1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12

51 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trang 2 I. Lý do chọn đề tài. Trang 2 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trang 3 III. Thuận lợi và khó khăn. Trang 4 IV. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp. Trang 5 V. Phạm vi và cấu trúc đề tài. Trang 5 CHƯƠNG II: KHAI THÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975. Trang 6 I. Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 – ban căn bản. Trang 6 1.Về cấu tạo. Trang 6 2.Về nội dung: Trang 7 II. Nội dung lịch sử Đồng Nai cần khai thác khi dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Trang 7 1. Khái quát lịch sử đấu tranh Đồng Nai trong giai đoạn 1954 – 1975. Trang 7 2. Lồng ghép lịch sử Đồng Nai trong bài học lịch sử dân tộc. Trang 9 III. Một số phương pháp lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) vào bài học LSDT khối 12. Trang 18 1. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trang 18 2. Kết hợp liên môn kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học . Trang 19 3. Kết hợp với các loại văn kiện Trang 20 CHƯƠNG III: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM. Trang 21 Giáo án 1 Trang 21 Giáo án 2 Trang 28 Giáo án 3 Trang 36 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ. Trang 43 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN. Trang 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 47 PHỤ LỤC: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Trang 48 ĐỀ TÀI LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa để hội nhập với thế giới bên ngoài của đất nước hiện nay, việc mở rộng và nâng cao tri thức văn hóa chung trong xã hội đã trở thành cấp thiết. Các tri thức Lịch sử nói chung và lịch sử của từng địa phương nói riêng có vai trò lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì nó không chỉ giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức Lịch sử dân tộc (LSDT) mà còn góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng tình yêu và lòng tự hào về quê hương – cội nguồn của lòng yêu nước. Đồng Nai là một địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Lịch sử hình thành và phát triển của Đồng Nai đã trở thành một bộ phận sinh động không thể tách rời của LSDT. Thật vậy, trong buổi bình minh của loài người các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được dấu tích của người tối cổ ở một số nơi trên đất nước ta, trong đó có Đồng Nai. Trong hoạt động mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhà Nguyễn cũng đã chọn nơi đây là điểm đến vào thế kỉ XVII. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân Đồng Nai đã lập nhiều chiến công, bao phen khiến cho quân địch phải hãi hùng khiếp sợ. Đặc biệt, trong cuộc kháng chống Mĩ (1954-1975), quân dân Đồng Nai đã cùng kề vai sát cánh với cả miền Nam làm nên thành đồng tổ quốc với sứ mệnh lịch sử đi trước về sau với những chiến thắng vang dội như: Trận trực tiếp đầu tiên đánh vào quân đội Mĩ ở miền Nam Việt Nam tại Nhà Xanh (07/7/1959) gây tiếng vang lớn; trận tập kích đánh vào sân bay Biên Hòa (31/10/1964) gây chấn động lớn và được ví như Điện Biên Phủ (1954) hay là trận Trân Châu Cảng trong thế chiến thứ hai… Ngoài ra, cả nước cũng biết đến chiến thắng Xuân Lộc năm 1975 đã đóng vai trò quyết định đến công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tất cả những điều đó đã làm nên một mảnh đất Đồng Nai trong lịch sử trung dũng, kiên cường. Với truyền thống lịch sử vẻ vang lại được sự quan tâm của các cấp các ngành chú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu về lịch sử và văn hóa địa phương đã cung cấp nguồn tài liệu tương đối phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi với việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà. Thế nhưng, từ trước đến nay công tác giảng dạy và sử dụng nguồn tư liệu lịch sử địa phương (LSĐP) vào trong các bài học để truyền bá kiến thức, giáo dục học sinh (HS)… ở đa số các trường trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập. Diễn ra thực trạng trên vì nhiều lý do khác nhau, nhưng những lý do được đề cập nhiều nhất là do thời lượng giành cho phần dạy LSĐP là quá ít (lớp 10: 1 tiết/năm; lớp 11: 1 tiết/năm; lớp 12: 2 tiết/năm); chương trình LSĐP không nằm trong nội dung kiểm tra, đánh giá HS hay khai thác các nguồn tài liệu còn khó khăn… Trước những khó khăn đang gặp phải, tôi đã coi việc lồng ghép nội dung LSĐP vào giảng dạy trong bài học LSDT là một giải pháp. Bởi vì, LSĐP là một bộ phận hữu cơ, cấu thành cũng như tạo biểu tượng cụ thể và phong phú cho tri thức LSDT. Bất kì một sự kiện nào của LSDT cũng đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Từ mối quan hệ chặt chẽ đó thì việc sử dụng LSĐP trong dạy học LSDT ở nhà trường phổ thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Bởi vì, những chất liệu LSĐP sẽ làm cho bài học LSDT, có khi là LSTG thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những cảm xúc thật của HS hoặc thầy cô giáo trong mỗi bài học cụ thể. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện nay các công ty lữ hành đã và đang đẩy mạnh hoạt động du lịch “về nguồn” để thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử của đất nước. Trong xu thế đó việc tuyên truyền, quảng bá các địa danh, di tích tại địa phương mình chính là nhu cầu và niềm tự hào của mỗi công dân mà ở tỉnh Đồng Nai chúng ta cũng thế. Như vậy, với mỗi nội dung LSĐP nếu được thực hiện tốt thì bên cạnh việc giáo dục được truyền thống cách mạng địa phương với các em HS còn góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà cũng như đem lại nguồn thu nhập góp phần xây dựng quê hương. Với mong muốn sớm cùng với các đồng nghiệp khắc phục được những khó khăn và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Tôi đã chọn đề tài này. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận. LSĐP là những gì diễn ra trong quá khứ của một đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) như: quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ, chống giặc ngoại xâm và các anh hùng dân tộc tại địa phương đó. Giảng dạy LSĐP là cung cấp những sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử gắn liền với làng quê, thôn xóm, phố phường, nơi mà HS đang sinh sống sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, bồi dưỡng lý luận cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước và hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Hơn nữa, LSĐP là một bộ phận hợp thành LSDT, nếu được lồng ghép hợp lý thì sẽ là một phương tiện hữu ích làm phong phú, sáng tỏ, để giúp các em hiểu sâu sắc hơn vấn đề LSDT. Đồng thời, góp phần thiết thực vào việc giáo dục tính nhân văn, ý thức nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quốc tế đúng đắn thể hiện trong tình yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Rèn luyện những kĩ năng, thói quen, phương pháp thực tiễn để hình thành ở HS phương pháp nghiên cứu khoa học để rồi biết vận dụng vào cuộc sống. Ngoài ra, việc dạy lồng ghép LSĐP trong LSDT cũng giúp các em HS có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Đồng thời, HS được học, được biết, được hiểu LSĐP ngay trong bài học LSDT chứ không phải chỉ bó hẹp trong giới hạn 1 hay 2 tiết theo phân phối chương trình. Điều đó cũng có nghĩa là việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS và lòng tự hào của các em được hun đúc, xây dựng ở nhiều bài trong chương trình học theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. 2. Cơ sở thực tiễn. Giảng dạy LSĐP đã trở thành chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo từ nhiều năm nay. Tại tỉnh Đồng Nai, việc nghiên cứu LSĐP đã và đang được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, cấp Ủy và chính quyền địa phương các cấp cùng các Sở, ngành, tổ chức nghiên cứu, biên soạn, như: Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển; Đồng Nai – Di tích lịch sử văn hóa; Người Đồng Nai… Nhưng với những khó khăn đã được đề cập thì dù nhiều GV đã rất nỗ lực trong việc truyền tải kiến thức và những bài học đạo đức nhưng kết quả đem lại vẫn còn rất hạn chế. Qua việc trao đổi chuyên môn với nhiều đồng nghiệp trong trường và một số trường trong khu vực lân cận thì hầu như ai cũng có những trăn trở về những khó khăn giống nhau mà chưa đưa ra được giải pháp khắc phục. Cũng thật buồn khi nhiều em HS khi được hỏi về bài học LSĐP còn không thể nhớ nổi trong chương trình học có học về LSĐP hay không chứ chưa nói đến là nội dung LSĐP có những gì. Bên cạnh đó, về mặt phương pháp thì dạy học tích hợp, lồng ghép đang là xu hướng hiện đại trên thế giới. Phương pháp này mang lại những hiệu quả giáo dục nhanh chóng và rõ rệt, vì khi dạy cũng với chính lượng kiến thức đó nhưng nhắm vào được nhiều mục đích, người học được tích lũy thêm thông tin kiến thức mới một cách nhẹ nhàng. III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.

Trang 1

Đơn vị: Trường THPT Long Thành

-Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC

LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12

Người thực hiện: Chu Thị Hằng

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2014 - 2015

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

10 Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.

- Năm nhận bằng: 2008

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử.

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy môn Lịch sử.

- Số năm có kinh nghiệm: 06 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ Bạo lực học đường và những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả SKKN năm 2011 – 2012.

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trang 2

II Nội dung lịch sử Đồng Nai cần khai thác khi dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 Trang 7

1 Khái quát lịch sử đấu tranh Đồng Nai trong giai đoạn 1954 – 1975.Trang 7

2 Lồng ghép lịch sử Đồng Nai trong bài học lịch sử dân tộc Trang 9

III Một số phương pháp lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) vào bài học LSDT khối 12 Trang 18

1 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trang 18

3 Kết hợp với các loại văn kiện Trang 20

CHƯƠNG III: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Trang 21

Giáo án 1 Trang 21Giáo án 2 Trang 28Giáo án 3 Trang 36

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ Trang 43 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN Trang 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 47 PHỤ LỤC: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Trang 48

Trang 4

Đồng Nai là một địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng Lịch sửhình thành và phát triển của Đồng Nai đã trở thành một bộ phận sinh động khôngthể tách rời của LSDT Thật vậy, trong buổi bình minh của loài người các nhà khảo

cổ học đã tìm thấy được dấu tích của người tối cổ ở một số nơi trên đất nước ta,trong đó có Đồng Nai Trong hoạt động mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhàNguyễn cũng đã chọn nơi đây là điểm đến vào thế kỉ XVII Rồi trong cuộc khángchiến chống Pháp, quân dân Đồng Nai đã lập nhiều chiến công, bao phen khiếncho quân địch phải hãi hùng khiếp sợ Đặc biệt, trong cuộc kháng chống Mĩ (1954-

1975), quân dân Đồng Nai đã cùng kề vai sát cánh với cả miền Nam làm nên thành

đồng tổ quốc với sứ mệnh lịch sử đi trước về sau với những chiến thắng vang dội

như: Trận trực tiếp đầu tiên đánh vào quân đội Mĩ ở miền Nam Việt Nam tại NhàXanh (07/7/1959) gây tiếng vang lớn; trận tập kích đánh vào sân bay Biên Hòa(31/10/1964) gây chấn động lớn và được ví như Điện Biên Phủ (1954) hay là trậnTrân Châu Cảng trong thế chiến thứ hai… Ngoài ra, cả nước cũng biết đến chiếnthắng Xuân Lộc năm 1975 đã đóng vai trò quyết định đến công cuộc giải phónghoàn toàn miền Nam Tất cả những điều đó đã làm nên một mảnh đất Đồng Naitrong lịch sử trung dũng, kiên cường

Với truyền thống lịch sử vẻ vang lại được sự quan tâm của các cấp các ngànhchú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu về lịch sử và văn hóa địa phương đã cung cấpnguồn tài liệu tương đối phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi với việc giáodục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà Thế nhưng, từ trước đến naycông tác giảng dạy và sử dụng nguồn tư liệu lịch sử địa phương (LSĐP) vào trongcác bài học để truyền bá kiến thức, giáo dục học sinh (HS)… ở đa số các trườngtrung học phổ thông (THPT) trong tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập Diễn ra thựctrạng trên vì nhiều lý do khác nhau, nhưng những lý do được đề cập nhiều nhất là

do thời lượng giành cho phần dạy LSĐP là quá ít (lớp 10: 1 tiết/năm; lớp 11: 1 tiết/năm; lớp 12: 2 tiết/năm); chương trình LSĐP không nằm trong nội dung kiểm tra,đánh giá HS hay khai thác các nguồn tài liệu còn khó khăn…

Trước những khó khăn đang gặp phải, tôi đã coi việc lồng ghép nội dungLSĐP vào giảng dạy trong bài học LSDT là một giải pháp Bởi vì, LSĐP là một bộ

Trang 5

phận hữu cơ, cấu thành cũng như tạo biểu tượng cụ thể và phong phú cho tri thứcLSDT Bất kì một sự kiện nào của LSDT cũng đều diễn ra ở một địa phương cụ thểvới thời gian, không gian nhất định Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật củamỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước Từ mối quan hệ chặt chẽ đóthì việc sử dụng LSĐP trong dạy học LSDT ở nhà trường phổ thông sẽ góp phầnnâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho

HS Bởi vì, những chất liệu LSĐP sẽ làm cho bài học LSDT, có khi là LSTG thêmsống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những cảm xúc thật của HS hoặc thầy côgiáo trong mỗi bài học cụ thể

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiệnnay các công ty lữ hành đã và đang đẩy mạnh hoạt động du lịch “về nguồn” đểthăm và tìm hiểu các di tích lịch sử của đất nước Trong xu thế đó việc tuyêntruyền, quảng bá các địa danh, di tích tại địa phương mình chính là nhu cầu vàniềm tự hào của mỗi công dân mà ở tỉnh Đồng Nai chúng ta cũng thế Như vậy,với mỗi nội dung LSĐP nếu được thực hiện tốt thì bên cạnh việc giáo dục đượctruyền thống cách mạng địa phương với các em HS còn góp phần quảng bá hìnhảnh của tỉnh nhà cũng như đem lại nguồn thu nhập góp phần xây dựng quê hương.Với mong muốn sớm cùng với các đồng nghiệp khắc phục được những khókhăn và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Tôi đã chọn đề tài này

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

1 Cơ sở lý luận.

LSĐP là những gì diễn ra trong quá khứ của một đơn vị hành chính (xã,huyện, tỉnh) như: quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ, chống giặc ngoại xâm vàcác anh hùng dân tộc tại địa phương đó

Giảng dạy LSĐP là cung cấp những sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử gắn liềnvới làng quê, thôn xóm, phố phường, nơi mà HS đang sinh sống sẽ có tác độngmạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, bồi dưỡng lý luận cách mạng, tình yêu quêhương, đất nước và hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của con người ViệtNam Hơn nữa, LSĐP là một bộ phận hợp thành LSDT, nếu được lồng ghép hợp lýthì sẽ là một phương tiện hữu ích làm phong phú, sáng tỏ, để giúp các em hiểu sâusắc hơn vấn đề LSDT Đồng thời, góp phần thiết thực vào việc giáo dục tính nhânvăn, ý thức nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quốc tế đúng đắn thể hiện trong tình yêunước và tinh thần quốc tế vô sản Rèn luyện những kĩ năng, thói quen, phươngpháp thực tiễn để hình thành ở HS phương pháp nghiên cứu khoa học để rồi biếtvận dụng vào cuộc sống

Ngoài ra, việc dạy lồng ghép LSĐP trong LSDT cũng giúp các em HS có sựhình dung đa dạng về quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện,hiện tượng lịch sử Các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành cáckhái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát Đồngthời, HS được học, được biết, được hiểu LSĐP ngay trong bài học LSDT chứkhông phải chỉ bó hẹp trong giới hạn 1 hay 2 tiết theo phân phối chương trình.Điều đó cũng có nghĩa là việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS và lòng

tự hào của các em được hun đúc, xây dựng ở nhiều bài trong chương trình học theo

phương châm “mưa dầm thấm lâu”.

Trang 6

2 Cơ sở thực tiễn.

Giảng dạy LSĐP đã trở thành chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo từ nhiềunăm nay Tại tỉnh Đồng Nai, việc nghiên cứu LSĐP đã và đang được Tỉnh ủy,UBND Tỉnh, cấp Ủy và chính quyền địa phương các cấp cùng các Sở, ngành, tổchức nghiên cứu, biên soạn, như: Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành vàphát triển; Đồng Nai – Di tích lịch sử văn hóa; Người Đồng Nai… Nhưng vớinhững khó khăn đã được đề cập thì dù nhiều GV đã rất nỗ lực trong việc truyền tảikiến thức và những bài học đạo đức nhưng kết quả đem lại vẫn còn rất hạn chế Qua việc trao đổi chuyên môn với nhiều đồng nghiệp trong trường và một sốtrường trong khu vực lân cận thì hầu như ai cũng có những trăn trở về những khókhăn giống nhau mà chưa đưa ra được giải pháp khắc phục Cũng thật buồn khinhiều em HS khi được hỏi về bài học LSĐP còn không thể nhớ nổi trong chươngtrình học có học về LSĐP hay không chứ chưa nói đến là nội dung LSĐP có nhữnggì

Bên cạnh đó, về mặt phương pháp thì dạy học tích hợp, lồng ghép đang là xuhướng hiện đại trên thế giới Phương pháp này mang lại những hiệu quả giáo dụcnhanh chóng và rõ rệt, vì khi dạy cũng với chính lượng kiến thức đó nhưng nhắmvào được nhiều mục đích, người học được tích lũy thêm thông tin kiến thức mớimột cách nhẹ nhàng

III THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.

Trường đóng trên địa bàn có nhiều Di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nướchoặc tỉnh xếp hạng như: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã Long Phước),đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành); căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa (xã Bình Sơn)…thuận lợi cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS

Sở thường xuyên thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra về trường để kịp thờinắm bắt, khắc phục những khó khăn trong hoạt động chuyên môn

HS được thi tuyển đầu vào nên đa phần các em đều chăm ngoan, học tốt, năng

nổ và có ý thức tự lập trong học tập

HS được tiếp cận với công nghệ thông tin nên dễ dàng tra cứu trên mạngInternet để tìm hiểu những thông tin về lịch sử thông qua đề án về việc phát triểngiáo dục trung học do Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai

Bản thân giáo viên nhiệt tình, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để khôngngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

2 Khó khăn:

Trang 7

Bài học lịch sử còn dài trong thời lượng phân phối chương trình hạn chế nênviệc lồng ghép đòi hỏi phải được lựa chọn rất kĩ lưỡng mới có thể đảm bảo nộidung và thời lượng mỗi tiết học.

Nguồn tài liệu viết về LSĐP tương đối nhiều nhưng chủ yếu là viết dưới hìnhthức chuyên đề ngắn, lẻ chưa có độ sâu kiến thức, nguồn truy cập từ Internet đôikhi độ tin cậy chưa cao

Phần LSĐP không nằm trong chương trình kiểm tra, đánh giá HS nên chưathực sự được nhiều GV chú trọng và kích thích sự tìm tòi của HS

Do khuynh hướng chọn môn để thi đại học nên ít có HS đam mê môn Sử

IV MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP:

Lựa chọn sự kiện tiêu biểu của LSĐP Đồng Nai cần tích hợp và giới thiệu một

số phương pháp cụ thể để tích hợp vào bài học LSVN

Xây dựng giáo án thực nghiệm

3 Phương pháp:

Trong quá trình triển khai và xử lý tài liệu, tôi sử dụng phương pháp lịch sử đểtiếp cận với nội dung cần phân tích, xem xét mối quan hệ giữa LSĐP Đồng Nai vớiLSDT Việt Nam từ năm 1954 - 1975

Bên cạnh đó, phương pháp lôgic đặt công tác giảng dạy LSĐP tỉnh trong hoàncảnh, chủ trương chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ngành và địa phương Tạo cơ

sở để tìm ra nguyên nhân, nhìn nhận thực trạng và vạch ra những giải pháp cụ thểcho việc giảng dạy bộ môn trong từng bối cảnh và thời gian cụ thể, góp phần nângcao chất lượng giáo dục của bộ môn

Ngoài ra, các phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng trongviệc tìm hiểu những sự kiện lịch sử diễn ra tại Đồng Nai trong thời gian trên

Chương II: Khai thác tài liệu lịch sử địa phương Đồng Nai trong dạy học lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975

Chương III: Giáo án thực nghiệm

Chương IV: Kết quả

Trang 8

Chương V: Kết luận.

CHƯƠNG II KHAI THÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.

I CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CĂN BẢN.

1 Về cấu tạo.

Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nằm trong chương IV (Thuộc

phần II: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000) gồm 3 bài và chia thành 8 tiết,

II Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, khôiphục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

Tiết 37:

III Miền Nam đấu tranh chống chế độ

Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượngcách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960)

IV Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC– KT của CNXH (1961 – 1965)

2 Bài 22: Nhân dân hai

miền trực tiếp chiến đấu

chống đế quốc Mĩ xâm

lược Nhân dân miền Bắc

vừa chiến đấu vừa sản

xuất (1965 – 1973).

Tiết 39:

I Chiến đấu chống chiến lược “Chiếntranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam(1965 – 1968)

Tiết 40:

II Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiếntranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sảnxuất làm nghĩa vụ hậu phương (1965 –1968)

III Chiến đấu chống chiến lược “ViệtNam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóachiến tranh” của Mĩ

Tiết 41:

Trang 9

IV Miền Bắc khôi phục và phát triển

kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranhphá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụhậu phương (1969 – 1973)

V Hiệp định Pari năm 1973 về chấmdứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

IV Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch

sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước

2 Về nội dung:

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có vị trí rất quan trọng trong chương

trình lịch sử ở trường phổ thông Đó là toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ xâmlược cùng bè lũ tay sai ở miền Nam và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

Từ 1954 – 1975, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ

chính trị khác nhau Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thươngchiến tranh, tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng CNXH Trong quá trình đó,miền Bắc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại, nỗ lực xây dựng miềnBắc XHCN và làm nghĩa vụ hậu phương cho chiến trường miền Nam Trong khi

đó, ở miền Nam, do âm mưu của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng tìmcách phá hoại Hiệp định Giơnevơ và ngăn cản công cuộc tổng tuyển cử thống nhấtđất nước của ta Từ vĩ tuyến 17 trở vào, địch lập nên một quốc gia riêng, gây nêntình trạng chia cắt cho đất nước ta Nhưng nhân dân miền Nam được sự chi việnsức người, sức của từ miền Bắc đã từng bước đập tan các chiến lược chiến tranhxâm lược của Mĩ và tay sai, như Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt,Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán

và kí Hiệp định Pari – năm 1973, rút quân về nước Mĩ cút, nhưng Ngụy chưanhào, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả hai miền Nam – Bắc tiếp tục đấu tranh đểhoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ ChíMinh kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất, tạo điều kiện cho đất nước tabước vào thời kì chung tay xây dựng CNXH Lịch sử nước ta lại bước sang mộttrang mới

II NỘI DUNG LỊCH SỬ ĐỒNG NAI CẦN KHAI THÁC KHI DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.

1 Khái quát lịch sử đấu tranh Đồng Nai trong giai đoạn 1954 – 1975 1.1 Biên Hòa – Đồng Nai trong chiến lược xâm lược của Mĩ.

Đồng Nai là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ (ĐNB), chỉ cách sào huyệt củachính quyền Sài Gòn 30 km, có một vị trí chiến lược quan trọng với ba vùng rừngnúi, đồng bằng nông thôn và đô thị, rừng tự nhiên, hệ thống giao thông thuận tiện

Trang 10

(đường bộ, đường thủy, đường sắt) nối liền với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và SàiGòn, miền Tây Nam Bộ… Vì vậy, Mỹ và chính quyền tay sai đã quyết tâm biếnĐồng Nai thành chỗ dựa vững chắc, hậu phương an toàn của chúng Trong 21 nămxâm lược, kẻ thù đã xây dựng nhiều cơ quan đầu não chỉ huy của chúng ở miềnĐNB đặt tại Biên Hòa Các căn cứ quân sự lớn, hệ thống kho tàng hậu cần phục vụchiến tranh, tổ chức ngụy quân, ngụy quyền với bộ máy kìm kẹp dày đặc, hệ thốngcăn cứ quân sự kiên cố cùng với các đơn vị tinh nhuệ và nhiều lực lượng, phươngtiện vũ khí hiện đại yểm trợ.

Tại đây, quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu, ngụy quân, ngụy quyền đã sửdụng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và phương tiện chiến tranh đánh phá ácliệt phong trào cách mạng hòng tiêu diệt và đánh bật lực lượng kháng chiến ra khỏiđịa bàn Đồng Nai

Về quân sự, những năm đầu sau tháng 7 – 1954, chúng tổ chức các tổng đoàndân vệ, sau đó chuyển thành dân vệ xã, bảo an thuộc quận, tỉnh; loại bỏ các đối thủ

và tăng cường bắt lính xây dựng đội quân bán nước gồm chủ lực, bảo an, dân vệ do

Mĩ huấn luyện và trang bị để phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng Hệ thống đồnbốt, căn cứ quân sự của địch trên địa bàn nhanh chóng được xây dựng lại và mởrộng thêm

Về lực lượng, nhiều căn cứ quân sự chiến lược và đơn vị tinh nhuệ được chúngxây dựng, như: Sân bay Biên Hòa – sân bay quân sự lớn nhất Đông Dương; Tổngkho Long Bình – nơi tàng trữ, cung cấp các loại vũ khí, phương tiện chiến tranhhiện đại cho chiến trường; kho đạn thành Tuy Hạ (Nhơn Trạch)… Mĩ, Ngụy cũngtập trung ở đây các đơn vị lực lượng quan trọng như: Nha cảnh sát miền Đông,Quân đoàn 3, Sư đoàn 18 ngụy, Bộ tư lệnh dã chiến II Mĩ, Bộ Tư lệnh hậu cần số 1Mĩ… Ngoài ra còn có quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu Thái Lan, Úc khi chúngsang tham chiến Đế quốc Mĩ đánh giá Biên Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quantrọng Chúng khẳng định để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn

1.2 Phong trào đấu tranh của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai.

Vốn là mảnh đất anh hùng có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,quân dân Đồng Nai đã bao lần khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ Nhân dân đoàn kết,

có Đảng lãnh đạo đã sớm giác ngộ cách mạng Những căn cứ địa cách mạng quantrọng của miền Đông đều tọa lạc ở Đồng Nai như chiến khu Đ, chiến khu RừngSác; là địa bàn của cơ quan trung ương Cục miền Nam, xứ ủy, khu ủy miền Đông,nơi ra đời những đơn vị quân chủ lực… Đồng thời, nơi đây được thiên nhiên ưuđãi, có nhiều cơ sở kinh tế , do đó có thể xây dựng nền kinh tế tại chỗ phục vụ mộtphần quan trọng cho nhu cầu hậu cần của cuộc kháng chiến

Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên trong cuộc kháng chiến chống

Mĩ, Đồng Nai trở thành một chiến trường ác liệt, nơi đối đầu trực tiếp, quyết liệtgiữa bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng của Mĩ ngụy và tay sai Nhậnthức và đánh giá đúng tính chất, vị trí chiến lược của chiến trường, Đảng bộ ĐồngNai trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng của trung ương Đảng, Trung ươngCục miền Nam đã vận dụng, tổ chức thắng lợi cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diệnphát huy tinh thần tự lực, tự cường để giành thắng lợi, viết lên những trang sử chói

Trang 11

lọi góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại giặc Mĩ xâm lược, giải phóng hoàntoàn miền Nam thống nhất đất nước.

Thời kì đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Đồng Nai tiến hành đấu tranhchính trị chống kẻ thù mới là đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai Nhiệm vụ thời kì này đặt

ra là đòi dân sinh, dân chủ, đòi kẻ thù thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân được tổ chức chống lại bọn cườnghào, tư sản và ngụy quyền cướp ruộng đất nổ ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh.Nổi bật là cuộc biểu tình ngày 1-5-1955 của Nghiệp đoàn lao động nhà máy cưaBIF tổ chức tại Biên Hòa, lôi cuốn được đông đảo công nhân, thợ thuyền và nhândân Biên Hòa tham gia Cuộc biểu tình ngày 7-7-1956 của hàng ngàn công nhâncao su ở các đồn điền Cẩm Mĩ, Hàng Gòn, Bình Lộc, An Lộc, Bình Sơn… và nôngdân nhiều huyện biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước

Từ năm 1959 trở đi, quân dân Biên Hòa – Đồng Nai đã tấn công kẻ thù trênnhiều mặt trận Từ đấu tranh chính trị, binh vận kết hợp vũ trang góp phần làm phásản chiến lược chiến tranh của Mĩ Những thắng lợi tiêu biểu như: Trận đánh nhàXanh ngày 7-7-1959; trận tập kích sân bay Biên Hòa 31-10-1964 hay trận tập kíchvào Tổng kho Long Bình ngày 23-6-1966… tiến lên nổi dậy vào năm 1968 Nhữngthắng lợi của nhân dân Biên Hòa đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóngdân tộc Với phương châm chỉ đạo “các địa phương nổi dậy, xã giải phóng xã,huyện giải phóng huyện” các địa phương trong tỉnh lần lượt nổi dậy giành chínhquyền về tay nhân dân

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975, trênđịa bàn tỉnh Đồng Nai hình thành hai mũi tiến công của hai quân đoàn chủ lực:quân đoàn 4 tiến vào Sài Gòn theo hướng quốc lộ 1 và xa lộ Biên Hòa, Quân đoàn

2 theo hướng quốc lộ 15 và phà Cát Lái Chiều 29-4-1975, khu kĩ nghệ Biên Hòa

và một số ấp lân cận hoàn toàn giải phóng, toàn bộ địch ở Long Thành – NhơnTrạch bị quét sạch 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Ủy ban quân quản Biên Hòa,Trung đoàn 5 vào tiếp quản Tòa Hành chính Biên Hòa Niềm vui của Đồng Naihòa chung cùng niềm hân hoan của cả dân tộc

2 Lồng ghép lịch sử Đồng Nai trong dạy học lịch sử dân tộc.

Chương trình lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 trong SGK lịch sử lớp 12 – Bancăn bản hiện hành cũng đã đề cập đến một số sự kiện diễn ra ở tỉnh Đồng Nai vànâng nó trở thành những sự kiện của lịch sử dân tộc

Điển hình như ở bài 21 “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế

quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)” khi viết về phong

trào “Đồng Khởi” ở miền Nam (1959 – 1960), trên hình 61 (Lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam) trang 163 đã đề cập Biên Hòa là một trong

những nơi diễn ra các trận đánh và nổi dậy đầu tiên Mặc dù không được nêu tên

và trình bày chi tiết, cụ thể nhưng ở đây chính là đang nói đến sự kiện “Trận tậpkích đoàn cố vấn quân sự Mĩ ở Tân Mai (Biên Hòa) của đội vũ trang liên tỉnh miềnĐông và Biên Hòa” Sự kiện này diễn ra trong ngày chính quyền Ngô Đình Diệm

tổ chức lễ kỉ niệm 5 năm chấp chính 7/7/1959 Phân đội C250 gồm năm đồng chíHoa, Huề, Phú, Sắc, Bé, Hưng do đồng chí Nguyễn Văn Hoa chỉ huy Vào lúc 19giờ ngày, phân đội hóa trang lính đi tuần từ Gò Me tiến về khu cư xá Sau khi diệt

Trang 12

tên gác cổng, chia làm 3 mũi tấn công (mỗi mũi 02 người), mũi thứ nhất ém quânsau cánh cửa sổ tầng trệt chĩa súng bắn vào; mũi thứ hai núp sau cửa sổ chân cầuthang dùng súng máy tấn công; mũi thứ ba gồm đ/c Huề, Sắc dùng mìn điện đưavào bên trong phòng giữa lúc bọn Mỹ đang xem phim Cuốn phim thứ nhất vừahết, đèn bật sáng, đ/c Huề và Sắc chưa kịp đặt mìn thì tên bồi bếp xuất hiện Đ/cNguyễn Văn Hoa cho lệnh nổ súng vào bọn cố vấn, Đ/c Nguyễn Văn Huề chấpnhận hy sinh ôm quả mìn lao vào trong hô to: “Chấm điện” để đ/c Sắc chấm điệncho nổ Trận đánh diễn ra chớp nhoáng trong vòng chưa tới 15 phút, kết quả diệtđược hai cố vấn Mỹ là thiếu tá Mỹ Bael Buis và trung sĩ Chester Overmad chết tạichỗ và đại úy Howard B.boston bị thương Trận đánh vào Nhà Xanh đã gây tiếngvang lớn trong và ngoài nước, báo chí Sài Gòn và phương tây đưa tin “Cố vấn MỹBuis và Ovmand là hai người lính Mỹ đầu tiến chết trận trong kỷ nguyên ViệtNam” Ngày nay, tại thủ đô nước Mỹ Washington trên bức đá ghi tên những quânnhân Mỹ chất trận tại Việt Nam theo thứ tự thời gian thì Buis và Ovmand là hailính Mỹ đầu tiên trong danh sách.

* Ý nghĩa: Đây là trận đánh đầu tiên vào sào huyệt quân Mĩ và giành được

thắng lợi tại Biên Hòa, giáng đòn phủ đầu vào bọn xâm lược và tay sai bán nước;củng cố niềm tin của nhân dân toàn miền vào cách mạng; cổ vũ phong trào nổi dậygiành chính quyền làm chủ ở nông thôn, đồng bằng; khơi dậy phong trào đấu tranh

ở thành thị; góp phần mở đầu và thổi bùng ngọn lửa Đồng Khởi ở miền Nam,quyết đánh và quyết thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai giải phóng miền Namthống nhất đất nước

Nhà Xanh là nơi ghi dấu ấn đậm nét sự can dự của Mỹ vào miền Nam ViệtNam, đồng thời nơi đây còn thể hiện tinh thần ý chí cách mạng của quân dân BiênHòa- Đồng Nai trong cuộc káng chiến chống kẻ thù xâm lược Di tích Nhà Xanh

đã được bộ Văn hóa thông tin xếp hạng DTLS cấp Quốc gia theo QĐ số

235/VH-QĐ ngày 12/12/1986

Tiếp theo, trong bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,

giải phóng hoàn toàn miền Nam” ở phần III “Giải phóng miền Nam, giành

toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc” khi trình bày về chiến dịch Hồ Chí Minh thì sách giáo

khoa cũng đã nhắc đến chiến thắng Xuân Lộc Trước những thắng lợi dồn dập củaquân ta sau các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, chính quyền Sài Gòn rơivào thế bị động và mất dần các quyền kiểm soát trên chiến trường Trước tình hình

đó, quân địch đã chọn Xuân Lộc – Long Khánh làm tuyến phòng thủ thép để giữSài Gòn Chúng quyết tâm “tử thủ” Xuân Lộc Người Mĩ đã khẳng định “phải giữcho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn” Tổng thống Thiệu cam kết

“dù có chết, tôi cũng phải quyết giữ cho được Xuân Lộc”…(Trích từ Đề cương

cuốn sách “Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai” – trang 30,31) Về phía ta, với quyết tâm cao độ là phải giải phóng Sài Gòn trong

tháng 4 theo tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng từ tháng 3 năm

1975 Với những chỉ thị cụ thể “Cần có kế hoạch tức khắc…, đánh chiếm XuânLộc, áp sát Biên Hòa Khống chế sân bay Biên Hòa thì không quân mất tác dụng,địch ở Sài Gòn sẽ hoang mang…” – Điện của Quân ủy Trung ương cho Quân ủy

Miền và Bộ Tư lệnh B2 ngày 2-4-1975 (Trích từ Tài liệu giáo khoa “Xây dựng và

Trang 13

triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai” bậc THPT môn lịch sử - Do Sở GD – ĐT Đồng Nai cấp năm học 2013 – 2014) Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu từ ngày 9-4 đến 21-4-1975 Cuộc chiến giữa

quân cách mạng và quân lực Sài Gòn diễn ra giằng co quyết liệt Trước sự quyếttâm cao độ và khí thế tấn công dồn dập của quân ta, Mĩ đã đưa ra hai siêu vũ khímới là bom Đê-li Cát-tơ (loại bom khổng lồ 15000 cân Anh mà Mĩ dùng để phárừng làm sân bay cho máy bay lên thẳng Nó nổ khi cách mặt đất một khoảng vàtàn phá tất cả trong một khu vực lớn Người Mĩ chưa bao giờ dùng nó chống lạiquân địch nhưng lại giao cho quân đội Sài Gòn dùng để chống lại quân ta); Vũ khíchết người thứ hai cũng chưa hề dùng ở Việt Nam trước đây là bom CBU-55 (loạibom chùm khổng lồ chứa nhiều bom hơi Khi bị chạm, bom sẽ nổ và tung bom hơi

ra tứ phía Tức khắc, các bom hơi sẽ nổ gây thành một cơn bão lửa trong vùng mụctiêu Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-55 nổ là hoàn toàn không có).Những vũ khí tàn độc của địch đã gây cho bộ đội ta không ít thiệt hại và hy sinh.Thế nhưng, khi dòng chảy của cả dân tộc đã được dồn nén trong 21 năm thì khôngloại vũ khí, không có kẻ thù nào có thể ngăn chặn được Quân dân Đồng Nai đãcùng quân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại Sau 12 ngày đêm, chiến dịchXuân Lộc đã đem lại kết quả Tuyến phòng thủ thép của chính quyền Sài Gòn thiếtlập ở hướng đông bắc bị đập tan Tổng thống Mĩ công khai thừa nhận cuộc chiếntranh ở Việt Nam đã kết thúc với Mĩ Ta tiến lên giải phóng toàn tỉnh kết hợp vớigiải phóng Sài Gòn Sáng ngày 30/4, lá cờ của mặt trận giải phóng miền Nam đượctreo tại tòa nhà Hành chính tỉnh Biên Hòa, 10 giờ 30 cùng ngày các trung tâm đầunão của chính quyền Sài Gòn tại Biên Hòa đều được trao về chính quyền cáchmạng quản lí Chiến thắng này đã giáng đòn quyết định và làm suy sụp hoàn toàntinh thần và ý chí, đập tan hy vọng cuối cùng của kẻ địch, tạo ra thế trận mới, gópphần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…

Đó là những sự kiện diễn ra ở Đồng Nai nhưng đã trở thành vấn đề chung củadân tộc Vì vậy, khi dạy giáo viên sử phải sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trongbài học để các em HS nâng cao kiến thức Đồng thời bồi dưỡng cho các em tinhthần yêu nước, tự hào về truyền thống quê hương, góp phần phát triển tối đa khảnăng tư duy và năng lực nhận thức độc lập cho HS

GV có thể tích hợp toàn phần sự kiện vào bài học LSDT với việc trình bày từchủ trương, diễn biến đến kết quả và ý nghĩa của sự kiện, hoặc cũng có thể tíchhợp bộ phận như chỉ nêu ý nghĩa của sự kiện đối với nội dung liên quan của bàihọc, hoặc giới thiệu về di tích của sự kiện đó góp phần quảng bá hình ảnh di sản vàgiáo dục trách nhiệm bảo tồn và phát huy truyền thống cách mạng và những giá trịlịch sử của địa phương Ví dụ như khi trình bày về chiến thắng Xuân Lộc ở bài 23,

ta có thể kết hợp giới thiệu về khu di tích kỉ niệm chiến thắng này ngay trên địabàn tỉnh Đồng Nai

Từ năm 2000 - 2001, tại Thị xã Long Khánh đã xây dựng “công viên tượng đàichiến thắng Long Khánh” – Tượng đài kết hợp công viên cây xanh - để ghi nhớcông lao của các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu cho trận chiến này Khutưởng niệm nằm ngay khu tam giác giao tiếp giữa quốc lộ 1 và đại lộ Hùng Vươngcủa Thị xã Từ hướng chính của tượng đài được bắt đầu từ những bậc tam cấp thấp

Trang 14

dần, thấp dần lên đến trung tâm khu vực tượng đài ở cao trình 3,6m Phần nền khutrung tâm tượng đài được thể hiện 12 bậc cấp, tượng trưng cho 12 ngày đêm chiếndịch giải phóng Long Khánh Trên nền thượng, khu trung tâm tượng đài là khốihình chóp tam giác, cao 9 mét tượng trưng cho ngày 9/4/1975 ta mở màn chiếndịch giải phóng Xuân Lộc Long Khánh Nó còn biểu hiện cho những ngọn núi ởLong Khánh như núi Thị, núi Tung, núi Con rắn nơi diễn ra những chiến côngvang dội của quân và dân ta…Nó còn là hiện thân của chiếc xe tăng đầu tiên tiếnvào giải phóng Long Khánh Xung quanh 2 cạnh đáy trái phải của khối tam giácđược chạm khắc 2 bức phù điêu diễn tả cuộc hành quân thần tốc, với khí thế rầmrập tiến về phía trước Cạnh đáy phí sau khối tam giác diễn tả các đơn vị quân giảiphóng cùng nhân dân mừng vui, phấn khởi khi quê hương hoàn toàn giải phóng.Trên đỉnh khối chóp tam giác được bố cục nhóm tượng hai nhân vật cao 12mtượng trưng cho 12 ngày đêm chiến dịch giải phóng Long Khánh Nhân vật đứngtrước là nữ dân quân du kích đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, mang súng AK chéongang lưng chỉ tay về hướng Sài Gòn, đó là hình tượng của những người mẹViệt Nam anh hùng Đó còn là tượng trưng cho những nữ anh hùng đất Việt trongsuốt chiều dài của lịch sử Đó còn là còn là biểu hiện của đội quân tóc dài miềnNam tiến quân về Sài Gòn cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đây cònthể hiện hình tượng của nữ anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Thị Hương Nhân vậtđứng sau là hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong tư thế chiến thắng, tayphải giương súng lên cao sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; tay trái nắm chặt,tượng trưng cho cú đấm thần kỳ đập tan cánh cửa thép, tuyến phòng thủ trọng yếucuối cùng của địch Dáng đứng hiên ngang, kiên quyết tiến lên giải phóng Sài Gòn,giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Chiều cao của khối tam giác9m, chiều cao của thân tượng 12m, tổng cộng 21m, biểu tượng ngày 21/4, ngày màquân và dân Long Khánh đập tan “cánh cửa thép” của Mỹ ngụy giải phóng hoàntoàn miền nam.

Bên cạnh những sự kiện được nhắc đến trực tiếp trong SGK, còn có những sựkiện khác diễn ra ở địa phương tuy chưa trở thành sự kiện lịch sử dân tộc nhưng lại

có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập của HS nên cần được nhắc đến trong quátrình dạy học

Ví như, ở bài 21 “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc

Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, trong mục V “Miền

Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ” Nội

dung SGK đề cập đến nhiều vấn đề như đấu tranh chống dồn dân lập “ấp chiến

lược”, chống “bình định, lấn chiếm” và những thắng lợi quân sự trên toàn miềnNam Những địa danh như ấp Bắc, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài… được nhắc đến.Tuy chưa đề cập đến Biên Hòa – Đồng Nai, nhưng thực tế thì cuộc đấu tranh củanhân dân tỉnh ta trong giai đoạn này trên các mặt trận cũng diễn ra hết sức quyếtliệt Khi dạy đến phần này, GV nên sử dụng tài liệu của LSĐP để giúp các em thấyđược nhân dân Đồng Nai đã sát cánh cùng nhân dân toàn miền đấu tranh như thếnào Trong mặt trận chống phá “ấp chiến lược”: Ở Đồng Nai, Mĩ – Ngụy tiến hànhdồn dân lập ấp nhiều nơi ở Biên Hòa, Long Khánh, An Lộc, Trảng Bom… Năm

1962, chúng thực hiện chiến dịch “Mặt trời mọc” tiến hành càn quét, khủng bố

Trang 15

khoanh dân Trong các ấp chiến lược chúng kích động tinh thần chống cộng mộtcách điên cuồng Ngày 29-7-1964, giặc Mỹ đã ném bom giết hại hơn 500 đồng bàotại Giồng Sắn, ngã ba sông Ông Kèo thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch Năm

1963, chúng lập được 162 ấp, dồn gần 70% dân số của tỉnh vào trong các “ấp chiếnlược” Nhưng nhân dân Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng tỉnh(thành lập ngày 27-7-1964) do đồng chí Tô Văn Thanh làm chủ tịch đã lãnh đạonhân dân phá ấp chiến lược, làm thất bại mọi âm mưu của chúng

Ngoài ra, trên mặt trận quân sự, trong giai đoạn này quân và dân Đồng Nai

cũng đã ghi nhận nhiều chiến thắng vang dội góp phần làm phá sản chiến lượcChiến tranh đặc biệt của địch Trong đó, chiến thắng gây tiếng vang và tác độnglớn nhất phải kể đến là “Trận tập kích sân bay Biên Hòa” tháng 10 năm 1964

Sau khi thay chân Pháp, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng sân bay Biên Hòathành sân bay quân sự tối tân nhất vùng Đông Nam Á vào thời bấy giờ với diệntích 40km2, có 2 đường băng dài 1.000m và 3.600m được trang bị hệ thống khônglưu, chỉ huy liên lạc vô cùng hiện đại, bảo đảm cho các loại máy bay chiến đấu cất

hạ cánh trong bất cứ điều kiện thời tiết nào Trong sân bay thường xuyên cókhoảng 500 sĩ quan, phi công, nhân viên kỹ thuật, tiếp liệu và lực lượng binh lính

cơ hữu hoạt động tại 5 khu vực quan trọng dùng làm nơi sửa chữa, huấn luyện,chứa từng loại máy bay riêng, như: máy bay ném bom chiến lược B57, máy baykhu trục AD6, máy bay vận tải C113, máy bay do thám U2, trực thăng vũ trang Đây là căn cứ xuất phát của các loại mý bay Mỹ đi đánh khắp miền Nam, miềnBắc, Lào và campuchia Đặc biệt việc bố phòng cực kỳ nghiêm ngặt với 15 hàngrào thép gai, chướng ngại vật, bãi mìn, hệ thống báo động, đèn pha chiếu sáng…

có chiều rộng gần 1km Bên trong còn có con đường trải nhựa rộng để xe cơ giớituần tra, cứ cách 100m lại có một lô cốt cho 1 tiểu đội lính đóng giữ Hỗ trợ cho hệthống tuần tra, canh gác vành đai sân bay là 1 tiểu đoàn quân khuyển với 100 conchó bec-giê được huấn luyện tinh nhuệ Bên cạnh đó là lực lượng yểm trợ gồm: 1đại đội pháo binh, 1 đại đội thiết giáp, 2 tiểu đoàn bộ binh Chỉ riêng ở cổng 1 và 2của phi trường Biên Hòa đã có 1 đại đội quân cảnh kết hợp cùng đại đội an ninhquân đội thường xuyên kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động ra vào sân bay Một gócsân bay Biên Hòa lại là Sở chỉ huy quân đoàn III ngụy binh Do đó giới chức quân

sự Mỹ ngụy đều cho rằng cái phi trường nằm cách thị xã Biên Hòa chỉ 1km vàcách “thủ đô Sài Gòn” 30km này là một căn cứ quân sự “bất khả xâm phạm”

Ngày 31-10-1964, sau nhiều tháng chuẩn bị, đoàn pháo binh miền kết hợpvới lực lượng cách mạng Biên Hòa đã tiến hành tập kích sân bay Biên Hòa Kếtquả, ta đã phá hủy 59 máy bay các loại, 2 kho đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát,

18 căn trại lính; làm bị thương và chết 293 tên địch (chưa kể ngụy quân)

Giới chức lãnh đạo Mĩ cay đắng, tức tối trước thảm họa sân bay Biên Hòa bị

Việt Cộng tấn công Thế giới biết đến sự kiện này như là trận "Trân Châu Cảng"

đã từng xảy ra trong thế chiến thứ II Về phía ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bútdanh Chiến sĩ đã viết bài ca ngợi trên Báo Nhân Dân số 3878 (ngày 12-11-1964).Trong đó, có bốn câu thơ sau:

Trang 16

“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu.

Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu

Thành đồng trống thắng lay Lầu trắngĐiện Biên, Mĩ chẳng phải chờ lâu”

Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh bại chiến lược “chiến

tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đồng thời cũng là trận mở đầu cho hàng loạt cuộctiến công vào sân bay Biên Hòa sau này của các lực lượng vũ trang quân giảiphóng miền Nam Cuối năm 1964, trong chiến dịch Bình Giã – Bà Rịa (2-12-1964), quân dân Đồng Nai tham gia, phối hợp tích cực, cùng đó giải phóng mộtloạt xã và nhiều ấp chiến lược

Tiếp theo, ở bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc

Mĩ xâm lược Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)”,

phần I “Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam”.

GV cần hướng dẫn HS sưu tầm và sử dụng tài liệu LSĐP Đồng Nai để minh họa

cụ thể Ở mục I.1 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965 –1968)”, sau khi trình bày những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam như:Tăng số lượng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng với trang thiết

bị hiện đại; dựa vào quân đông, hỏa lực mạnh liên tiếp mở các cuộc hành quân

“tìm diệt” vào căn cứ quân giải phóng miền Nam ở Vạn Tường và hai mùa khônhằm tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành thếchủ động về chiến lược trên chiến trường GV nên điểm qua những hành độngcủa Mĩ ở Đồng Nai để làm minh chứng cụ thể Ở Đồng Nai, Mĩ cho quân nhảy dùxuống sân bay Biên Hòa, lập Bộ tư lệnh dã chiến II tại Long Bình, kho bom thànhTuy Hạ (1965) Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh vào chiến khu Đ, AnPhước, Phước Thái, Long Phước…, rải thuốc khai hoang hủy diệt ruộng vườn.Trước những hành động đó của Mĩ, nhân dân Đồng Nai đã anh dũng chiến đấu lậpnên nhiều chiến công vang dội và góp phần làm thất bại chiến lược Chiến tranh cục

bộ của Mĩ Bước sang phần I.2 “Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cụcbộ”, kết hợp với việc trình bày những thắng lợi của quân dân ta trên toàn miềnnhư: chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi (18-8-1965), chiến thắng hai mùa khô1965-1966, 1966-1967, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968; GVgiới thiệu về thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Đồng Nai trong giai đoạnnày Có thể kể đến là “Trận tấn công vào Tổng kho Long Bình” ngày 23-6-1966 vànhững đợt tấn công sau đó Tổng kho Long Bình được địch xây dựng từ giữa năm

1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và Đông Dươngnói chung khi cần thiết Với diện tích rộng 24km2, nằm cách Sài Gòn 20km, cáchthành phố Biên Hòa 7km Nơi đây có Bộ tư lệnh dã chiến II, Bộ Tư lệnh Hậu cần,đồng thời là kho chứa bom, đạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam Trong đó thườngxuyên có 2000 tên lính Mĩ – Ngụy và được tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọcxung quanh có từ 7 đến 12 lớp kẽm gai có gài mìn, có nhiều lô cốt và tuyến hàongang dọc đều có gài mìn Ngày 23-6-1966, Bộ đội đặc công đã tập kích Tổng khogây thiệt hại nặng cho quân địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại Trận đánh

Trang 17

này đã trực tiếp phá vỡ cái “dạ dày” của địch, làm chúng bị hao tổn nặng nề và mởđầu cho hàng loạt trận đánh về sau vào Tổng kho cuối năm 1966 và 1972 Cũnggóp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam trongđợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Đồng Nai đãcùng với quân dân Nam bộ bùng nổ lúc 0 giờ ngày 30 rạng sáng ngày 31 tháng 1(ngày mồng 1 tết) năm 1968, nhất loạt tấn công sân bay, kho xăng, tiểu khu LongKhánh, Chi khu Long Thành … gây cho địch nhiều thiệt hại.

Hay khi tìm hiểu bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền

Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam” ở mục II “Miền Nam đấu tranh chống

dịch bình định – lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn” cần

nhấn mạnh nội dung “Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng và chiến thắngPhước Long” cùng với đợt hoạt động quân sự ở đồng bằng sông Cửu Long vàĐNB cuối 1974 – đầu 1975 thì ở Đồng Nai chúng ta cũng có thể kể đến nhữnghoạt động và sự hy sinh của nữ liệt sĩ Hồ Thị Hương Hồ Thị Hương là người đã cónhiều công lao trong việc xây dựng cơ sở và tổ chức nhiều trận đánh vang dội ởLong Khánh Tiêu biểu như các trận đánh vào quán Ly Ly (4/11/1970) tiêu diệtnhiều sĩ quan của địch; trận đánh ở quán Ngọc Hương (1/11/1974), diệt 15 tên địchtrong đó có nhiều sĩ quan hay trận đánh ở quán Song Nga (29/1/1975) và trong trậnđánh này, chị đã hy sinh trên đường rút lui Những trận đánh do nữ liệt sĩ chỉ huy

đã nhiều lần làm chấn động chính quyền Ngụy ở Long Khánh

Qua việc giới thiệu và phân tích một số sự kiện ở trên đã cho chúng ta thấy cómột số sự kiện LSĐP Đồng Nai trở thành sự kiện lớn và được nêu trong khóa trìnhLSDT Nhưng bên cạnh đó, cũng có những sự kiện diễn ra ở địa phương chưađược nhắc đến trong bài học nhưng lại rất cần thiết phải sử dụng để làm bài họclịch sử thêm phong phú, sinh động và có những dẫn chứng cụ thể; đồng thời cũnggiúp cho các em biết được những đóng góp của địa phương mình đối với cuộc đấutranh chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, giáo dục các em lòng yêu quê hương, biếtđược sự hy sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, càng tự hào về truyền thống cáchmạng của tỉnh nhà đồng thời có ý thức học tập, phấn đấu để xây dựng quê hương.Với tầm quan trọng đó của tư liệu LSĐP và với một số sự kiện tiêu biểu đã đượcgiới thiệu ở trên Dưới đây, tôi lập bảng thống kê các sự kiện LSĐP Đồng Nai cầnđược tích hợp trong bài học LSDT trong giai đọa từ năm 1954 đến năm 1975

BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐỒNG NAI CẦN ĐƯỢC

LỒNG GHÉP TRONG BÀI DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGUỒN TƯ LIỆU

1 36 Bài 21: Xây - Cuộc biểu - Đề cương cuốn sách “Những

Trang 18

dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

I Tình hình

và nhiệm vụ cáchmạng nước ta sauhiệp định Giơnevơnăm 1954 vềĐông Dương

II Cải cách

ruộng đất ở miềnBắc, khôi phụckinh tế, cải tạoquan hệ sản xuất(1954-1960)

tình ngày 5-1955 củaNghiệp đoànlao động nhàmáy cưaBIF tại BiênHòa

1 CuộcBiểu tìnhngày 7-7-

1956 củahàng ngàncông nhâncao su thuộccác đồn điềnCẩm Mỹ,Hàng Gòn,Bình Lộc …

giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai”.

- “Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ,

đòi thi hành Hiệp định Giơ – ne –vơ”

2 37 Bài 21: Xây

dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

III Miền Namđấu tranh chốngchế độ Mĩ – Diệm,giữ gìn và pháttriển lực lượngcách mạng, tiếntới Đồng Khởi(1954-1960)

IV Miền Bắc

xây dựng bướcđầu CSVC – KTcủa CNXH (1961– 1965)

- Trận tậpkích đoàn cốvấn quân sự

Mĩ ở TânMai – BiênHòa (7-7-1959)

- Đề cương cuốn sách

“Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai”.

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Đồng Nai - Tài liệu “Đồng Nai,

những trận đánh điển hình trong chiến tranh giải phóng” –

3 38 IV Miền Bắc - Đề cương cuốn sách

Trang 19

xây dựng bướcđầu CSVC – KTcủa CNXH (1961– 1965) (tt)

V Miền Nam

đấu tranh chốngchiến lược “Chiếntranh đặc biệt” của

đế quốc Mĩ (1961– 1965)

- Trận tậpkích sân bayBiên Hòangày 31-10-

1964

“Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai”.

I Chiến đấuchống chiến lược

“Chiến tranh cụcbộ” của đế quốc

Mĩ ở miền Nam(1965 – 1968)

- Trận tấncông vàoTổng khoLong Bìnhnăm 1966

- Cuộctổng tiếncông và nổidậy tết MậuThân 1968 ởĐồng Nai

- Đề cương cuốn sách

“Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai”.

-“Những trận tấn công của quân

giải phóng vào Tổng kho LongBình ở Biên Hoà”

http://www.tienphong.vn/

-“Báo Nga: Đặc công Việt Nam

thiện chiến 'ngoài sức tưởng tượng'(I)”

http://

www.baodongnai.com.vn/

-“Người tổ chức đánh thủng "dạ dày" quân Mỹ”

5 42 Bài 23: Khôi

phục và phát triển kinh tế - xã

- Liệt sĩ HồThị Hương

- Đề cương cuốn sách

“Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng

Trang 20

hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

II Hội nghị

21 Ban chấp hànhTrung ương Đảng

và chiến thắngPhước Long

III Giảiphóng miền Nam,giành toàn vẹnlãnh thổ tổ quốc

- Chiến

dịch XuânLộc

Nai”.

- Tài liệu giao khoa “xây

dựng và triển khai dạy học nội dung giáo dục LSĐP trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai” – Bậc THPT – Môn lịch sử.

NXB QĐND Việt Nam Sách tham khảo – Giô Dép A.Am-

-Tơ – Lời phán quyết về Việt

Nam – tr 461,462,463.

- NXB QĐND – Đại tướng

Hoàng Văn Thái – Hồi kí “Những

năm tháng quyết định” – Hồi kí

– Xuất bản năm 1990 – Tr234,235

http://baodongnai.com.vn/-“Chiến dịch Xuân Lộc trong mặttrận hướng Đông mùa Xuân năm1975”

Để sử dụng tài liệu LSĐP Đồng Nai trong bài học lịch sử Việt Nam giai đoạn

1954 – 1975 thì có thể sử dụng được nhiều phương pháp khác nhau Tùy vào mỗi

GV, có thể sử dụng phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học nêu vấn đề,dạy học theo dự án, sử dụng CNTT, sử dụng tài liệu LSĐP để liên hệ thực tế giáodục HS, sử dụng tư liệu LSĐP để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS,phương pháp liên môn, trò chơi ô chữ, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, do hạn chế vềthời gian nên trong chuyên đề này tôi xin được giới thiệu một số ít trong nhữngphương pháp đã nêu ở trên mà tôi cảm thấy dễ sử dụng nhưng đem lại kết quả thiết

Trang 21

thực cho việc lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai vào bài học LSDT mà khônglàm ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.

1 Sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học:

Sử dụng CNTT vào việc dạy học trong trường phổ thông thông qua sử dụngphần mềm Power Point nói riêng và CNTT nói chung hiện nay có tác dụng thiếtthực trong việc tạo hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động của HS để góp phầnđạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện Phương pháp nàygóp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Khi ứng dụng CNTT, GV dễdàng cung cấp cho HS hệ thống kênh hình, bảng biểu, bản đồ, hình ảnh, các đoạnclip hoặc những bản nhạc viết về quê hương, về các trận đánh, ca ngợi danh nhânhay những thành tựu mà địa phương đạt được Từ đó, làm cho bài giảng sinh động,hấp dẫn tạo được biểu tượng và hình thành những khái niệm lịch sử cho HS Giúpcác em phát huy kĩ năng quan sát, nghe, trí tưởng tưởng, tư duy ngôn ngữ để giáodục tình cảm, cảm xúc, cảm nghĩ của HS Thông qua việc vận dụng nhiều giácquan, cảm xúc thì HS sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vữngcác quy luật sự phát triển của xã hội, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thứclịch sử Tất nhiên, để thực hiện được một tiết dạy sinh động kết hợp nhiều phươngtiện dạy học thì GV phải biết chắt lọc, chọn những tư liệu có giá trị và “đắt” nhấtđối với nội dung bài học, phải hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình,phim, nhạc và sắp xếp thời gian phù hợp để vẫn đảm bảo đó là một tiết học lịch sửchứ không phải là một buổi trình chiếu hình ảnh, xem phim hay nghe nhạc

Ví dụ: Khi dạy về phong trào Đồng Khởi ở miền Nam trong bài 21, giáo viên

tích hợp sự kiện tập kích đoàn cố vấn Mĩ tại nhà Xanh ngày 7-7-1959 ở Biên Hòa

GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ - Hình 61 - Phong trào “Đồng Khởi” ởmiền Nam (SGK lịch sử 12 – tr 163), gọi HS xác định vị trí của Biên Hòa – ĐồngNai trên lược đồ, xác định những địa phương diễn ra các trận đánh và nổi dậy đầutiên (trong đó có Biên Hòa) Sau đó, GV cho HS quan sát hình ảnh Nhà Xanh kếthợp với việc tường thuật trận đánh và nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện để tạo biểutượng cho HS Đồng thời góp phần quảng bá và tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sửNhà Xanh

Hoặc khi dạy bài 23 về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 nếu có lồng ghép

nội dung chiến thắng Xuân Lộc GV trình chiếu hình 79 – Lược đồ diễn biến cuộcTổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (SGK lịch sử 12 – tr 193) cho HS theo dõidiễn biến, gọi các em xác định và nhận xét vị trí của Xuân Lộc trong chiến dịch.Sau đó, GV cho trình chiếu một vài hình ảnh tiêu biểu về chiến thắng hoặc trìnhchiếu video clip về trận đánh này Qua việc tác động mạnh đến nhiều giác quan vàcảm xúc của HS sẽ giúp cho các em nhận thức tốt hơn

2 Kết hợp liên môn kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học.

Sử dụng kiến thức liên môn cũng chính là một giải pháp tối ưu cho việc giảngdạy tích hợp kiến thức LSĐP vào bài học LSDT Để tránh cách dạy trùng lắp, rờirạc, tản mạn thì phải chuẩn bị và vận dụng kiến thức liên ngành Kết hợp trình bàymiệng với đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo của các khoa học khác thì bàigiảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS đồng thời

Trang 22

tạo nên những cảm xúc thực sự Ngoài ra, giải pháp này còn khắc phục được tìnhtrạng mất nhiều thời gian, kiến thức nặng nề và quá tải với HS

Lịch sử, Địa lí, Văn học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Kiến thức Địa lí,Văn học nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì nó sẽ có tác động rất lớn chothành công của một bài dạy lịch sử

Ví dụ, khi dạy về phần “Chiến đấu chống Chiến lược chiến tranh đặc biệt

của Mĩ 1961 – 1965”, GV tích hợp trận đánh của ta vào sân bay Biên Hòa ngày 31

– 10 – 1964 Kiến thức của môn Địa lí sẽ cho các em biết được vị trí địa lí, quy mô

về diện tích của sân bay từ đó HS sẽ thấy được tầm quan trọng về chiến lược củasân bay Biên Hòa đối với quân địch Để rồi, khi ta bất ngờ đánh tập kích vào sânbay thì Mĩ đã coi đây là một thảm họa Kết hợp với việc miêu tả trận đánh và liệt

kê một số kết quả tiêu biểu để rút ra ý nghĩa của sự kiện này Tuy nhiên, để thấyhết được ý nghĩa và tầm vóc của chiến thắng này có lẽ không một ngôn từ nào cóthể hơn được những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Chiến Sĩ đãviết bài ca ngợi trên báo Nhân dân số 3878 (12-11-1964), trong đó được kết bằng 4câu:

“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu

Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu

Thành đồng trống thắng lay Lầu trắngĐiện Biên, Mĩ chẳng phải chờ lâu”

3 Kết hợp lịch sử với các loại văn kiện.

GV có thể sử dụng kết hợp tài liệu LSĐP với văn kiện Đảng, Nhà nước, tàiliệu các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Nguồn tư liệu này sẽ giúp làm sáng tỏ chủtrương, đường lối của Đảng qua các thời kì cách mạng cũng như đánh giá các sựkiện lịch sử thông qua nhãn quan của các nhà chính trị

Với phương pháp này, GV có thể áp dụng trong phần III - bài 23 về chiến

dịch Hồ Chí Minh Ở phần này, SGK cũng đã đề cập đến chủ trương của Bộ

Chính trị Trung ương Đảng với nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điềukiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, từ đó đi đến quyết định

“phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóngmiền Nam trước mùa mưa” GV có thể kết hợp với những trích đoạn văn kiện quan

trọng khác như “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân

và dân ta đã bắt đầu… Cần động viên cao độ và nhanh chóng lực lượng của cả nước giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể để chậm”; cũng trong chiến dịch này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ

đạo “Vấn đề cơ bản là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, quán triệt tư tưởng chỉ đạo:

Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (Trích từ tài liệu giáo khoa “Xây dựng và

triển khai nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”– bậc THPT – môn Lịch sử - lớp 12 – bài 3 “Chiến thắng Xuân Lộc trong tổng tiếncông nổi dậy xuân 1975”) Trên tinh thần đó, nhân dân cả nước đã dốc toàn lựccho chiến dịch Hồ Chí Minh đi đến thắng lợi cuối cùng Với tinh thần chung củatoàn chiến dịch, ngày 2-4-1975 Quân ủy Trung ương điện khẩn cho Quân ủy Miền

và Bộ tư lệnh B2 chỉ đạo kế hoạch tác chiến ở Đồng Nai “Cần có kế hoạch tức

khắc tập trung pháo lớn, phần nào xe tăng và bộ binh nhân lúc địch hoang mang,

Trang 23

diệt bọn bại binh mới chạy về, tiêu diệt một bộ phận sư đoàn 18, đánh chiếm Xuân Lộc, áp sát Biên Hòa Khống chế sân bay Biên Hòa thì không quân mất tác dụng, địch ở Sài Gòn hoang mang to” Quán triệt tinh thần đó, Thị ủy Long Khánh đã hạ

quyết tâm “Dùng ba mũi chính trị, binh vận, kết hợp với vũ trang và cơ sở mật bên

trong để bức hàng, bức rút các đồn, bót địch ở vùng ven, tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 tấn công tiêu diệt địch” (Trích từ tài liệu giáo khoa “Xây dựng và triển

khai nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai” –bậc THPT – môn Lịch sử - lớp 12 – bài 3 “Chiến thắng Xuân Lộc trong tổng tiếncông nổi dậy xuân 1975”)

Từ những chỉ thị thể hiện quyết tâm cao độ giải phóng miền Nam thì quândân Đồng Nai đã cùng quân dân cả nước nỗ lực làm nên thắng lợi cuối cùng trong

sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Việc sử dụng tài liệu văn kiệncho HS thấy được bước chuyển của cách mạng cả nước nói chung và Đồng Nai nóiriêng trong đầu năm 1975 Tùy vào thời lượng tiết học, phương pháp lựa chọntrong tiết học và đối tượng HS, mỗi GV có thể lựa chọn những tư liệu văn kiện phùhợp để việc tích hợp có hiệu quả nhất

CHƯƠNG III GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

GIÁO ÁN 1 Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và

chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Bài này gồm 5 mục lớn (I,II,III,IV,V) chia làm 03 tiết trong PPCT (tiết 36,37,38)

Tiết 37 III Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển

lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960).

IV Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC – KT của CNXH (1961 – 1965).

- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIII của Đảng (9-1960)

2 Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:

- Thấy rõ được tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai

- Bồi dưỡng tình cảm Bắc – Nam, thấm thía với nỗi đau mà dân tộc ta đã phảighánh chịu trong thời kì bị xâm lược

Trang 24

- Vui mừng trước những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được trongthời kì này để từ đó càng có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào đối với quê hương nơicác em sinh ra và lớn lên, từ đó xác định được trách nhiệm bản thân trong việcphấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

3 Về kĩ năng:

- Làm quen với công tác sưu tầm, lựa chọn tư liệu

- Biết phân tích, đánh giá những sự kiện và ý nghĩa của nó trong mỗi hoàncảnh lịch sử cụ thể

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự, hiểu và trình bày được một vài

sự kiện trên bản đồ

II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

1 Giáo viên:

- Phiếu học tập (Đề cương bài học)

- Máy chiếu, màn chiếu

- Lược đồ, tranh ảnh minh họa cho bài giảng

- Tài liệu lịch sử khác về phong trào Đồng khởi ở miền Nam và Đồng Nai

2 Học sinh: Hoàn thành phiếu học tập (bản đề cương bài học) theo yêu cầu

của GV trước bài học

- Chủ trương của Đảng ta: Tháng 1/1959,

b Diễn biến của phong trào “Đổng khởi”:

- Từ tháng 2 đến tháng 8/1959:

* Phong trào Đồng khởi ở Đồng Nai: Trận tập kích Nhà Xanh 7/7/1959:

+ Hoàn cảnh: + Diễn biến: + Kết quả: + Ý nghĩa:

Trang 25

IV Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa

b Ý nghĩa Đại hội:

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai - Tài liệu “Đồng Nai, những trận đánh

điển hình trong chiến tranh giải phóng” – Tập 1

- http://www.vnmilitaryhistory.net/ - “Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam

Việt Nam 1959-1960”

- http://www.dongnai.gov.vn/ - “Nhà xanh”

- http://www.baotangdongnai.vn /- “Phòng Đồng Nai đấu tranh giải phóng

dân tộc 1954 – 1968”

- disandongnai.com – “Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà Xanh”

- http://dongnai.vncgarden.com/- “Trận đánh Mỹ tại Nhà Xanh (BIF)”

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1 Kiểm tra bài cũ.

2 Giới thiệu bài mới.

Trong giai đoạn 1954 – 1959, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhân dânmiền Nam tiến hành đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm dưới hình thức hòa bình

để giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng Nhưng từ phong trào “Đồng khởi”

năm 1959 – 1960 trở đi, cách mạng miền Nam đã hoàn toàn chuyển từ thế giữ gìnlực lượng sang thế tiến công Vậy phong trào Đồng khởi đã diễn ra như thế nào,quân dân Nam bộ nói chung và quân dân Đồng Nai nói riêng đã giành được nhữngthắng lợi ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi

đó

3 Tổ chức hoạt động dạy và học ở trên lớp:

- Nội dung tích hợp: Trận tập kích Nhà Xanh ngày 07/7/1959 ở Biên Hòa – ĐồngNai

- Hình thức: Tích hợp bộ phận (diễn biến và ý nghĩa của trận đánh)

- Phương pháp: Sử dụng CNTT; tường thuật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC HS CẦN GHI NHỚ

III MIỀN NAM ĐẤU

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w