

2/ Các phương pháp công tác Đội:

Trang 23

2.1 Họat động tập thể, mang tính xã hội , hữu ích

+ Ý nghĩa:

- Tạo điều kiện tốt trong việc giáo dục và rèn luyện của đội viên

- Hoạt động tập thể giúp đội viên tự khẳng định mình, gắn bó vớitập thể và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Trong hoạt động, đội viên được tiếp xúc, nhập cuộc vào đời sốnghàng ngày, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Yêu cầu sư phạm:

- Giúp học sinh hiệu rõ mục đích,ý nghĩa , yêu cầu của các hoạtđộng tập thể và xã hội

- Trong mỗi hoạt động phải lập kế hoạch và tự các em đề xuất bànbạc,tìm ra biện pháp thực hiện

- Phải dự kiến những tình huống, khó khăn và biện pháp giải quyết (

dự kiến các phương án khác nhau )

- Phân công phù hợp năng lực đội viên và tập thể

- Biết sử dụng các biện pháp thi đua để động viên, khuyến khíchđội viên tích cực hoạt động

- Khi hoàn thành, phải sơ, tổng kết kịp thời, đánh giá công bằng vàkhách quan kết quả hoạt động của các em

2.2 Trò chơi và vui chơi

+ Ý nghĩa:

- Trò chơi có tầm quan trọng và cần thiết trong đời sống thiếu nhi

- Là phương pháp thiếu nhi có hiệu quả

+ Yêu cầu sư phạm:

- Nội dung, hình thức trò chơi phải phù hợp đặc điểm người chơi( về lứa tuổi, giới tính, thể chất…)

Trang 24

- Hình thức trò chơi luôn đổi mới tạo sự hấp dẫn cho các em, nộidung và mức độ yêu cầu của trò chơi cần được nâng cao dần.

- Lựa chọn trò chơi ( nội dung và hình thức ) phải phù hợp với yêucầu giáo dục và phải chuẩn bị chu đáo ( dụng cụ, luật chơi…)

- Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự an toàn và sự thành côngcủa trò chơi ( nhất là các trò chơi vận động, dã ngoại, trò chơi lớn… )

- Người phụ trách cần có sổ tay trò chơi để tích lũy và sáng tạo tròchơi cho các em

- Cần có các điểm vui chơi và có sự giám sát của người lớn

2.3 Phưong pháp thuyết phục trong công tác Đội

* Cần tạo không khí chân thành, cởi mở, hấp dẫn

* Lời nói: rõ ràng, sinh động, ngắn gọn, có sức thuyết phục

* Động viên đa số đội viên tham gia tích cực và lắng nghe ý kiếncủa các em

+ Thuyết phục bằng gương tốt điển hình:

- Có tác động mạnh mẽ đến quá trình tự giáo dục của các em

- Có thể sử dụng các tấm gương của: Bác Hồ; truyền thống dân tộc,địa phương, nhà trường, liên đội; Gương danh nhân, anh hùng; gương ngườitốt, việc tốt…

2.4 Giao nhiệm vụ cho đội viên và tập thể Đội

+ Ý nghĩa :

Trang 25

- Có tác dụng lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội.

- Kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội viên trongcông việc

- Giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật,tính tự quản

+ Yêu cầu sư phạm:

- Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hoàn thành nhiệm vụ ( phảinắm vững khả năng, trình độ … của các em )

- Giúp đội viên và tập thể hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao, tiếpnhận nhiệm vụ với tinh thần phấn khởi, trách nhiệm cao

- Phân công hợp lý để không ảnh hưởng đến các hoạt động kháccủa các em

- Phải giám sát, kiểm tra , đôn đốc , kịp thời phát hiện những khókhăn và hỗ trợ các em giải quyết

- Khi đánh giá phải công bằng, khách quan và kịp thời

2.5 Thi đua trong công tác Đội

+ Ý nghĩa:

- Đề cao, kích thích sự phấn đấu vươn lên giành kết quả cao tronghoạt động

- Nếu thực hiện tốt, thi đua tạo nên sức mạnh tổng hợp

+ Yêu cầu sư phạm:

- Cần giải thích cho đội viên nắm vững mục đích, nội dung, tiêuchuẩn thi đua

- Hình thức thi đua phải phong phú, sinh động, nghiêm túc, tránhqua loa đại khái, hình thức chủ nghĩa

Trang 26

- Giáo dục tư tưởng thường xuyên, tránh những tư tưởng ích kỷ, hẹphòi, ganh đua cay cú; giáo dục cho các em tinh thần cầu thị, đoàn kết, tự hàolành mạnh.

- Đánh giá tổng kết phải công bằng, dân chủ, công khai

2.6 Khen thưởng và khiển trách

+ Ý nghĩa:

- Khen thưởng: động viên sự tiến bộ

- Khiển trách: khéo léo nhắc nhở, giáo dục để các em nhanh chóngtiến bộ ( khác với kỷ luật mang tính hành chính )

-Bài 6: VẤN ĐỀ TỰ QUẢN CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1/ Khái niệm về tự quản của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Tự quản là nguyên tắc được nêu trong điều lệ Đội, chi phối mọi hoạtđộng của Đội

+ Nội dung bao gồm hai vế: sự phụ trách của Đoàn và sự tự quản củaĐội ( cơ bản nhất )

- Sự phụ trách của Đoàn thể hiện:

Trang 27

* Xác định phương hướng, nhiệm vụ của Đội trong từng thời kỳ

và có kế hoạch chỉ đạo thực hiện

* Cử cán bộ phụ trách Đội

* Củng cố, kiện toàn hệ thống Hội đồng Đội các cấp

* Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ, nghi thức Đội

* Phối hợp các lực lượng giáo dục chăm lo cho hoạt động đội vàphong trào thiếu nhi

* Tạo nguồn kinh phí,hỗ trợ các phương tiện phục vụ cho các hoạtđộng Đội

- Sự tự quản của Đội thể hiện:

* Mọi việc của Đội đều do các em dân chủ bàn bạc và quyết định

* Khi quyết định thì số ít phải theo số nhiều

* Trong chỉ đạo thực hiện: cấp dưới phục tùng cấp trên,đội viênphục tùng chỉ huy

* Trong tổ chức thực hiện các hoạt động Đội: đề cao vai trò chủđộng, sáng tạo của các em

2/ Tự quản của Đội thể hiện qua các họat động

2.1 Họp Đội:

+ Phân loại:

- Sinh hoạt thường kỳ của Đội ( chi đội, phân đội)

- Đại hội Đội ( chi đội, liên đội )

- Họp các ban chuyên môn của Đội

- Họp chỉ huy đội

- Họp bất thường của Đội

+ Cần lưu ý khi tổ chức họp Đội:

- Phải thực hiện nghiêm túc điều lệ, nghi thức Đội( thủ tục, nghi lễ,tác phong… )

Trang 28

- Ban chỉ huy Đội và phụ trách phải chuẩn bị trước về nội dung,chương trình

- Bình đẳng dân chủ trong cuộc họp

- Nhất thiết phải xen kẽ vui chơi, hoạt động giải trí trong các cuộchọp Đội

2.2 Chỉ huy Đội là bộ máy tự quản của Đội

+ Tiêu chuẩn lực chọn và bồi dưỡng chỉ huy đội:

- Nắm vững điều lệ, thành thạo nghi thức Đội

- Gương mẫu về mọi mặt

- Có khả năng tổ chức và hoạt động, khả năng lôi cuốn bạn bè vàohoạt động Đội

- Nhiệt tình trong công tác Đội

+ Sự phân công trong ban chỉ huy Đội:

- Nguyên tắc phân công:

* Bao quát các mặt công tác

* Phù hợp với khả năng của cá nhân

* Mọi người đều có việc

* Chuyên sâu kết hợp với trách nhiệm chung

* Cố định kết hợp với đột xuất

* Có thể thực hiện chế độ luân phiên

- Phân công trong ban chỉ huy liên đội: 1 liên đội trưởng, 2-3 liênđội phó, các ủy viên

- Phân công trong ban chỉ huy chi đội: 1 chi đội trưởng, 1-2 chi độiphó, các ủy viên

+ Nhiệm vụ của Ban chỉ huy chi đội:

- Đại diện và tôn trọng lợi ích, quyền làm chủ của đội viên về mọimặt

Trang 29

- Tổ chức, lãnh đạo toàn bộ đời sống chính trị của Đội.

- Lập các kế hoạch hoạt động đội trong năm học

- Tổ chức các hoạt động và sinh hoạt Đội theo kế hoạch

- Báo cáo định kỳ lên cấp trên

-Bài 7 : NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG ĐỘI

1/ Khái niệm về nội dung và hình thức họat động Đội

1.1Khái niệm nội dung họat động Đội

+ Là tổng hợp tất cả những mặt,những yếu tố, những quá trình tạo nênhoạt động Đội Đó là mặt bên trong của hoạt động đội nhằm thực hiện mụcđích của Đội và mục tiêu của nhà trường phổ thông Nội dung hoạt động độiđược thể hiện thông qua các nội dung cụ thể sau:

- Giáo dục chính trị,tư tưởng, đạo đức và lối sống

- Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập văn hóa, khoahọc và công nghệ

- Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp

- Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường

- Giáo thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc

+ Các nội dung hoạt động Đội mang tính toàn diện, đa dạng và phongphú,có mối quan hệ với nhau, đan xen và bổ trợ cho nhau, cùng tác động đếnđội viên và tập thể Đội trong quá trình tham gia hoạt động Đội

Trang 30

1.2Khái niệm hình thức họat động Đội

+ Là phương thức biểu hiện, là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu

tố của hoạt động Đội.Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dunghoạt động Đội và được qui định bởi tính chất của tổ chức Đội và nhữngnguyên tắc hoạt động Đội

+ Hình thức hoạt động Đội được biểu hiện cụ thể ở qui mô, số lượng ,sắc thái hoạt động; ở cơ cấu bên trong của hoạt động, sự gắn kết, sắp xếp cácyếu tố của hoạt động nhằm diễn đạt nội dung của hoạt động

2/ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức họat động Đội

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội phù hợp và thống nhất vớinhau một cách biện chứng một cách chặt chẽ :

- Không có một nội dung hoạt động nào lại không tồn tại trongnhững hình thức nhất định

- Một hình thức hoạt động Đội nào đó sẽ chứa đựng trong nó nhữngnội dung nhất định Cùng một nội dung hoạt động Đội có thể có nhiều hìnhthức biểu hiện và ngược lại,cùng một hình thức hoạt động Đội có thể biểuhiện những nội dung khác nhau.Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú củacác hoạt động Đội

- Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với hình thứchoạt động Đội Tuy nhiên, hình thức hoạt động thường đa dạng phong phú

và có tính độc lập tương đối và tác động tích cực trở lại đối với nội dung

Để hoạt động Đội đạt hiệu quả cao,người tổ chức phải thường xuyênphát hiện những điểm bất hợp, những sự không ăn khớp giữa nội dung vàhình thức hoạt động để kịp thời điều chỉnh hoạt động theo mục tiêu đã đề ra

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội luôn luôn được bổ sung, hoànthiện để phù hợp với sự phát triển của tổ chức Đội và sự biến đổi của đờisống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

Trang 31

+ Nội dung và hình thức hoạt động Đội là kết quả của sự tổng kết,đúc rút kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành và phát triển của tổ chứcĐội TNTP.HCM và phong trào thiếu nhi Việt Nam; sự phát triển của hệthống mục tiêu,nội dung, phương pháp của nền giáo dục quốc dân; kế thừacác thành qủa của nền khoa học hiện đại về con người, về tâm sinh lý lứatuổi thiếu niên nhi đồng.

3/ Nội dung và hình thức họat động Đội

3.1 Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống

3.2 Giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập văn hóa, khoa học và công nghệ

3.3 Nội dung và hình thức họat động Đội trong việc giáo dục lao động,

kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp

3.4 Nội dung và hình thức họat động Đội trong việc giáo dục thể chất,

vệ sinh và bảo vệ môi trường

3.5 Nội dung và hình thức họat động Đội trong việc giáo dục thẩm

mỹ, văn hóa nghệ thuật

3.6 Nội dung và hình thức họat động Đội trong việc giáo dục tinh thần đòan kết, hữu nghị giữa các dân tộc

-Bài 8: Công tác phụ trách nhi đồng của Đội TNTP Hồ Chí Minh

1/ Phụ trách nhi đồng là nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh

Trang 32

Chương III Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh được hội nghị lần thứ 3Ban chấp hành trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( khóa VIII ) thôngqua ngày 25/7/2003 quy định:

+ Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi là lớp hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh.+ Đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác

Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành dội viênTNTP.HCM

+ Liên đội và chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viênhướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, vui chơi theo chương trình dự bị rèn luyệnđội viên

1.1Cơ sở lý luận

+Tuổi thiếu niên, nhi đồng là quá trình hình thành và phát triển liêntục của tâm sinh lý và nhân cách.Giữa thiếu niên và nhi đồng mặc dù cónhững điểm khác nhau trong nhân các nhưng lại có nhiều điểm tương đồng,

có thể hỗ trợ nhau phát triển

+ Giao cho Đội TNTP HCM phụ trách nhi đồng là hợp lý vì:

- Các em được tiếp thu một nền giáo dục XHCN, với cùng mụcđích,mục tiêu và phương pháp giáo dục Về nội dung GD có sự kế thừa vàphát triển, liên hệ chặt chẽ

- Trong nhà trường có hai lực lượng giáo dục chủ yếu đó là nhàtrường và tổ chức Đội TNTP.HCM

- Chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường đảm bảo tính

hệ thống, liên tục từ tiểu học đến THCS Chương trình rèn luyện đội viêncũng bảo đảm tính liên tục , hệ thống từ chương trình dự bị đến các chươngtrình hạng ba, hạng nhì, hạng nhất

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Trang 33

+ Qua thực tiễn hoạt động của Đoàn, Đội ở nước ta, việc thống nhất tổchức, coi nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội TNTP là hoàn toàn hợp lý bởinhi đồng còn nhỏ tuổi, chưa có ý thức đầy đủ về một tổ chức, chưa thể tựquản tổ chức các hoạt động của mình như Đội TNTP được.

+ Thực tiễn công tác Đội trong thời gian qua chúng ta đã có nhiềukinh nghiệm về việc duy trì và chỉ đạo sự phụ trách của Đội đối với nhiđồng

+ Sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đoàn đối với thiếu nhi trong một thể thốngnhất Chương trình rèn luyện đội viên chương trình dự bị rèn luyện đội viên.Điều đó có nghĩa công tác chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá công tác Độibao hàm cả công tác nhi đồng

2/ Nhiệm vụ chủ yếu của Đội TNTP Hồ Chí Minh đối với nhi đồng

2.1 Tổ chức nhi đồng trong trường học và trên địa bàn dân cư

Sao nhi đồng được tổ chức trong trường học và trên địa bàn dân cư vàđều do Đội TNTPHCM trực tiếp phụ trách

2.2 Xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình họat động nhi đồng

+ Chương trình hoạt động nhi đồng là chương trình dự bị rèn luyệnđội viên TNTP được quy định thống nhất trong cả nước.Dựa vào chươngtrình này , các cơ sở Đội tổ chức xây dựng và lập kế hoạch thực hiện saocho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị

+ Chương trình dự bị rèn luyện đội viên có các nội dung chính:

Trang 34

- Ra đường cần biết

- Noi gương người tốt, làm việc tốt, là bạn tốt

2.3 Chọn cử và bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng,phụ trách lớp nhi đồng

Các liên đội, chi đội TNTP phải cử đủ phụ trách sao nhi đồng,bànbạc với nhà trường chọn cử GV các lớp 1,2,3 làm phụ trách lớp nhi đồng

- Đội có trách nhiệm thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ phụ trách sao

để các em hoàn thành nhiệm vụ được giao

- GVCN lớp 1,2,3 đồng thời là phụ trách nhi đồng của lớp mình., họcần được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp công tác nhi đồngđặc biệt là phương pháp hướng dẫn các phụ trách sao tổ chức cho nhi đồngsinh hoạt,

2.4 Kiểm tra đánh giá họat động nhi đồng

+ Tổ chức Đội có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động nhiđồng theo chương trình đã xây dựng

+ Công tác kiểm tra đánh giá cần được tiến hành thường xuyên đốivới cá nhân, sao nhi đồng, lớp nhi đồng

2.5 Bồi dưỡng nhi đồng vươn lên Đội và kết nạp nhi đồng vào Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Là nhiệm vụ quan trọng , thể hiện kết quả của quá trình dìu dắt giúp

đỡ nhi đồng của mỗi đội viên và tập thể Đội

+ Bồi dưỡng nhi đồng:

- Từng bước tập cho các em làm quen với sinh hoạt tập thể, hoạtđộng Đội

- Nội dung bồi dưỡng nên lồng ghép trong việc thực hiện chươngtrình dư bị rèn luyện đội viên

- Từng bước giúp các em hiểu,nắm vững điều lệ Đội

Trang 35

- Có thể cho nhi đồng tham gia chung với đội viên TNTP trong một

số buổi sinh hoạt Đội

+ Lễ kết nạp đội viên, công nhận chi đội phải thực hiện đúng theođiều lệ, nghi thức Đội

3/ Những quy định chung về tổ chức nhi đồng

3.1 Sao nhi đồng:

Là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để giáo dục các

em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tậpthể, rèn luyện trở thành con ngoan-trò giỏi-bạn tốt-cháu ngoan Bác Hồ, phấnđấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh

+ Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính ( sao chăm chỉ, sao siêng năng,sao đoàn kết…) hoặc có thể chọn tên một con vật gắn với một đức tính đểrèn luyện ( Ong chăm chỉ, voi thật thà,kiến cần cù…)

+ Một tuần đến hai tuần, sao nhi đồng sinh hoạt một lần trong trườnghoặc trên địa bàn dân cư

+ Các sao nhi đồng trong một lớp gọi là lớp nhi đồng Lớp nhi đồngsinh hoạt một tháng một lần hoặc sinh hoạt sau buổi sinh hoạt các sao

3.3 Phụ trách:

+ Mỗi sao có một đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh phụ trách gọi làphụ trách sao Phụ trách sao có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động vui chơi,

Trang 36

sinh hoạt và giúp nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trởthành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

+ Mỗi lớp nhi đồng có 1 chi đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ và mộtcán bộ phụ trách là giáo viên chủ nhiệm hoặc đoàn viên do Đoàn cử ra

3.4 Bài hát chính thức và lời hứa của nhi đồng:

+ Bài hát chính thức của nhi đồng là bài Nhanh bước nhanh nhi đồngcủa Phong Nhã

+ Lời hứa của nhi đồng là:

“Vâng lời Bác Hồ dạy

Em xin hứa sẵn sàng

Là con ngoan trò giỏiCháu Bác Hồ kính yêu “

3.5 Các biểu trưng của sao:

+ Nếu tên sao là đức tính thì biểu trưng là hình ngôi sao 5 cánh( đường kính 40cm X 40cm ) ở giữa ngôi sao có tên của sao

+ Nếu tên của sao là một con vật gắn với một đức tính thì biểu trưngcủa sao là hình cách điệu con vật mà sao mang tên gắn với đức tính của sao (đường kính 40cm X 40cm )

3.6 Chương trình sinh hoạt sao:

Sao nhi đồng sinh hoạt theo chương trình do Hội đồng Đội trung ươngquy định mang tên CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊNTNTP

3.7 Kết nạp Đội:

Khi 9 tuổi và đủ điều kiện theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhiđồng sẽ được đội viên phụ trách sao giới thiệu và kết nạp vào Đội TNTP HồChí Minh

Trang 37

4/ Hướng dẫn thực hiện lễ công nhận sao nhi đồng,chọn đặt tên sao, bầu trưởng sao:

4.1 Lễ công nhận sao nhi đồng:

Lễ công nhận sao nhi đồng được tiến hành đối với các em nhiđồng.Buổi lễ cần được chuẩn bị chu đáo, tiến hành vui tươi và gây ấn tượngtốt ở các em.Ngày công nhận cần được tiến hành sau vài tuần nhập học Lễcông nhận sao nhi đồng do chi đội đỡ đầu tiến hành

a/ Công việc chuẩn bị:

a1) Chọn đặt tên sao:

Việc chọn đặt tên sao có thể được tiến hành trước ngày lễ côngnhận sao nhi đồng.Quá trình chọn đặt tên sao diễn ra như sau:

* Tập họp toàn lớp nhi đồng ( có thể tổ chức theo lớp hoặc từngsao ) báo cáo sĩ số

* Hát bài hát truyền thống và đọc lời hứa

* Phụ trách sao nêu lý do chọn tên sao, gợi ý một số đức tính tốt

* PTS phân tích ý nghĩa của các đức tính tốt,hướng dẫn nhi đồngthảo luận, lựa chọn, biểu quyết chọn tên sao ( bằng cách giơ tay )

* Chọn đặt tên sao xong,PTS tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt tập thể( múa, hát, trò chơi, kể chuyện …

a2) Chuẩn bị cho lễ công nhận sao nhi đồng:

Chi đội đỡ đầu giúp nhi đồng chuẩn bị những công việc sau:

* Tập nghi thức Đội ( xếp hàng, động tác nghiêm nghỉ… )

* Tập một số bài hát nhi đồng như: Nhanh bước nhanh nhiđồng, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Sao vui của em…

* Học thuộc lời hứa của nhi đồng

* Tập một số điệu múa, truyện kể, trò chơi …

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w