bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn tích hợp kiến thức giảng dạy bảo vệ môi trường

36 1.1K 2
bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn  tích hợp kiến thức giảng dạy bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ ============== HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC TIẾT 8 BÀI 9 CÔNG NGHỆ 7” Môn học chính của chủ đề: Công nghệ Các môn học được tích hợp: Sinh học,Hóa học, bảo vệ môi trường PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI – Phụ lục I - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Gia Lâm - Trường THCS Đông Dư - Địa chỉ: Xã Đông Dư – Huyện Gia Lâm – TP Hà Nội Điện thoại: 0438470112 ; Email: c2dongdu@hanoi.edu.vn - Thông tin về giáo viên Họ tên giáo viên: TRƯƠNG THỊ HỒNG LOAN Ngày sinh: 21/08/1983 Môn: Công nghệ Điện thoại: 0996999039 Email: loantamdao@yahoo.com Phụ lục II PHIẾU MƠ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN, TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC TIẾT 8 BÀI 9 CƠNG NGHỆ 7” 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Mơn Cơng nghệ - Nêu được các cách bón phân. - Nêu và giải thích khái khái qt được cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Xác định được cách bảo quản phù hợp với từng loại phân bón. 2.1.2. Mơn Sinh học Lớp 6: Chương II. RỄ. - Cấu tạo miền hút của rễ. - Sự hút nước và muối khống ở rễ. 2.1.3. Mơn Hóa học Do đặc điểm học sinh chưa học mơn hóa học nên GV chỉ tích hợp, sử dụng kiến thức liên mơn ở mức đơn giản nhất - Phân biệt chất tan và khó tan qua thí nghiệm hòa tan các chất ( Đã được học từ các lớp dưới) 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Cơng nghệ - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái qt, tư duy khoa học. - Rèn kỹ năng vận dụng một số kiến thức liên mơn để giải thích và giải quyết các tình huống; Kỹ năng hoạt động nhóm. 2.2.2. Mơn Sinh học Lớp 6: Chương II. RỄ. - Cấu tạo miền hút của rễ. - Sự hút nước và muối khống ở rễ. 2.2.3. Mơn Hóa học - Kỹ năng thực hành thí nghiệm 2.3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc sử dụng, bảo quản phân bón và bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THCS Đông Dư – Đông Dư – Gia Lâm – Hà Nội + Số lượng: 42 học sinh + Số lớp: 1 lớp + Khối lớp: Khối 7 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Phát hiện mối đe dọa tác động xấu đến môi trường từ việc bảo quản và sử dụng phân bón trong trồng trọt. - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành, tuyên truyền mọi người bảo quản và sử dụng phân bón hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực tham gia sản xuất tại địa phương. 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu phi vật thể. - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003. - Phòng đa năng. 5.2. Học liệu 5.2.1. Một số hình ảnh về các cách bón phân. hậu quả của việc sử dụng điện năng không an toàn và tác động đến môi trường của các nhà máy sản xuất điện năng. 5.2.2. Một số thông tin về các cách bảo quản và sử dụng phân bón TL1.PHÂN HỮU CƠ VÀ CÁCH SỬ DỤNG Trên thị trường phân bón hữu cơ hiện nay đang lưu hành một số loại phân bón hữu cơ chính như: phân hữu cơ truyền thống (phân gà xử lý, phân cút xử lý, vỏ cà phê xử lý, phân bò…) và phân bón hữu cơ chế biến (phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh). Người sử dụng đang rơi vào một “ma trận” phân bón hữu cơ với đủ các loại tên gọi, thương hiệu, công thức… của các công ty sản xuất trong và ngoài nước với giá thành cũng rất khác nhau. Những công dụng, xuất xứ, công nghệ sản xuất, nguyên liệu của các loại phân bón hữu cơ chế biến cũng đang được các nhà sản xuất, nhà phân phối tiếp thị cũng rất phong phú. Vì vậy bà con cần tỉnh táo, lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, công dụng đúng với thành phần để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất. Thành phần chung nhất của các loại phân bón hữu cơ là hàm lượng chất hữu cơ. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại phân bón hữu cơ khác nhau mà nhà sản xuất còn bổ sung thêm đạm, lân, kali, các chất trung vi lượng và vi sinh vật. Bón phân hữu cơ cho cây trồng là cung cấp chất hữu cơ cho đất. Đất được bổ sung chất hữu cơ có kết cấu tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ phát triển và hút được nhiều phân bón NPK, qua đó làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây, giảm được phân bón vô cơ. Đất được bổ sung chất hữu cơ sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát phân bón do bay hơi hoặc rửa trôi, từ đó cũng góp phần làm giảm lượng phân bón NPK. Chất hữu cơ trong đất sẽ được chuyển hóa thành mùn và yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới độ phì nhiêu của đất, sức khỏe của đất, tính chất sinh-lý-hóa của đất. Vì vậy cũng có thể nói, bón phân hữu cơ góp phần bảo vệ đất và tăng sức sản xuất của đất. Lựa chọn phân bón hữu cơ như thế nào cho tốt? Hiện nay có một số loại phân bón hữu cơ cao cấp, ngoài tác dụng chính là cung cấp chất hữu cơ cho đất, nó còn có một số công dụng nổi trội khác mà các loại phân bón hữu cơ khác không có. Một sản phẩm phân bón hữu cơ có tính đột phá về công nghệ và công dụng là phân bón hữu cơ vi sinh NaSa Smart của NM Phân bón Năm Sao. NaSa Smart được sản xuất bằng công nghệ và các chủng vi sinh vật ngoại nhập từ Nhật Bản và Đài Loan. NaSa Smart có tác dụng cải tạo đất nhờ có chứa hàm lượng chất hữu đậm đặc. NaSa Smart cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng đa lượng và trung vi lượng thiết yếu. Các chủng vi sinh vật đối kháng trong NaSa Smart sẽ ngăn ngừa được một số tác nhân gây bệnh cho cây trồng. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ hạn chế hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ cho cây. Các chủng vi sinh vật chức năng (cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali) sẽ giúp giảm được 10-15% lượng phân bón NPK cho nông dân, qua đó giảm chi phí phân bón và bảo vệ môi trường. Sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đang là xu hướng mới trong ngành sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam. Đối với cây trồng ngắn ngày, lượng phân bón hữu cơ nên sử dụng để bón lót. Lượng bón khoảng từ 300-400 kg/ha/vụ (phân hữu cơ chế biến). Đối với các lọai cây trồng lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều), phân bón hữu cơ nên sử dụng bón tập trung vào đầu mùa mưa để nâng cao hiệu suất sử dụng và hiệu lực của phân bón vô cơ (phần lớn phân bón vô cơ được bón tập trung vào mùa mưa). Lượng bón khỏang 400-1.000 kg/ha/năm. (Theo Nông Ngiệp Việt Nam) TL2. KỸ THUẬT Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH Do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất Trong khi hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy 1. Lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh: - Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật - Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi. - Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng. - Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh. - Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn. - Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất. - Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3 Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. - Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng. - Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ. 2. Một số hạn chế của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh so với phân hóa học: - Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều - Phải tốn thêm công ủ và diện tích để ủ. - Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, lân, kali, NKP gọn nhẹ, dễ vận chuyển, không quá đắt tiền, chất lượng đồng đều, thuận tiện sử dụng hơn phân hữu cơ vi sinh. 3. Kỹ thuật ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh: a. Nguyên liệu sử dụng: - Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình) ; Vỏ cà phê, lạc, trấu ; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy Phân gia súc, gia cầm - Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía. - Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM b. Các bước tiến hành ủ: - Bước 1: Chọn nơi ủ. Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2. - Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu. Để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, trước khi ủ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết sau: + Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 6-8 tạ. + Phân chuồng: 2-4 tạ. + Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân. + Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2-3 kg. + Cám gạo: 3 kg. Lưu ý: đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay, khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy. Tuy nhiên, cũng có một số loại chế phẩm hoàn toàn có thể rắc thêm phân vô cơ hoặc vôi như BioEM mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ khi ủ. Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10-15kg, phân NPK từ 5-10kg hoặc đạm từ 1-2kg và lân từ 5-10kg. - Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ. Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành. Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ. - Bước 4: Trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật. Để trộn đều gói chế phẩm và nước gỉ mật hoặc mật mía cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: Chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật vào ô doa nước khuấy đều. Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2-3 ngày. - Bước 5: Tiến hành ủ. + Rải các loại nguyên liệu khó phân huỷ như mùn cưa, trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm rạ xuống dưới cùng, rộng mỗi chiều khoảng 1,5 m, dày 0,3-0,4 m (chiếm 20 % tổng lượng phế phụ phẩm); Sau đó rải đều lên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng để ủ) hoặc nước phân đặc, rồi tưới đều phần dung dịch chế phẩm và nước gỉ mật lên trên; Rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn làm dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh; Tiếp tục rải các loại phế phụ phẩm lên trên với một lớp dày 40 cm, rồi lại rải một lớp phân chuồng lên rồi tưới dung dịch chế phẩm và mật mía. Cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành sẽ được đống phân ủ cao khoảng 1,5m. Lưu ý: Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng hòa chế phẩm) khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tùy thuộc vào nguyên liệu khô nhiều hay ít. - Bước 6: Che đậy đống ủ. Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 50oC. - Bước 7: Đảo đống ủ và bảo quản. + Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50oC. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh. Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7-10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt. Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Với than bùn, mùn cưa, mùn mía nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 %, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô. + Sau ủ 15-20 ngày nên đảo đống phân ủ. Đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ cứ sau 20 ngày đảo 1 lần. c. Cách dùng: Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu. [...]... Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón II CHUẨN BỊ: 1 Giáo viên: - Hình 7 ,8, 9, 10 SGK phóng to Một số hình ảnh sưu tầm - Phiếu học tập - Một số mẫu phân bón, cốc nước, đũa thủy tinh - phòng đa năng, máy chiếu phi vật thể 2 Học sinh: Xem trước bài 9 IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Ổn đònh tổ chức lớp: (1 phút) 2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi dạy bài mới 3 Bài mới: a Giới thiệu bài. .. mơn sinh học 6, kiến ( Tích hợp vận dụng kiến thức về chất tan trong thức liên mơn hóa học và nước để trả lời sinh học) GV: nhận xét, giải thích bổ sung (vận dụng kiến thức liên mơn hóa học, sinh học) II Cách sử dụng các loại phân bón thông thường: GV: Làm thí nghiệm chứng minh phân kali dễ tan, phân lân khó tan HS quan sát, vận dụng kiến thức chất tan trong GV: Mỗi loại phân bón có nước để nhận biết... quả: 100% học sinh của lớp đạt mục tiêu bài học 8 Các sản phẩm của học sinh - Bài thuyết trình của 3 nhóm học sinh thực hiện trong tiết thực hành (gửi theo sản phẩm của học sinh tự thiết kế trên phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003) - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường, trồng và chăm sóc cây xanh - Tích cực thực hiện và tun truyền mọi người bảo quản và sử dụng phân bón hợp lý khi... em đã bảo quản phân bón đúng cách chưa? GV: nhận xét, sử dụng kiến thức liên mơn và tích hợp kiến thức bảo vệ mơi trường tổng kết bài -Phân hữu cơ: Ủ Phân chuồng để tại chuồng ni hoặc ủ thành đống rồi dùng bùn chát kín bên ngồi 4 Củng cố: (6 phút) - Bài tập: tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống - Tổ chức Trò chơi “ Ai nhanh hơn” 6 Nhận xét- dặn dò: (1 phút) _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh... Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới các đặc điểm của từng nhóm HS lắng nghe GV u cầu 1 HS nhắc lại HS ghi bài cách sử dụng phân bón ghi bảng H: Tại sao phân hữu cơ và HS kết hợp các kiến phân lân thường dùng để bón thức sinh học 6 để trả lót? lời GV: Nhận xét chỉnh sửa (vận dụng kiến thức liên mơn hóa học, sinh học) H: Tại sao phân đạm, kali HS kết hợp các kiến _ Phân đạm, kali và phân hỗn hợp: thường... (bón trong q trình sinh trưởng của cây) và có thể bón phân qua đất hoặc bón phân qua lá + Việc bón phân gì phải căn cứ vào vai trò của mỗi loại phân bón và biểu hiện của cây khi thiếu dinh dưỡng (theo nguồn từ internet) 6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học GIÁO ÁN TIẾT 8 - BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG Ngày soạn:20 /9/ 2014 Ngày dạy: 14/10/2014 I MỤC TIÊU: Sau khi học. .. xét bổ sung (Tích hợp kiến thức hóa học) TH CVĐ: Khi bảo quản ta khơng để lẫn các loại phân bón với nhau, Tại sao trên thị trường vẫn có các loại phân như N-P-K hay N-P-K-S? GV: hướng dẫn HS giải quyết tình huống HS: giải quyết tình huống GV: nhận xét bổ sung H: Vì sao phải dùng bùn ao để phủ kín đống phân HS: Trả lời ủ? GV: nhận xét, bổ sung (tích hợp kiến thức hóa học và bảo vệ mơi trường) H: Em... giáo viên Hoạt động của học Nội dung sinh 16phút GV: u cầu HS nhắc lại có HS: trả lời mấy loại phân bón? GV: Khơng phải loại phân bón nào bón vào đất là rễ của cây trồng có thể hấp thụ được ngay VD: phân chuồng cần phải qua giai đoạn ủ cho đến khi hoai mục… H: Theo em phân bón ở dạng nào cây trồng mới hấp thu _HS: vận dụng các kiến thức liên quan đến được? mơn sinh học 6, kiến ( Tích hợp vận dụng kiến. .. thường dùng bón thúc? thức sinh học 6 để trả lời GV: Nhận xét chỉnh sửa (vận dụng kiến thức liên mơn hóa học, sinh học) GV: Phân bón là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng H: Tại sao khi sử dụng phân đạm, kali, phân hỗn hợp bón lót thì chỉ bón với lượng nhỏ? HS: trả lời GV: Nhận xét, chỉnh sửa H: Em hãy cho biết ở gia đình và địa phương em đã sử dụng phân bón đúng cách HS: liên hệ thực tế để chưa?... dạy: 14/10/2014 I MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS sẽ: 1 Kiến thức: - Nêu được các cách bón phân - Nêu và giải thích khái khái qt được cách sử dụng các loại phân bón thông thường - Xác định được cách bảo quản phù hợp với từng loại phân bón 2 Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái qt, tư duy khoa học - Rèn kỹ năng vận dụng một số kiến thức liên mơn để giải thích và giải quyết các tình . LÂM TRƯỜNG THCS ĐÔNG DƯ ============== HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC TIẾT 8 BÀI 9 CÔNG NGHỆ 7” Môn học. 21/ 08/ 1 98 3 Môn: Công nghệ Điện thoại: 099 699 90 39 Email: loantamdao@yahoo.com Phụ lục II PHIẾU MƠ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1.Tên hồ sơ dạy học “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN, TÍCH HỢP. dạy học “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN, TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC TIẾT 8 BÀI 9 CƠNG NGHỆ 7” 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Mơn Cơng nghệ - Nêu được các cách

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ==============

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan