1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN

51 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 462 KB

Nội dung

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gây hứng thú học tập cho HS là một yếu tố hết sức quan trọng khi dạy học các bộ môn nói chung cũng như bộ môn Hóa học nói riêng. HS có hứng thú học tập thì bài giảng không nhàm chán và đạt hiệu quả tốt. Nếu sử dụng hợp lí các bài tập liên quan đến thực tiễn cuộc sống sẽ làm không khí lớp học sôi nổi, bài giảng sinh động hơn nhiều và chất lượng dạy học được nâng lên. Trong trường THPT Ngô Quyền tỉnh Đồng Nai, chưa có thầy cô giáo nào dạy bộ môn Hóa nghiên cứu mang tính hệ thống việc thiết kế và sử dụng bài tập liên quan đến thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học mà chỉ dừng ở mức sử dụng một vài bài tập thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN (Phần Hóa học vô cơ)” làm đề tài nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái niệm, vai trò, chức năng của bài tập thực tiễn a. Biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học Theo Phạm Ngọc Thủy, một trong các biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học là gắn kiến thức bài giảng với thực tế cuộc sống. 9, 42 b. Khái niệm bài tập thực tiễn “Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn”.7, 20 c. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn Về kiến thức Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Về kĩ năng Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm…. Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo…. Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp… Giáo dục Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết…làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. 7, 2122 2. Việc xây dựng, sử dụng bài tập Hóa học thực tiễn trong dạy học tại đơn vị và đề xuất giải pháp Tại trường THPT Ngô Quyền, các thầy cô dạy bộ môn Hóa học mới chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng một vài bài tập thực tiễn khi thiết kế hoạt động dạy học chứ chưa xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học. Từ thực tế, tôi đề xuất 2 giải pháp: Giải pháp 1: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn. Giải pháp 2: Sử dụng bài tập thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Các giải pháp trên đã áp dụng một phần ở một số trường khác trong tỉnh Đồng Nai cũng như trong nước và chưa áp dụng tại trường THPT Ngô Quyền,

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN     Mã số: ………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN Người thực hiện: Nguyễn Cao Biên Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học  Lĩnh vực khác: ……………………………  Có đính kèm: Mô hình  Đĩa CD(DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác  NĂM HỌC 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Cao Biên 2. Ngày tháng năm sinh: 09 - 07 - 1975 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: Số 6B, tổ 15, Kp 5, phường Trảng Dài, Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0974668697 6. Fax/Email: NQ_CAOBIEN@YAHOO.COM 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: Dạy học bộ môn Hóa lớp 12B1, 12B2, 12B3, 11A1, 11A2; Chủ nhiệm lớp 12B2 9. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Phương pháy dạy học môn Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy học - Số năm có kinh nghiệm: 18 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có gần đây: Năm học Tên sáng kiến kinh nghiệm 2013-2014 Nâng cao hiệu quả dạy – học giờ tự chọn Hóa học bằng việc sử dụng các trò chơi 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gây hứng thú học tập cho HS là một yếu tố hết sức quan trọng khi dạy học các bộ môn nói chung cũng như bộ môn Hóa học nói riêng. HS có hứng thú học tập thì bài giảng không nhàm chán và đạt hiệu quả tốt. Nếu sử dụng hợp lí các bài tập liên quan đến thực tiễn cuộc sống sẽ làm không khí lớp học sôi nổi, bài giảng sinh động hơn nhiều và chất lượng dạy học được nâng lên. Trong trường THPT Ngô Quyền tỉnh Đồng Nai, chưa có thầy cô giáo nào dạy bộ môn Hóa nghiên cứu mang tính hệ thống việc thiết kế và sử dụng bài tập liên quan đến thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học mà chỉ dừng ở mức sử dụng một vài bài tập thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn đề “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN (Phần Hóa học vô cơ)” làm đề tài nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái niệm, vai trò, chức năng của bài tập thực tiễn a. Biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học Theo Phạm Ngọc Thủy, một trong các biện pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học là gắn kiến thức bài giảng với thực tế cuộc sống. [9, 42] b. Khái niệm bài tập thực tiễn “Bài tập thực tiễn là những bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn”.[7, 20] c. Vai trò, chức năng của bài tập hoá học thực tiễn * Về kiến thức - Thông qua giải bài tập thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. - Giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế. - Giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. * Về kĩ năng 3 - Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm…. - Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như : kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo…. - Rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học. - Bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp… * Giáo dục - Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực; kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết…làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai. - Vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển. [7, 21-22] 2. Việc xây dựng, sử dụng bài tập Hóa học thực tiễn trong dạy học tại đơn vị và đề xuất giải pháp Tại trường THPT Ngô Quyền, các thầy cô dạy bộ môn Hóa học mới chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng một vài bài tập thực tiễn khi thiết kế hoạt động dạy học chứ chưa xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để nâng cao hiệu quả dạy học. Từ thực tế, tôi đề xuất 2 giải pháp: - Giải pháp 1: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn. - Giải pháp 2: Sử dụng bài tập thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Các giải pháp trên đã áp dụng một phần ở một số trường khác trong tỉnh Đồng Nai cũng như trong nước và chưa áp dụng tại trường THPT Ngô Quyền, III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn 4 Tham khảo tài liệu của các đồng nghiệp, tôi sưu tầm tuyển chọn và tự xây dựng, sau đó sắp xếp thành hệ thống bài tập Hóa học thực tiễn (Phần Hóa vô cơ) gồm 360 bài theo các chương: Halogen, Oxi – Lưu huỳnh, Nito – Photpho, Cacbon – Silic, Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm, Sắt – Crom – Đồng và kim loại khác. Trong mỗi phần đều có bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. (Xem Phần phụ lục) Tôi rút ra một vài kinh nghiệm khi xây dựng và sử dụng bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn. - Bám sát nội dung học tập để thiết kế bài tập liên quan thực tiễn. - Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại. - Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh. - Phải sắp xếp bài tập theo hệ thống và có nhiều mức độ tư duy cả dễ và khó. - Khi xây dựng bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn, giáo viên cần ph©n tích mục tiêu của chương của bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập, sau đó nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hoá học và các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài. Như vậy, tôi đã sưu tầm tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp được hệ thống 360 bài tập hóa học thực tiễn để sử dụng trong dạy học mà trước đây các đồng nghiệp tại trường THPT Ngô Quyền chưa xây dựng được. 2. Giải pháp 2: Sử dụng bài tập thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp cũng như tổ chức hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Để nâng cao hứng thú học tập, phát triển năng lực học sinh, bài tập Hóa học thực tiễn có thể được sử dụng ở cả các kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, hệ thống ôn luyện kiến thức, kiểm tra đánh giá và trong hoạt đông ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ. a. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới Ở kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, GV có thể sử dụng bài tập liên quan thực tiễn để mở bài, dạy học kiến thức mới hoặc củng cố. Ví dụ 1: Khi dạy bài Ozon, GV có thể giới thiệu bài mới từ câu hỏi: Em hãy nêu những ứng dụng của ozon trong cuộc sống hàng ngày mà em biết. Sau khi HS phát biểu, GV dẫn dắt vào bài mới: Tính chất nào làm cho ozon có nhiều ứng dụng trong thực tế; vì sao lại nói ozon vừa là chất gây ô nhiễm vừa là chất bảo vệ. Để hiểu được điều đó, thầy và các em cùng nghiên cứu về ozon. Sau khi tổ chức xong các hoạt động nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của ozon, GV cho HS trả lời đầy đủ câu hỏi dẫn dắt trên. 5 Ví dụ 2: Khi dạy bài Hợp chất của cacbon, để thiết kế hoạt động dạy – học về tính chất hóa học của CO 2 , GV có thể tạo ra tình huống: Em đã biết CO 2 dùng để dập tắt đám cháy của nhiều chất, nhưng tại sao không dùng để dập tắt đám cháy của kim loại mạnh như Mg, Al…? GV gợi ý HS xác định số oxi hóa, dự đoán khả năng phản ứng oxi hóa - khử xảy ra. Từ đó HS tự rút ra câu trả lời, viết phương trình hóa học và kết luận về tính chất của CO 2 . Ví dụ 3: Khi dạy bài Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ, GV có thể sử dụng bài tập sau để củng cố: “Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để loại bỏ lớp cặn này, ta có thể dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch. Em hãy giải thích cách làm đó và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có?” b. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài hệ thống hóa, ôn luyện kiến thức Ở kiểu bài hệ thống ôn luyện kiến thức, GV có thể lựa chọn bài tập liên quan đến thực tiễn để giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài Luyện tập về nhôm và hợp chất của nhôm, GV có thể đưa ra bài tập: “Vì sao khi làm dưa hành dưa kiệu, ta dùng nước tro ngâm hành kiệu thì không nên dùng xoong nồi bằng nhôm?”. GV gợi ý HS trong tro có K 2 CO 3 tạo môi trường kiềm. Từ đó HS liên hệ kiến thức đã biết về nhôm để hoàn thành câu trả lời. Ví dụ 2: Khi dạy bài Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ, GV đặt câu hỏi: Bằng kiến thức Hóa học, em hãy giải thích tính khoa học của câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. GV gợi ý: - Những cơn mưa có sấm là kèm theo tia chớp là tia lửa điện, đó là điều kiện xảy ra của phản ứng nitơ với chất nào? - Sau đó sẽ có phản ứng nào xảy ra trong không khí ở điều kiện thường? - Khí NO 2 sinh ra gặp nước mưa, trong không khí có O 2 thì chất nào được hình thành? - Axit HNO 3 theo nước mưa xuống đất, tác dụng với các chất như CaCO 3 sinh ra chất gì? Chất này có tác dung gì cho cây cối nói chung và cây lúa nói riêng? HS hoàn thành các yêu cầu của GV sẽ trả lời hoàn chỉnh câu hỏi đã đặt ra và từ đó nắm vững kiến thức một cách hào hứng. c. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong kiểu bài kiểm tra, đánh giá Ở kiểu bài kiểm tra đánh giá, GV lựa chọn bài tập thực tiễn phù hợp cả về số lượng và độ khó. 6 Ví dụ: Khi thiết kế bài kiểm tra 1 tiết về Halogen, GV có thể thiết kế 15 bài tập trắc nghiệm khách quan và 3 bài tập tự luận, trong đó sử dụng 3 bài tập trắc nghiệm khách quan và 1 bài tập tự luận sau: * “Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl 2 thoát ra thường có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng để làm khô khí clo ẩm? A. H 2 SO 4 đặc. B. CaO rắn. C. NaOH rắn. D. Ba chất trên đều được. * Axit thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh là A. HF. B. HCl. C. H 2 SO 4 đặc. D. HNO 3 đặc. * Muối được sử dụng trong kĩ thuật chụp phim ảnh là A. AgF B.AgCl C. AgBr. D.AgI * Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4 g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối iot mỗi ngày?” ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (MINH HỌA) BÀI TẬP TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN (6 ĐIỂM) 1/ Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí Cl 2 thoát ra thường có lẫn lượng lớn hơi nước gây ăn mòn thiết bị. Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng để làm khô khí clo ẩm? A. H 2 SO 4 đặc. B. CaO rắn. C. NaOH rắn. D. Ba chất trên đều được. 2/ Axit thường được dùng để khắc chữ, hoa văn lên thủy tinh là A. HF. B. HCl. C. H 2 SO 4 đặc. D. HNO 3 đặc. 3/ Muối được sử dụng trong kĩ thuật chụp phim ảnh là A. AgF B.AgCl C. AgBr. D.AgI 4/ Chọn câu đúng. A. Các ion F - , Cl - , Br - , I - đều tạo kết tủa với Ag + . B. Các ion Cl - , Br - , I - đều cho kết tủa màu trắng với Ag + . C. Có thể phân biệt ion F - , Cl - , Br - , I - chỉ bằng dd AgNO 3 . D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl - mới tạo kết tủa với Ag + . 5/ Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần A. HCl, HBr, HI, HF. C. HCl, HI, HBr, HF. B. HI, HBr, HCl, HF. D. HF, HCl, HBr, HI. 6/ Chất tác dụng với H 2 O tạo ra khí oxi ở điều kiện thường là: 7 A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot 7/ Clo tác dụng được với tất cả các chất: A. H 2 , Cu, H 2 O, C. C. H 2 , H 2 O, NaBr, Na. B. H 2 , Na, O 2 , Cu. D. H 2 O, Fe, N 2 , Al. 8/ Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl 2 , KMnO 4 , K 2 Cr 2 O 7 , MnO 2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl 2 nhiều nhất là A. CaOCl 2 . B. KMnO 4 . C. K 2 Cr 2 O 7 . D. MnO 2 . 9/ Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH) 3 (4), KMnO 4 (5), PbS (6), MgCO 3 (7), AgNO 3 (8), MnO 2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất A. (1), (2). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (3), (6). 10/ Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO 2  MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. 2HCl + Fe  FeCl 2 + H 2 . 14HCl + K 2 Cr 2 O 7  2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 + 7H 2 O. 6HCl + 2Al  2AlCl 3 + 3H 2 . 16HCl + 2KMnO 4  2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. 11/ Chọn phát biểu sai: A. Clo đẩy iot ra khỏi dung dịch NaI B. Clo đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr C. Brom đẩy iot ra khỏi dung dịch KI D. Iot đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr 12/ Hỗn hợp khí (hơi) nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? A. H 2 và F 2 . B. Cl 2 và O 2 . C. H 2 và Br 2 . D. Br 2 và O 2 . 13/ Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe 3 O 4 + dung dịch HI (dư)  X + Y + H 2 O Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là A. Fe và I 2 . B. FeI 3 và FeI 2 . C. FeI 2 và I 2. D. FeI 3 và I 2 . 14/ Hòa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Zn, (M) bằng dung dịch HCl thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan thu được A.6,72 g B. 5,84 g C. 4,20 g D.6,40 g 8 15/ Cho 72,6 gam hỗn hợp ba muối CaCO 3 , Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 tác dụng hết với dung dịch HCl, có 13,44 lít khí CO 2 thoát ra ở đktc. Khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được bằng bao nhiêu? A. 90 g B. 79,2 g C. 73,8 g D. Một trị số khác BÀI TẬP TỰ LUẬN (4 ĐIỂM) BÀI 1. (1 điểm) Viết phương trình hóa học điều chế (hoặc trong phòng thí nghiệm hoăc trong công nghiệp), phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của nước Javen, Clorua vôi? BÀI 2. (1 điểm) Theo tính toán của các nhà khoa học, để phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10 -4 g nguyên tố iot mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối iot mỗi ngày? BÀI 3. (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl 2 và O 2 . Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Tìm kim loại M. d. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ Ngoài việc sử dụng trong giờ học trên lớp, bài tập hóa học thực tiễn còn hữu hiệu trong giờ hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ. Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về Hóa học cho HS lớp 12, GV có thể chuẩn bị 2 cốc nước, trong đó 1 cốc nước cứng tạm thời, 1 cốc nước cứng vĩnh cửu và các hóa chất dụng cụ đầy đủ (đèn cồn, dung dịch Na 2 CO 3 , HCl, NaOH). Yêu cầu các đội chơi thi đua nhận ra đâu là nước tạm thời, vĩnh cửu và thực hiện quá trình làm mềm nước các nước cứng này. Các đội chơi thi đua giành điểm trên tiêu chí chính xác khoa học và thời gian hoàn thành. Trước khi tôi áp dụng giải pháp này, các thầy cô ở trường THPT Ngô Quyền mới chỉ thỉnh thoảng dùng một vài bài tập thực tiễn để thiết kế hoạt động dạy học, chủ yếu là ở kiểu bài kiểm tra, đánh giá và chưa được viết thành chuyên đề cho đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tôi lựa chọn 80 học sinh ở các lớp có sĩ số và trình độ tương đương nhau, trường THPT Ngô Quyền - Đồng Nai, để tiến hành thực nghiệm. Trong đó 41 học sinh được dạy theo giáo án thực nghiệm và 39 học sinh được dạy theo dạy theo giáo án truyền thống để đối chứng. Tôi đã thực nghiệm khi dạy phần hóa học vô cơ, cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm điểm, rồi xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học. 9 Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống kê đặc trưng Bảng II.1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích Điểm X i Số HS đạt điểm X i % HS đạt điểm X i % HS đạt điểm X i trở xuống TN* ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0 1 0 0 0.0 0.0 0.0 0.0 2 0 1 0.0 2.6 0.0 2.6 3 1 3 2.4 7.7 2.4 10.3 4 3 4 7.3 10.3 9.8 20.5 5 3 5 7.3 12.8 17.1 33.3 6 5 8 12.2 20.5 29.3 53.8 7 10 5 24.4 12.8 53.7 66.7 8 13 10 31.7 25.6 85.4 92.3 9 4 2 9.8 5.1 95.1 97.4 10 2 1 4.9 2.6 100.0 100.0 Tổng 41 39 100.0 100.0 Bảng II.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (9- 10) % LỚP YK TB K G TN 9.8 19.5 56.1 14.6 ĐC 20.5 33.3 38.5 7.7 Bảng II.3: Điểm trung bình X TB , phương sai S 2 , độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V, đại lượng kiểm định T Lớp X TB S 2 S V T TN 7.07 ± 0.26 2.67 1.63 23.10 2.11 ĐC 6.23 ± 0.31 3.71 1.93 30.91 Chọn α = 0,05 với k = 41 + 39 - 2 = 78; T α,k = 1,98 Ta có T = 2,11 > T α,k , vậy sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa. (* Chú thích: TN: thực nghiệm; ĐC: đối chứng) 10 [...]... cứu xây dựng bài tập Hóa học thực tiễn phần vô cơ và bài tập chưa bao quát hết các vấn đề Hướng phát triển của đề 12 tài là nghiên cứu xây dựng bài tập thực tiễn thêm phần Hóa học đại cương và hữu cơ, cũng như xây dựng bài tập có chất lượng cao hơn 13 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới,... (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 6 Nguyễn Cương và Nguyễn Mạnh Dung (2000), Phương pháp dạy học hóa học Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 7 Đặng Thị Oanh (2005), Tài liệu bài giảng lớp cao học Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học, Lưu hành nội bộ 8 Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc... của đề tài Việc sử dụng các bài tập hóa học liên quan thực tiễn vào dạy học giúp cho HS cảm thấy hào hứng trong quá trình lĩnh hội tri thức, đồng thời cũng phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ năng động và sáng tạo Bài tập thực tiễn cần được sử dụng nhiều hơn trong quá trình dạy học hiện nay, ở tất cả các kiểu bài lên lớp cũng như hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ... lớp đối chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn; - Hệ số kiểm định T > T α, k Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê Chứng tỏ học sinh được nghiên cứu hệ thống bài tập thực tiễn có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Cơ sở lí luận và thực thế áp dụng đã khẳng định tính đúng... tích kết quả thực nghiệm Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: - Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng; - Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng Như vậy chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn; - Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối... Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn hóa học cấp THPT, Lưu hành nội bộ 3 Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh 4 Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 5 Nguyễn Cương và cộng sự... dục, Hà Nội 14 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 14 VII PHỤ LỤC HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN (PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ BẬC THPT) 1 HALOGEN * BÀI TẬP TỰ LUẬN 1 Vì sao clo được dùng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch cũng như để xử lí nước thải? 2 Vì sao clo không được dùng để tẩy trắng đường trong công... pháp gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông , Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh 10 Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội 11 Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Lê Xuân Trọng (Tổng CB) (2006), Hóa học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội 13 Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, Nxb Giáo dục,... phòng thí nghiệm, muốn pha loãng axit H2SO4 đặc ta nên thực hiện theo cách nào sau đây? A Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh B Rót nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh C Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh D Rót nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh 96 Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ tạo ra H 2O2 là một chất oxi hóa mạnh... tiêu độc Chỉ cần dẫn nước máy vào dụng cụ, cho ít muối ăn vào rồi cắm điện Một lát sau ta sẽ có dung dịch tiêu độc dùng để rửa rau, quả, dụng cụ nhà bếp; giặt khăn mặt, giẻ lau và còn có tác dụng tẩy trắng nữa a.Có phản ứng gì xảy ra trong dụng cụ trên? b.Vì sao dung dịch thu được có tác dụng tiêu độc và tẩy trắng? 23 Để điều chế axit clohiđric người ta cho natri clorua tác dụng với axit sunfuric đặc . “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN (Phần Hóa học vô cơ)” làm đề tài nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Khái niệm, vai trò, chức năng của bài tập thực. tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. (Xem Phần phụ lục) Tôi rút ra một vài kinh nghiệm khi xây dựng và sử dụng bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn. - Bám sát nội dung học tập để thiết. hiệu quả dạy – học giờ tự chọn Hóa học bằng việc sử dụng các trò chơi 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LIÊN QUAN THỰC TIỄN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gây hứng thú học tập cho HS là một

Ngày đăng: 17/07/2015, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w