SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện giáo dục dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Khoản 2, Điều 28 của Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thấy mục tiêu dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, và đặc biệt là khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện nay. Để đạt được những mục tiêu trên, người giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói đọc, viết. Trong đó rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn là vô cùng quan trọng. Bởi muốn học sinh nói sao cho rõ nghĩa, nói sao cho người nghe hiểu, đồng thời thông qua ngôn ngữ nói, học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếp của mình trước mọi người là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ học Ngữ văn là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, vừa hình thành phong cách cho học sinh, giúp các em trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự tìm tòi học hỏi và vận dụng trong các giờ dạy có hiệu quả, từ đó tôi rút ra vấn đề mang tính kinh nghiệm và lựa chọn vấn đề “Rèn luyện kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh THPT” làm đề tài nghiên cứu.
GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện giáo dục dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Khoản 2, Điều 28 của Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, bản thân tôi nhận thấy mục tiêu dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, và đặc biệt là khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện nay. Để đạt được những mục tiêu trên, người giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói đọc, viết. Trong đó rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn là vô cùng quan trọng. Bởi muốn học sinh nói sao cho rõ nghĩa, nói sao cho người nghe hiểu, đồng thời thông qua ngôn ngữ nói, học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếp của mình trước mọi người là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ học Ngữ văn là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, vừa hình thành phong cách cho học sinh, giúp các em trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự tìm tòi học hỏi và vận dụng trong các giờ dạy có hiệu quả, từ đó tôi rút ra vấn đề mang tính kinh nghiệm và lựa chọn vấn đề “Rèn luyện kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh THPT” làm đề tài nghiên cứu. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 1 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT Tuy đã cố gắng đầu tư nghiên cứu, nhưng đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Xin chân thành kính mong và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy cô. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) đã ghi “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ngoại ngữ tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học sinh phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời (ngôn bản). Muốn người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói phải nói cho mạch lạc, logic, phải đảm bảo các quy tắc hội thoại, phải chú ý các cử chỉ, nét mặt, âm lượng Vì thế, rèn luyện kỹ năng nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Rèn luyện kỹ năng nói tốt sẽ giúp người học có một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong thực tiễn giảng dạy ở trường, đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước tập thể, rất ngại nói, không tự tin nói trước đông người. Hơn nữa với thời gian ít ỏi (45 phút) của một tiết học, không tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội nói. Vì vậy, trong một giờ học, chỉ những em học lực khá giỏi, mạnh dạn mới dám nói, còn những em học sinh học lực trung bình, yếu lại thụ động, thiếu tự tin, lười nói. Đa số giáo viên trong giờ dạy chỉ chú trọng khai thác trọng tâm kiến thức SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 2 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT của bài học, bỏ quên bước rèn kỹ năng nói cho học sinh. Một thực tế khác, khi tham gia nói trong các tiết học, lời nói của học sinh không tự nhiên, học sinh thường nói lủng củng, ngập ngừng, không rõ ràng, có nhiều em có dự kiến trong đầu nhưng không diễn đạt được rõ thành câu có nghĩa. Trong khi nói, có em còn sử dụng từ địa phương, điều này ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em trong cộng đồng xã hội sau này. Một thực trạng nữa trong các giờ học Ngữ văn là các em nói như đọc, không kết hợp được các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng,… làm cho quá trình nói của các em thiếu tự tin, thiếu tư thế, tác phong phù hợp. Đã có học sinh chân thành phát biểu rằng: “Rất ngại và sợ phải nói trong các giờ học Ngữ văn”. Với những nội dung đã nêu ở trên, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi trong một giờ giảng vừa phải truyền đạt được đủ, đúng trọng tâm kiến thức bài học, vừa rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Từ đó đặt ra vấn đề giáo viên phải tạo cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn, tinh thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng nói, hình thành cho học sinh chuẩn mực khi nói, góp phần nâng cao chất lượng môn học, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn. Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh, trước hết, mỗi thầy cô giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra điều mình tư duy, cảm thụ trong những giờ học Ngữ văn. Rèn luyện kỹ năng nói tốt, giáo viên vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ suy nghĩ cảm xúc những điều các em cảm thụ, vừa giúp các em phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể, đồng thời cũng là biện pháp khắc phục những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua các giờ học Ngữ văn, các biện pháp không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số tiết, một số giai đoạn. Nó phải có tính hệ thống kết hợp và liên tục. Bởi vậy, cũng không có một mô hình chính thức cho việc phát triển giáo dục kỹ năng này mà đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ dạy. Các giải pháp tôi đưa ra đề tài này chỉ là những giải pháp trong từng tình huống cụ thể. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 3 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT ∗ GIẢI PHÁP 1: Đưa học sinh vào tình huống trong các giờ học văn. a) Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp: Trong các giờ học giáo viên luôn phải biết đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để các em thực sự suy nghĩ. Từ những kiến thức có sẵn, cộng với sự nỗ lực của bản thân, các em chiếm lĩnh vấn đề rồi có nhu cầu và khả năng bộc lộ suy nghĩ và tiếng nói của mình. Bản thân tôi khi đảm nhiệm công việc dạy Ngữ văn ở trường THPT Lê Hồng Phong, tôi luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ giao tiếp trong giờ học Ngữ văn, trong đó học sinh là chủ thể giao tiếp với tác phẩm, giáo viên là trung gian hướng dẫn học sinh tiếp cận các tác phẩm trên phương diện cuộc sống của tác phẩm, nhân vật, các thế hệ độc giả, nhà văn và giáo viên. Trong các giờ học tôi đưa ra các tình huống giả định, khi phân tích tìm hiểu tác phẩm, tạo cho học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến, cảm nghĩ. Bên cạnh đó tôi kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn, có thể giúp học sinh hình tượng hóa nhân vật, bối cảnh, diễn biến để tạo sự kích thích gây ấn tượng với học sinh giúp các em trình bày ý kiến của mình. b) Quá trình thực nghiệm: Cụ thể khi dạy văn bản “Cảnh ngày hè” (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C1, Trường THPT Lê Hồng Phong, tôi đã trình chiếu trước học sinh một số hình ảnh thiên nhiên có trong bài học như cây hòe, hoa thạch lựu, sen hồng, và yêu cầu học sinh nhập vai người thưởng thức bức tranh và vẽ lại bức tranh ngày hè bằng ngôn từ của mình. Em Cao Thụy Bích Phượng học sinh lớp 10C1 đã vẽ lại được bức tranh ấy bằng ngôn từ: “Thưa cô, bức tranh ngày hè nổi bật với những tán lá hòe xanh thẫm, cành lá xum xuê, đùn lên thành chùm như chiếc ô căng tròn. Trong cành lá xanh biếc những đóa hoa lựu như chiếc những chiếc đèn lồng bé xíu phóng ra những tia lửa đỏ, sen hồng đã nở thắm ao làng”. Em Bùi Công Nguyên Nam học sinh lớp 10C1 đã nhận xét phần trả lời của bạn: “Bạn trả lời to, rõ ràng nêu bật được vẻ đẹp sống động của bức tranh, qua những ngôn từ chính xác”. Hay khi dạy văn bản “Tấm Cám” (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C2, Trường THPT Lê Hồng Phong, tôi có đưa ra tình huống: “Nếu em là Tấm, khi được trở lại làm hoàng hậu em sẽ cư xử thế nào với Cám, vì sao?”. Em Kiên Hồng Hạnh lớp 10C2 phát biểu: “Em đồng tình với hành động trả thù của Tấm với mẹ con Cám vì sức chịu đựng của con người có giới hạn.” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 4 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT Em Mai Thu Thảo lớp 10C2 lại có ý kiến: “Em sẽ bắt mẹ con Cám đi biệt xứ vì em không nỡ giết Cám”. Khi dạy học văn bản “Tỏ Lòng” (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C5 ở Trường THPT Lê Hồng Phong, tôi đặt tình huống: “Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng thời Trần mà em đã được học qua các tác phẩm văn học”. Qua bài “Tỏ lòng”, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần và ý nghĩa vẻ đẹp đó trong đời sống hiện tại ? Khi dạy bài "Tây Tiến'' của Quang Dũng tại lớp 12A6 ở trường THPT Lê Hồng PHong, tôi có nêu tình huống'' Hãy nêu cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ cuối của bài thơ là gì"? Em Khổng Mộng Tuyền lớp 12A6 có phần trả lời: " Theo em đó là lời thề của những chàng trai ra đi bảo toàn sông núi với tinh thần nhất khứ bất phục hoàn. " c) Kết quả giải pháp: Từ việc đưa học sinh vào tình huống trong các giờ đọc văn, học sinh các lớp tôi dạy đã đó suy nghĩ, liên tưởng, so sánh và bộc lộ hiểu biết của mình qua ngôn ngữ nói, giáo viên lắng nghe, đánh giá và uốn nắn nhằm đi đến một đáp án đúng nhất. Bằng cách làm đó tôi đã phần nào rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ đọc văn mà vẫn đảm bảo thời gian và kiến thức trọng tâm của một giờ học. ∗ GIẢI PHÁP 2: Đặt hệ thống câu hỏi trong các giờ đọc văn. a) Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp: Trong quá trình soạn bài, tôi luôn ý thức rằng hệ thống câu hỏi được sử dụng như một phương tiện để tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác của nội dung bài học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đồng thời giáo viên cũng dự kiến được mức độ trả lời để kịp thời chỉnh sửa, uốn nắn cách dùng từ đặt câu của các em. Không những thế, hệ thống câu hỏi trong các bài giảng của giáo viên phải là những câu hỏi kích thích bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khái quát của học sinh, tạo cơ hội để các em thể hiện năng lực nói rõ nhất, quá trình học sinh trả lời có sự điều chỉnh, nhận xét, uốn nắn của thầy cô, và các bạn chính là rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh (gồm cả học sinh phát biểu và học sinh nhận xét). b) Quá trình thực nghiệm: Trong những năm học 2011-2012 và 2012-2013 tôi đã áp dụng giải pháp trên khi dạy giờ Ngữ văn ở các lớp 10C1, 10C2, 10C5, tại trường THPT Lê Hồng Phong. Cụ thể khi dạy đọc văn một số văn bản sau: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 5 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT Dạy bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C2, tôi có hỏi các em một số câu hỏi để khai thác nội dung bài học và giáo dục kỹ năng nói: - Em có cảm nhận như thế nào về hai câu thơ: “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao” - Xuất phát từ quan niệm của tác giả về dại và khôn, em hãy giải thích rõ hơn về triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Qua đó nhận xét gì về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Hay khi dạy văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C3, tôi có hỏi các em như sau: - Em hãy phân tích hành động của An Dương Vương chém đầu Mị Châu khi biết “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc” ? - Chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, rẽ nước đi xuống biển thể hiện quan điểm thái độ gì của nhân dân ? Hoặc khi dạy văn bản “Tấm Cám”(Ngữ văn 10, Tập một) tại lớp 10C1, tôi hỏi : - Em hãy nhận xét về những vật mà Tấm hóa thân ? - Em thích lần hóa thân nào của Tấm nhất ? Vì sao ? - Tại sao khi ẩn mình trong quả thị Tấm không bị mẹ con Cám phát hiện ? - Mâu thuẫn của Tấm với mẹ con Cám có phải là mâu thuẫn trong gia đình giữa dì ghẻ - con chồng? Khi dạy văn bản “ Đọc Tiểu Thanh Ký” tại lớp 10C5, tôi có hỏi: - Em cảm nhận gì thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ? - Năm học 2013-2014 khi dạy bài " người lái đò sông Đà'' ở lớp 12A6 tôi có hỏi học sinh: Đoạn văn " Còn xa lắm mới đến cái thác dưới hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này" - Đoạn văn trên viết theo phương thức nào là chính? Vì sao? - Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? - Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của những nghành nào? c) Kết quả giải pháp: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 6 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT Trong quá trình giảng dạy một số tiết Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong, khi giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở như vậy học sinh đã có rất nhiều đáp án trả lời khác nhau. Cụ thể : Ở lớp 10C2, các em trả lời câu hỏi liên quan tới hai câu thực của bài “Nhàn” như sau: - “Em hiểu nơi vắng vẻ là nơi ít người, chốn lao xao là chỗ nhiều người”, có em lại trả lời “nơi vắng vẻ là nơi vắng lặng, chốn lao xao là chốn kinh thành”, giáo viên nhận xét, điều chỉnh, nhắc nhở: - “Khi trả lời thầy cô các em phải thưa gửi để thể hiện văn hóa lễ độ, kính trọng thầy cô. Theo cô “nơi vắng vẻ” là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái trong tâm hồn, “chốn lao xao” là chốn đô hội cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi, lắm âm mưu, nhiều sát phạt. Em thấy cách nói nào hay ? Bằng cách đặt câu hỏi, lắng nghe và uốn nắn học sinh trong quá trình trả lời, giáo viên đã phần nào rèn luyện kỹ năng nói cho các em qua các giờ đọc văn. ∗ GIẢI PHÁP 3: Tạo hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong các giờ học văn. a) Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp: Ở giải pháp này, trước khi tiến hành mỗi giờ dạy trên lớp tôi thường trăn trở “ Văn học là nhân học”. Từ xưa tới nay, trong việc giáo dục con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. Người giáo viên chính là những kỹ sư tâm hồn, điều đó rất đúng với các thầy cô dạy Văn, vì Ngữ văn bồi đắp cả kiến thức, tâm hồn, lẫn kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng nói. b) Quá trình thực hiện: Nếu trước đây một giờ dạy tốt trong môn Ngữ văn đồng thời là một giờ dạy hay, học sinh có thể say mê đọc sách, say sưa nghe giáo viên bình văn thầy và trò là những người tri âm đồng cảm, người thày rót vào tai trò những điều thầy tâm đắc thì giờ đây, khi giảng dạy ở một ngôi trường trong nội thành tôi nhận thấy học sinh được tiếp xúc với xã hội từ rất sớm có những điều người dạy cho là chuẩn mực thì học sinh lại không nhất trí. Vì thế trong giờ Ngữ văn học sinh không chỉ tiếp nhận kiến thức, trải nghiệm cảm xúc mà còn được bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân của mình, rèn luyện kỹ năng sống trong đó có kỹ năng nói. Để làm được điều này người giáo viên phải tạo ra không khí giờ học thân thiện bằng một thái độ thân tình cởi mở. Trước giờ dạy, tôi thường xác định với học sinh mục tiêu chung mà cô trò sẽ thực hiện trong tiết học để khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm, thống nhất với học trò sẽ phối hợp nhịp nhàng trong giờ học, động viên khích lệ để các em tự tin, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 7 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT hăng hái phát biểu xây dựng bài, bằng kiến thức suy nghĩ và tư duy ngôn ngữ của các em, tránh tạo khoảng cách quá xa giữa thầy cô và học sinh, khơi gợi không khí học tập hào hứng sôi nổi, thái độ sẵn sàng hợp tác của học sinh với giáo viên và ngược lại, tránh những phê bình áp đặt khiến học sinh hụt hẫng, xấu hổ không muốn tiếp tục bộc lộ tiếng nói của mình, từ đó dẫn đến tâm lý e dè, ngại, thậm chí sợ thầy cô hỏi đến mình . c) Kết quả giải pháp: Khi người giáo viên tạo ra một không khí học tập thân thiện, nhẹ nhàng, có hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi, học sinh dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, kiến thức của các em. Thông qua đó, tôi cũng nắm bắt được kỹ năng nói của từng em và kịp thời uốn nắn, giáo dục. Vấn đề này tương đối khó, phụ thuộc vào nghệ thuật, vào năng lực sư phạm và sự dẫn dắt trong bài giảng của mỗi giáo viên. ∗ GIẢI PHÁP 4: Tổ chức thảo luận nhóm trong các giờ học văn. a) Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp: Thảo luận nhóm cũng là một cách rèn luyện kỹ năng nói. Ở đó có ba thời điểm các em được luyện nói: đóng góp ý kiến, đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Trong một tiết Ngữ văn, tôi thường thiết kế 2-3 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo luận từ 2-3 phút, thường là dạng câu hỏi mở, câu hỏi ngắn, học sinh tư duy trả lời . Trước hết, cá nhân trình bày quan điểm của mình trước nhóm. Từ các ý kiến, nhóm trưởng khái quát lại nội dung mà nhóm nhất trí, rồi trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. Sau cùng tôi nhận xét: Nội dung nói đáp ứng yêu cầu của câu hỏi thảo luận hay không, học sinh khi trình bày có lưu loát mạch lạc, làm nổi rõ vấn đề hay không, giọng nói quá nhỏ, cách nói ê a b) Quá trình thực nghiệm: Một số câu hỏi thảo luận nhóm tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong ở năm học 2012-2013 trong tiết đọc hiểu văn bản. Thời gian thảo luận từ 1-3 phút. Ở bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”, khi học sinh học đến bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ, giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi: Nhóm 1: Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá: - Mị Châu làm như vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 8 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT vụ đối với đất nước . - Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí. Ý kiến của em thế nào ? Nhóm 2: Theo em Mị Châu nghĩ gì khi nàng quỳ gối, không phải để xin vua cha tha chết mà quỳ khấn “ chết biến thành ngọc” ? Nhóm 3: Chi tiết “ ngọc trai giếng nước” thể hiện thái độ tình cảm gì của nhân dân ta đối với Mị Châu ? Ở bài “Tấm Cám”, khi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm. Học sinh thảo luận câu hỏi: - Tấm phải nhiều lần hóa thân mới trở lại cuộc đời. Qua đó dân gian muốn nêu triết lí gì về cuộc sống ? Ở bài “Nhàn”, để củng cố bài học tôi cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi: - Em hãy phác họa bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn” ? - Năm học 2013-2014 khi dạy tác phẩm '' Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài ở lớp 12A3. Học sinh học đến chi tiết nhân vật Mỵ cắt dây cởi trói cho A Phủ tôi có cho học sinh thảo luận: - Nhóm 1 : Các từ láy ''rón rén", hốt hoảng", "thì thào" đạt hiệuquả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ? - Nhóm 2: Tại sao câu văn Mị đứng lặng trong bóng tối được tách thành dòng riêng? - Nhóm 3: Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay? - Nhóm 4; Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản? - (Đối với một số tiết dạy làm văn nghị luận xã hội giáo viên có thể áp dụng cách làm này. Thầy cô đưa ra những đề văn mở có thể tạo ra những hướng lựa chọn khác nhau như “Tình yêu hay tình bạn tuổi vị thành niên”, “Sống ích kỉ hay vị tha”, “Nữ sinh nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại đến trường”. Giáo viên chia lớp thành hai hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm theo một hướng lựa chọn và tranh luận với nhóm kia để bảo vệ quan điểm của mình). SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 9 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT c) Kết quả giải pháp: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng: việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm trong các giờ học văn tạo nên một sự hứng thú rất lớn cho học sinh. Thông qua thảo luận nhóm, học sinh thể hiện được quan điểm của riêng mình, được trình bày những suy nghĩ của mình, đồng thời đưa ra những lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Những giờ học tổ chức thảo luận nhóm là những giờ học vô cùng tích cực, sôi nổi, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tư duy học sinh, đồng thời góp phần định hướng rèn luyện cho học sinh những kỹ năng lập luận, kỹ năng tranh biện, và hơn hết là kỹ năng nói cho học sinh. ∗ GIẢI PHÁP 5: Tổ chức thuyết trình theo nhóm trong các giờ học văn. a) Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp: Giáo viên tổ chức lớp thành bốn nhóm học tập, giao cho mỗi nhóm một vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học) yêu cầu các nhóm chuẩn bị nội dung thuyết trình (nội dung này các nhóm có thể tìm hiểu ở trên lớp, hoặc ở nhà). Thầy cô sẽ là người ấn định thời gian và thời lượng để các nhóm thuyết trình. b) Quá trình thực nghiệm: Tôi đã từng áp dụng hình thức này trong quá trình giảng dạy các tiết tìm hiểu về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du với tư cách là tác gia văn học dành cho học sinh lớp 10 trường THPT Lê Hồng Phong năm học 2011-2012, 2012-2013. Cụ thể với giờ học về tác gia Nguyễn Trãi, theo phân phối chương trình giờ học này được dạy trong một tiết. Tôi chia lớp thành bốn nhóm và yêu cầu các nhóm chuẩn bị ở nhà một vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi xoay quanh những câu hỏi giáo viên đặt ra như sau: Nhóm 1: Trình bày những nét chính về cuộc đời Nguyễn Trãi ? Nhóm 2: Vì sao nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại ? Nhóm 3: Vì sao nói Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận kiệt xuất ? Nhóm 4: Tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và nhân văn của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong thi ca ? Năm học 2013-2014 khi dạy bài ' Tây Tiến " của nhà thơ Quang Dũng tôi có yêu cầu học sinh thuyết trình những vấn đề sau: Nhóm 1 : Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên miền Tây tổ quốc? Nhóm 2 :Cảm nhận của em về vẻ đẹp kiêu hùng hào hoa của người lính Tây Tiến? Mỗi nhóm có 10 phút để thuyết trình về vấn đề đã được chuẩn bị. Khi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 10 [...]... NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT bảo kiến thức trọng tâm Ngay từ đầu xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, những quy định đối với học sinh về viêc học nói chung, môn văn nói riêng Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, dẫn dắt học sinh thể hiện quan điểm cá nhân của mình bằng ngôn ngữ nói Về phía học sinh: Đầy đủ dụng cụ học tập, bảng phụ, chuẩn bị cả về ngôn ngữ để hành văn. .. Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT trưởng nhóm lên thuyết trình, các nhóm lắng nghe, đánh giá về nội dung, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ Cuối cùng, cô là người chốt lại những vấn đề cơ bản, có thể định hướng cho học sinh mở rộng hiểu biết về tác giả hơn Bằng cách làm đó, người giáo viên cũng phần nào rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói thông qua các tiết đọc văn Cũng bằng... rất lớn, mở ra môi trường học tập cởi mở để học sinh tiếp thu kiến thức chủ động tích cực, đồng thời giáo viên trực tiếp uốn nắn, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh hiệu quả IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua sáu năm được phân công giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Lê Hồng phong, với những cố gắng của tôi trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh qua giờ đọc văn (và một số tiết học khác), bằng những giải... rèn luyện kỹ năng nói cho các em Bởi khi các em có kỹ năng nói tốt, biết lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt, sẽ bổ trợ có hiệu quả cho quá trình viết của các em Bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, Ban giám hiệu phân công cho tôi giảng dạy 4 lớp: 10C1, 10C3, 12A6, 12A3 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện các giải pháp rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong các giờ đọc văn Kết quả là học sinh. .. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1 ĐỀ XUẤT: Về phía giáo viên: Muốn đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng nói cho học sinh qua giờ học Ngữ văn giáo viên cần: Đầu tư vào các bài giảng, nghiên cứu kỹ các phương án, mô hình học tập để có thể trực tiếp giáo dục kỹ năng nói cho các em trong mỗi giờ học, mà vẫn đảm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 14 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG... dung vấn đề 32 học sinh tự tin trước tập thể diễn đạt lưu loát, trôi chảy, câu đủ nội dung đúng ngữ pháp 24 học sinh ( 60% học sinh) đạt điểm từ 5 điểm đến 7 điểm 30 học sinh ( 75%) từ 5 điểm đến 8 điểm 40 học sinh ( 100% ) từ 5 điểm đến 8,5 điểm 10C3 42 18 học sinh tự tin trước tập 30 học sinh học sinh) tự 21 học 30 học 36 học sinh sinh sinh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG... việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh, để giáo viên được giao lưu, trao đổi, học hỏi Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn Tóm lại, dạy Văn là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo Do vậy người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng một cách linh hoạt các mô hình dạy học Rèn. .. cả học sinh là những người đối thoại Thông qua trao đổi, kiến thức của bài học dần hiển lộ trong đầu óc của học sinh Sau khi đối thoại, chuyên gia dành một trò chơi ở dạng trả lời câu hỏi nhanh, đúng, hay sẽ có thưởng Với cách làm trên, tôi cũng đã phần nào rèn luyện được kỹ năng nói cho học sinh qua giờ học c) Kết quả giải pháp: Khi tôi áp dụng mô hình học tập này, trên thực tế, có những học sinh. .. KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 11 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT lại gọi nhan đề tác phẩm là người con gái Nam Xương”, hay một học sinh khác lại hỏi “Tại sao lại đưa các tác phẩm lịch sử như Đại việt sử kí vào dạy trong môn Ngữ văn ?” Từ đó có thể thấy việc áp dụng mô hình dạy học này trong tiết Ngữ văn có một ý nghĩa rất... Văn VI TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Luật Giáo dục năm 2005 2 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN – TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Trang 15 GV: Nguyễn Thị Thụy Yến RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI QUA GIỜ ĐỌC VĂN CHO HỌC SINH THPT đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 3 Giảng văn Văn học Việt Nam - Lê Bảo, Hà Minh Đức - NXB Giáo dục 4 Lý luận Văn . 1 2. Câu : 2,3 ,4, 5,6 1. Giới thiệu về QATT 2. Bài thơ “ Cảnh ngày hè” - Xuất xứ : Nằm trong nhóm Bảo kính cảnh giới – bài 43 trong số 61 bài. - Hoàn cảnh sáng tác : Năm 143 8 – 143 9 NT xin về. 5 điểm đến 7 điểm (71 ,4% ) từ 5 điểm đến 8 điểm (85,7% ) từ 5 điểm đến 8,5 điểm 12A3 40 16 học sinh tự tin trước tập thể diễn đạt khá, câu đủ nội dung, đúng ngữ pháp. Còn lại 24 học sinh e dè,. dung đúng ngữ pháp . 24 học sinh ( 60% học sinh) đạt điểm từ 5 điểm đến 7 điểm 30 học sinh ( 75%) từ 5 điểm đến 8 điểm 40 học sinh ( 100% ) từ 5 điểm đến 8,5 điểm 10C3 42 18 học sinh tự tin