Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Phòng giáo dục đào tạo huyện Phú Xuyên Trờng THCS Phú Túc Địa chỉ: xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 33 788 190 Email: c2phuctuc-px@hanoiedu.vn Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - Tờn tỡnh hung: Dit c bu vng, tn dng lm phõn bún cho cõy cau ta - Mụn hc chớnh c vn dng trong gii quyt tỡnh hung: Sinh hc - Cụng ngh 7 - Cỏc mụn hc tớch hp: Toỏn hc - Húa hc - Sinh hc - Cụng ngh - Giỏo dc cụng dõn Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Đặng Phú Khang Sinh ngày 27 / 04 / 2000. Lớp: 9A1. 2. Họ và tên: Nguyễn Hồng Hải Sinh ngày 09 / 11/ 2000. Lớp: 9A1. 1 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH 1. Tên tình huống: “ Diệt ốc bươu vàng, tận dụng làm phân bón cho cây cau ta” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Ốc bươu vàng là loài sinh vật gây ảnh hưởng rất lớn đến các loại cây trồng, đặc biệt là làm giảm năng suất của cây lúa nước. - Trước mỗi đợt gieo cấy lúa mùa, bà con nông dân thường thu gom toàn bộ ốc (to và nhỏ) trên mặt ruộng trước khi cấy với số lượng tương đối nhiều nhưng không sử dụng làm thức ăn cho gia cầm mà thường đổ đống trên bờ ruộng, bên vệ đường gây ô nhiễm môi trường rất nặng. - Ở miền Bắc, cây cau ta được trồng rộng rãi, vừa làm cảnh, tạo bóng mát, vừa để thu hoạch quả để sử dụng trong các nghi lễ dân gian như ma chay, cưới hỏi, cúng tổ tiên Ở gia đình ông bà chúng em (ông bà nội của Khang và là ông bà ngoại của Hải) cũng có một vườn cau trước cửa nhà đã trồng được 10 năm. Những năm trước, cây thường sai quả, quả to và rất đẹp, nhưng năm nay cây cau có vẻ như thiếu chất, lá nhỏ, đậu quả ít, quả nhỏ, lâu lớn hơn. - Kết hợp hai việc trên, em thấy diệt ốc bươu vàng để bảo vệ mùa màng, tận thu ốc bươu vàng của bà còn bỏ lên bờ làm phân bón hữu cơ cho cây cau nhà ông bà vừa bảo vệ môi trường, vừa có nguồn phân bón không mất tiền để bón cho cây cau cũng như các loại cây trồng ăn quả lâu năm khác mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: 3.1 Các môn học liên quan: - Hóa học : Lớp 9 - Bài 2: Một số oxit quan trọng Lớp 9 - Bài 53: Protein - Toán học: Lớp 6 + 7 + 8: Thực hiện các phép tính số hữu tỷ, tính diện tích, thể tích. Lớp 9 - Hình học - Bài tập 86 trang 100 - Hình vành khăn. 2 - Sinh học : Lớp 6 - Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống Lớp 7 - Bài 19: Một số thân mềm khác. - Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Công nghệ 7: - Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng. - Bài 4: Thực hành: Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản. - Bài 5: Thực hành: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. - Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất - Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt - Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Giáo dục công dân: - Lớp 6 - Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên - Lớp 9 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2014 – 12/2014, chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn tìm hiểu và thu thập thông tin. - Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng hợp. 3.3 Phạm vi nghiên cứu: - Tổ chức thực hiện các phương pháp thu thập thông tin thực hiện nghiên cứu tại địa bàn xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; tại vườn cau của ông bà chúng em ở thôn Lưu Xá, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 3.4 Đối tượng: - Sự phát triển và tập tính của ốc bươu vàng. - Môi trường, đất trồng và cây trồng (cây cau). 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Nghiên cứu sự phát triển của ốc. Tham gia công tác tình nguyện diệt ốc bươu vàng cùng nhân dân và Đoàn thành niên ở cơ sở. Thu gom lượng ốc bươu vàng của bà con nông dân bỏ trên bờ ruộng. - Nghiên cứu quá trình phát triển của cây cau, thành phần đất đang trồng cau để tính toán lượng ốc bón cho cây hợp lý. - Tiến hành đào hố, bón phân hữu cơ là ốc và chăm sóc, theo dõi cây sau khi được bón phân hữu cơ. 3 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 5.1 Hoạt động 1: Nghiên cứu sự phát triển của ốc. Tham gia diệt ốc và thu gom ốc bươu vàng - Ốc bươu vàng thuộc ngành thân mềm sống dưới nước, phía ngoài có lớp vỏ đá vôi cứng. So với các loài ốc khác, ốc bươu vàng đẻ nhiều trứng, trứng có màu hồng và phát triển rất nhanh trong điều kiện thuận lợi. Ốc bươu vàng ăn lúa non (lúa mới cấy) gây ảnh hưởng đến năng suất của lúa. - Ở miền Bắc, gieo trồng lúa nước bằng hình thức cấy lúa. Trước khi cấy phải cày, bừa đất và rút nước chỉ còn ít trên mặt ruộng nên thuận tiện cho việc thu gom ốc trên mặt ruộng trước khi cấy, nhưng ốc bươu vàng phát triển rất nhanh nên sau khi cấy vẫn phải tiếp tục thu gom. Để bảo vệ mùa màng, việc diệt ốc bươu vàng ở địa phương em không chỉ là việc của bà con nông dân mà được vận động cả cộng đồng cùng tham gia. Là một học sinh trung học, chúng em cũng tham gia diệt ốc bươu vàng cùng các hoạt động tình nguyện của trường, của Đoàn thanh niên. - Ốc bươu vàng chứa thành phần chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng thấp hơn, không thơm ngon bằng các loại ốc khác như ốc đá, ốc nhồi nên có được dùng làm thực phẩm nhưng không nhiều, người ta chỉ chọn các con to, béo. Số lượng ốc còn lại có thể thức ăn cho vịt, gà nhưng những người chăn nuôi cũng không thu gom mà chủ yếu bị bỏ ở bên bờ ruộng, bên đường. Sau một thời gian ốc thối gây mùa rất khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường; vỏ đá vôi cứng lâu phân hủy làm ảnh hưởng đến mĩ quan môi trường. 4 - Chúng em thấy xác ốc bươu vàng có thể là nguồn phân bón hữu cơ cho các loại cây trồng ăn quả lâu năm rất tốt vì hàm lượng chất dinh dưỡng, can-xi cao. Vì vậy, chúng em đã xin xác ốc của bà con nông dân, xin xác ốc bỏ đi trong các đợt tình nguyện về bón cho cây ăn quả trong vườn, đó là cây cau ta trong vườn nhà em. 5.2 Hoạt động 2: Nghiên cứu sự phát triển của cây cau, thành phần đất đang trồng cau, lượng ốc cần thiết a. Đặc điểm của cây cau trong vườn: - Cau là cây thân cột thuộc lớp Một lá mầm của ngành Hạt kín, cây có thể cao hơn 20m, đường kính trung bình từ 10 - 15cm, có nhiều đốt do sẹo của bẹ lá tạo thành. Lá đơn dài hơn 1,5m, phiến lẻ xẻ thùy sâu hình dạng lông chim, lá lúc non được gấp nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá cau dạng mo, bao bọc xung quanh thân, khi rụng để lại sẹo. Hoa cau ở nách lá, phân thành nhiều nhánh, có nở có mùi thơm dịu, rất dễ chịu. Quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín màu vàng. Mùa ra hoa tháng 3 rải rác đến tháng 8 và thường chín ở tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn cây càng ưa sáng. Cây cau thích hợp ở những nơi đất ẩm, đất tốt. - Các cây cau trong vườn nhà ông bà chúng em đều đã trồng được hơn 10 năm, ra quả được 5 năm rồi, cây cao gần 7m, đường kính khoảng 15cm. Năm nay, các cây đều đã đậu quả nhưng lượng quả giảm hơn những năm trước, quả nhỏ, chậm lớn. 5 b) Đặc điểm của đất trồng cây trong vườn - Xác định thành phần cơ giới của đất: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay, nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm. Dùng hai tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm, uốn thỏi đất thành vòng tròn có dường kính khoảng 3cm. Kết quả: vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt, chứng tỏ loại đất là đất thịt trung bình. - Xác định độ pH của đất: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa, nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất. Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị mày chảy ra và so với bảng màu pH chuẩn. Kết quả: độ pH của đất là 6,0. Với kết quả này chứng tỏ đất thuộc loại đất chua nhưng vẫn thuộc loại đất đảm bảo cho cây phát triển tốt (từ 6,0 đến 7,0). - Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất: Do đất là đất thịt trung bình, cây trồng đã lâu chưa được cuốc xới nên đất chặt, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng đã bắt đầu dưới mức trung bình. - Độ phì nhiêu của đất: thuộc loại ít, không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy đất trong vườn cần bổ sung một lượng chất dinh dưỡng, chất mùn và rắc vôi bột để tăng độ pH cho đất. c) Tính toán các vật liệu cần dùng: - Mỗi gốc cau cần khoảng 4 kg ốc (cả nguyên vỏ), số cây cau trong vườn là 16 cây, chúng em bón thử nghiệm với 10 cây: Số ốc cần dùng: 10 x 4 = 40 kg - Số lượng mùn, vỏ trấu, tro bếp (trộn lẫn với nhau): mỗi gốc ¼ tải = 3 tải. - Lượng vôi bột: 2 kg. Chú ý: Công việc bón phân hữu cơ cho đất này không thực hiện một lần, một lúc mà thực hiện nhiều ngày, nhiều lần, lợi dụng thời gian rỗi sau buổi học, vào Chủ nhật nên lượng vôi thì mua một lần nhưng lượng ốc, lượng mùn - vỏ trấu - tro bếp có thể chỉ cần thu lượm đủ cho mỗi lần thực hiện. 5.3 Hoạt động 3: Tiến hành đào hố, bón phân hữu cơ là ốc và chăm sóc, theo dõi cây sau khi được bón phân hữu cơ. a) Tiến hành đào hố, bón phân hữu cơ 6 - Đào hố hình vành khăn với gốc cây là tâm: + Bán kính đường tròn trong bằng : 0,25m. + Bán kính đường tròn lớn ngoài bằng độ lớn của tán lá cây: 0,45m . + Độ sâu so với mặt đất: 0,3m. + Lượng đất cần đào mỗi gốc là: 2 2 2 2 3 1 2 ( ). (0,45 0,25 ).0,3 0,13R R d m * Lưu ý: Hố đào có thể rộng hơn đảm bảo bán kính đường tròn trong bằng độ lớn của tán lá cây, nhưng do các cây cau nhà ông bà chúng em trồng mau nên hố đào không rộng được. - Sau khi đào đất, lượng đất đào lên băm nhỏ. - Ốc bươu vàng có sức sống rất dai, nếu để nguyên cả con, mặc dù chôn dưới đất ẩm ( do được tưới nước) chúng vẫn duy trì sự sống, khi gặp điều kiện thuận lợi (có mưa lớn nên đất mềm hơn) chúng có thể ngoi lên được mặt đất và tiếp tục sinh sản gây hại hoa màu. Vì vậy, trước khi bón cho cây cần đập dập ốc để làm chúng chết. - Tiến hành bón phân như sau: Rắc một ít lượng vôi bột dưới hố đào, bỏ đất nhỏ+ mùn, vỏ trấu + tro một lớp khoảng 3cm, đổ ốc đã đập dập rải đều trong hố, đổ hết đất nhỏ + mùn + tro dự kiến, rắc thêm ít vôi bột và lượng đất đã đào còn lại lên phía trên, tưới nước. + Vôi bột có tác dụng khử chua đất trồng nhờ phản ứng của Canxi oxit tác dụng với axit: CaO + 2HCl CaCl 2 + H 2 O CaO + H 2 SO 4 CaSO 4 + H 2 O + Thành phần của thịt ốc chứa nhiều protein khi được ủ trong đất, có nước sẽ bị thủy phân sinh ra các amino axit: Protein + nước 0 ,ax t it hoacbazo Hỗn hợp amino axit Sự thủy phân protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men, vi sinh vật ở nhiệt độ thường. Protein sinh âtvi v Hỗn hợp amino axit 7 + Thành phần chính của tro bếp là Kali. Trong tro bếp, Kali tồn tại dưới dạng K 2 CO 3 rất dễ tan trong nước, đó là dạng Kali thích hợp với tất cả các loại cây đặc biệt là cây mẫn cảm với Clo. + Mùn + vỏ trấu là thành phần tạo mùn cho đất, giúp đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng. - Mỗi buổi 2 người chúng em thực hiện đào và bón phân được 02 gốc. - Thời gian chúng em hoàn thành 10 gốc cau của ông bà là 15 ngày (trong đầu tháng 9/ 2014) b) Chăm sóc, theo dõi cây sau khi bón phân - Sau khi bón phân xong, cần phải tưới nước hợp lý cho cây, không được để gốc khô nhưng cũng không được để úng nước. Hàng ngày, ông bà chúng em thường tận dụng nước vo gạo để tưới cho các cây vì nước vo gạo ngoài bổ sung nước cũng bổ sung một lượng chất dinh dưỡng, còn chúng em khoảng 5 ngày về tưới cho các cây một lần, mỗi gốc cây khoảng 2 xô nước. - Quan sát sự phát triển của cây sau 2 tháng chăm sóc, chúng em nhận thấy: Lá cây có màu xanh sẫm hơn, lá non mọc thêm, quả cau đã to hơn, tròn và mỡ màng hơn trước. So sánh với những cây không được xử lý thì các cây cau được xử lý phát triển tốt hơn, đặc biệt là quả cau to và đẹp hơn nhiều. 8 - Dự kiến sau khi thu hoạch cây vụ Đông, khi tiến hành thu gom ốc chuẩn bị gieo cấy lúa Chiêm Xuân, chúng em sẽ tiến hành thu gom ốc bươu vàng và bón cho các cây cau còn lại và cả các cây ăn quả lâu năm khác trong vườn. - Tiến hành vận động bà con, vận động các bạn trong trường, trong lớp tham gia diệt ốc bươu vàng từ khi còn là trứng, khi còn nhỏ, tận dụng ốc bươu vàng để làm thức ăn cho gia cầm nuôi, làm nguồn phân bón cho các cây ăn quả lâu năm để mang lại năng suất cho cây lúa cũng như cây ăn quả, rất kinh tế. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn không khí. Tạo ý thức tốt cho tất cả mọi người. - Góp phần nâng cao năng suất cây trồng. - Bước đầu tham gia lao động và tìm hiểu giá trị của lao động góp phần phát triển toàn diện nhân cách, năng lực của cá nhân. - Góp phần rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào xử lí tình huống thực để phục vụ cho đời sống hàng ngày cũng như là rèn luyện kĩ năng “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng học tập, phát triển toàn diện. . 1 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH 1. Tên tình huống: “ Diệt ốc bươu vàng, tận dụng làm phân bón cho cây cau ta 2 c2phuctuc-px@hanoiedu.vn Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - Tờn tỡnh hung: Dit c bu vng, tn dng lm phõn bún cho cõy cau ta - Mụn hc chớnh. thấy diệt ốc bươu vàng để bảo vệ mùa màng, tận thu ốc bươu vàng của bà còn bỏ lên bờ làm phân bón hữu cơ cho cây cau nhà ông bà vừa bảo vệ môi trường, vừa có nguồn phân bón không mất tiền để bón