Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12 (Trang 42)

III. Giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

ngày 4 - 3 đến ngày 2 - 5) qua ba chiến dịch lớn là Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Phần này các em sẽ tiến hành thảo luận để hoàn thiện kiến thức:

Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Nhóm 1: Tường thuật diễn biến chính và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên?

- Nhóm 2: Tường thuật diễn biến chính và ý nghĩa của chiến dịch Huế – Đà Nẵng?

năng thắng lớn của ta, sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn, thấy khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế.

II. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ CỦA TỔ QUỐC.

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.

+Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976

+Hội nghị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

+ Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Xuân 1975:

a.Chiến dịch Tây Nguyên (4 đến 24/3/1975)

- Nhóm 3: Tường thuật diễn biến chính và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh?

GV trình chiếu lược đồ về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975:

(Lược đồ về cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975)

Bước 2: HS các nhóm thảo luận, rồi cử đại diện nhóm trình bày trực tiếp trên lược đồ.

Bước 3: Thảo luận – HS các nhóm khác có thể nêu ý kiến thắc mắc, các thành viên còn lại trong nhóm bổ sung và giải trình.

Bước 4: GV nhận xét phần hoạt động của các nhóm rồi chuẩn kiến thức.

HS dựa trên những thông tin GV cung cấp để bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức.

Hoạt động 4: Cả lớp.

Bước 1: GV cho HS xem phim tư liệu về chiến thắng mùa xuân 1975 và nêu một số câu hỏi trước để trong quá trình xem HS chú ý lắng nghe và tìm ra câu trả lời.

CH1: Trong đoạn phim đã nhắc đến những thắng lợi quan trọng nào của quân ta trong các chiến dịch?

CH2: Những thắng lợi nào đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày nay trong cuộc tổng tiến công? Ý nghĩa của thắng lợi đó?

lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng... Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

+ Ngày 10/3/1975, sau khi đánh nghi binh ở Plâyku, Kon Tum, ta tiến công và giải phóng Buôn Ma Thuột. Ngày 12 -3, địch phản công chiếm lại, nhưng bị thất bại.

+ Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.

+ Ngày 24/03/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã mở ra quá trình sụp đổ của chính quyền Sài Gòn; cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

b. Chiến dịch Huế Đà Nẵng (21/3 đến 29/03/1975):

+ Ngày 21/3 quân ta tấn công Huế và 26/3 giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

+ Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành phố.

+ Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.

Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong quân đội và chính quyền Sài Gòn, đưa cuộc Tiến công và nổi dậy

Phim Tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975 - YouTube.flv

Bước 2: HS xem phim, chú ý lắng nghe để cảm nhận được khí thế của quân ta trong công cuộc giải phóng – thống nhất đất nước và tìm câu trả lời theo yêu cầu của GV. Các em liệt kê các thắng lợi của quân ta tại: Buôn Mê Thuột, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch... đã được nhắc đến trong đoạn phim tư liệu.

Bước 3: GV hướng HS vào nội dung lồng ghép. Rất nhiều thắng lợi quân sự của quân ta đã giành được ở Đồng Nai trước khi tiến vào giải phóng Sài Gòn. Như chiến thắng ở Xuân Lộc, Long Thành, khu căn cứ Nước Trong, thành Tuy Hạ (Nhơn Trạch)... để tạo nên hai trong tổng số năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn từ hướng Đông Bắc và Đông Nam.

GV trình chiếu lược đồ năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Giới thiệu các hướng tấn công của ta về giải phóng nội đô. Đặc biệt, phân tích ý nghĩa của chiến thắng Xuân Lộc đã có sự tác động quyết định đến việc ta mở và giành thắng lợi trong chiến dịch HCM.

(Lược đồ năm cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn)

Bước 4: GV trình chiếu hình ảnh tượng đài chiến thắng Xuân Lộc rồi gọi HS trình bày phần sưu tầm của các em về khu tưởng niệm này.

của nhân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975):

+ Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị quyết định: "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam... trước tháng 5/1975" với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

+ Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

+ Từ ngày 9/4 đến 21/4, ta mở chiến dịch tiến công và giành thắng lợi ở Phan Rang (16.4), Xuân Lộc (21.4), chọc thủng căn cứ phòng ngự của địch từ phía đông.

+ 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

+ 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại.

+Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

(Tượng đài chiến thắng Xuân Lộc) GV nhận xét phần trình bày của HS, bổ sung thông tin cho các em về khu tưởng niệm. Thông qua đó giáo dục ý thức bảo tồn di tích lịch sử và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.

Bước 5: GV nhấn mạnh những mốc thời gian quan trọng trong ngày 30/4/1975: 10 giờ 45 phút ngày 30/4,.... Và thời khắc 11 giờ 30 phút, ... Kết hợp trình chiếu một số hình ảnh chiến thắng và mở bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Xuân Hồng để HS nghe, nhìn và cảm nhận được khí thế và niềm vui của dân tộc trong ngày giải phóng.

(Miền Nam ngày giải phóng)

4. Củng cố bài học: GV gọi HS nhắc lại một số nội dung: - Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chiến dịch Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng (Nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi của những chiến dịch này)

- Vai trò của chiến dịch Xuân Lộc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

5. Dặn dò: HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. Xe tăng của ta tiến vào

Dinh Độc lập

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ.

Khi thực hiện giảng dạy lồng ghép kiến thức LSĐP vào bài học LSDT thì đa số các em HS hào hứng và năng nổ trong tiết học. Bài học lịch sử trở nên sinh động, cụ thể và gần gũi với các em. HS tăng cường tư duy và luôn biết đặt các sự kiện diễn ra trong cùng một thời điểm giữa địa phương với cả nước, có lúc là cả thế giới để so sánh và rút ra nhận thức. Những tiết học lí thuyết đã được dẫn chứng cụ thể, sinh động bằng sự hy sinh, đổ máu và nước mắt ngay trên những khu vực gần gũi nơi các em sinh sống đã tác động mạnh vào suy nghĩ và có giá trị giáo dục tư tưởng rất cao. Các em hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn nội dung của bài, thấy được mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa LSĐP với LSDT, tỏ rõ thái độ căm ghét với thế lực ngoại xâm cướp nước và bọn tay sai bán nước. Những tư liệu LSĐP đã đưa đến sự thú vị cho tiết học. Những cung bậc cảm xúc của học sinh về tình yêu, lòng tự hào và trân trọng với truyền thống cách mạng của quê hương được thể hiện rất thực qua bài học lịch sử. Điều đó đã góp phần rất lớn để giáo dục tư tưởng và đạo đức của các em. Những bài học đạo đức được giáo dục từ truyền thống cách mạng của địa phương đi vào trong các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả mà không phải nhồi nhét, áp lực trong khuôn khổ một hay hai tiết học theo quy định của chương trình. Đồng thời tạo cho các em HS một thói quen khi khai thác một nội dung hay sự kiện lịch sử thì phải đặt nó trong một bối cảnh cụ thể để nắm bắt và hiểu vấn đề nhanh hơn.

Hiểu sử, HS đã yêu thích môn Lịch sử hơn. Các em hào hứng, năng nổ những lúc tranh luận hay cùng tĩnh lặng, cảm xúc khi lắng nghe trong mỗi tiết học. Đó có lẽ là kết quả lớn nhất mà tôi đã thu nhận được khi áp dụng giải pháp này trong những năm học vừa qua với các em HS lớp 12. Bởi vì các em HS đã biết trân trọng và yêu thích lịch sử qua mỗi bài học. Trong năm học này, mặc dù không tham gia dạy khối lớp 12 nhưng tôi đã tiến hành mượn lớp dạy với mỗi lớp 2 tiết có tích hợp kiến thức LSĐP ở bài 21 và 23 tại các lớp 12a3 và 12a9 (đây là hai lớp tôi cũng đã dạy ở lớp 11 năm trước và cũng đã từng thực hiện lồng ghép chương LSĐP vào bài dạy LSVN của lớp 11) với tổng số 90 học sinh. Sau đó, tôi tiến hành phát phiếu khảo sát về việc dạy tích hợp nội dung kiến thức LSĐP trong bài học LSVN với 4 cấp độ là: Rất thích, thích, không thích, bình thường và nêu lên ý kiến của các em về tiết học đó. Kết quả khảo sát cụ thể tôi đã thu được như sau:

Bảng kết quả khảo sát HS của lớp 12A3 và 12A9 Năm học 2014 – 2015

Lớp 12A3 12A9

Mức độ khảo sát SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % SỐ LƯỢNG TỈ LỆ %

Rất thích 36 78,3 38 86,4 Thích 08 17,4 06 13,6 Không thích - - - - Bình thường 02 4,3 - - TỔNG 46 100 44 100 CHƯƠNG V:KẾT LUẬN.

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG.

Dạy học tích hợp là một nguyên tắc cũng như là một xu hướng đổi mới phương pháp trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và hiệu quả phương pháp này và áp dụng cho việc lồng ghép LSĐP vào bài học LSDT thì đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy lẫn trò. Qua kết quả khảo sát đã cho thấy đa phần HS rất thích việc lồng ghép, nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít em băn khoăn. Vì vậy, khi tiến hành lồng ghép nó đòi hỏi sự chọn lọc kĩ lưỡng những nội dung tích hợp thuyết phục của GV chứ không phải bài nào, phần nào cũng thực hiện được. Người giáo viên dạy Sử phải tâm huyết, đầu tư chuyên môn, nắm vững nội dung từng mục, từng bài, từng chương… để khi dạy lồng ghép thì vẫn đảm bảo nội dung chính của bài. Bên cạnh đó, GV cần hiểu rõ đối tượng HS của mình để có phương pháp truyền đạt mềm dẻo, linh hoạt chứ không đánh đồng để nhồi nhét nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những khó khăn mà các em bày tỏ.

Từ thời cổ đại, Xixêrông – một chính trị gia Rôma cổ đã nói “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về LSDT còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về LSĐP, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa LSĐP với LSDT. Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử. Muốn làm được điều đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục LSĐP cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ rất cần thiết. Đây cũng là hoạt động góp phần giáo dục đạo lí “uống nước nhớ nguồn” từ đó đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa trong HS.

Từ năm 2008 – 2009, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT. Từ đó đến nay, trên cả nước cũng đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo cấp nhà nước xung quanh bộ môn này. Năm học vừa qua Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai cũng đã cấp về trường phổ thông tài liệu giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy “xây dựng và triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”. Qua đây, chúng ta cũng đã thấy được phần nào sự quan tâm và tầm quan trọng của việc giảng dạy kiến thức địa phương. Và quả thực, nếu những nội dung LSĐP được giảng dạy tốt thì giá trị của nó mang lại lại vô cùng lớn lao.

II. KIẾN NGHỊ:

Để tiến tới việc dạy tích hợp tốt các nội dung dạy học trong trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng, cần:

Có đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp theo hướng chung của nhiều nước.

Thiết kế chương trình SGK các môn học theo hướng tích hợp.

Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.

Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp, đưa nội dung LSĐP vào nội dung kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì hoặc là kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh nhằm tạo thêm động lực dạy và học cho GV và HS. Đồng thời

giúp GV đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, tinh thần, thái độ của HS để điều chỉnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn học theo hướng tăng cường các loại hình tài liệu LSĐP chính quy.

Các sở, ban, ngành trong tỉnh tiếp tục tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về danh nhân văn hóa, di tích lịch sử Đồng Nai để tăng cường sự hiểu biết của mọi công dân đối với truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh ta, thúc đẩy sự tìm tòi của các em đối với LSĐP.

Bản thân mỗi GV dạy sử phải hiểu được tầm quan trọng của bộ môn để từ đó có sự đầu tư về thời gian, công sức, tập trung trau dồi chuyên môn bằng chính tâm huyết và năng lực của mình. Để mỗi tiết học được tích hợp không bị sử dụng sai mục đích hoặc là một tiết học đối phó, mà nó thực sự mang lại niềm vui, sự hào hứng và đạt hiệu quả đúng với vị trí của bộ môn.

Kiến nghị cuối cùng tôi muốn đưa ra mang tính xã hội. Cụ thể đó là các nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh và HS, Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng cũng như những môn học khác có sứ mệnh trước hết là giáo dục thanh thiếu niên trở thành những người công dân tốt, người lao động giỏi, có tinh thần và năng lực phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Trên cái nền thuộc về phẩm chất và tư cách ấy, mỗi người sẽ phát huy trí tuệ, tài năng vào những công việc

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w