1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON

38 1,8K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

* Vận động theo nhạc thể dục của trường * Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của trường.. Cô tập cùng với trẻ - Động tác: Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai - Động tác: Ch

Trang 1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON

Kế hoạch hoạt động chủ đề nhánh 1 :Trường Mầm non thân yêu của bé.

Thời gian thực hiện: 15/9 - 19/9/2014 (Giáo viên thực hiện: Lưu Thị Hồng Vân)

15/9

Thứ 3 16/9

Thứ 4 17/9

Thứ 5 18/9

Thứ 6 19/9

Đón trẻ

Thể dục

sáng

- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non

- Chơi tự do ở các góc

* Vận động theo nhạc thể dục của trường

* Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của trường Cô tập cùng với trẻ

- Động tác: Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai

- Động tác: Chân: 2 tay trống hông, khụy gối

- Động tác: Lườn: 2 tay trống hông, nghiêng người sang 2 bên

HĐKP

Quan sát, trò chuyện với trẻ về một số khu vực trong trường Mầm non

HĐ: Âm nhạc: NDTT: Dạy hát bài

“ Trường chúng cháu

là trường mầm non” Nhạc và lời: Phạm Tuyên

NDKH: Nghe hát :

“ Ngày đầu tiên đi học” Nhạc và lời Lương Bích Hữu

Trò chơi âm nhạc:

Tai ai tinh

Hoạt động

góc

* Góc phân vai: Bán hàng: Cửa hàng bách hóa: sách vở, bút mực, cặp sách quần áo, hoa quả…

Chơi đóng vai cô giáo: cô giáo dạy các con học, cho các con ăn…

* Góc tạo hình: tô màu sách, vở, nặn bút, phấn.

+ Chuẩn bị: giấy màu, hồ dán,giấy a4, sáp màu

* Góc Xây dựng(TT) Lắp ghép; xây dựng trường mầm non, khu sân chợi, vườn rau xanh, vườn hoa của bé

CB: Hàng rào, ghạch, cây xanh, cây hoa, bộ xếp hình…

* Góc âm nhạc: Múa hát những bài hát có trong chủ để: Trường chúng cháu là trường Mầm non, cháu lên

3, cô và mẹ…

Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa…

Trang 2

Nhận xét trẻ cuối ngày

Thứ 3 ngày 16 tháng 9 năm 2014

Trang 3

Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động

- Trẻ biết tác dụng của từng khu vực

2 Kĩ năng

- Trẻ nhớ được tên và địa điểm của từng khu vực

- Trẻ nhớ các cô các bác làm vịêc ở những khu vực cụ thể( cô nuôi làm việc ở nhà bếp…)

- Rèn cho trẻ kĩ năng miêu tả, khả năng sử dụng vốn từ, khả năng

tư duy ghi nhớ

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

- Trẻ hứng thú tham gia giờ học

- Không gian tổ chức: ngoài lớp

* Đồ dùng của cô :

- Hệ thống câu hỏi

để cô đàm thoại cùng trẻ

- Một số bài hát trong chủ điểm

“ Trường chúng cháu là trường mầm non, đu quay”

Trường MN của chúng mình nằm ở đâu ?

- Cô chỉ vào khu nhà bếp và hỏi trẻ: đây là khu vực nào? Ai làm việc ở đây? Ở đây các cô làm những công việc gì ?những bữa com ngon hàng ngày ở lớp là do ai đã nấu cho các con ăn, Cô nêu bài học giáo dục( để tỏ lòng biết ơn các

cô bác các con nhớ phải ăn đầy đủ thức ăn và tránh để làm cơm rơi vãi nhé )

- Cô chỉ vào khu nhà hành chính, phòng nhân viên y tế, và hỏi trẻ đây là khu vực nào? Nếu trẻ không biết cô nói cho trẻ biết và cho trẻ biết khu vực này có ai làm việc và làm những công việc gì ?

- Tương tự như vậy cô hỏi trẻ các khu vực khác như: khu trồng rau, khu lớp các anh chị mẫu giáo lớn, khu sân chơi,

và các đồ chơi ngoài trời

- Cô dẫn trẻ ra khu vực trồng rau và cho trẻ biết tác dụng của khu vực đó đồng thời cô cho trẻ biết tác dụng của các loại rau xanh, giáo dục trẻ ăn nhiều rau và biết giúp cô chăm sóc vườn rau

- Sâu đó cô tập chung trẻ cho trẻ ngồi thành vòng tròn

* Củng cố ôn luyện

+ TC 1: Ai thông minh

Cô nêu các đặc điểm nổi bật của một vài khu vực và cho trẻ đoán tên của khu vực đó Nếu trẻ đoán sai cô cho một bạn khác lên đoán, trẻ đoán sai phải hát tặng cô và các bạn một bài hát

Cô cho trẻ hát những bài hát về trường lớp mầm non và cho trẻ thực hiện tiếp hoạt động ngoài trời

+ TC 1: Đồng hồ tích tắc

- Cho trẻ chơi làm đồng hồ tích tắc khoảng 1 phút( đồng hồ

đã báo hiệu trò chơi của chúng mình đến đây là hết rồi)

Trang 4

Nhận xét trẻ cuối ngày:……….

………

………

………

Thứ 4 ngày 17 tháng 9 năm 1014

Trang 5

Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động

2 Kĩ năng

- Trẻ bước đi đều, đi không cúi đầu, không giẫm vào vạch, tư thế người ngay ngắn

- Phát triển khả năng định hướng chính xác cho trẻ

- Rèn cho trẻ sự tự tin, khéo léo khi thực hiện vận động

3.Thái độ

- Giáo dục trẻ nề nếp, biết lắng nghe hiệu lệnh của cô

- Trẻ hứng thú trong luyện tâp

- Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao

- Không gian tổ chức: trong lớp

* Đồ dùng của cô:

- Kẻ 2 vạch chuẩn song song dài 4m rộng 30cm

* Đồ dùng của trẻ:

- Kẻ 2 vạch chuẩn song song dài 3m rộng 40cm

- Một số đồ dùng,

đồ chơi ở lớp, 2 rổ nhựa to

1: Khởi động

- Cho trẻ đi chạy thành đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường và về bốn hàng ngang

2 Trọng động:

* BTPTC:

- Tay: 2 tay dang ra 2 bên rồi đưa lên trên (2Lx4n)

- Chân : 2 đưa song song về phía trước kết hợp nhún chân (4Lx4n)

- Bụng : Gập người về phía trước (2L x 4N)

- Bật nhảy: 2 tay chống hông kết hợp bật tách chụm tại chỗ (2L x 4N.)

- Trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau

*VĐCB: Đi trong đường hẹp

+ VĐCB: - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang ở giữa cô kẻ

2 vạch chuẩn song song cách nhau 30cm, dài 4m

- Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản

- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác)

- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác: tue thế “chuẩn bị”, cô đứng cách vạch chuẩn, hai tay trống hông, khi có hiệu lệnh “ đi” cô bước vào trong đường hẹp tay chống hông và đi thẳng về phía trước Khi đi cô bước đi đều, không giẫm lên vạch, người ngay ngắn, cô đi thẳng đầu không cúi và đi hết con đường hẹp

- Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ) Động viên trẻ tự tin khi tập luyện

- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ) Động viên trẻ nhút nhát lên tập

- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua

- Cô động viên tuyên dương trẻ, nêu bài học giáo dục

+ TC: Bóng tròn to Cô cho trẻ chơi 1-2 lần.

- Hỏi lại trẻ tên vận động

3: Hồi tĩnh

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng đọc bài thơ “bạn mới” và cho trẻ vận động nhẹ nhàng

Trang 7

Nội dung Mục đích yêu

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ

2 Kỹ năng:

-Trẻ thuộc lời bài

thơ

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng

- Trẻ đọc đúng nhịp điệu bài thơ

- Trẻ chơi trò chơi thành thạo

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo

và các bạn, biết giúp đỡ bạn mới khi đến lớp

- Que chỉ

* Đồ dùng của trẻ

- Ghế đủ cho trẻ ngồi

1: Gây hứng thú cho trẻ

- Cô cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo”

- Cô vừa cho các con hát bài hát gì ? Bài hát nói về điều gì ? Hằng ngày đến lớp các con được gặp cô giáo, được chơi với các bạn Các con phả biết giúp đỡ bạn…Cô dẫn vào bài

2 : Nội dung: Dạy bài thơ “ Bạn mới’’

+Cô đọc bài thơ lần 1: Bằng động tác minh họa

- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

- Tác giả của bài thơ là ai?

+ Cô đọc bài thơ lần 2: kết hợp tranh minh hoạ

- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả

- Giảng nội dung bài thơ( Bài thơ nói về một em bé đến lớp rất ngoan, hàng ngày biết giúp đỡ và cùng chơi với các ban,

và em bé đã được cô giáo khen đấy)

- Đàm thoại về nội dung bài thơ, kết hợp đọc trích dẫn:

+ Bài thơ có tên là gì ? tác giả của ai? Bạn mới đến trường như thế nào?( trích 2 câu thơ đầu)

+ Em đã làm gì để giúp đỡ bạn ?( trích 2 câu thơ tiếp)+ Cô giáo thấy như thế nào khi em biết giúp đỡ bạn ?( trích

2 câu thơ cuối)

- GD: Vì vậy chúng mình phải học tập bạn nhé, phải biết giúp đỡ và chơi với các bạn

- Bây giờ các con có thích đọc thơ cùng cô không nào ?

* Dạy trẻ đọc bài thơ.

- Dạy trẻ đọc bài thơ 3 - 4 lần ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Tổ đọc 1-2 lần luân phiên nhau , nhóm bạn trai, bạn gái đọc( Cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ)

- Cá nhân đọc 1- 2 lần

- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần

- Cô chú ý nhắc nhở trẻ đọc to, rõ lời

* Ôn luyện củng cố.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Nhào bột”

Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, bạn nọ để tay lên vai bạn kia sau đó bóp vai cho bạn làm động tác nhào bột, sau đó bạn nọ nhẹ nhàng đấm lưng cho bạn kia

3 Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.

Trang 8

Nhận xét trẻ cuối ngày………

………

………

………

Thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2014.

Trang 9

Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành

- Đài đĩa có một

số bài hát trong chủ điểm

- 2 sợi dây, và 2 băng giấy đỏ, 2 băng giấy xanh

và 2 băng giấy vàng, các băng giấy có màu sắc

và chiều dài khác nhau rõ nét

* Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một rổ

đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ

và ngắn hơn

1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non” Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và hướng trẻ vào bài học

2: Nội dung

- Cô cho trẻ quan sát 2 sợi dây màu đỏ và màu xanh Sợi dây màu đỏ dài hơn sợi dây màu xanh Cô cho trẻ nhận biết

sự khác nhau về chiều dài của 2 sợi dây

- Cô cho trẻ lấy rổ đồ chơi và cùng chơi trò “ chập khít đầu băng giấy”

- Băng giấy đỏ và băng giấy xanh như thế nào với nhau?

- Vì sao con biết 2 băng giấy không bằng nhau?

- Cô giải thích: Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh vì khi

cô chập khít một đầu của 2 băng giấy lại với nhau thì băng giấy đỏ bị thừa ra một đoạn

- Tương tự như vậy cô thử làm với 2 băng giấy đỏ và vàng

Từ đó rút ra kết luận: băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh

và băng giấy vàng

* Ôn luyện củng cố:

TC: Thi xem ai nhanh

- Cô cho trẻ xếp chồng các băng giấy và so sánh, cô nêu

màu sắc của băng giấy trẻ nói băng giấy dài hơn hay ngắn hơn Trẻ chơi 3- 4 lần

- Cho trẻ chơi quấn dây vào tay làm vòng, sợi dây nào quấn vừa là dài hơn, sợi dây nào không quấn được vào tay là ngắn hơn

TC: Tìm bạn

- Mỗi trẻ cầm một băng giấy và phải tìm được bạn có băng giấy dài hơn hay ngắn hơn của mình, so sánh và nói kết quả cho cả lớp nghe Cô và trẻ cùng kiểm tra, đôi nào tìm sai phải nhảy lò cò Trẻ chơi 2- 3 lần

3: Kết thúc

Trẻ hát bài “cháu đi mẫu giáo” và kết thúc tiết học

- Gọi trẻ lại với cô

- Cô nhận xét, khen động viên trẻ

Trang 10

Nhận xét trẻ cuối ngày:……….

………

………

………

Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2014 Tên hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạ c:

NDTT: Dạy

hát bài

“ Trường

chúng cháu

1 Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả

- Trẻ hiểu nội dung bài hát

2 Kĩ năng:

* Địa điểm: Trong lớp

* Đồ dùng của cô:

- Trang phục của cô:

gọn gàng

- Đàn, đài ghi các bài hát “trường chúng cháu

1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “bạn mới” Đàm thoại, trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ

- Dùng nội dung bài thơ để giới thiệu bài mới

2: Nội dung

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, giới thiệu nội

Trang 11

- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.

3 Thái độ.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và các bạn, ham thích đến trường mầm non

- Trẻ hứng thú nghe bài hát nghe

là trường mầm non” và bài “ngày đầu tiên đi học”

* Đồ dùng của trẻ:

- Trang phục gọn gàng cho trẻ

- Một số dụng cụ âm nhạc

- Chóp mũ kín

- Ghế cho trẻ ngồi

dung của bài hát Cô hát mẫu cho trẻ nghe lần 1

- Cô hát mẫu cho trẻ nghe lần 2 Hỏi lại tên bài, tên tác giả

- Giảng nội dung của bài hát( bài hát nói về cô con mình ở lớp mẫu giáo đấy, cô giáo ở lớp là mẹ và các

bé là con, các bé vừa ngoan lại vừa hát rất hay )

- Các con hát cùng cô bài hát này nhé

- Cô đánh nhịp cho trẻ hát theo nhịp tay 3- 4 lần(cô chú ý sửa sai cho những trẻ hát chưa rõ lời, chưa đúng nhạc, cô hát cùng trẻ).Sau đó cô gọi từng tổ lên hát (cô sửa sai cho trẻ)

- Cô mời nhiều nhóm trẻ lên biểu diễn(có thể vỗ tay đệm theo hoặc sử dụng nhạc cụ tùy theo ý thích của trẻ)

- Cô gọi 2-3 cá nhân trẻ lên hát cho cả lớp nghe

* TC Tai ai tinh

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cách chơi: Cô cho trẻ đội mũ chóp kín sau đó cô

gõ các dụng cụ âm nhạc, bạn đội mũ chóp kín sẽ đoán xem đó là âm thanh của loại nhạc cụ nào, nếu đoán đúng sẽ được chỉ định bạn tiếp theo lên đội mũ thay mình, nếu đoán sai sẽ phải hát tặng cả lớp một bài

- Cô tổ chức chơi mẫu 1-2 lần Sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần Mỗi lần chơi cô đều gây hứng thú cho trẻ để trẻ có thể đoán thật nhanh tên của loại nhạc cụ nào vừa phát ra Cô động viên nhận xét quá trình trẻ chơi

* Nghe hát “ Ngày đầu tiên đi học”.

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, cô hát cho trẻ nghe lần hai, hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả, và giảng nội dung bài hát( một em

bé kể về ngày đầu tiên đi học của mình, các con có

Trang 12

biết em bé ấy như thế nào không? Cũng giống như chúng mình đấy, ngày đầu tiên đi học em bé đã khóc nhè, và cô giáo đã ôm em vào lòng rồi vỗ về an ủi, giống như mẹ hiền ấy, và tình cảm của cô đã làm em

nhớ mãi không quên )

- Lần 3 cô mở đĩa cho trẻ nghe hát và cô múa minh họa 3 Kết thúc - Cô nhận xét và khen động viên trẻ Nhận xét trẻ cuối ngày………

………

………

………

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON

Kế hoạch hoạt động chủ đề nhánh 2: Lớp học C3 của bé

Thời gian thực hiện: 22/9 - 26/9/2014: (Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan)

22/9

Thứ 3 23/9

Thứ 4 24/9

Thứ 5 25/9

Thứ 6 26/9

Đón trẻ

Thể dục

sáng

- Cô đón trẻ vào lớp,trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân

- Chơi tự do ở các góc

* Vận động theo nhạc thể dục của trường

* Tiên hành: - Trẻ tập các động tác theo nhạc chung của trường Cô tập cùng với trẻ

Trang 13

- Động tác: Tay: 2 tay sang ngang, song song trước mặt

- Động tác: Chân: 2 tay song song trước mặt, khụy gối

- Động tác: Lườn: 2 tay trống hông, nghiêng người sang 2 bên

(Mẫu)

HĐKP

Trò chuyện với trẻ về lớp học C3 của bé

HĐPTTC VĐCB: Tung bóng

cho cô

TCVĐ: Bóng tròn

to

HĐ: LQVH

Kể cho trẻ nghe

câu chuyện:

Phần thưởng của gấu con

(Sưu tầm)

HĐ: LQVT

Dạy trẻ nhận biết hình vuông, hình tròn

HĐ: Âm nhạc:

- NDTT: Dạy vận

động vỗ tay theo nhịp bài“Cháu đi mẫu giáo” Nhạc và lời: Phạm Minh Tuấn

Chơi đóng vai cô giáo: cô giáo dạy các con học, cho các con ăn, cho các con ngủ…

* Góc tạo hình: tô màu sách, vở, nặn bút, phấn.

+ Chuẩn bị: giấy màu, hồ dán,giấy a4, sáp màu

* Góc Xây dựng Lắp ghép; xây dựng trường mầm non, khu sân chợi, vườn rau xanh, vườn hoa của bé, lớp

học của béCB: Hàng rào, ghạch, cây xanh, cây hoa, bộ xếp hình…

* Góc âm nhạc: Múa, hát những bài hát có trong chủ để: Trường chúng cháu là trường Mầm non, cháu lên

3, cô và mẹ…

Chuẩn bị: Đĩa nhạc bài hát có trong chủ đề, xắc xô, phách tre, mũ hoa…

*Góc tranh truyện: Xem các câu chuyện, bài thơ có trong chủ điểm Chuẩn bị các câu chuyện, bài thơ có

trong chủ điểm( Bạn mới, Phần thưởng của gấu con…)

* Góc học tập Cho trẻ Cho trẻ xem một số hình ảnh về trường mầm non, lớp học, hình ảnh hoạt động của cô

Trang 14

- Chơi ở các góc

- VS, trả trẻ

- Cho trẻ làm quen với truyện: “ Phần thưởng của Gấu con”

- VS, trả trẻ

- Cho trẻ chơi trò chơi vận động

“ Mèo đuổi chuột”

- VS, trả trẻ

Cho trẻ học cách xếp hàng và di chuyển hàng

Trang 15

2 Kĩ năng:

- Trẻ cầm bút bằng tay phải và giữ cho giấy không bị nát

- Trẻ tô màu không

ra ngoài nét vẽ

- Trẻ ngồi đúng tư thế

3 Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của việc đến trường, biết giữ gìn sách vở của mình

- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và bạn bè

- Không gian tổ chức:

trong lớp

* Đồ dung của cô:

- Đầu, đĩa có một số bài

1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát bài “ cháu đi mẫu giáo”

- Cô hỏi trẻ đó là bài hát gì ? Hằng ngày đến lớp các con được làm gì? Cô trò chuyện với trẻ về các công việc hằng ngày trẻ được làm ở lớp Cô dẫn vào bài

2: Nội dung

* Quan sát và đàm thoại:

- Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu và cho trẻ nhận xét về bức tranh:

+ Bức tranh vẽ cái gì ?( Bút và vở) Bức tranh như thế nào?

có màu sắc ra sao ? quyển vở cô tô màu gì? Cái bút cô tô màu gì? Nền bức tranh cô chọn màu gì cho phù hợp?

- Cô đàm thoại cùng trẻ về bức tranh, cho một vài trẻ nêu ý định tô màu của mình

- Cô tô mẫu cho trẻ qua sát, vừa tô cô vừa hướng dẫn trẻ cách chọn màu, cách di màu sao cho khéo để màu không chờm ra ngoài để bức tranh thêm đẹp

*Trẻ thực hiện

- Mở nhạc nhỏ cho trẻ hứng thú

- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ giấy Cô gợi ý trẻ tô màu đẹp, sáng tạo, không lệch ra ngoài nét vẽ, nhắc nhở trẻ tô nền cho đẹp

*Trưng bày sản phẩm

- Cô cho trẻ treo tranh lên bảng, gọi một vài trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn

- Con thích bài nào nhất ? Vì sao ?

- Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp , động viên trẻ chưa hoàn thành bài

3: Kết thúc

- Cho trẻ chơi trò chơi: “Chim bay, cò bay” và kết thúc tiết

học

Trang 16

Nhận xét trẻ cuối ngày

Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2014

Trang 17

Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động

- Trẻ biết các công việc cô giáo làm trên lớp

2 Kĩ năng

- Trẻ nhớ được tên các

cô giáo ở lớp mình và

có thể biết một số cô giáo ở lớp khác

- Trẻ nhớ được tên các bạn trong lớp

- Rèn cho trẻ kĩ năng giao tiếp, khả năng sử dụng vốn từ, khả năng

tư duy ghi nhớ có chủ định

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo và chơi hòa đồng với các bạn

- Trẻ hứng thú tham gia giờ học

- Không gian tổ chức: trong lớp

* Đồ dùng của cô :

- Đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm

- Tranh ảnh một số công việc của cô trên lớp

- Cô cho trẻ nghe hát bài “mùa xuân cô nuôi dạy trẻ”

Cô trò chuyện với trẻ về nội dung của bài hát Cô dẫn vào bài

2: Nội dung

- Cô hỏi trẻ hằng ngày đến lớp các con được gặp ai ?

- Ai dạy các con học bài ? Lớp con có mấy cô giáo ? Đó là những cô nào ?( cô cho nhiều trẻ kể)

- Hằng ngày ở lớp các cô làm những công việc gì ?( cô tóm tắt các công việc của cô và nói cho trẻ biết)

- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các cô giáo đang dạy các con học, đang cho các con ăn, cho các con ngủ và hỏi trẻ các cô đang làm gì ? Có giống các công việc mà cô giáo con

thường làm trên lớp không ?( cô gọi nhiều trẻ trả lời)

- Hằng ngày đến lớp các con được làm những việc gì ? được các cô chăm sóc như thế nào?

- Con chơi với những bạn nào? Vì sao con lại chơi với bạn?( gd trẻ chơi hòa đồng với bạn, luôn giúp đỡ bạn)

- Trẻ đọc bài thơ “ bạn mới”, cô giáo dục trẻ

- Con hãy kể tên các bạn mà con biết ? Sau đó cô đi chỉ vào bất kì bạn nào và yêu cầu trẻ nói tên bạn đó

Cô để trẻ trả lời theo ý nghĩ của trẻ, sau mỗi câu hỏi cô củng cố lại kiến thức cho trẻ hiểu

* Trò chơi;

+ TC 1: Nhận tên bạn mới

Cô nêu các đặc điểm nổi bật của một vài trẻ và cho cả lớp đoán tên của bạn đó Nếu đoán đúng thì bạn đó phải hát tặng cô và các bạn một bài hát

+ TC 2: Bé đoán giỏi

Cô cho mỗi trẻ một tờ tranh có vẽ các công việc cô giáo làm trên lớp và không làm Trẻ tô màu màu tranh vẽ đúng.+ TC 3: Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Nhào bột”

Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, bạn nọ để tay lên vai bạn kia sau đó bóp vai cho bạn làm động tác nhào bột, sau đó bạn nọ nhẹ nhàng đấm lưng cho bạn kia

Trang 18

Nhận xét trẻ cuối ngày:……….

………

………

………

Thứ 4 ngày 24 tháng 9 năm 1014

Trang 19

Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành hoạt động

- Trẻ hiểu cách tung bóng cho cô để cô bắt được bóng

2 Kĩ năng

- Trẻ cầm bóng bằng 2 tay và không để rơi bóng

- Khéo léo tung bóng cho cô đúng hướng để

cô bắt được bóng

- Chơi tốt trò chơi

3 Thái độ

- Giáo dục trẻ nề nếp, biết lắng nghe hiệu lệnh của cô

- Trẻ hứng thú trong luyện tâp

- Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao

- Không gian tổ chức: ngoài lớp

* Đồ dùng của cô:

- Nhạc một số bài hát trong chủ điểm

- Sắc xô

- Kẻ vạch chuẩn cách nhau 2m để trẻ và cô đứng

* Đồ dùng của trẻ:

- Bóng nhựa loại nhỡ 5-10 quả

1: Khởi động:

Kết hợp nhạc bài “ Trời nắng trờ mưa”

Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm đi nhanh…

2: Trọng động:

* Bài tập phát triển chung

- Đội hình 4 hàng ngang

- Tập theo từng động tác

- Tay: 2 tay dơ cao, gập xuống vai( 4 lần 8 nhịp)

- Chân: khụy gối( 2 lần 8 nhịp)

- Lườn: 2 tay chống hông, soay người sang 2 bên ( 2 lần 8 nhịp)

- Bật: Bật tại chỗ( 2 lần 8 nhịp)

* VĐCB:

- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang ở giữa cô kẻ 2 vạch chuẩn cách nhau 2m

- Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản

- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác)

- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác:

- Khi chuẩn bị cô đứng đối diện với trẻ cách trẻ 2m, lúc

đó 2 tay trẻ cầm bóng Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay

cô đưa ra trước, 2 tay trẻ cầm bóng cũng đưa ra phía trước Khi có hiệu lệnh“ tung” trẻ cầm bóng tung cho cô, cô đón bóng bằng 2 tay sao cho bóng không bị rơi Sau đó cô lăn bóng xuống sàn cho trẻ nhặt, trẻ nhặt bóng lên và tung lại cho cô

- Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ)

- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ) Động viên trẻ nhút nhát lên tập

- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua

- Cô động viên tuyên dương trẻ

Hỏi lại trẻ tên vận động Nêu bài học giáo dục

Ngày đăng: 18/07/2015, 22:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w