1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai

110 862 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 661 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN GIANG NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN GIANG NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN ĐÌNH HUÂN Nghệ An, 2014 ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Giáo dục trường Đại học Vinh, các cán bộ và giảng viên đã tham gia quản lí, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại lớp Cao học khóa 20, chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại học Sài Gòn. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đình Huân đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên phụ trách thiết bị các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình khóa học và thực hiện nghiên cứu luận này. Những nội dung tôi được học tập ở trường thông qua các tài liệu và được các nhà giáo lên lớp hướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp tôi nâng cao nhận thức để hoàn thành đề tài. “ Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai ”. Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp. Vinh, tháng 4 năm 2014 Tác giả Nguyễn Giang Nam iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 4. Giả thuyết khoa học 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu 5 7 Những đóng góp khoa học của luận văn 6 8 Cầu trúc của luận văn 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7 1.2 Một số khái niệm cơ bản 11 1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 11 1.2.2 Thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học 17 1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý thiết bị dạy học 19 1.3. Một số vấn đề về thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông 19 1.3.1 Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong giáo dục và đào tạo 19 1.3.2 Phân loại các thiết bị dạy học 22 1.3.3 Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học hiện nay 24 1.4 Công tác quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông 26 1.4.1 Mục đích quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông 26 1.4.2 Nội dung cơ bản của quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông 27 1.4.3 Những yêu cầu của công tác quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông 31 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông 35 1.5.1 Yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay . 35 1.5.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước ta về quản lý thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học 37 1.5.3 Định hướng phát triển giáo dục phổ thông và quan điểm chỉ đạo về quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 38 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI 41 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 41 2.2 Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 49 2.2.1 Thực trạng đội ngũ làm công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung 54 iv học phổ thông 2.2.2 Thực trạng công tác xây dựng, bổ sung, mua sắm thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 56 2.2.3 Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo quản lý sử dụng thiết bị dạy học của các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 59 2.2.4 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học của các trường trung học phổ thông Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 59 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 65 3.2 Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 66 3.2.1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 66 3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác thiết bị dạy học. 72 3.2.3 Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, bổ sung, mua sắm, tiếp nhận, phân phối thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai h 73 3.2.4 Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc khai thác, sử dụng, bảo quản sửa chữa thiết bị dạy học trong các nhà trường hô3 thông 77 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 82 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp được đề xuất 87 3.4 Thăm dò về sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSVC Cơ sở vật chất CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GV Giáo viên GD&ĐT Giáo dục và đào tạo v HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Cấu trúc của các hình thức dạy học đa phương tiện 24 Bảng 2.1. Chất lượng hai mặt của giáo dục tiểu học năm 2013-2014 43 Bảng 2.2. Chất lượng hai mặt: Học lực - Hạnh kiểm THCS 2013 – 2014 44 Bảng 2.3. Chất lượng hai mặt: Học lực - Hạnh kiểm trường THPT Trị An 2013 – 2014 46 Bảng 2.4. Chất lượng hai mặt: Học lực - Hạnh kiểm trường THPT Vĩnh Cửu 2013 – 2014 47 Bảng 2.5. Chất lượng hai mặt: Học lực - Hạnh kiểm trường THPT Huỳnh Văn Nghệ 2013 – 2014 48 Bảng 2.6. Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Cửu năm học 2013- 49 vi 2014 Bảng 3.1. Thăm dò về sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất 87 Bảng 3.2. Thăm dò về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 88 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập với nền kinh tế thế giới và với mục tiêu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Do đó công tác chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật đã trở thành một yêu cầu bức thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII của Đảng ta đã chỉ rõ: “ Muốn tiến hành CNH,HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực của con người là yếu tố cơ bản của sự phát tirển nhanh và bền vững “. Như vậy việc đầu tư cho giáo dục được Đảng và Nhà nước coi trọng là quốc sách hàng đầu. Trong thực tiễn, quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều yếu tố, có liên quan chặt chẽ với nhau, tương tác nhau. Các yếu tố cấu thành từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp, sự tham gia trong mối quan hệ giáo dục là khi giáo viên và học sinh thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Để công tác giảng dạy và học tập có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra thì một yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trong cấu thành trong mối quan hệ tương tác giữa dạy và học chính là cơ sở vật chất kỹ thuật (các công trình nhà cửa, sân chơi, bãi tập, thiết bị giáo dục ). Trong Luật Giáo dục (năm 2005, bổ sung năm 2009), mục tiêu giáo dục được xác định: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã nêu lên mục tiêu tổng quát của giáo dục nước ta đến năm 2020 là: Nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất 1 lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nguyên lý giáo dục đã được Đảng ta xác định: thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Mục tiêu, nguyên lý giáo dục đó phải được thể hiện trong toàn bộ quá trình và các nội dung, phương diện của hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học. Quá trình giáo dục và dạy học được cấu thành bởi nhiều thành tố liên quan có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố đó là: mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh và phương tiện giáo dục như cơ sở vật chất - kỹ thuật. Các yếu tố cơ bản này giúp thực hiện quá trình giáo dục và dạy học. Cơ sở vật chất - kỹ thuật có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò và vị trí như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào. Như vậy, cơ sở vật chất - kỹ thuật là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và dạy học. Nhiều văn kiện của Đảng đã chỉ rõ: Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thưc nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện và ký túc xá. Điều 30, Luật Giáo dục (năm 2005, bổ sung 2009) cũng đã xác định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 2 Như vậy, trong thực tiễn giáo dục không thể đào tạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Điều đó có nghĩa, cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình dạy học. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 với mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [17], Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [17]. Một trong những điều kiện quyết định thành công mục tiêu của giáo dục - đào tạo là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học thì vai trò, vị trí của TBDH là rất quan trọng. TBDH là các phương tiện thực nghiệm, trực quan, thực hành giúp người học “gắn” lí luận với thực tiễn, giúp cho quá trình nhận thức của HS trở nên hiệu quả hơn, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là sử dụng có hiệu quả các TBDH, đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. Để TBDH phát huy được vai trò, vị trí của nó thì công tác quản lí TBDH trong các nhà trường là vô cùng quan trọng. 3 [...]... các trường trung học phổ thông Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Chương 3 Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nguyên lý giáo dục... quản lý TBDH ở các trường THPT - Đánh giá được thực trạng của công tác quản lí TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Đề xuất một số giải pháp quản lí TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường. .. trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 2 Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp quản lí TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1.Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí TBDH ở các trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp quản lý TBDH ở các trường. .. THPT huyện Vĩnh Cửu , tỉnh Đồng Nai 4 Giả thuyết khoa học Hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai sẽ được nâng cao nếu xây dựng được các giải pháp quản lý có tính khoa học, tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường 5 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của các giải pháp quản lý TBDH ở trường THPT - Đánh giá thực trạng công tác quản lý TBDH ở các. .. hợp lý vừa thừa vừa thiếu, công tác bảo dưỡng định kì chưa được thực hiện nghiêm túc, … Đây là những vấn đề rất cơ bản và lâu dài, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu , tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách Đó cũng là lý do của việc chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp quản lý thiết 5 bị dạy học ở các trường. .. cầu các TBDH có thể bảo dưỡng và sữa chữa một cách dễ dàng 26 1.4 Công tác quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông 1.4.1 Mục đích quản lí thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông TBDH hiện nay là công cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức của HS, nhất là các TBDH có ứng dụng những thành tựu của CNTT&TT Việc quản lý TBDH trong nhà trường THPT nhằm mục đích làm cho TBDH trở... trong quản lý, sử dụng TBDH nhằm đạt được mục tiêu quản lý, sử dụng TBDH đề ra trong kế hoạch của nhà trường [37] Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THPT là phương pháp giải quyết những vấn đề khó khăn trong quản lý, sử dụng TBDH nhằm đạt được mục tiêu quản lý, sử dụng TBDH đề ra trong kế hoạch của trường THPT 20 1.3 Một số vấn đề về thiết bị dạy học trong nhà trường trung học phổ thông. .. các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Đề xuất các giải pháp quản lí TBDH ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: được sử dụng để khảo sát thực trạng, điều tra tính cần thiết. .. thường khi cần thiết - Trách nhiệm của hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc rằng: hệ thống thiết bị dạy học là tài sản quan trọng của nhà trường, do nhà trường quản lý và sử dụng dể thực hiện nhiệm vụ giáo dục 1.2.2 Thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học 1.2.2.1 Thiết bị dạy học Theo Điều 27 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì mục tiêu của giáo dục phổ thông: - Mục tiêu... lượng GD&ĐT HS ở trường THPT 1.4.2 Nội dung cơ bản của quản lý thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông 1.4.2.1 Xây dựng hệ thống thiết bị dạy học a) Lập kế hoạch Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, HS, các trường THPT phải tiến hành lập kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH cho nhà trường Ngoài thiết bị được cấp phát, nhà trường phải mua sắm bổ sung theo kế hoạch dài hạn (5 năm), trung hạn (3 năm) . số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 trung học phổ thông Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 59 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải. việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chương 3. Một

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w