1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện gia lộc, tỉnh hải dương

154 948 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN CHUYỂN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIÀY DA TẠI CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 60.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI, 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ “ Phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ”, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người thầy tâm huyết đã tận tình đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục thống kê, các ban ngành của huyện Gia Lộc đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, người thân, các tập thể, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, chia sẻ khó khăn, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng vi PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiên cụ thể 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6 2.1 Cơ sở lý luận 6 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6 2.1.2 Đặc điểm sản xuất giầy da của các làng nghề 10 2.1.3 Nội dung phát triển sản xuất giầy da tại các làng nghề 15 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đền phát triển sản xuất giầy da tại các làng nghề 17 2.1.5 Vai trò của phát triển nghề truyền thống đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nông thôn 22 2.2 Cơ sở thực tiễn 25 2.2.1 Tình hình phát triển TTCN nông thôn ở một số nước trên thế giới 25 2.2.2 Những kinh nghiệm phát triển ngành nghề TTCN của một số nước trên thế giới 29 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv 2.2.3 Phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta 33 PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 3.1 Đặc điểm địa bàn 39 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40 3.2 Phương pháp nghiên cứu 49 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 49 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 50 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 54 3.2.4 Phương pháp phân tích 54 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 55 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất giày da tại huyện Gia Lộc 57 4.1.1 Các hình thức tổ chức sản xuất giày da ở Gia Lộc 57 4.1.2 Lao động trong sản xuất giày da tại huyện Gia Lộc 58 4.1.3 Giá trị sản xuất giày da tại các làng nghề trên địa bàn huyện 59 4.2 Thực trạng phát triển sản xuất giày da tại các hộ điều tra 61 4.2.1 Một số thông tin về hộ điều tra 61 4.2.2 Nguồn lực cho sản xuất giày da của các hộ 62 4.2.3 Sản xuất giày da tại các cơ sở điều tra 70 4.2.4 Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày da 73 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất giày da 81 4.3.1 Ảnh hưởng của nguồn vốn 81 4.3.2 Ảnh hưởng của lao động 85 4.3.2 Ảnh hưởng của nguyên liệu 97 4.3.3 Ảnh hưởng của mặt bằng sản xuất tới phát triển nghề giầy da 98 4.3.4 Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ 100 4.3.5 Ảnh hưởng của liên kết tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày da 106 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.3.6 Ảnh hưởng của chính sách 109 4.4 Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất giày dép da tại huyện Gia Lộc 113 4.4.1 Định hướng 113 4.4.2 Giải pháp 114 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 5.1 Kết luận 122 5.2 Kiến nghị 123 5.2.1 Đối với Nhà nước 123 5.2.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 PHỤ LỤC 126 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2010 - 2012 42 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lộc giai đoạn 2010 - 2012 44 3.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Gia Lộc qua 3 năm 47 3.4 Số mẫu điều tra phỏng vấn tại các cơ sở 53 4.1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh giày da của huyện Gia Lộc 58 4.2 Biến động số hộ và lao động tham gia sản xuất giày da tại huyên Gia Lộc 59 4.3 Giá trị sản xuất sản phẩm giày da qua các năm của huyện Gia Lộc 60 4.4 Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra 61 4.5 Mặt bằng sản xuất bình quân của các cơ sở điều tra 64 4.6 Tình hình lao động của các cơ sở điều tra năm 2013 65 4.7 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra 68 4.8 Trang thiết bị phục vụ sản xuất giày da tại các cơ sở 70 4.9 Số lượng sản phẩm sản xuất tại các cơ sở điều tra 71 4.10 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra trong năm 2013 72 4.11 Nội dung liên kết giữa hộ sản xuất với hộ sản xuất 75 4.12 Cách thức liên kết giữa các doanh nghiệp 76 4.13 Nội dung liên kết giữa các doanh nghiệp 78 4.14 Cách thức liên kết của người sản xuất với các tác nhân tiêu thụ 79 4.15 Nội dung liên kết của hộ sản xuất với các tác nhân tiêu thụ 80 4.16 Nguồn vốn phục vụ sản xuất tại các cơ sở điều tra 83 4.17 Chất lượng lao động của các cơ sở điều tra năm 2013 86 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii 4.18 Kết quả đào tạo nghề giày da trên địa bàn 87 4.19 Ảnh hưởng của công tác đào tạo nghề cho người lao động tới quá trình phát triển sản xuất giày da trên địa bàn 89 4.20 Mức độ ảnh hưởng của thâm niên làm nghề tới chất lượng sản phẩm giày da 92 4.21 Ảnh hưởng của mức độ ổn định về thu nhập hàng tháng của người lao động tới sự phát triển sản xuất giày da tại các cơ sở điều tra 94 4.22 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất giầy da trên địa bàn huyện 97 4.23 Ảnh hưởng của mặt bằng sản xuất tới phát triển sản xuất giày da 99 4.24 Ảnh hưởng của tiêu thụ nội địa tới quá trình phát triển sản xuất giày da tại các cơ sở điều tra 104 4.25 Nhận thức của các tác nhân về vấn đề liên kết trong quá trình sản xuât và tiêu thụ sản phẩm giày da trên địa bàn 106 4.26 Nhận thức của người sản xuất về chính sách phát triển nghề giày da trên địa bàn 111 4.27 Ảnh hưởng của công tác phục vụ và kết quả thực hiện chính sách phát triển nghề giày da trên địa bàn 112 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nông thôn Việt Nam chiếm tới 74,5% dân số cả nước, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá, do vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn là bài toán khó cho tất cả các cấp, các ngành cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những cách giải quyết cho bài toán trên là nghiên cứu để phát triển ngành nghề cho khu vực nông thôn. Làng nghề ở khu vực nông thôn góp phần giải quyết một phần lớn lao động dư thừa, lao động lúc nông nhàn. Hiện nay trên cả nước có khoảng mười hai triệu lao động đang làm việc thuộc các làng nghề ở nông thôn, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở nông thôn, con số này có ý nghĩa rất lớn cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội. Ngoài ra phát triển ngành nghề nông thôn còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt các ngành nghề còn góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn hiện nay. Mặt khác Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên việc phát huy lợi thế so sánh của mình là việc làm cần thiết. Một trong những lợi thế so sành hàng đầu của Việt Nam là các sản phẩm của các nghề truyền thống trong cả nước. Trong quá trình hội nhập, sản phẩm của các nghề truyền thống phải được quan tâm đúng mức, bởi trên thị trường nhu cầu luôn luôn thay đổi cả về chất và lượng, mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm của các ngành nghề chưa phát huy được lợi thế so sánh của mình trên thị trường quốc tế do: khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, việc thiết kế, sáng tạo mẫu mã chưa đáp ứng được thị yếu của khách hàng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 nước ngoài, đội ngũ lao động có tay nghề còn thiếu và cơ sở sản xuất còn thiếu mặt bằng về vốn và kỹ thuật. Gia Lộc là một vùng quê có nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như đồ gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, sản xuất giày da. Nghề giày da Gia Lộc được hình thành và phát triển, trải qua giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghề đã có nhiều mai một do tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta với chủ trương là đa dạng hóa phát triển các ngành nghề, nghề giày da ngày một được khôi phục và sản xuất có hiệu quả hơn. Phát triển sản xuất giày da của huyện Gia Lộc đã và đang hội nhập vào nền kinh tế của cả nước, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển của nghề giày da cũng gặp phải những khó khăn đối với quá trình phát triển của mình cụ thể là: - Quy mô phát triển không đồng bộ, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường kém nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của người dân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện Gia Lộc, đề xuất phương hướng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển sản xuất giày da truyền thống nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu [...]... thực trạng phát triển nghề giày da tại huyện Gia Lộc, như lao động, đất đai, môi trường, tiền vốn, trình độ tay nghề, tiêu thụ sản phẩm, khả năng mở rộng sản xuất, của các làng nghề giày da, kết quả và hiệu quả sản xuất của làng nghề Từ đó, phát hiện những lợi thế cũng như những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển làng nghề giày da, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề giày da tại huyện Gia Lộc 1.3.2.2... thôn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 1.2.2 Mục tiên cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung và phát triển giày da tại các làng nghề nói riêng; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. .. qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lộc; - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giày da tại huyện Gia Lộc trong thời gian tới 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung và giày da nói riêng tại các làng nghề 1.3.2 Phạm... Làng nghề sản xuất giầy da: trước hết là những làng nghề có những nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay một làng nào đó Từ đó đã hình thành các làng nghề, xã nghề Đặc trưng cơ bản của mỗi làng nghề sản xuất giầy da là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và các đội ngũ thợ lành nghề Sản. .. tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đền phát triển sản xuất giầy da tại các làng nghề Quá trình hình thành và phát triển của nghề sản xuất giầy da chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong đó thì nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề sản xuất giầy da gồm có:... khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất * Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh: Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào Sự phát triển của nghề sản xuất giầy da cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất Trước đây, vốn của các hộ sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn... của các nghề sản xuất giầy da khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm ngoại nhập, làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề * Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông, có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất Từ xa xưa, các làng nghề sản xuất. .. sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 xuất của các nghề sản xuất giầy da * Yếu tố nguyên vật liệu: Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và phát triển của các nghề sản xuất giầy da Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm của các. .. vốn của các hộ doanh nghiệp đó Thứ ba, sự phát triển của nghề không chỉ thể hiện ở mặt quy mô, mức độ đầu tư vốn phát triển mà còn phải kể đến mặt bằng sản xuất kinh doanh Đặc điểm của nghề sản xuất giầy da truyền thống là các hộ sản xuất thường tận dụng mặt bằng nhà mình làm địa điểm sản xuất vì vậy việc đánh giá quy mô mặt bằng cũng là một tiêu chí quan trọng Khi nghiên cứu về mặt bằng sản xuất không... trình phát triển kinh tế xã hội của nông thôn” Sản xuất TTCN đó là những ngành sản xuất bằng tay và bằng công cụ thô sơ hoặc cải tiến có từ lâu đời gắn với các làng nghề hoặc các hộ làm nghề, tạo ra những mặt hàng tiêu dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ngành nghề TTCN nông thôn ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng xã và đươc gọi là làng nghề Làng . về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung và phát triển giày da tại các làng nghề nói riêng; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề huyện Gia Lộc, tỉnh. Lao động trong sản xuất giày da tại huyện Gia Lộc 58 4.1.3 Giá trị sản xuất giày da tại các làng nghề trên địa bàn huyện 59 4.2 Thực trạng phát triển sản xuất giày da tại các hộ điều tra. Hải Dương trong những năm qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất giày da tại các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lộc; - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giày da

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w