- Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cà chua sạch trong nôngnghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được tốt hơn.. Để đạt được kết quả tốt
Trang 1PHÒNG GD&Đ T PHÚ XUYÊN Trường THCS Quang Lãng
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nhóm học sinh thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến
Nguyễn Anh Thư
Trường: THCS Quang Lãng
Năm học: 2014 - 2015
Trang 2BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ I.Tên tình huống.
“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CÀ CHUA SẠCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
II Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cà chua sạch trong nôngnghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được tốt hơn
III Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống.
Để đạt được kết quả tốt nhất ta cần áp dụng kiến thức của một số môn học sau:
Về bộ môn toán học:
- Đo khoảng cách giữa các hàng cà chua ( khoảng 80cm)
- Đo khoảng cách giữa các cây cà chua (40cm-60cm)
- Đo khoảng cách giữa các luống có chiều rộng từ 110cm-120cm, rãnh rộng 25cm, cao 30cm
- Hố trồng cuốc sâu 12cm-15cm
Về bộ môn vật lý::
Thiết kế các luống trồng cà chua phân bố theo hướng Đông-Tây, khoảng cách giữa cáccây, cách trồng cây kiểu nanh sấu để các cây tận dụng được nhiều ánh sáng giúp cây
cà chua sinh trưởng và phát triển tốt
Thiết kế giàn cà chua kiểu chữ A,chữ X để các cây tận dụng được nhiều ánh sáng
Về bộ môn hóa học:
Sử dụng vôi để khử chua cho đất
Lựa chọn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng
Về bộ môn sinh học: Chăm bón cho cà chua theo từng giai đoạn sinh trưởng.
Về bộ môn công nghệ: Chọn đất trồng phù hợp cho chất lượng quả tốt
- Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích
- Dựng giàn xung quanh cây khi ra chùm hoa thứ nhất Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây tới đó
- Bấm ngọn và tỉa cành
- Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển
Trang 3- Thu hoạch và bảo quản.
IV Giải quyết tình huống.
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn của con
người Rau không những cung cấp các chất dinh dưỡng, chất khoáng cần thiết mà còn
có tác dụng phòng chống bệnh Tuy nhiên rau chỉ thực sự đảm nhận được vai trò trên khi rau có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây, do sự gia tăng nhanh chóng khu đô thị, khu công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng lớncác chất độc hại và chất bẩn gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở khu lân cận, trong đó có vùng sản xuất rau Ngoài ra, người sản xuất không sử dụng đúng cách các biện pháp kỹ thuật như dùng một lượng lớn và không hợp lý các loại phân bón, hoá chất BVTV đã dẫn đến sự tích lũy trong rau xanh dư lượng lớn các chất độc hại như (-NO3), kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật có hại quá mức cho phép theo quy định của FAO, WHO và của Việt Nam làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của cộng đồng
Cà chua là loại rau ăn quả quý có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên đượcnhiều người ưa thích, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều hướng phát triển mạnh cả về lượng và chất
Để sản xuất cà chua với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong thời gian dài, độđồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con người là mục tiêu hàng đầu trong ngành sản xuất rau.Trong đó Phú xuyên quê em là nơi có diện tích trồng rau màu rất lớn Đã và đang được triển khai dự án trồng rau sạch để cung cấp rausạch cho người dân địa phương và thành phố Hà nội
Em xin giới thiệu kỹ thuật trồng cà chua sạch có hiệu quả cao tại quê hương Em
IV.Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Kỹ thuật gieo trồng:
IV.1: Gieo hạt và ương cây con:
Lượng hạt gieo là 1.5-2g/m2.
Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc giấy kín Để ở chỗ kín Sau khoảng 3-4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn ươm
Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm Sau khi gieo khoảng 30-40 ngày, cây đạt 5-6 lá, có thể đem trồng
IV.2:Chọn đất trồng: Chọn đất trồng cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện,
nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện) Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau cây họ hành tỏi
Trang 4Đất thích hợp có pH = 6,0 – 6,5, đất chua phải bón thêm vôi Đất trồng cà chua phải vệ sinh vườn trồng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi trước khi cày xới để diệt một số nấm hại trên mặt đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng.
Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn
bị trồng Không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột
Luống cà chua có chiều rộng 110-120cm, rãnh rộng 20-25cm, cao 30cm Các luống nên bố trí theo hướng Đông - Tây Trồng cà chua vụ Xuân lên luống cao hơn
vụ Thu Đông Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng
bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh
Trang 5Để cà chua thích nghi tốt với môi trường nên trồng cà chua vào thời vụ sau:
- Vụ đông xuân: trồng cây tháng 10 - 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 - 2
- Vụ xuân hè: trồng cây tháng 12 - 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 - 4 dương lịch
- Vụ hè thu: trồng cây tháng 6 - 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 - 10
IV.3.Cách trồng:
Bón lót và trồng cà chua ra ruộng sản xuất:
+ Hố trồng cuốc sâu 12-15 phân
+ Mỗi hố bón 1kg phân chuồng hoai mục (có thể thay phân chuồng bằng nước phân, trên mỗi luống đánh 2 rãnh sâu 12 – 18cm cách nhau 80cm, phân nước được tưới vào rãnh này và phủ đất lên, phơi đất khoảng 2 ngày rồi trồng cây)
+ Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đấtnhưng có thể bố trí như sau:
• Mùa khô: Trồng hàng đôi Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm, hoặc có thể
là cây cách cây 40cm-50 cm theo kiểu nanh sấu Mật độ: 27.000 cây/ha
• Mùa mưa: Trồng hàng đơn,cây x cây 50-60cm, mật độ 18.000-20.000 cây/ha
• Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để khi trồng cây bén rễ nhanh
• Nên trồng cây to với cây to, cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc
• Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc
• Nên trồng cà chua vào buổi chiều
• Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay
Nếu chưa kịp bón lót thì tưới nước, pha thêm phân bắc để cung cấp dinh dưỡng cho cây
• Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết
IV.4.Cách chăm sóc:
* Tưới nước:
Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây Yêu cầu nước của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển không giống nhau Khi cây ra hoa đậu quả và quả đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và quả non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảmvới sâu bệnh Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này quả chín chậm và bị nứt Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng
- Giai đoạn mới trồng: Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày
tưới 1 lần vào buổi sáng Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần
- Giai đoạn phát triển:
+ Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên + Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên khoảng 3-5 ngày tưới/lần Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng
Trang 6hiệu quả sử dụng phân bón Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu Có thể xây bờ bằng gạch để giữ ẩm cho ruộng cà chua khi tưới rãnh
*Tưới phân thúc:
Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập trung bón thúc vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả Thời tiết khô hanh thì bón thúc với nồng độ phân loãng Thời tiết ấm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn
Việc làm giàn được tiến hành sau khi câycao 40-60cm và ra chùm hoa thứ nhất Giàn
có tác dụng giữ cho cây đứng vững, vươn cao hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời, sinh trưởng tốt Đồng thời để cành lá và quả không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục quả và bệnh thối quả làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu hoạch
*Cách làm giàn: Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu chữ X hoặc chữ A
Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tối đó Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc
Trang 7* Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa quả.
Trang 8Theo kinh nghiệm của Bác Văn người trồng cà chua lâu năm: Nếu trồng cà chua không tỉa nhánh (chồi), thân lá xum xuê thường không đạt năng suất cao Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 5-8 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả Việc tỉa cành phảiđược làm thường xuyên 4 – 5 ngày một lần Dùng tay đẩy gẫy chứ không dùng kéo cắt
vì cây dễ nhiễm bệnh qua vết thương
* Tỉa lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng,
nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trong mùa mưa Lá mang ủ để tạo phân bón
* Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh
dưỡng tập trung nuôi quả và quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao
* Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần thu
hoạch nên bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng cho quả lớn đều
*Bón phân: Để cây sinh trưởng tốt cần bón đủ và đúng lượng phân cho cà chua
+Lượng phân bón và cách bón phân cho cà chua:
Lượng phân cần cho 1 sào Bắc bộ: Vôi bột: 20 – 30kg Phân chuồng hoai mục: 700 – 1000kg hoặc 40 – 50kg vi sinh Sông Gianh, vi sinh biogô, supe lân 20 – 25kg, kali 12 – 14kg, đạm urê 9 – 10kg
*Cách bón:
Vôi bột bón đều trước khi bừa lần cuối
Trang 9Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc 40 – 50kg phân vi sinh) phân lân và 3kg kali Các loại phân trộn đều rải vào rạch giữa luống rồi lấp đất kín.
*Bón thúc đợt 1: Sau trồng 10 – 15 ngày, dùng 1 – 1,5kg urê tưới loãng (chia làm 2
lần cách nhau 5 – 7 ngày)
*Bón thúc đợt 2: Sau trồng 25 – 30 ngày khi cây có nụ non, dùng 1 – 1,5kg đạm +
3kg kali bón cách gốc 2cm vun vào gốc, cắm giàn
*Bón thúc đợt 3: Khi quả non đang phát triển mạnh, dùng 1,5 – 2kg đạm + 2kg kali,
pha loãng tưới hoặc bón
*Bón thúc đợt 4: Dùng1 – 1,5kg đạm + 2kg kali tưới hoặc bón.
Số đạm và kali còn lại chia làm 2 bón thúc sau mỗi lần thu hoạch, mỗi lần 2kg kali + 1,5 – 2kg urê
Hiện nay có một số phân bón lá như Organim, Yogen, Atoních, phân bón lá Thiên nông, Komíc dùng phun 7 – 10 ngày 1 lần cây sẽ phát triển mạnh, trẻ lâu và cho năng suất cao hơn
*Ngăn ngừa rụng hoa rụng quả:
Để ngăn ngừa hiện tượng rụng hoa, quả sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4 – D(phun thuốc này ngay cả khi hoa chua thụ phấn) Khi phun thuốc cần chờ cho hoa nởđược khoảng hơn một nửa rồi mới phun 2,4 – D Nồng độ 2,4 – D là 15 – 25g/10 lít.Khi xử lý hoa bằng 2,4 – D cần tránh không cho thuốc dây vào lá vì thuốc có thể làmquăn lá Nếu xảy ra trường hợp này thì phải bón bổ sung 1 – 2 lần phân loãng.mỗi lầnthu hoạch quả cần được bón thúc thêm Cà chua
*Phòng trừ sâu bệnh hại cây cà chua:
+ Sâu hại:
Sâu xám:
Trang 10• Loại sâu này thường hại cây con mới trồng Vào ban đêm chui lên cắn cây, ban ngày chui xuống đất Tại chỗ gốc cây bị hại, dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Basudin 5G (10G).
Biện pháp phòng trừ: cần cày bừa kỹ, phơi ải, luân canh với cây trồng nước để ngăn chặn sâu xám phát triển
• Sâu đục quả:(Helicoverpa armigera):
Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hoại lá, sau đó đục vào quả Đến thời kỳ trưởng thành chúng hóa nhộng trong đất gần gốc cây
Thường xuyên ngắt bỏ các quả bị sâu hại, bấm ngọn, tỉa cành cà chua để tránh sự lâylan và tích lũy số lượng sâu trên đồng ruộng
Để phòng trừ sâu đục quả cần phải phun thuốc sớm ở giai đoạn sâu non, khi sâu
trưởng thành, thuốc sẽ kém hiệu quả do sâu đục vào quả
Các loại thuốc có thể dùng là: Delfin 32BIƯ, BT, Sherpa 25EC
Một số loại sâu bệnh khác như: Rệp, bọ phấn, bọ trĩ nên dùng thuốc Pentin 15EC để phòng trừ
+ Bệnh hại:
• Bệnh đốm lá:
Bệnh hiện phổ biến trong vụ cà chua sớm, cà chua xuân hè
Điều kiện bệnh phát triển: Độ ẩm lớn, nhiệt độ cao
Bệnh ít nguy hiểm nhưng nếu nặng có thể phun Boocdo, ZinebWP
• Bệnh xoăn lá:
Trang 11Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè.
Đặc điểm của cây bị bệnh: Cây lùn, lá biến dạng xoăn, khảm xanh vàng do vi rút gây ra
Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn
Biện pháp phòng trừ: Nhổ bỏ cây bệnh và phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh Biện pháp vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20x30cm, đặt bẫy so le 3m/cái)
để thu hút con trưởng thành các côn trùng bọ trĩ, bọ phấn Dùng giấy bạc treo trên
ngọn cây tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng bảo
vệ vườn trồng Dùng lưới quây xung quanh vườn với chiều cao 1,8-3,5m (nơi ánh sáng
ít, gió yếu quây lưới thấp 1,8m)
• Bệnh sương mai (mốc sương):
Trang 12Thường hại trong chính vụ
Điều kiện để bệnh phát triển: Thời tiết âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp
Bệnh có thể hại trên lá, quả, thân
Biện pháp phòng trừ: Tạo ruộng thông thoáng, tỉa cành, nhánh, lá gốc Phun Boocdo1% để phòng bệnh Có thể dùng một số thuốc hóa học khác như Zineb 80 WP
Alieette 80 WP Khi phun cần xem liều lượng và thời gian cách ly trên bao bì của từngloại thuốc
• Bệnh héo lá xoăn vi khuẩn:
Hiện tượng: Cây bị hại đột nhiên héo rũ trong khi lá vẫn còn màu xanh
Cách xác định bệnh: Dùng dao cắt ngang thân cho vào cốc nước trong Sau một lát, tại vết cắt có thấy dịch vi khuẩn màu trắng chảy ra
Biện pháp phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác họ Tăng cường phân hữu cơ chocây khỏe để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.(Luân canh cà chua với lúa nước).Khi bệnh phát triển cần hạn chế tưới nước, đặc biệt là tưới rãnh Nhổ cây bệnh và dùng vôi bột rắc gốc cây bệnh
*Thu hoạch và bảo quản cà chua:
Trong quá trình chín cà chua phải qua các thời kỳ sau đây:
+ Thời kỳ quả xanh: Quả và hạt phát triển chưa hoàn chỉnh Nếu thu hái quả ở thời kỳ này và thông qua các phương pháp thúc chín thì quả chín không bình thường, quả không có hương vị, không có màu sắc đặc trưng của giống
+ Thời kỳ chín xanh: Chất keo bao quanh hạt được hình thành, quả chưa có màu hồng hoặc màu vàng Nếu đem thúc chín thì quả sẽ thể hiện màu sắc của giống
+ Thời kỳ chín vàng: Đỉnh quả xuất hiện màu vàng hoặc màu hồng với diện tích bề mặt chiếm khoảng 10%
Trang 13+ Thời kỳ chuyển màu: Diện tích bề mặt từ 10 – 30%, có màu vàng hoặc đỏ.
+ Thời kỳ chín hồng: Diện tích bề mặt quả từ 30 – 60% có màu hồng nhạt hoặc màu vàng
+ Thời kỳ quả hồng hoặc đỏ: Diện tích bề mặt quả từ 60 – 90% trở lên có màu vàng hoặc đỏ
+ Thời kỳ quả chín đỏ: Diện tích bề mặt từ trên 90% trở lên
Trên đây là những thời kỳ quan trọng của quá trình chín Từ khi chín xanh đến chín tổng hợp thời gian khoảng 10 – 12 ngày Sau đó quả chín hoàn toàn và có màu đỏ thâm nhưng quả còn chắc, cứng Nếu dùng làm thực phẩm là thích hợp nhất và được người tiêu dùng ưa chuộng Khi quả mềm thì vẫn sử dụng được, nhưng cắt lát sẽ khó khăn Quả chín mềm dùng để lấy hạt giống là thích hợp, thịt quả dùng để chế biến cà chua cô đặc hoặc tương cà chua rất tốt
Khi thu hái cà chua bằng tay, do va đập trong khi sắp xếp, vận chuyển, quả bị xây xát,
bị dập nát sẽ là môi trường tốt cho bệnh hại xâm nhiễm gây hư thối và giảm chất lượng Vì vậy khi thu hái nên cho vào các hộp nhựa, sắp xếp và vận chuyển phải thao tác hết sức nhẹ nhàng Nên chú ý kịp thời loại bỏ những quả bị dập nát