Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
269,5 KB
Nội dung
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học: 2014 - 2015
“Nguồn nước quê em”
1
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
I. TÊN TÌNH HUỐNG
“NGUỒN NƯỚC QUÊ EM ”
II. MỤC TIÊU
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cơ bản và hậu quả của việc sử dụng nước ô
nhiễm đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn
nước hiện nay ở Kim Bảng. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung và
bảo vệ nguồn nước nói riêng.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống trên chúng em đi nghiên cứu những nội sau:
1. Thực trạng nguồn nước ở Kim Bảng hiện nay.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước.
4. Các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm nguồn nước.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức của các môn:
- Địa lí - địa lí địa phương, phân tích bảng số liệu
- Hóa học - các chất có trong nước
- Toán học - thông kê
- Giáo dục công dân - bảo vệ môi trường nước
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm hiểu thực tế, sưu tầm tư liệu, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và bạn
đồng hành. Xây dựng đề cương, viết bài hoàn chỉnh
- Tư liệu sử dụng: tài liệu về sự ô nhiễm nước, các bảng số liệu thống kê - niên
giám thống kê tỉnh Hà Nam.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: truy cập Internet, máy tính, máy ảnh,..
- Xây dựng đề cương, viết bài.
BÀI VIẾT
"NGUỒN NƯỚC QUÊ EM”
Trong những năm gần đây Kim Bảng đã và đang tiến hành công nghiệp hoá
với tốc độ khá nhanh. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường và
trình độ áp dụng khoa học công nghệ, cải thiện và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường và công nghệ còn bất cập, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân còn chưa cao... Điều đó cũng đồng nghĩa với việc môi
trường ở Kim Bảng đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, đây là vấn đề đặt ra
đòi hỏi mỗi chúng ta cần xác định cho đúng những thách thức về môi trường hiện
nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, giải pháp
phù hợp nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường nước để đảm bảo
phát triển bền vững là nhiệm vụ của mỗi chúng ta.
1. THỰC TRẠNG
“Nguồn nước quê em”
2
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Nước là một dạng tài nguyên vô cùng quan trọng không thể thiếu với mỗi cá
nhân và sinh vật nói chung. Nước tồn tại ở ba dạng: nước bề mặt, nước ngầm và nước
trong không khí. Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và sự gia
tăng dân số nói chung thì nguồn nước của chúng ta đang bị thiếu và ô nhiễm trầm
trọng.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi xấu đi của các tính chất: vật lý, hóa học, sinh học
của nước. Với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, thể rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và giảm sự đa dạng sinh vật có trong nước.
Môi trường nước mặt tại các sông Đáy, sông Nhuệ có các chỉ tiêu như: COD,
amoni, nitrit tại các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép như chỉ tiêu Amoni
vượt 194 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942-1995). Tần suất ô nhiễm hàng
năm từ 6 đến 11 lần vào các mùa cạn. Ngoài ra có khoảng 378 ha mặt nước ao, hồ
trong huyện cũng có nguy cơ bị ô nhiễm.
Nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi có hàm lượng sắt, nitrit, nitrat và asen cao
hơn tiêu chuẩn cho phép (đối với nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt). Tại một
số xã của huyện như: Tân Sơn, Thi Sơn, Liên Sơn, Ba Sao, Thụy Lôi, Tượng
Lĩnh,...có nguồn nước dưới đất bị nhiễm Asen cao, có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép
của WHO và của Bộ Y tế tới 73 lần.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Ô nhiễm nước trên mặt
a. Nguyên nhân bên ngoài
Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Kim Bảng đã mang một lượng nước ô
nhiễm từ phía thượng nguồn. Dòng sông Nhuệ tiếp nhận nước thải của thành phố Hà
Nội - quận Hà Đông, khi chảy về Kim Bảng nước sông đã mang theo các chất ô
nhiễm. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước sông ở huyện
ta.
Tổng lượng nước thải của thành phố Hà Nội khoảng 490.000 m 3/ngày đêm và
hầu hết là nước thải chưa qua xử lí, bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp và
nước thải bệnh viện. Nguồn nước thải này chảy trực tiếp ra các sông ở Hà Nội, và
cuối cùng tập trung chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy. Chính vì vậy, có nhiều thời điểm
trong năm, sông Nhuệ, sông Đáy - đoạn chảy qua địa bàn của huyện như một dòng
sông chết. Khi chảy về đến địa phận Kim Bảng, mặc dù đã trải qua quá trình pha
loãng và lắng cặn, nhưng nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng vẫn ở mức
rất cao. Bằng chứng là nồng độ NH 4+ tại hạ lưu cống Nhật Tựu nhiều thời điểm vượt
quá 12 mg/l-N, vượt tiêu chuẩn cho phép loại B tới 12 lần.
Tất cả các chỉ số ô nhiễm tại trạm cống Nhật Tựu đã cho thấy nguyên nhân ô
nhiễm chính cho dòng sông Nhuệ là từ bên ngoài. Tuy vậy, nguyên nhân gây ô nhiễm
từ bên trong địa bàn của huyện cũng rất lớn.
b. Nguyên nhân bên trong
* Nguồn thải từ các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Huyện Kim Bảng hiện nay có 3 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp Biên Hòa, nằm dọc quốc lộ 21B có diện tích 8 ha, hiện đã có 8 doanh
“Nguồn nước quê em”
3
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
nghiệp tham gia; Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thi Sơn, đã có 14 doanh
nghiệp; hiện có 12 doanh nghiệp và Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Nhật
Tựu, có diện tích 10ha.
Các ngành công nghiệp chủ yếu của Kim Bảng gồm: ngành sản xuất xi măng
có 3 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 1613 nghìn tấn/năm gồm: nhà máy xi măng
Bút Sơn, công ti xi măng X77, xí nghiệp xi măng Nội Thương, một cơ sở khai thác
và chế biến đá xây: công ti sản xuất vật liệu xây dựng Kim Bảng; 2 cơ sở sản xuất
gạch ngói gồm: nhà máy gạch Khả Phong, nhà máy gạch Tuylen. Hàng năm, ngoài
việc tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của huyện thì các nhà máy,
các khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp cũng đã thải vào môi trường một lượng lớn
nước thải gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn của huyện.
Nước thải từ nhà máy
Nồng độ các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước thải tại khu TTCN Biên Hòa
NH4+
(mg/l-N)
PO43- (mg/l)
BOD5
(mg/l)
COD (mg/l)
14/9
10,3
6,40
39
59
19/10
33,4
7,6
59,6
89
TCVN 5945-2005 (loại B)
10
-
50
80
Thông số
Ngày lấy mẫu
Kết quả phân tích mẫu nước tại mương tiếp nhận nước thải từ các khu công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cho thấy: hàm lượng các chất hữu cơ ở nhiều thời điểm
vượt quá tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 - 2005), hàm lượng các chất dinh dưỡng
cũng vượt tiêu chuẩn loại B. Như vậy, nguồn nước thải tại các khu công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, lại xả trực tiếp vào mương dẫn
ra sông Nhuệ, sông Đáy và làm ô nhiễm nguồn nước sông.
* Nguồn thải từ các làng nghề
“Nguồn nước quê em”
4
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Tại huyện Kim Bảng, số làng nghề không nhiều chỉ có khoảng 12 làng nghề,
nổi tiếng nhất huyện là làng đa nghề Nhật Tân. Các làng nghề này, tùy từng đặc trưng
nguyên liệu sản xuất, đã thải ra nguồn nước nhiều chất thải độc hại. Qua khảo sát
thực tế tại làng đa nghề - Nhật Tân, chúng em đã thu thập được những thông tin quan
trọng. Chúng em trực tiếp quan sát thấy nước thải của làng nghề này thải ra nguồn
nước mà không hề qua xử lí, các chất tẩy nhuộm với các màu khác nhau làm đen, đỏ,
xanh dòng nước sông vốn đã bị nhiễm bẩn. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho
nguồn nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm dinh dưỡng ngày càng tăng. Theo kết
quả quan trắc ngày 20/9, hàm lượng NH 4+ tại Nhật Tân lên tới 19,8 mg/l-N, gấp 396
lần tiêu chuẩn loại A (TCVN 5942 – 1995).
Nước thải từ làng nghề
* Nguồn thải bệnh viện
Chất thải y tế được sản sinh trong quá trình khám và chữa bệnh, thuộc loại đặc
biệt nguy hiểm, cần được xử lí trước khi thải vào môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn huyện hầu hết các trung tâm y tế đều chưa có hệ thống
xử lí rác thải đạt tiêu chuẩn, thậm chí ở nhiều trung tâm y tế chất thải được thải trực
tiếp vào nguồn nước, rồi đổ thẳng ra sông. Qua khảo sát thực tế tại bệnh viện Kim
Bảng (tại Thị Trấn Quế) đã thải nước thải trực tiếp ra mương dẫn rồi chảy xuống
dòng sông Đáy. Đây cũng là nguyên nhân khiến các đoạn sông bị ô nhiễm cục bộ,
tăng hàm lượng các chất ô nhiễm. Điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả phân tích
mẫu nước sông tại các trạm. Các chất thải của bệnh viện, các trung tâm y tế có ảnh
hưởng rất lớn tới sức khoẻ cộng đồng nếu như công tác quản lí không được thực hiện
đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải, nước thải
bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B,… khi rác thải không được xử lí, để tự do chảy theo
nước mưa, theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và xả ra sông.
* Nguồn thải từ sinh hoạt và chăn nuôi
Chất thải sinh hoạt hiện là một trong những vẫn đề môi trường đang được quan
tâm. Nó đã và đang là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ của con người. Chất thải sinh hoạt là một tổ hợp phức tạp các thành
phần vật chất, thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo. Thành phần và độ nhiễm
“Nguồn nước quê em”
5
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
bẩn phụ thuộc nhiều vào loại chất thải. Chất thải sinh hoạt được tạo ra ở các khu dân
cư công cộng do hoạt động sinh lí của con người, gia súc và tồn tại dưới dạng chất
thải rắn và nước thải. Nước thải từ khu chăn nuôi thường chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh, nước thải từ khu dân cư lại chứa nhiều chất tẩy rửa. Đây là nguyên nhân chính
gây ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải từ khu dân cư
Dân số ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt gia
tăng. Dân số Kim Bảng trong giai đoạn hiện nay là 127.567 người và gia tăng hàng
năm 1,1%. Mỗi ngày, mỗi người dân sử dụng trung bình 100 lít nước, thì toàn bộ dân
số của huyện thải ra môi trường 12.756 m 3/ngày. Lượng rác thải sinh hoạt bình quân
mỗi người từ 0,3 - 0,5 kg rác/ngày, tổng số rác thải của cả huyện là 63,78 tấn/ngày.
Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn, chưa có hoạt động thu gom rác thải, và đương
nhiên rác thải vẫn được xả tự do vào nguồn nước ao, hồ, sông. Đây là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt đang gia tăng.
Bên cạnh đó thì nước thải từ các khu chăn nuôi cũng đã làm môi trường nước
của huyện bị ô nhiễm trầm trọng.
Nồng độ các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước thải chăn nuôi của xã Hoàng
Tây
Thông số
Ngày lấy mẫu
NH4+
PO43- (mg/l)
(mg/l-N)
BOD5
(mg/l)
COD (mg/l)
30/9
66,5
14,5
260
353
20/11
185
92,8
420
592
TCVN 5945 - 2005 (loại B)
10
-
50
80
Nguồn nước thải từ khu chăn nuôi tại xã Hoàng Tây đổ trực tiếp ra dòng nước
sông Nhuệ. Nước thải có màu xám đen, mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
“Nguồn nước quê em”
6
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Theo kết quả phân tích, nhìn chung nồng độ NH4+ tại các điểm cống xả từ các
cơ sở sản xuất đều không đạt tiêu chuẩn. Hầu hết các mẫu nước đều vượt tiêu chuẩn
loại B về sự ô nhiễm, đặc biệt là nồng độ NH 4+ tại thôn Thọ Lão lên tới 185 mg/l,
vượt hơn 18 lần tiêu chuẩn cho phép loại B (TCVN 5945 - 2005).
* Nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương đã sử dụng một
lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm
canh. Một lượng đáng kể thuốc và phân hóa học không được cây trồng tiếp nhận,
chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới
dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Sử dụng thuốc trừ sâu
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là
làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như ô nhiễm đất,
nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên
địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Việc sử dụng thuốc diệt cỏ đang diễn ra rất phổ biến trên địa bàn huyện, và trở
thành tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm cho nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp và lâu
dài tới sức khoẻ nhân dân.
2.2. Ô nhiễm nước ngầm
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước ngầm đang diễn ra khá
phổ biến ở các khu vực trên địa bàn huyện. Nước ngầm là một dạng nước dưới đất,
tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe
nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con
người. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay trên địa bàn của huyện. Các tác nhân gây ô
nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:
“Nguồn nước quê em”
7
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một
số kim loại khác.
Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-3, NO-2,
NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. Suy thoái trữ
lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm,
lún đất.
Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm
3. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh tình do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn
gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài
ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm
lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh
hoạt và ăn uống.
“Nguồn nước quê em”
8
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
Một số bệnh do ô nhiễm nước
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl
ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư
rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh
về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu
cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc
bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ
gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide,
sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra
calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên
nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan,
Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm
xương, thiếu máu.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
- Để hạn chế những tác hại do ô nhiễm nước gây ra, trước tiên chúng ta cần sử
dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi
nước bằng nhiệt lượng. Về lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an
toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.
- Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng
bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý
nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng
và chất lượng nước ngầm.
- Bên cạnh đó phải tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong việc bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm
ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp từ quy mô
nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong
sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Nếu doanh nghiệp nào không đáp
ứng được những yêu cầu tối thiểu thì không cho hoạt động.
“Nguồn nước quê em”
9
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
- Đối với nước thải sinh hoạt, các khu chăn nuôi, nước thải từ làng nghề,…cần
áp dụng công nghệ: xử lý nước thải theo công nghệ phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn
(ABR):
Chắn rác
Nguồn tiếp nhận hoặc
khu vực tưới ruộng
Xử lý nước thải theo công nghệ phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn có thể cải tiến
và áp dụng trong mỗi gia đình với chi phí đầu tư không quá lớn nhưng đem lại hiệu
quả cao đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
- Tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp và
người dân vi phạm. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều
thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Thông qua chương trình các môn học: Sinh, Địa, Hoá, GDCD,.. chúng em thấy
vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của công nghiệp thì ô nhiễm môi trường nói
chung và nhiễm nguồn nước nói riêng là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Cái quan
trọng là ta phải nhận thức được nó và hạn chế nó bằng biện pháp tốt để cải thiện môi
trường.
Sau khi ngiên cứu về vấn đề môi trường nước ở Kim Bảng hiện nay chúng em
hiểu ra được nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, hậu quả, từ đó giúp chúng em có ý
thức hơn trong việc tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi
trường sống nói chung.
Với tình huống trên, chúng em muốn gửi thông điệp tới mọi người: vấn đề ô
nhiễm môi trường nước hiện nay ngày càng nghiêm trọng không chỉ ở các khu công
nghiệp mà ngay trong các hộ gia đình, các khu dân cư,... Chúng ta hãy chung tay bảo
vệ nguồn nước như bảo vệ sự sống của chính mình!
“Nguồn nước quê em”
10
Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Nam, năm 2013, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Cục thống kê tỉnh Hà Nam - Niên giám thống kê (năm 2013).
3. Huyện ủy - UBND huyện Kim Bảng - Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2014.
4. Sở khoa học và công nghệ Hà Nam - Thông tin về môi trường năm 2014.
5. Ảnh tư liệu.
“Nguồn nước quê em”
11
[...].. .Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Nam, năm 2013, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Cục thống kê tỉnh Hà Nam - Niên giám thống kê (năm 2013) 3 Huyện ủy - UBND huyện Kim Bảng - Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2014 4 Sở khoa học và công nghệ .. .Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn I TÊN TÌNH HUỐNG “NGUỒN NƯỚC QUÊ EM ” II MỤC TIÊU Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân hậu việc sử dụng nước ô nhiễm... nhiệm vụ THỰC TRẠNG “Nguồn nước quê em” Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn Nước dạng tài nguyên vô quan trọng thi u với cá nhân sinh vật nói chung Nước tồn ba dạng:... cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu địa bàn huyện Các tác nhân gây ô nhiễm suy thoái nước ngầm bao gồm: “Nguồn nước quê em” Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải tình thực tiễn Các tác nhân