Dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, tỉnh Hải Dương cũng như huyện Gia Lộc đã có nhiều chính sách, dự án phát triển các làng nghề trên địa bàn, trong đó có làng nghề da giày huyện Gia Lộc. Tuy nhiên cần phải hoàn thiện các chính sách về vốn, đào tạo nghề cho lao động, thu hút đầu tư về cho địa phương, nâng cao công tác quản lý của các cấp các ngành. Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Để làm tốt việc này cần có trung tâm hỗ trợ tài chính và quỹ tín dụng và sự ủng hộ của ngân hàng. Sự giúp đỡ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo vốn cho các cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 121
sở sản xuất, làm cho quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều.
Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn, có chính sách thực hiện lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay, cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.
Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và nghề giày da nói riêng. Tổ chức tập huấn nâng cao khả năng quản lý và sử lý công việc cho các cấp cơ sở và các chủ sản xuất trên địa bàn.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho nghề giày da phát triển. Ngoài luật và chính sách chung có liên quan đến phát triển nghề giày da, nên có hệ thống chính sách riêng cho phát triển nghề giày da cho đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách hỗ trợ gìn giữ những sản phẩm mang đậm nét văn hoá, nhưng đang gặp khó khăn về chuyền nghề và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Phát triển sản xuất giày da không chỉ mang lại cho Gia Lộc ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà còn mang tính xã hội sâu sắc, giúp Gia Lộc gìn giữ được những giá trị vắn hoá và tinh thần được cha ông ta truyền lại từ nhiều đời xưa. Phát triển sản xuất giày da còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm giày da.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất giày da tại huyện Gia Lộc, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế mà sản xuất giày da đang mắc phải hiện nay. Qua nghiên cứu chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Đề tài đã góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phát triển, làng nghề, nghề tiểu thủ công nghiệp, và nội dung phát triển sản xuất giày da trên địa bàn.
2. Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển sản xuất giày da trên địa bàn huyện Gia Lộc, chúng tôi thấy rằng sản xuất Gia Lộc đang đứng trước nhiều thách thức của nền kinh tế, khó khăn về vốn, mặt bằng trong sản xuất, trình độ lao động trong sản xuất giày da còn quá thấp, chủ yếu lao động trong nghề là chưa qua đào tạo bài bản, thông tin thị trường còn hạn hẹp... Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của các hộ sản xuất giày da, những hộ này trong thời kì nông nhàn thì mới tham gia vào nghề giày da để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nhưng nguồn thu nhập mà họ kiếm được từ sản xuất giày da vẫn còn thấp so với công sức người lao động bỏ ra.
3. Theo chúng tôi, yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển giày da trên địa bàn hiện nay là các yếu tố về nguồn lực phục vụ cho sản xuất gồm nguồn vốn, tay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 123
nghề của người lao động, mặt bằng sản xuất, thị trường nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm cùng với những chính sách phát triển của Đảng và nhà nước. Các yếu tố trên đều đang là những vướng mắc mà các cơ sở sản xuất trên địa bàn gặp phải đòi hỏi địa phương cần phải giải quyết kịp thời nhằm giúp nghề giày da phát triển ổn định hơn nưa.
Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất giày da trên địa bàn, các vướng mắc mà nghề giày da đang phải giải quyết nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp về các vấn đề như giải pháp về vốn, về nâng cao trình độ tay nghề, giải pháp về nguyên liệu đầu vào và thi trường đầu ra cho sản phẩm, giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng và cải tiến công nghệ sản xuất, thương hiệu và chính sách của Nhà nước.... nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nghề nói chung và các cơ sở kinh doanh nói riêng, góp phần phát triển sản xuất giày da theo hướng bền vững trong thời gian tới.
5.2 Kiến nghị
Với kiến thức và thời gian tìm hiểu nghiên cứu hạn chế tôi xin đưa ra một số ý kiến sau:
5.2.1 Đối với Nhà nước
Thực thi đồng bộ chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, giúp hình thành và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp hỗ trợ nghề giày da, ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất.
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 124
sản phẩm, tăng cường các chính sách tín dụng, liên kết chặt chẽ với các ngân hàng trên địa bàn nhằm hỗ trợ về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh cho các cơ sở sản xuất giày da.
- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chuyên môn kĩ thuật cho lao động trong sản xuất sản phẩm giày da.
- Cần tăng cường kiểm tra giám sát công tác thực hiện các chính sách của huyện, tỉnh ở các cấp cơ sở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Gia Lộc các năm 2011, 2012, 2013
2. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2011 – 2013,. NXB Thống kê, Hà Nội
3. Phạm Bảo Dương(2004), “Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp trong nông nghiệp nông thôn”, tạp chí kinh tế dự báo tháng 9 năm 2004.
4. Mai Thế Hởn, (2000), “ Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH ở vùng ven thủđô Hà Nội”, Luận án tiến sỹ.
5. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), “ Lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng”, nội san kinh tế tháng 3 năm 2008, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
6. TS. Phạm Văn Hùng (2008), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế,
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
7. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
8. Lê Vũ Tiên, (2002), “Bàn về tiêu chí xác định làng nghề”, Tạp chí Công nghiệp số 20/2002.
9. Bùi Văn Vượng, (1998), “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn Hóa Dân tộc Hà Nội.
10. Trần Minh Yến, (2004), “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP.
12. Nghị định số 92/2006 /NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
13.Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 25/04/2013 của UBND tỉnh Hải Dương, về việc bàn hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 126
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra hộ sản xuất giày da
Ngày phỏng vấn:... Người phỏng vấn:...
I. Thông tin chung về hộ
1. Họ tên chủ hộ:……… … ...Nam(Nữ). Tuổi:………... - Địa chỉ:……… ……... - Trình độ học vấn:
□ Trung học phổ thông □ Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng □ Đại học □ Trên đại học
2. Tổng số nhân khẩu của hộ:……… người.
3. Số lao động:……….(Chính)………(Phụ) Trong đó: Nam:………..Nữ:………...
4. Số lao động tham gia sản xuất sản phẩm Giày da của hộ:... người. Bao gồm: STT Họ và tên (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 3 4 5 Chú thích :
(1) : Tuổi (4) : Thời gian làm nghề (2) : Giới tính (5) : Thời gian học nghề (3) : Trình độ học vấn (6) : Thu nhập trên 1 tháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 127
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của hộ
1. Mặt bằng sản xuất và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ
Loại tài sản Số luợng Tổng giá trị hiện tại
( triệu đồng ) Ghi chú 1. Đất ở
2. Đất phục vụ sản xuất - Nhà xưởng
- Cửa hàng
- Kho bãi, sân phơi
3. Cơ sở vật chất kĩ thật khác
Tổng
2. Nguồn vốn phục vụ sản xuất của hộ
2.1 Tình hình huy động vốn
+ Vốn thực tế sử dụng trong sản xuất kinh doanh của hộ là: - Vốn tự có của hộ : ...triệu đồng - Vốn hộ đi vay : ...triệu đồng Nếu là vốn đi vay thi hộ vay chủ yêu từ nguồn nào?
□ Vay ngân hàng nhà nước □ Vay vốn ưu đãi □ Vốn vay khác 2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ
STT Chỉ tiêu Hộ sản xuất
Hộ chuyên Hộ kiêm 1 Mua nguyên vật liệu
2 Mua máy móc trang thiết bị 3 Chi phí khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 128
2.3 Đánh giá của ông (bà) về mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn tới phát triển sản xuất giày da của hộ?
Rất quan trọng Quan trọng
Bình thường Không quan trọng
3. Tình hình lao động tham gia sản xuất giày da của hộ
3.1 Thời gian hộ tham gia làm nghề giày da ? < 7 năm 7- 15 năm 15- 25 năm > 25 năm
3.2 Trình độ tay nghề chuyên môn của các lao động trong hộ: Số nghệ nhân:...(người)
Số thợ giỏi, thợ lành nghề: ... (người) Số người qua đào tạo, tập huấn:...(người) Số người chưa qua đào tạo, tập huấn:...(người) Số lao động đi thuê:...(người) 3.3 Trung bình thu nhập của 1 lao động trong 1 tháng
Lao động chuyên:...(tr.đ) Lao động kiêm:...(tr.đ)
3.4 So với sản xuất Nông nghiệp, sản xuất giày da cho thu nhập:
Cao hơn: [ ] Thấp hơn: [ ]
4. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
4.1 Chi phí nguyên liệu đầu vào của hộ cho sản xuất 1 sản phẩm giày da: - Giả da:...(vnđ)
- Da bò thuộc:...(vnđ) - Tẩy lót giày (da lót tẩy):...(vnđ) - Đồ trang trí: …………..(vnđ)
- Vải:...(vnđ)
- Dây trợ lực (dây trang trì):...(vnđ) - Đế giày: ……...(vnđ)
- Nguyên liệu khác: ……….(vnđ) 4.2 Chi phí kèm theo:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 129
- Chi phí thuê lao động:...(tr.đ) - Chi phí phát sinh khác:...(tr.đ) 4.3 Số lượng giày da 1 người làm trong 1 tháng:...(bộ),(m2) 4.4 Số lượng giày da của cả hộ trong 1 tháng: ...(bộ), (m2) 4.5 Nguồn nhập nguyên liệu của hộ :
Mua trong nước
+ Mua trên địa bàn tỉnh + Mua tỉnh khác
Nhập khẩu từ nước ngoài
+ Trung Quốc + Hàn Quốc
+ Đoài Loan + Các nước khác
- Đánh giá của ông (bà) nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất : Chỉ tiêu Tốt hơn Như nhau Kém hơn Ý kiến khác Nguyên liệu nhập nội
- Nhập trong tỉnh
- Nhập từ các tỉnh thành lân cận Nguyên liệu nhập ngoại
5. Tình hình tiêu thụ của hộ
5.1 Mức tiêu thụ sản phẩm giày da như thế nào trong năm qua? Hãy kể tên các loại giày da chính được sản xuất trên địa bàn
Sản phẩm giày da ĐVT Khối lượng tiêu thụ bình quân 1 năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 130
5.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
- Bán trực tiếp cho khách hàng:...sản phẩm - Thông qua công ty:...sản phẩm - Thông qua hộ trung gian:... sản phẩm - Gửi bán:...sản phẩm - Hình thức khác:...sản phẩm 5.3 Giá bán một số mặt hàng của hộ: Sản phẩm giày da ĐVT Giá bán 5.4 Các chi phí bán hàng Chi phí Tiền
5.5 Phương thức thanh toán đối với từng khách hàng
+ Tiền mặt, mua chiu, trả dần….……… + Ông bà thích bán cho ai nhất? Vì sao?...………
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 131
1. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày da
1.1 Hộ có liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn không?
Có Không
Nếu có, cách thức và nội dung liên kết của hộ là gì? + Cách thức tìm bạn hàng
Bạn hàng tự tìm đến Người khác giới thiệu Tự tìm bạn hàng + Phương thức thanh toán Ứng tiền trước
Thanh toán khi giao hàng
+ Phương thức mua bán Hợp đồng bằng miệng Hợp đồng bằng văn bản Tự do + Khách hàng Khách hàng truyền thống Khách hàng mới
1.2 Hộ có tham gia trao đổi thông tin về thị trường, khách hàng và định giá sản phẩm trên thị trường không?
Có Không
2 Ảnh hưởng của thương hiệu
+ Hộ có quan tâm tới phát triển thương hiệu không? Quan tâm
Nghe nói nhưng chưa để ý
Không quan tâm Ý kiến khác
3 Ảnh hưởng của chính sách
+ Mức độ hiểu biết của hộ về chính sách phát triển nghề giày da ? Biết khá rõ
Biết
Nghe nói nhưng chưa biết rõ Không biết
+ Ý kiến của ông (bà) về công tác phục vụ và kết quả thực hiện chính sách phát triển nghề giày da trên địa bàn?
Chỉ tiêu Đồng ý Không
đồng ý
Ý kiến khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 132
Phục vụ tốt, nhiệt tình, tạo điều kiện Chưa phát huy hết vai trò và nhiệm vụ Quan liêu, hách dich
Không quan tâm
4 Hội nhập kinh tế quốc tế
+ Ông (bà) có nhận xét gì về nghề giày da trên địa bàn trước và sau khi hội nhập?
Trước hội nhập ……… Sau hội nhập : ………..………
IV. Nhận xét chung
1. Hiện nay các yếu tốảnh hưởng đến sản xuất giày da của hộ là:
Thiếu vốn sản xuất Trình độ tay nghề
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khó khăn khi mở rộng thị trường tiêu thụ