“Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỈ LỆ HỌC VIÊN BỎ HỌC Ở TRUNG TÂM GDTX . ” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong tình hình đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, muốn đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực giàu trí tuệ, có trình độ nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Đòi hỏi ngành giáo dục phải có những nổ lực vượt bậc. Nhưng tình trạng học viên nghỉ học không chỉ xảy ra ở những lớp tôi chủ nhiệm hoặc dạy bộ môn mà đó còn là tình trạng chung của toàn xã hội hiện nay và hầu như năm nào cũng có học viên ( Học sinh ) nghỉ học , thậm chí có những lớp tỉ lệ học viên bỏ học rất cao. Đây cũng là vấn đề nan giải mà nhà trường cũng như các ban ngành rất quan tâm. Hàng loạt các biện pháp được triển khai trong các buổi họp ở hội đồng nhà trường và đã đề xuất nhiều biện pháp đã và đang được giáo viên áp dụng một cách triệt để nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học . Nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Như vậy chúng ta phải làm như thế nào để giảm thiểu được tỉ lệ học viên bỏ học trong trung tâm GDTX ? Đó chính là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định chọn đề tài : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỈ LỆ HỌC VIÊN BỎ HỌC Ở TRUNG TÂM GDTX ”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cở sở lý luận . Trong sự phát triển giáo dục của đất nước ta như hiện nay thì những học viên bỏ học không những sẽ mất quyền lợi học tập của mình mà các em còn không đạt được một cách toàn diện những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Nó không những thiệt thòi cho các em mà nó còn ảnh hưởng đến trình độ dân trí, đến chất lượng của nguồn nhân lực sau này của đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực giàu trí tuệ và trình độ để đưa đất nước phát triển vững bền. Chính vì lẽ đó, việc phấn đấu giảm tỉ lệ học viên bỏ học là việc làm hết sức cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Ngành và của toàn xã hội. Để làm điều đó tôi đưa ra các giải pháp dựa trên những cái đã có và vận dụng chúng một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao trong việc giảm tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX. 2. Cơ sở thực tiễn. a. Thuận lợi : Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 1 - “Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Định Quán tuy là huyện miền núi nhưng luôn được sự quân tâm của sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai, UBND huyện định quán cũng như các ban ngành đoàn thể khác. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết, nhiệt tình trong công tác và được đào tạo bài bản nên vấn đề phấn đấu giảm tỉ lệ học viên bỏ học gặp rất nhiều thuận lợi. b. Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi thì học viên khi vào học tại trung tâm đa số là các học viên có đầu vào yếu hoặc hoàn cảnh gia đình hay là một số học viên sau khi nghỉ học ở các trường THPT nay ra đăng kí học lại.Trong quá trình thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học viên bỏ học cũng gặp rất nhiều khó khăn như các biện pháp thực hiện vẫn chưa đồng bộ. Công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa thật sự đi vào chiều sâu. Nhưng khó khăn nhất chính là phải tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến học viên nghỉ học. Hằng năm tỉ lệ học viên bỏ học vẫn còn cao. Cụ thể trong các năm học như sau : Năm học Tổng số học sinh Tỉ lệ % 2012-2013 544/674 19 % 2013-2014 571/677 16 % Từ thực tế đó đã làm cho tôi băn khoăn, trăn trở: “ Làm thế nào để giảm được tỉ lệ học viên bỏ học”. Vận dụng kinh nghiệm của bản thân từ lúc ra trường tới giờ và sự đóng góp của đồng nghiệp, tôi đã áp dụng tại lớp mình chủ nhiệm và phổ biến ra toàn trung tâm giáo dục thường xuyên – Định Quán.Tuy đây không phải là đề tài mới nhưng tôi thấy khi áp dụng rất có hiệu quả. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 3.1. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC : - Do kinh tế gia đình khó khăn đã khiến nhiều học viên phải đi làm thêm, hoặc bỏ học để phụ giúp công việc gia đình. Gia đình nghèo đi làm thuê ở xa, để con em ở nhà với anh chị, ông, bà, hoặc người thân. - Học viên học yếu không theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn, học yếu bị thầy phê bình… dẫn đến chán học nghỉ học nhiều ngày rồi bỏ học luôn. - Do các em không thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học. - Do thiếu sự quan tâm của phụ huynh học sinh. - Do bản tính ham chơi nhất là các trò chơi điện tử, lười học, lại thiếu sự quan tâm của thầy cô và gia đình thường xuyên nghỉ học đi chơi…. dẫn đến nghỉ học. - Sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh chưa cao, nhiều phụ huynh còn có tư tưởng trông chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường. - Công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa thật sự tích cực. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP : Qua thực tế giảng dạy và chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy rằng hầu hết đa số học viên bỏ học chủ yếu rơi vào lớp 10 còn lớp 11,12 ít hơn. Nên ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm được phân công cần phải điều tra lí lịch của học viên thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học ; tìm hiểu, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để xác định những học viên có nguy cơ bỏ học Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 2 - “Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” cao. Trên cơ sở đó xác định cụ thể nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ học viên đó bỏ học để đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời. 3.2.1/ Đối với nguyên nhân do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: Để ngăn chặn tình trạng học viên bỏ học, vận động các em quay trở lại lớp, tiếp tục theo học, các cấp, các ngành, đoàn thể quần chúng xã hội phải tiến hành nhiều biện pháp như: tuyên truyền, vận động, trợ giúp các em có hoàn cảnh khó khăn về tinh thần cũng như vật chất. Giúp đỡ, hỗ trợ học viên có hoàn cảnh khó khăn như cấp xe đạp, dụng cụ học tập cũng là biện pháp giúp các em không nghỉ , bỏ học. Phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ của các mạnh thường quân giúp trường cấp tập, viết, quần áo cho học viên có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giảm đáng kể số học viên bỏ học. Số học viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn có nguy cơ bỏ học bất cứ lúc nào để ở nhà phụ giúp việc cho gia đình hoặc làm ăn kiếm sống. Giáo viên chủ nhiệm cần thăm hỏi số gia đình học viên trên để động viên để họ cho con em đến trường. Không chỉ dừng lại ở việc thăm nom một cách đơn thuần, cần đi sâu tìm hiểu gia cảnh, tâm tư, nguyện vọng, đưa ra lời khuyên giải phù hợp, sát thực để các em tiếp tục đến trường. Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh của lớp giúp đỡ, hỗ trợ các phương tiện học tập cho các em. 3.2.2/ Đối với nguyên nhân do học yếu : Giáo viên nên xây dựng phương pháp học và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học viên, còn dạy nhồi nhét càng không mang lại hiệu quả. Mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình, không được phê bình học viên khi các em học yếu mà phải động viên an ủi các em cùng tiến bộ. Tăng cường công tác chủ nhiệm, đi sâu đi sát, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, phân loại chất lượng học viên từ đó lên kế hoạch dạy phụ đạo cho học viên yếu kém, để các em kịp thời bổ sung kiến thức theo kịp chương trình. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Để làm sân chơi bổ ích cho các em đồng thời lôi cuốn các em yêu thích các môn học hơn. Cần ngăn chặn từ xa, có phán đoán dấu hiệu học viên bỏ học để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.2.3/ Đối với nguyên nhân do các em không thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học Giáo viên lấy những tấm gương trong thực tế ở địa phương hay sách báo nhờ học tập nghiêm túc mà có công ăn việc làm ổn định để đối chiếu với những người không chịu học có cuộc sống khó khăn, thậm chí là phải đi làm thuê. Từ đó giáo dục cho các em hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học. Luôn gần gũi tâm sự, động viên các em trong học tập. 3.2.4/ Đối với nguyên nhân thiếu sự quan tâm của phụ huynh học sinh : Nếu là nguyên nhân từ sự bất hòa hay thiếu quan tâm của gia đình, gia đình cần bình tâm suy xét, cần thiết phải thay đổi thái độ hay giải thích cho con em biết, cha mẹ phải có trách nhiệm xây dựng gia đình là mái ấm hạnh phúc, là chỗ dựa vững chắc cho con em trong quá trình phát triển, không để vì những lí do trên mà bỏ học. Gặp gỡ phụ huynh học sinh giúp phụ huynh thấy ý nghĩa, vai trò của việc học. Giúp họ hiểu tương lai con cái là nằm ở việc học, muốn con học tốt thì trước hết cần sự quan tâm của gia đình. Tăng cường thông tin liên lạc hai chiều phụ huynh – giáo viên để nắm thông tin một cách kịp thời. Chẳng hạn không thấy học viên đi Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 3 - “Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” học cần liên hệ ngay với gia đình để kiểm tra xem có lí do chính đáng không hay trốn học; phát hiện học viên trốn học hay đi chơi điện tử cần báo ngay cho gia đình. 3.2.5/ Đối với nguyên nhân do sự tác động của các tụ điểm: phòng game , bida : Do bạn bè hư hỏng lôi kéo, đam mê các trò chơi điện tử cần báo ngay với chính quyền, đoàn thể, công an địa phương tìm biện pháp hỗ trợ và bản thân mỗi gia đình cần có biện pháp giáo dục kịp thời. Đóng cổng trường nghiêm ngặt trong giờ học ,Ban quản sinh phải theo dõi xử lý mạnh các học viên vi phạm nội quy, nêu tên các đối tượng cúp cua chơi game trong giờ chào cờ và báo về cho PHHS biết …. 3.2.6/ Đối với nguyên nhân do công tác chủ nhiệm của giáo viên : Học sinh bỏ học nhiều, còn một nguyên nhân nữa mà tất cả chúng ta đều thấy, đó là do công tác chủ nhiệm của một số ít giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chủ nhiệm không hết lòng với công tác chủ nhiệm, không quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh các học sinh của mình chủ nhiệm, hạn chế hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Không kịp thời vận động khi các em mới bỏ học, hay vận động cho có lệ, thiếu tình thương và trách nhiệm vì vậy cần phải tuyên truyền giúp giáo viên hiểu và thực hiện tốt giữ vững số lượng học viên, không để học viên bỏ học cho đến cuối năm. Gắn trách nhiệm của giáo viên đối với chất lượng học tập của học viên và việc duy trì sĩ số. Gắn công tác thi đua với công tác duy trì sĩ số. 3.2.7/Phải có sự phối hợp giữa : gia đình - nhà trường – xã hội một cách hiệu quả : Cần xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa gia đình-nhà trường – xã hội để phối kết hợp vận động học viên ra lớp kịp thời có hiệu quả . Nếu học viên có dấu hiệu lười học bỏ học một buổi không lý do thì GVCN phải gọi điện hay đến ngay nhà em đó để tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết … Phải luôn tranh thủ sự quan tâm của nhà trường, Hội cha mẹ học sinh. Kiến nghị, đề xuất với nhà trường, Hội cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm có hướng giúp đỡ về vật chất đối với những học viên có hoàn cảnh khó khăn. Đề xuất với nhà trường những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học viên bỏ học, vận động học viên bỏ học đi học lại, để tranh thủ sự đồng tình và ý kiến cho chỉ đạo của nhà trường. Phối hợp cùng Hội cha mẹ học sinh đến tận nhà vận động học viên đi học. Thông qua Hội cha mẹ học sinh, thông tin hai chiều kịp thời với PHHS để cùng nhau bàn hướng giải quyết giúp học viên bỏ học đi học lại. Tạo dựng được mối liên hệ này sẽ giúp gia đình biết thêm về thông tin con em mình, để có biện pháp uốn nắn kịp thời khi vi phạm. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp giảm tỉ lệ học viên bỏ học theo sáng kiến kinh nghiệm, kết quả đạt được rất khả quan : - Nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà trường, thầy cô giáo, Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh và các ban ngành đoàn thể , chính quyền địa phương … - Những học viên có nguy cơ bỏ học đều được chú ý theo dõi và xử lí kịp thời . Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 4 - “Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” - Những học viên có nguy cơ bỏ học nói riêng, học viên cả lớp nói chung đều đi học khá đều đặn và các em chăm học hơn ý thức học tập cũng tiến bộ hơn. - Năm học 2014 –2015 tỉ lệ học viên do lớp tôi chủ nhiệm duy trì sĩ số 100% và tỉ lệ học viên bỏ học của toàn trung tâm đã giảm đi rất nhiều. - Năm học 2014-2015 tôi đã ngăn chặn được nguy cơ bỏ học của 2 em lớp 12A2 do tôi chủ nhiệm đó là em Thàm Ngọc Mai Và Em Nguyễn Thị Long . Cả hai em đều có ý định bỏ học do kinh tế gia đình khó khăn muốn nghỉ học để phụ giúp gia đình. Sau khi có thông tin là hai em có ý định bỏ học tôi đã tới nhà gặp phụ huynh học viên khuyên bảo các em ra học tiếp và sự phối hợp giữa PHHS – GVCN đã mang lại kết quả là cả hai em đều ra đi học lại. - Tình hình sĩ số của lớp do tôi chủ nhiệm một số năm học : Năm học Lớp Sĩ số Tỉ lệ % Đầu năm Cuối năm 2012-2013 12A3 42 42 100% 2013-2014 12A2 39 39 100% 2014-2015 12A2 39 39 100% - Tình hình sĩ số của trung tâm một số năm học như sau: Năm học Đầu năm Cuối Năm Tỉ lệ % TS HS bỏ 2012-2013 674 hs 544/674 130 19 % 2013-2014 677 hs 571/677 106 16 % 2014-2015 540 hs 456/540 84 15,5% V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, Tôi rút ra được bài học như sau: - Mỗi giáo viên chủ nhiệm hay GVBM phải gần gũi, tạo được mối quan hệ thân thiện với học viên, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các em. Đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp các em giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống. - Giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo được mối quan hệ và sự phối hợp nhịp nhàng với Phụ huynh học sinh, nhà trường, hội phụ huynh, với địa phương nơi học sinh cư trú. - Giáo viên chủ nhiệm phải là người luôn nắm vững được hoàn cảnh gia đình của từng học viên do mình chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm nắm rõ được lí lịch của từng học viên và đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể. - Giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm và thương yêu các học viên như chính con đẻ của mình, phải có đức tính hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu. Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 5 - “Một số biện pháp giảm thiểu tỉ lệ học viên bỏ học ở trung tâm GDTX ” VI : ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG . - Nguyên nhân kinh tế gia đình gặp khó khăn khiến nhiều học sinh bỏ học, đề nghị các ngành các cấp, các đoàn thể tổ chức thành lập các quỹ tương trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho các em tới trường - Các chính sách cho hộ nghèo khi xem xét đến phải đặt điều kiện đầu tiên là có cho con đi học hay không. - Phải có sự liên hệ mật thiết giữa giáo viên chủ nhiêm và phụ huynh học viên. Chúng ta nhận thấy nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên, thì đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngành giáo dục. Chúng ta không còn đơn độc trong cuộc hành trình đầy gian nan này. Mong tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc, nhằm đào tạo ra những thế hệ trẻ, có đủ đức và tài nhằm lái con tàu đưa nước ta trở thành nước phát triển. Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu,Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. “Nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học” tác giả Phạm Thanh Bình // nghiên cứu giáo dục - 1992 2. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013, 2014, 2015 của trung tâm GDTX – ĐỊNH QUÁN . 3. Tham khảo một số tài liệu trên Internet. Người Thực Hiện Phạm Viết Thắng Giáo viên thực hiện : Phạm Viết Thắng - 6 -