SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂY SƠN Địa chỉ: số 52A phố Trần Nhân Tông – Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội; Điện thoại: 04 3943 3624; E-mail: c2tayson-hbt@hanoiedu.vn *** BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN ĐỊA LÝ CÁC MÔN HỌC TÍCH HỢP: HÓA HỌC, LỊCH SỬ, VẬT LÝ, SINH HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN TÊN TÌNH HUỐNG: Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều dãy núi đá vôi hùng vĩ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành địa hình caxtơ và các hang động. Vậy địa hình caxtơ và các hang động đó được hình thành như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị có được từ địa hình caxtơ và hệ thống hang động tại Việt Nam? THÔNG TIN VỀ HỌC SINH: 1- Nguyễn Nhật Minh - Lớp 6A5 (Ngày sinh: 10/09/2003) 2- Nguyễn Minh Hiếu - Lớp 9A3 (Ngày sinh: 06/01/2000) NĂM HỌC 2014 -2015 1 A- MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Trong một lần đi du lịch ở Vịnh Hạ Long, chúng em được thăm quan một số hang động như hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt Những gì được chứng kiến trong chuyến đi đã gây cho chúng em một cảm giác ngạc nhiên đến sửng sốt về sự kỳ diệu của thiên nhiên đã tạo ra những kỳ quan có một không hai. Chính điều này đã đặt ra cho chúng em câu hỏi: − Quá trình hình thành cacxtơ và hệ thống hang động tại Việt Nam như thế nào? − Chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị có được từ địa hình caxtơ và hệ thống hang động tại Việt Nam. B- TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Do Việt Nam có đặc trưng nổi bật về địa hình caxtơ và hệ thống các hang động đẹp & lớn hàng đầu thế giới nên chúng em cần dựa vào: − Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. − Các bài viết về các địa hình caxtơ và hang động đẹp, nổi tiếng của Việt Nam. − Sự tìm hiểu qua thực tế những kiến thức thu nhận được từ các môn học ở nhà trường và cuộc sống. C- GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để giải quyết tình huống trên, chúng em phải vận dụng các kiến thức đã được học ở nhiều môn học tại trường và tìm hiểu những vấn đề liên quan. Cụ thể: − Môn Địa lý lớp 6 (Bài 13,14).Môn Địa lý lớp 8 ( Bài 28,29,31,32) : Giải thích điều kiện hình thành địa hình caxtơ và hệ thống hang động. − Môn Hóa học và Vật lý: Giải thích nguyên nhân trực tiếp và cơ chế gây ra quá trình Cacxtơ. − Môn Sinh học lớp 9 (Bài 58,60): Giải thích về sự tác động của thảm thực vật đối với quá trình hình thành địa hình caxtơ và hệ thống hang động. − Môn Lịch sử: Giải thích giá trị của hệ thống hang động đối với lịch sử phát triển của loài người. − Môn Giáo dục công dân lớp 7 (Bài 14,15): Biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống hang động tại Việt Nam. D- THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CACXTƠ VÀ CÁC HANG ĐỘNG Qua tìm hiểu chúng em được biết: Cacxtơ là một quá trình xảy ra khi nước trên mặt và nước dưới đất tiếp xúc với các đá có khả năng dễ bị hoà tan, khi đó nước sẽ hoà tan (xói mòn hóa học), xâm thực (xói mòn cơ học) cuốn trôi đá dễ hoà tan và hình thành nên các dạng địa hình trên mặt cũng như các hang động ngầm rất đặc trưng. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp gồm: tác động hòa tan, xâm thực của nước, còn nguyên nhân gián tiếp gồm: tác động của mưa, vận động tân kiến tạo, hoạt động kinh tế - công trình. Các yếu tố 2 ảnh hưởng được xem như là điều kiện gồm: cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình, khí hậu - thủy văn. I.1- Tác động hoà tan của nước Dựa vào kiến thức đã được học ở môn địa lí và môn hóa học chúng em nhận thấy: Nước mặt cũng như nước dưới đất có tác dụng hoà tan đối với các đá có khả năng hoà tan, tuy nhiên tác dụng hoà tan chỉ xảy ra khi nước có chứa nhiều khí CO 2 . Quá trình hoà tan đá vôi trong nước chứa nhiều khí CO 2 ăn mòn xảy ra theo phản ứng thuận nghịch dưới đây. H 2 O+CO 2 ↔ H 2 CO 3 (1) H 2 CO 3 + CaCO 3 ↔ Ca(HCO 3 ) 2 (2) (pha rắn) (dạng hoà tan) Nếu nước chứa CO 2 ít thì H 2 CO 3 ít dẫn đến tương tác với đá vôi (tác dụng hoà tan) bị hạn chế và quá trình hòa tan đá vôi không xảy ra nếu hàm lượng khí CO 2 không vượt quá lượng khí CO 2 cân bằng. Nếu lượng khí CO 2 nhiều vượt quá lượng khí CO 2 cân bằng thì hàm lượng axit H 2 CO 3 lớn gây hoà tan đá vôi và tạo nên bicacbonat canxi Ca(HCO 3 ) 2 . Để xảy ra quá trình hoà tan thì ngoài tác dụng hòa tan của khí CO 2 , nước phải có chứa ít ion pha cứng, nếu trong nước có chứa nhiều ion pha cứng thì môi trường bị quá bão hoà, quá trình hoà tan đá hòa tan (ở đây là đá vôi) không tiếp diễn, vì vậy hàm lượng ion pha cứng trong nước phải ít, tức là trong nước phải chứa các muối khác gốc. I.2- Tác dụng xâm thực của nước Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chúng em được biết: Nước ngoài tác dụng hoà tan khi vận động thường tạo ra áp lực thuỷ động có tác dụng gây xâm thực cơ học. Nước vận động trên mặt là nguyên nhân xâm thực cơ học tạo ra địa hình cacxto, các núi sót, các tháp Cacxtơ đỉnh nhọn và các khối núi Cacxtơ có đỉnh sắc nhọn. Ngoài xâm thực cơ học trên mặt, nước cũng gây ra quá trình xâm thực cơ học mở rộng các khe nứt phát triển thành các hang động ngầm. Ngoài nguyên nhân trực tiếp là tác dụng hoà tan và xâm thực cơ học của nước, quá trình Cacxtơ còn bị chi phối bởi một số nguyên nhân gián tiếp khác như: hoạt động kinh tế công trình con người, tác động mưa và vận động tân kiến tạo. I.3- Tác động mưa Qua tìm hiểu chúng em nhận thấy khu vực có lượng mưa càng nhiều làm cho dòng chảy mặt và dòng ngầm thêm mạnh, cường độ trao đổi nước và tuần hoàn nước càng lớn trong các tầng đá gần mặt nước không bị bão hòa pha cứng, do vậy cũng làm tăng tương ứng sự phát triển của các quá trình hòa tan và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quá trình Cacxtơ. Do vậy, vào mùa mưa quá trình Cacxtơ phát triển với cường độ mạnh hơn so với mùa khô trong cùng một khu vực. I.4- Hoạt động kinh tế công trình của con người Hoạt động kinh tế của con người làm thay đổi môi trường địa chất như xây dựng hồ chứa 3 nước, khai thác nước dưới đất, các công trường khai thác lộ thiên, cũng như thải ra các nước thải có tính ăn mòn vào môi trường tự nhiên làm thay đổi môi trường địa chất, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình Cacxtơ phát triển hoặc tái hoạt động. II- ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CACXTƠ VÀ CÁC HANG ĐỘNG Quá trình Cacxtơ không chỉ phụ thuộc vào các nguyên nhân, mà còn bị khống chế bởi một số điều kiện cơ bản dưới đây: II.1- Đặc điểm địa hình Qua các bài 28 và 29: Đặc điểm đia hình Việt Nam ( Địa lí 8 ) đã được học chúng em nhận thấy địa hình Việt Nam đồi núi chiếm ¾ diện tích trong đó chủ yếu là các núi đá vôi. Địa hình núi đá vôi có tác dụng đáng kể đến sự phát triển địa hình Cacxtơ. Thực tế nghiên cứu cho thấy địa hình càng cao và dốc thì rất thuận lợi cho Cacxtơ phát triển. Tuy nhiên nếu mặt đất quá dốc hoặc quá thoải thì lại hạn chế sự phát triển Cacxtơ. Sự vận động của nước mặt và nước ngầm cũng diễn ra mạnh, nên quá trình xâm thực - bóc mòn bề mặt càng diễn ra với tốc độ cao hơn làm cho bề mặt đá bị hoà tan lộ ra, tạo điều kiện cho nước tiếp xúc, xâm nhập sâu vào trong khối đá, do đó quá trình Cacxtơ ở vùng núi thường phát triển cả ở trên mặt lẫn dưới sâu. II.2- Đặc điểm khí hậu – thuỷ văn Trong chương trình Địa lí lớp 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam chúng em được biết Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với lượng mưa lớn. Thông thường Cacxtơ phát triển trong nhiều đới địa lý khác nhau, nhưng chỉ những nơi có điều kiện khí hậu ẩm và thừa ẩm, lượng bốc hơi ít thì Cacxtơ mới phát triển mạnh nhất. Trong điều kiện này, dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm phát triển mạnh làm tăng khả năng trao đổi nước, thúc đẩy quá trình hoà tan. Mạng lưới thuỷ văn càng dày đặc, càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận động trao đổi nước, thúc đẩy Cacxtơ phát triển xuống sâu cùng với quá trình xâm thực sâu của sông suối. III- CACXTƠ VÀ HANG ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: III.1- Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh): Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học mà chúng em tìm hiểu được, Vịnh Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về Cacxtơ đá vôi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có một quá trình tiến hoá Cacxtơ hoàn thiện nhất trải qua 20 triệu năm, nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và nền kiến tạo nâng chậm chạp. Ở đây có đủ tất cả các cấp bậc cơ bản của địa hình Cacxtơ theo trình tự tiến hoá từ phễu đến chóp, tháp và đồng bằng Cacxtơ, các hệ thống hang động cổ, hang động đang hoạt động, cả hang động tạo ra do quá trình biển và các ngấn nước do ăn mòn của biển. Dưới đây là một số hang động đẹp và kỳ thú trong vịnh Hạ Long mà khi đi tham quan chúng em đã quan sát được: Hang Sửng Sốt: Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. 4 5 Động Thiên Cung: Động Thiên Cung nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển. Bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở với những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem với nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người , những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. 6 Hang Đầu Gỗ: Hang Đầu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ. Trần hang như một bức tranh khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu sao, sư tử trong những tư thế sinh động. Phía dưới là rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu với nhiều hình thù tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ hàng chục người ôm với những hình mây bay, long phi phượng vũ. III.2- Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình): Trong quá trình tìm hiểu địa hình Cacxto và các hang động ở Việt Nam, chúng em được biết đến địa danh Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000ha. 7 Hang Sơn Đoòng Hang Sơn Đoòng hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước do nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi làm xói mòn tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Tại những nơi đá mềm, phần trần sụp xuống tạo thành những lỗ hổng, lâu ngày tạo thành những vòm hang khổng lồ. III.3- Những dấu ấn của lịch sử loài người Qua kiến thức về lịch sử chúng em còn thấy địa hình Cacxto và các hang động còn có giá trị khảo cổ. Đến nay, gần 300 hang có dấu tích con người đã được phát hiện và nghiên cứu ở nhiều nơi như Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình v.v. − Trong một số hang động hẻo lánh trên Vịnh Hạ Long đã phát hiện ra dấu vết của con người cách ngày nay tới hơn 25.000 năm. − Ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã phát hiện ra dấu tích của người xưa từ thế kỷ thứ 9. Hiện nay người Rục, người A Rem, những tộc người mãi đến thời gian gần đây vẫn còn sống trong hang động. Những truyền thuyết về Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thạch Sanh-Lý Thông v.v. cũng đều có xuất xứ từ các dải núi đá vôi với các hệ thống hang động. Hang động ở nhiều nơi là những địa điểm tổ tiên con người xưa kia đã từng sinh sống và người dân ngày nay tìm đến để tế lễ, cầu chúc như: Chùa Hương (Hà Tây), cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) v.v. IV- MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỊA HÌNH CAXTƠ VÀ HỆ THỐNG HANG ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: − Cần xây dựng và ban hành những quy định bảo tồn hang động một cách thống nhất và thích hợp: + Cần gìn giữ khung cảnh, bảo tồn nguyên hiện trạng, bảo vệ chúng trước sự xâm 8 phạm, tàn phá của khách du lịch hoặc các đối tượng khác. + Cần hướng dẫn khách du lịch về những việc họ được và không được làm trong hang động, chẳng hạn, không được viết hoặc vẽ bậy, không được đập phá v.v. − Cần phát triển du lịch sinh thái nâng cao thu nhập cho người dân. − Tăng cường giáo dục, truyền thông và hướng dẫn người dân địa phương các nguyên tắc canh tác, thu hoạch bền vững, từ văn hoá du lịch đến khảo cổ học E- Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Bằng kiến thức các môn học đã được học tại nhà trường, chúng em đã vận dụng để giải thích quá trình hình thành địa hình cacxtơ và hang động tại Việt Nam. Qua tìm hiểu chúng em thấy rằng phần lớn nước ta có đầy đủ các tính chất và điều kiện hình thành cacxtơ. Do vậy mới có được những kỳ quan thiên nhiên hàng đầu thế giới như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vv…. Giải quyết tình huống trên đã giúp chúng em hiểu rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát triển bền vững địa hình cacxtơ và hang động tại Việt Nam. Việc giải quyết tình huống bằng kiến thức liên môn giúp chúng em nói riêng và cả lớp nói chung hào hứng, say mê trong việc tìm hiểu các vấn đề tự nhiên và xã hội đang được mọi người quan tâm. Điều này cho thấy mối liên hệ qua lại giữa các môn học, do đó cho thấy tầm quan trọng của việc học đều các môn học trong nhà trường. Qua việc giải quyết tình huống cụ thể trên, chúng em càng yêu mến và tự hào về tổ quốc của mình hơn đồng thời chúng em cũng nhận thấy cần có ý thức bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị có được từ địa hình caxtơ và hệ thống hang động tại Việt Nam. 9