Tên SKKN: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, việc thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, học sinh chỉ chọn thêm 1 môn ngoài 3 môn thi bắt buộc (toán, văn, anh văn). Vậy những bộ môn không bắt buộc thi, giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp thích hợp để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, học sinh đạt được kết quả cao trong các kì thi ở trường cũng như giúp các em tự tin khi chọn thêm 1 môn thi. Môn Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Thực hành hoá học có vai trò rất quan trọng, làm tăng hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh và cho phép nâng cao hiệu quả dạy học. Với môn hóa học, trong các kì thi học kì ở trường và nhiều kì thi khác, có hình thức kiểm tra – đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan 100%, trong đó có một số câu hỏi liên quan đến thực hành Hóa học. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, theo Tôi, số tiết thực hành không nên tăng thêm nữa, nhưng để học sinh yêu thích thực hành hóa học thì các tiết thực hành phải đạt hiệu quả cao, nhất là đối với những bài đầu tiên của chương trình. Thực hành về phi kim có thể coi là thực hành khởi đầu của học sinh THPT vì thực hành phi kim ở lớp 10 và học kì I của lớp 11. Để các tiết thực hành đạt hiệu quả cao, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành cho học sinh là cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT Người thực hiện: PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN 2. Ngày tháng năm sinh: 07/4/1976 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: khu 4, thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai 5. Điện thoại:(061)3871115 (CQ)/(061)3743994(NR); ĐTDĐ:01649908420 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: - Giảng dạy môn Hóa học, lớp 10B2, 10B3, 10B10, 10B11, 12A6, 12A7, 12A14. - Chủ nhiệm lớp 12A6. - Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa học. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học - Năm nhận bằng: 1999 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa học. Số năm có kinh nghiệm: 10. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: (không) BM02-LLKHSKKN Tên SKKN: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Hiện nay, việc thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, học sinh chỉ chọn thêm 1 môn ngoài 3 môn thi bắt buộc (toán, văn, anh văn). Vậy những bộ môn không bắt buộc thi, giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp thích hợp để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, học sinh đạt được kết quả cao trong các kì thi ở trường cũng như giúp các em tự tin khi chọn thêm 1 môn thi. Môn Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Thực hành hoá học có vai trò rất quan trọng, làm tăng hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh và cho phép nâng cao hiệu quả dạy học. Với môn hóa học, trong các kì thi học kì ở trường và nhiều kì thi khác, có hình thức kiểm tra – đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan 100%, trong đó có một số câu hỏi liên quan đến thực hành Hóa học. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, theo Tôi, số tiết thực hành không nên tăng thêm nữa, nhưng để học sinh yêu thích thực hành hóa học thì các tiết thực hành phải đạt hiệu quả cao, nhất là đối với những bài đầu tiên của chương trình. Thực hành về phi kim có thể coi là thực hành khởi đầu của học sinh THPT vì thực hành phi kim ở lớp 10 và học kì I của lớp 11. Để các tiết thực hành đạt hiệu quả cao, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành cho học sinh là cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1 BM03-TMSKKN II) CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: * a) Mục đích, ý nghĩa của công việc kiểm tra-đánh giá : Trong quá trình dạy học, kiểm tra-đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu của quá trình này. Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh. Về mặt lí luận dạy học, kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong hệ dạy học, nó cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò để từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc, công bằng với kỹ thuật tốt và hiệu nghiệm. Việc kiểm tra-đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học. Nó giúp cho học sinh kịp thời nhận thức thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình học tập. Ngoài ra thông qua kiểm tra-đánh giá, học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tụê: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. Nếu việc kiểm tra-đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tế. Việc kiểm tra đánh-giá được tổ chức nghiêm túc công bằng sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn. Việc kiểm tra-đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngoài” giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy. Kiểm tra-đánh giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ mỗi học sinh trong lớp mình dạy để có thể có biện pháp phụ đạo bồi dưỡng riêng thích hợp, qua đó nâng cao chất lượng học tập chung của cả lớp. Kiểm tra-đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình theo đuổi. b. Các phương pháp kiểm tra – đánh giá: -Kiểm tra miệng. -Kiểm tra viết gồm hai hình thức: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. c. Ưu và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan: là phương pháp kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm. + Nhược điểm: Không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy suy luận, giải thích, chứng minh 2 của học sinh. Chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá trình tư duy, thái độ của học sinh đối với nội dung được kiểm tra do đó không đảm bảo chức năng phát hiện lệch lạc và điều chỉnh việc dạy và việc học, việc soạn câu hỏi đúng chuẩn thực sự khó khăn, tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra. + Tuy nhiên có nhiều Ưu điểm: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức bao trùm cả chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong chương, tránh được tình trạng học tủ học lệch, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu, rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn phát triển tư duy cho học sinh, việc chấm bài hoàn toàn khách quan. Ngoài ra, phương pháp này rất phù hợp với kì thi THPT Quốc gia hiện nay. * Môn Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Thực hành hoá học có vai trò rất quan trọng, làm tăng hứng thú học tập môn Hoá học cho học sinh và cho phép nâng cao hiệu quả dạy học. Hiện nay, số tiết thực hành mặc dù đã tăng so với chương trình cũ nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của chương trình môn Hoá học. Tuy vậy, theo tôi, số lượng tiết thực hành không nên tăng thêm nữa vì khi tiếp xúc nhiều với hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và một số người xung quanh mà chỉ cần tăng chất lượng ở mỗi tiết thực hành. Để tăng chất lượng ở mỗi tiết thực hành thì có nhiều phương pháp khác nhau. Tôi chọn phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT, theo Tôi, vì đây là các câu hỏi của những bài thực hành khởi đầu chương trình THPT và nó cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn liền giữa lí thuyết và thực hành, nhằm giúp học sinh THPT: _ Củng cố kiến thức về lí thuyết: tính chất vật lí, tính chất hóa học; nguyên nhân để có được tính chất hóa học; cách điều chế phù hợp nhất; nguyên nhân để có được ứng dụng, của mỗi chất trong từng bài thực hành về phi kim. _ Rèn luyện kĩ năng thực hành: cách tiến hành thí nghiệm, sử dụng dụng cụ thí nghiệm, hóa chất một cách hợp lí, an toàn, tăng khả năng quan sát hiện tượng, dự đoán tốt hơn về hiện tượng thí nghiệm, viết tường trình thí nghiệm, biết cách sơ cứu đầu tiên nếu bị ngộ độc nhẹ một số hóa chất, Ngoài ra, hạn chế được việc thí nghiệm không thành công, học sinh phải thí nghiệm đi thí nghiệm lại nhiều lần, gây lãng phí hóa chất, có hại đến sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường, _ Có được vốn kiến thức cơ bản nhất về thực hành hóa học, đồng thời cũng giúp các em làm bài tốt hơn trong các kì thi với các câu hỏi liên quan đến thực hành hóa học của “phi kim”. Để tăng hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh, tôi chọn đề tài SKKN xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT và xin được trình bày những giải pháp thực hiện của cá nhân tôi, giải pháp này chưa áp dụng trong chương trình giảng dạy nên rất mong sự đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp. 3 III) TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: A. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU: * Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận dạy học Hoá học trong trường THPT. Dựa trên mục tiêu của các bài thực hành phần “Phi kim” trong sách giáo khoa Hóa học cơ bản lớp 10 và 11. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhằm rèn luyện kiến thức và kỹ năng thực hành của từng bài thực hành hoá học. * Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết. * Nghiên cứu giáo trình: Bài thực hành phi kim 1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO/(Bài thực hành số 2)-SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10 1. Nhiệm vụ của bài: - Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện tượng thí nghiệm,viết tường trình. - Củng cố kiến thức về clo và hợp chất của clo. 2. Nội dung thí nghiệm - Điều chế khí clo.Tính tẩy màu của khí clo. - Điều chế axit clohiđric. - Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch. Bài thực hành phi kim 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT (Bài thực hành số 3)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10 1. Nhiệm vụ của bài - Củng cố kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát và viết tường trình. - Củng cố về tính chất hoá học của các nguyên tố halogen. 2. Nội dung thí nghiệm - So sánh tính oxi hoá của brom và clo. - So sánh tính oxi hoá của brom và iot. - Tác dụng của iot với hồ tinh bột. Bài thực hành phi kim 3: TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH (Bài thực hành số 4)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10 1. Nhiệm vụ của bài: - Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, thí nghiệm an toàn, chính xác. - Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh được: 4 + Oxi và lưu huỳnh là những đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh. + Ngoài tính oxi hoá, lưu huỳnh còn có tính khử. 2. Nội dung thí nghiệm: - Tính oxi hoá của oxi. - Tính oxi hoá của lưu huỳnh. - Tính khử của lưu huỳnh. Bài thực hành phi kim 4: TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH/ (Bài thực hành số 5)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10 1. Nhiệm vụ của bài: - Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối với axit sunfuric đặc. - Làm thí nghiệm chứng minh được: hiđrosunfua có tính khử; lưu huỳnh đioxit có tính khử và có tính oxi hoá; axit sunfuric đặc có tính oxi hoá mạnh. 2. Nội dung thí nghiệm: - Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua. - Tính khử của lưu huỳnh đioxit. - Tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. - Tính oxi hoá của axit của axit sunfuric. Bài thực hành phi kim 5 : TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO / (Bài thực hành số 2)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 11 1. Nhiệm vụ của bài: - Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện tượng thí nghiệm, viết tường trình. - Củng cố kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng 2. Nội dung thí nghiệm: - Điều chế khí NH 3. - Tính oxi hóa của HNO 3 đặc và HNO 3 loãng. - Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy. - Phân biệt một số loại phân bón hóa học. 5 B. CÁCH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN: * Nguyên tắc chung: Đưa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT vào khoảng 10-15 phút cuối giờ của những tiết luyện tập hoặc tiết bài tập (tiết học liền trước của bài thực hành “phi kim”), học sinh được kiểm tra nhanh kiến thức thực hành “phi kim” và được giáo viên nhận xét, sửa nhanh về bài làm này ở đầu tiết thực hành. Như vậy, tiết thực hành sẽ đạt hiệu quả cao hơn và sẽ làm tăng hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh. * Cụ thể: - Đối với “Một số câu hỏi về kĩ năng thực hành chung, nội quy, an toàn trong phòng thí nghiệm” và “Một số câu hỏi về cách sơ cứu đầu tiên khi hít phải hóa chất hoặc bị hóa chất rơi vào da” ( gồm 8 câu hỏi), giáo viên cho học sinh lớp 10 thực hiện kiểm tra nhanh ở tiết luyện tập “bài PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ” trong thời gian khoảng 10 phút và được giáo viên nhận xét, sửa nhanh ở đầu tiết thực hành “bài PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ” nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về kĩ năng thực hành chung, nội quy, quy định, của phòng thí nghiệm. - Đối với các “Bài thực hành phi kim 1, 2, 3, 4, 5 và “Một số câu hỏi tổng hợp về phi kim”, giáo viên linh động chọn trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT, phân bố thời gian hợp lí rồi áp dụng theo “nguyên tắc chung” nhằm giúp học sinh củng cố lí thuyết, rèn kĩ năng thực hành ở từng bài thực hành về “phi kim”. C. CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (gồm 80 câu hỏi): * Một số câu hỏi về kĩ năng thực hành chung, nội quy, an toàn trong phòng thí nghiệm: Câu 1: Chọn cách kẹp ống nghiệm đúng: A. Kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm kể từ miệng ống nghiệm. B. Kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm kể từ đáy ống nghiệm. C. Kep ở vị trí ½ ống nghiệm. D. Kẹp ở vị trí sát miệng ống nghiệm. Đáp án: A. Câu 2: Khi thực hiện những thí nghiệm cho đinh sắt vào ống nghiệm, nên: A. Nghiêng ống nghiệm, cho mũi đinh sắt vào. B. Nghiêng ống nghiệm, cho tai đinh sắt vào. C. Thẳng đứng ống nghiệm, cho mũi đinh sắt vào. D. Thẳng đứng ống nghiệm, thả tai đinh sắt vào. Đáp án: B. 6 Câu 3: Cho dãy các biểu tượng dán nhãn của các hoá chất sau: 1. Hoá chất độc hại chết người. 2. Hoá chất dễ cháy. 3. Hoá chất dễ ăn mòn kim loại, ăn da và gây tổn thương mắt. 4. Hoá chất dễ nổ. 5. Hoá chất dễ tự bốc cháy. 6. Hoá chất đựng trong lọ tối màu. Hãy ghép đôi các biểu tượng a,b,c…với các ý nghĩa của chúng 1,2,3…cho phù hợp. Thứ tự ghép đôi đúng là A. a2 ; b1; c4 ; d3 ; e5. B. a5 ; b1; c4 ; d3 ; e2. C. a5 ; b1; c6 ; d3 ; e2. D. a2 ; b6; c4 ; d3 ; e1. Đáp án: B. Câu 4: Nội quy trong phòng thí nghiệm hoá học quy định sử dụng tiết kiệm hoá chất nhằm: A. Đảm bảo an toàn. B. Tránh ô nhiễm môi trường. C. Tiết kiệm kinh phí. D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án: D. Câu 5: Điều kiện cần và đủ để xảy ra cháy là: A. Có chất cháy. 7 B. Có khí oxi. C. Có nguồn nhiệt. D. Có cả A, B, C. Đáp án: D. Câu 6: Với những công việc khi thực hành thí nghiệm: (1). Nên đeo khẩu trang với những thí nghiệm có khí độc hại. (2). Sử dụng tiết kiệm hóa chất. (3).Theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. (4). Đổ trực tiếp hóa chất rắn sau thí nghiệm vào bồn thoát nước. (5). Dùng đèn cồn đang cháy để mồi lửa cho đèn cồn khác. (6).Tự ý di chuyển các dụng cụ các thiết bị trong phòng thí nghiệm. (7) Thực hiện thí nghiệm an toàn. (8). Đã đọc kỹ hướng dẫn thực hành thí nghiệm. (9). Ăn uống tùy thích trong phòng thí nghiệm. (10). Dọn vệ sinh sau khi thực hành xong. Trong những công việc trên, những công việc nào không đúng? A. (1), (2), (3), (7), (8). B. (4), (5), (6), (7), (8). C. (4), (5), (6), (9). D. (4), (5), (6), (9), (10). Đáp án: C. *Một số câu hỏi về cách sơ cứu đầu tiên khi hít phải hóa chất hoặc bị hóa chất rơi vào da: Câu 7: Nếu bị nhiễm độc nhẹ do hít phải khí Cl 2 , H 2 S hoặc hơi Br 2 thì cách sơ cứu đầu tiên là? A. Đưa ra chỗ thoáng, uống dung dịch NaOH. B. Đưa ra chỗ thoáng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac. C. Uống dung dịch NaOH. D. Uống dung dịch NH 3 . Đáp án: B. Câu 8: Xác định thao tác cần thiết để xử lí khi bị axit đặc: H 2 SO 4 , HNO 3 , HCl rơi vào da ? A. Phải dội nước, rửa ngay nhiều lần hoặc cho vòi nước chảy vào vết bỏng từ 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO 3 10%. B. Phải ngay bằng nước nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch NH 3 đặc. C. Phải rửa ngay bằng xà phòng nhiều lần rồi bôi thuốc mỡ vào. D. Phải rửa ngay bằng nước nhiều lần rồi lấy bông tẩm dung dịch KMnO 4 10% và đưa đến trạm y tế chữa tiếp. Đáp án: A. *Bài thực hành phi kim 1 (gồm 22 câu) Câu 9: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? A. 2NaCl dpnc → 2Na + Cl 2 . 8 [...]... thiết Vì vậy thông qua mục tiêu của các bài thực hành trong sách giáo khoa hoá học phần phi kim của lớp 10 và lớp 11, tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để rèn luyện kiến thức kỹ năng thực hành hoá học phần phi kim cho học sinh lớp 10 và lớp 11 THPT (cơ bản) Những câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh rèn luyện được kiến thức và kỹ năng thực hành môn hoá học đồng thời sẽ giúp các em làm bài tốt... Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN Chức vụ: giáo viên Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: Sáng kiến. .. nghiệm, do đó dạy và học hoá học không chỉ dừng lại ở khả năng truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, mà phải biết tổ chức và rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh để tăng cường tính thực tiễn của môn học và làm tăng hứng thú học tập cho học sinh Để các tiết thực hành đạt hiệu quả cao, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kiến thức, kỹ năng thực hành cho học sinh là cần thiết Vì... quả bài thực hành Nitơ-photpho của lớp 11 Lớp S học sinhkt 1 2 3 4 5 Điểm 6 7 8 9 10 2 Lớp TN 11C14 32 0 0 0 1 2 3 12 10 2 Lớp ĐC11 C11 32 0 0 1 2 3 5 11 9 1 0 * Học sinh các lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn, có kĩ năng thực hành tốt hơn, có hứng thú học tập hơn; góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, do... Kiều Trang (2014) Phần thứ hai, Thực hành thí nghiệm Hóa 10, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội VII PHỤ LỤC (không) NGƯỜI THỰC HIỆN PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN 27 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– , ngày tháng năm PHI U NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014-2015... nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả Phi u này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh. .. dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl Hóa chất đó là: A Dung dịch BaCl2 B Dung dịch Ba(OH)2 C Dung dịch NaOH D Dung dịch AgNO3 Đáp án: B Câu 71: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Cho vào 2 ống nghiệm: ống 1: 1 ml dung dịch HNO3 đặc ống 2: 1ml dung dịch HNO3 loãng - Cho tiếp 2 mảnh nhỏ đồng vào 2 ống nghiệm trên Đun nhẹ ống nghiệm số 2 Cả 2 ống nghiệm đều... dịch AgNO3 Đáp án: A * Một số câu hỏi tổng hợp về phi kim (gồm 5 câu) Câu 76: Thí nghiệm về tính tan nhiều trong nước của khí (Y) ở hình sau Hãy cho biết (X) và (Y) lần lượt có thể là những chất nào? A (X) là Phenolphtalein và (Y) là NH3 B (X) là Dung dịch quỳ tím và (Y) là NH3 C (X) là Phenolphtalein và (Y) là HCl D (X) là Dung dịch quỳ tím và (Y) là HCl Đáp án: A Câu 77: Dãy nào sau đây gồm các... (VII) Nhỏ dung dịch HNO3 loãng vào ống nghiệm có chứa kim loại Bạc (VIII) Nhỏ dung dịch HCl vào vào ống nghiệm có chứa kim loại đồng Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A 4 B 5 C 6 D 7 Đáp án: C IV) HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI: SKKN trên đã áp dụng với 2 lớp thực nghiệm 10C5 và 11C14: Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) Lớp Số HS kiểm tra Lớp Số HS kiểm tra (năm học) 10C5 10C4 32 32 (2013-2014) (2013-2014)... tạo điều kiện cho đề tài của tôi được triển khai trong trường Xin chân thành cảm ơn VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa hoá học lớp 10 cơ bản, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2 Sách giáo khoa hoá học lớp 11 cơ bản, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 3 Báo Hoá học và ứng dụng,(số 2,4),7-8, 9-12 26 4 Nguyễn Xuân Trường, Phạm Kiều Duyên, Nguyễn văn Lễ (2014) Phần thứ hai, Thực hành thí nghiệm Hóa 11, nhà xuất