1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận

19 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Tên chủ đề dạy học: “Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Luyện tập

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Tên chủ đề dạy học:

“Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài: Luyện tập một số

bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”

Tích hợp các môn: Vật lí , sinh học, địa lí, hình học, giáo

dục công dân vào môn Đại số 7 – Tiết 25

“Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”

Môn học chính của chủ đề: Đại số

Các môn được tích hợp:

Môn Vật lí

Môn Sinh học

Môn Địa lí

Môn Hình học

Môn Giáo dục công dân

Trang 2

HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

1 Tên chủ đề dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài:

Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”

2 Môn học chính của chủ đề: Đại số 7

3 Các môn được tích hợp: Vật lí, sinh học, địa lí, hình học, giáo dục

công dân

Trang 3

PHIẾU THÔNG TIN NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI

Sở giáo dục và đào tạo thành phố: Hà Nội

Phòng giáo dục và đào tạo: Quận Nam Từ Liêm

Trường: THCS Nam Từ Liêm

- Địa chỉ: Khu đô thị mới Xuân Phương – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Điện thoại: 0437653992; Email: c2namtuliem-ntl@hanoiedu.vn

- Thông tin về nhóm giáo viên:

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng

Ngày sinh: 4/4/1990 Môn: Toán

Điện thoại: 0988660833; Email: thuhangk34dt@gmail.com

2 Họ và tên: Mai Thị Hương

Ngày sinh: 15/01/1987 Môn: Toán

Điện thoại: 0975140127; Email: maihuong150187@gmail.com

Trang 4

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên

1 Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp

Môn Đại số 7 tiết 25 “Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”

chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: vào giảng dạy bài: tiết 25

2 Mục tiêu dạy học

Môn học chính: Đại số 7

Các môn tích hợp:

Vật lý, Sinh học, Địa lý, hình học 7 và Giáo dục công dân

Vật lý 6: Bài 11 Khối lượng riêng – Chương 1 Cơ học

Sinh học 6: Bài 3 Quang hợp - Chương 4 Lá

Hình học 7 Bài 1 Tổng ba góc của một tam giác – Chương II Tam giác GDCD 6: Bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

GDCD 7: Bài 14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2.1 Kiến thức:

- Giúp các em củng cố kiến thức về 2 đại lượng tỷ lệ thuận, tính chất của

2 đại lượng tỷ lệ thuận, các bước giải một bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận

- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương nơi các em sinh sống và

có ý thức bảo vệ môi trường

- Liên hệ được bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận vào đời sống thực tiễn

2.2 Kỹ năng

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề

Trang 5

2.3 Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng… cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống

- Giáo dục tính tích cực tham gia tuyên truyền ở địa phương nơi các em sinh sống về vấn đề môi trường

- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức

3 Đối tượng dạy học của bài học

Đối tượng dạy học là học sinh lớp 7A3

Trường THCS Nam Từ Liêm

- Số lượng học sinh: 29 em

- Số lớp thực hiện: 01 lớp

Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Toán học 7 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện

- Thứ nhất: các em học sinh lớp 7 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức đại số 7, các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra

- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” các em đã học ở bài trước về đại lượng tỷ lệ thuận và

có kỹ năng làm bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận nên việc triển khai rất thuận lợi

- Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn vật lí, Sinh học, hình học… các em cũng đã được học Vì vậy khi tích hợp các kiến thức của các môn học đó vào vào bài giảng để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bối rối Chẳng hạn: Đối với học sinh 7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa học vào môn Đại số là không thể được Đối với học sinh lớp 7 các tiết học ở chương I Đại số 7 chưa thể tích hợp với kiến thức hình học 7 tổng ba góc của một tam giác được Như vậy việc

Trang 6

tích hợp để giảng dạy bài “Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” để giải quyết vấn đề trong thực tiễn được tổ chức một cách dễ dàng

4 Ý nghĩa của bài học

Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức

bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất

Đối với việc tích hợp kiến thức các môn hình học, vật lí, sinh học, địa lí, giáo dục công dân vào bài dạy “Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận” sẽ giúp các em biết đươc, hiểu rõ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, … Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân

Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn

5 Thiết bị dạy học học, học liệu

- Máy chiếu, SGK, phiếu học tập

- Đồ dùng dạy học: phấn màu, bảng nhóm…

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Đối với bài “Luyện tập một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”, giáo viên thực hiện theo các bước sau:

I Mục tiêu

1 Kiến thức

Trang 7

HS được:

- Củng cố khái niệm đại lượng tỷ lệ và tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận

- Củng cố lại cách giải bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận

- Vận dụng được các kiến thức các môn: vật lí, hình học, sinh học, địa lí

để phân tích đề bài và giải các bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận

2 Kỹ năng

- Rèn kỹ năng thành thạo giải các bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ

- Thành thạo áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau

- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề

3 Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống

- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức

II Chuẩn bị

1 Giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu học tập, đồ dùng dạy học, phấn màu

- Hệ thống bài tập, kiến thức liên môn

2 Học sinh:

- Bảng nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập, giấy A4

- Ôn tập kiến thức bài “Đại lượng tỷ lệ thuận” và “Một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận”

III Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong bài học)

Trang 8

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Bài tập lí thuyết

- GV phát phiếu học tập

(PHT) cho HS và chiếu bài

tập lí thuyết lên màn hình,

yêu cầu HS làm bài trong 1

phút

- GV gọi học sinh tìm chỗ sai

và sửa

- Cho HS nhận xét và chỉnh

sửa

- GV nhận xét

? Qua bài tập giúp em ghi

nhớ kiến thức gì?

- GV chốt kiến thức cần ghi

nhớ (chiếu lên màn hình)

- HS làm bài vào phiếu học tập

- HS tìm chỗ sai và sửa sai

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

Tìm chỗ sai và sửa (PHT) Câu 1: Nếu đại lượng y tỷ lệ thuận

với đại lượng x theo hệ số tỷ lệ k thì

ta có công thức y k

x

 (k0)

………

Câu 2: Nếu x1,x2 và y1,y2 lần lượt là các giá trị tương ứng của hai đại

lượng tỉ lệ thuận thì ta có 1 2

2 1

x x

yy

………

Câu 3: Nếu x, y, z lần lượt tỷ lệ với

2,3,4 thì ta có:

2 3 4 2.2 3 3.4

x y z x y  z

  

 

………

I Kiến thức cần nhớ

1 y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ

k thì ta có công thức y kx (k0)

2 Nếu y và x là 2 đại lượng tỷ lệ

thuận thì 1 2

1 2

x x

yy , x1, x2 là các giá trị của x; y1, y2 là các giá trị tương ứng của y

3 x y z m x ny kz.

a b c ma nb kc

  

Trang 9

(giả thiết các tỷ số đều có nghĩa)

Hoạt động 2: Bài toán có nội dung vật lí

- GV chiếu lên màn hình bài 1:

Hai thanh kim loại đồng chất

có thể tích lần lượt là 15 cm3

và 10 cm3, biết thanh thứ nhất

nặng hơn thanh thứ 2 là 42

gam Tính khối lượng mỗi

thanh kim loại đó

H1: Nêu công thức tính khối

lượng của một vật?

H2: Hai thanh kim loại đồng

chất thì suy ra điều gì?

H3: Nêu mối quan hệ giữa

khối lượng và thể tích?

H4: Nêu các bước giải bài toán

về đại lượng tỷ lệ thuận?

- Gọi HS lên bảng trình bày

- Cho HS nhận xét

- GV nhận xét và nêu liên hệ:

Như vậy chúng ta thấy rằng

môn vật lí và toán học có mối

- HS đọc đề bài và phân tích đề bài

Đ1: m = D V

Đ2: Khối lượng riêng

bằng nhau

Đ3: Khối lượng và thể

tích là 2 đại lượng tỷ lệ

thuận

Đ4:

B1: Gọi ẩn (đk, đơn vị) B2: Lập luận suy ra 2 đại lượng tỷ lệ thuận B3: Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau tìm được ẩn

B4: Kết luận

- HS nhận xét

II Bài tập:

1 Dạng 1: Bài toán có nội dung của môn vật lí

Bài 1: (Phiếu học tập)

Gọi khối lượng của thanh thứ nhất và thanh thứ hai lần lượt

là m1, m2 (m1, m2 > 0, gam) Theo đề bài ta có: m1 - m2 = 42 Vì 2 thanh kim loại là đồng chất nên khối lượng và thể tích của thanh kim loại là 2 đại lượng tỷ lệ thuận

 1 2

15 10

Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:

1 2 1 2 42

8, 4

15 10 15 10 5

m m mm

 1 8, 4 15

m

m 1 15.8, 4 126  (TM ĐK)

 2 8, 4 10

m

m 2 10.8, 4 84  (TM ĐK) Vậy: khối lượng của thanh kim loại thứ nhất và thứ hai lần lượt là: 126(g) và 84(g)

Trang 10

quan hệ rất mật thiết, để học

tốt môn toán thì các em phải

học tốt môn vật lí và ngược lại

muốn học tốt vật lí chúng ta

cũng cần có kiến thức về toán

học

Hoạt động 3: Bài toán có nội dung sinh học

- GV: Không chỉ liên quan đến

môn vật lí mà còn liên quan đến

kiến thức sinh học, chúng ta sẽ

tìm hiểu ở dạng toán thứ 2

- GV: Đưa ra bài tập 2: (chiếu

lên màn hình)

Nếu trong một ngày thời gian

nắng là 11 giờ thì 1m2 lá cây

xanh khi quang hợp sẽ cần một

lượng khí cacbonic và nhả ra

môi trường một lượng khí oxi tỉ

lệ thuận với 11 và 8 Tính

lượng khí cacbonic và lượng

khí oxi mà 1m2 lá cây xanh đã

thu vào và nhả ra biết rằng

lượng khí cacbonic cần cho sự

quang hợp nhiều hơn lượng khí

oxi nhả ra môi trường là 6 gam

H1: Nếu gọi x; y lần lượt là

lượng khí CO2 và O2 thì theo đề

Đ1: x – y = 6

2 Dạng 2: Bài toán có nội dung sinh học:

Bài 2: (Phiếu học tập)

Gọi x; y lần lượt là lượng khí CO2 và O2 (gam; x, y > 0)

Theo đề bài ta có: x - y=6 Vì lượng khí CO2 và O2 tỷ lệ thuận với 11 và 8 nên

11 8

x y

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

6 2

11 8 11 8 3

x y x y

Suy ra: x = 22 ; y = 16

Vậy lá cây xanh khi quang hợp sẽ cần 22 gam khí cácbonic và nhả ra môi trường 16 gam khí oxi

Trang 11

bài ta có điều gì?

H2: Lượng khí cacbonic và nhả

ra môi trường một lượng khí

oxi tỉ lệ thuận với 11 và 8 nghĩa

là như thế nào?

- Gọi 1 lên bảng trình bày

- GV nhận xét

H3: Em hãy nêu vai trò của cây

xanh đối với hoạt động của con

người?

GV thuyết trình liên hệ:

Khi học môn Sinh học 6 các em

đã biết trong quá trình quang

hợp thì cây xanh hấp thụ khí

cacbonic và nhả ra khí oxi

Hoạt động sống của con người

và động vật lại hấp thụ khí oxi

và thải ra khí cacbonic vì vậy

cây xanh rất cần thiết cho sự

sống của con người

Đ2:

11 8

x y

- HS lên bảng trình bày

- HS theo dõi nhận xét

Đ3:

Hoạt động 4: Bài toán liên quan đến địa lý (Hoạt động cá nhân)

GV: Như chúng ta đã biết hiện

nay diện tích rừng đã bị thu hẹp

do đốt rừng, chặt phá rừng,

chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài

tập sau để hiểu rõ hơn về diện

tích rừng đã bị thu hẹp thế nào

Trang 12

do chặt phá rừng

- GV: Yêu cầu HS làm việc cá

nhân bài 3 (chiếu lên màn

hình), trình bày vào giấy A4

(trong vòng 2 phút):

Diện tích rừng trên thế giới bị

chặt phá vào các năm 2002,

2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với

8, 9, 10 Tính diện tích rừng bị

chặt phá vào các năm đó biết

rằng tổng của diện tích rừng bị

chặt phá năm 2002 và diện tích

rừng bị chặt phá năm 2007 lớn

hơn năm 2012 là 9,1 triệu ha

H1: Nếu gọi diện tích rừng

trên thế giới bị chặt phá vào các

năm 2002, 2007 và 2012 lần

lượt là x, y, z theo bài ta có

điều gì?

H2: Diện tích rừng trên thế giới

bị chặt phá vào các năm 2002,

2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với

8, 9, 10, có nghĩa là như thế

nào?

- GV thu bài làm của cả lớp

- GV nhận xét, đánh giá

H3: Em có nhận xét gì về tình

hình chặt phá rừng trong những

năm gần đây? Hậu quả của chặt

Đ1: x + z - y = 9,1

Đ2: 8x 9y 10z

- 2 HS lên bảng thuyết trình bài làm của mình

Đ3:

3 Dạng 3: Bài toán có nội dung của môn địa lý

Bài 3: (Phiếu học tập)

Gọi diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm

2002, 2007 và 2012 lần lượt là

x, y, z (triệu ha) (x; y; z >0) Theo đề bài ta có: x + z - y = 9,1

Vì diện tích rừng trên thế giới bị chặt phá vào các năm 2002,

2007 và 2012 lần lượt tỉ lệ với 8,

9, 10 nên:

8x 9y 10z

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

10 9 8

z y x

7

1 , 9 9 10

x z y

Suy ra x = 10,4 ; y = 11,7 ; z = 13

Vậy diện tích rừng trên thế giới

bị chặt phá vào các năm 2002,

2007, 2012 lần lượt là 10,4 triệu

ha, 11,7 triệu ha và 13 triệu ha

Trang 13

phá rừng bừa bãi là gì?

- GV: Đưa ra một số hình ảnh

(chiếu lên màn hình) và thuyết

trình: Như chúng ta đã biết

rừng che phủ 1/3 diện tích lục

địa giúp cản bớt sức nước chảy

do mưa lớn gây ra nên có vai

trò quan trọng trong việc chống

sói mòn, sụt lở đất, cũng như

giữ được nguồn nước ngầm,

tránh hạn hán Rừng còn là nơi

trú ngụ của biết bao nhiêu loài

động vật tạo nên một hệ sinh

thái đồng thời cung cấp cho con

người nguồn tài nguyên quý giá

do đó việc trồng và bảo vệ rừng

là vô cùng quan trọng Chính vì

vậy mà tất cả chúng ta đều phải

có trách nhiệm bảo vệ rừng

- HS quan sát hình ảnh

Hoạt động 5: Bài toán có nội dung giáo dục môi trường

(Hoạt động nhóm)

- GV nêu: Ở nơi chúng ta sinh

sống không có rừng thì chúng

ta cần làm gì để bảo vệ môi

trường?

- GV: đưa đề bài bài 4 lên

màn chiếu:

Để tạo môi trường xanh sạch

4 Dạng 4: Bài toán có nội dung giáo dục môi trường Bài 4*: (Phiếu học tập)

Gọi số học sinh tham gia trồng cây của khối 6, 7, 8 lần lượt là:

x, y, z (x y z N, ,  *, học sinh) Theo đề bài ta có: x – z = 24

Trang 14

đẹp, nhà trường đã tổ chức

cho học sinh của ba khối 6, 7,

8 tham gia trồng cây ở sân

trường Các khối trồng cây

trong cùng một thời gian, thì

số cây của khối 6, 7, 8 trồng

được lần lượt tỷ lệ với 5, 4, 3

Số học sinh tham gia trồng

cây của khối 6 nhiều hơn số

học sinh tham gia trồng cây

của khối 8 là 24 học sinh

Tính số học sinh của các khối

tham gia trồng cây? (Biết rằng

trong cùng 1 thời gian mỗi

học sinh trồng được số cây

như nhau)

- GV yêu cầu HS thảo luận

theo nhóm trong vòng 7 phút

H1: Hãy nêu cách chọn ẩn?

H2: Chỉ ra mối quan hệ giữa

số học sinh và số cây trồng

được?

H3: Số cây của khối 6, 7, 8

trồng được lần lượt tỷ lệ với 5,

4, 3 thì số học sinh khối 6, 7, 8

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và trình bày lời giải vào bảng nhóm

Đ1: Gọi số học sinh tham

gia trồng cây của khối 6,

7, 8 lần lượt là: x, y, z (

* , ,

x y z N , học sinh)

Đ2: Số học sinh các khối

tỷ lệ thuận với số cây trồng được

Đ3: số học sinh các khối

6, 7, 8 lần lượt tỷ lệ với 5,

4, 3

Vì học sinh các khối trồng cây trong cùng một thời gian và mỗi học sinh trồng được số cây là như nhau nên số học sinh các khối tỷ lệ thuận với số cây trồng được, mà số cây trồng được của khối 6, 7, 8 lần lượt tỷ lệ với 5,

4, 3 vì vậy số học sinh các khối

6, 7, 8 lần lượt tỷ lệ với 5, 4, 3

Ta có:

5 4 3

x y z

 

Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau, ta có :

24 12

5 4 3 5 3 2

x y z x z

Suy ra x = 60, y = 48, z = 36 (TM ĐK)

Vậy số học sinh các khối 6, 7, 8 tham gia trồng cây lần lượt là: 60 học sinh, 48 học sinh, 36 học sinh

Ngày đăng: 18/07/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w