1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch Việt Nam Lớp 11”

119 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 586 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bộ môn lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới góp phần tích cực vào việc “Phát triển toàn diện học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều học sinh – trong đó có cả học sinh chuyên sử cũng thờ ơ với môn lịch sử. Sự yêu thích bộ môn lịch sử cũng như chất lượng học tập bộ môn giảm sút đáng lo ngại báo động (điều đó thể hiện ở chất lượng các bài thi tốt nghiệp THPT, đại học, học sinh giỏi) đã làm cho dư luận xã hội, các nhà quản lí giáo dục, giáo viên tâm huyết với lịch sử lo lắng. Vậy để khắc phục tình trạng này phải đổi mới được nội dung phương pháp, phương tiện dạy học, đến cách thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT được thể chế hóa trong Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Tăng cường hơn nữa kĩ năng thực hành và sử dụng bài tập trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện yêu cầu trên. Hiện nay trong lí luận và thực tiễn, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp, con đường để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, một trong những biện pháp đó là sử dụng hệ thống bài tập lịch sử để kích thích hoạt động tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Khi làm đươc bài tập lịch sử, học sinh sẽ hiểu bài, hiểu được bản chất vấn đề lịch sử, từ đó các em sẽ có cách nhìn đúng về bộ môn và sẽ có tình yêu với bộ môn. Tại các trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên và học sinh còn chưa quen với làm bài tập lịch sử ở trên lớp và ở nhà. Xuất phát từ quan niệm môn lịch sử không cần làm bài tập, hoặc chỉ là những bài tập mang tính chất học thuộc lòng để ghi nhớ sự kiện, nhân vật, địa danh…… Thậm chí có giáo viên và học sinh chưa phân biệt rõ “câu hỏi” và “bài tập” trong dạy học lịch sử. Đối với giáo viên, hình thức phổ biến nhất là sử dụng các câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ có một số ít giáo viên tâm huyết với nghề chú ý xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập. Về phía học sinh, chỉ biết học thuộc lòng kiến thức trong sách giáo khoa, đọc lại vở ghi, so sánh với sách giáo khoa và học thuộc lòng một số sự kiện nào đó mà không hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhầm lẫn kiến thức... Một nhiệm vụ học tập chung chung, không rõ ràng, không biết phải hoàn thành những công việc nào như vậy sẽ không thúc đẩy việc tự học của học sinh. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bài tập lịch sử được sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra – đánh giá toàn diện, chính xác hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. Vì vậy, việc ra các bài tập và yêu cầu học sinh phải hoàn thành các bài tập cụ thể là một yêu cầu cần thiết, từng bước hình thành kĩ năng, thói quen tự học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử hiện nay. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên, tôi xin trao đổi với các đồng nghiệp về bộ môn với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch Việt Nam Lớp 11”

Ngày đăng: 17/07/2018, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w