1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530)

54 549 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN THỊ NHUNG VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ TRONG ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN (THẾ KỶ 1226 – 1400) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S. TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn của Th.s Trần Thị Thu Hà. Lời đầu tiên tôi muốn chuyển đến cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc vì cô đã tận tình chỉ bảo tác giả trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin được gửi lời trân trọng cảm ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam và các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ người viết trong quá trình thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Nhung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Thu Hà. Các số liệu trong khóa luận này là trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của khóa luận 7 6. Bố cục khóa luận 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀN TRANG VÀ NÔ TỲ DƢỚI THỜI TRẦN 9 1.1. ĐIỀN TRANG 9 1.1.1. Khái niệm điền trang Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Sự tan rã của điền trang 14 1.1.3. Vai trò của điền trang 15 1.2. NÔ TỲ 17 1.2.1 Nguồn cung cấp nô tỳ và số lượng nô tỳ. 17 1.2.2. Thân phận của nô tỳ trong điền trang 23 CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ TRONG ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN 27 2.1. KINH TẾ 27 2.1.1. Thúc đẩy phát triển sản xuất 27 2.1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình 33 2.1.3 Phục vụ trong gia đình quý tộc 35 2.2. CHÍNH TRỊ 36 2.3 VĂN HÓA – XÃ HỘI 40 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vương triều Trần tồn tại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam 174 năm, từ năm 1226 cho đến năm 1400. 174 năm không phải là dài nhưng đã đi vào lịch sử Việt Nam với những điểm rất đậm nét, mang dấu ấn rất riêng của vương triều này. Trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, triều đại Trần đã đóng góp cho lịch sử một số điểm đặc biệt như chế độ thái thượng hoàng, chế độ hôn nhân nội tộc và chế độ thái ấp – điền trang. Thái thượng hoàng, vua cha tồn tại với tư cách là “cố vấn”, nhưng trên thực tế quyền hành rất lớn. Thái thượng hoàng có thể phế vua con đang trị vì đất nước, nếu nhà vua có lỗi hoặc lơ là việc nước. Về chế độ hôn nhân nội tộc, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình đề cập. Đa số ý kiến cho rằng kiểu hôn nhân nội tộc chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi chính trị của dòng họ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhà Trần xuất thân từ tầng lớp dân chài, trên thế giới, các bộ tộc dân chài lưới thường có tục kết hôn với nhau và nhà Trần cũng vậy. Trong quá trình tồn tại của nhà Trần, như sử cũ cho biết, việc quản lý đất nước chủ yếu nằm trong tay vua và quý tộc đồng tộc. Những chức vụ quan trọng trong triều đình đều do người trong tôn thất nắm giữ. Điền trang là hình thức đặc quyền, đặc lợi dành cho vương hầu, quý tộc Trần. Năm 1226, nhà Trần ra lệnh lập điền trang, điền trang là vùng đất do các vương hầu, quý tộc khai hoang mà làm điền trang tư. Lực lượng lao động chủ yếu trong điền trang là các nô tỳ. Về mặt xã hội, nhà Trần đã có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt. Trên là thái thượng hoàng, vua, quý tộc, quan liêu, dưới là bách tính trăm họ và tầng lớp cuối cùng là nông nô, nô tỳ. Những công trình nghiên cứu về tầng lớp nô tỳ - 2 tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội rất ít, dường như các công trình thường hướng ngòi bút vào các tầng lớp trên trong xã hội: vua chúa, vương hầu, quý tộc… Hơn nữa, các công trình nghiên cứu trước đây về điền trang chủ yếu nghiên cứu về diện mạo, vai trò, cấu trúc điền trang, tác động của điền trang đối với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có rất ít công trình nghiên cứu về lực lượng sản xuất trong điền trang, lực lượng lao động chính và duy trì sự phát triển của điền trang. Cũng có rất ít công trình nghiên cứu về vai trò của nô tỳ dưới thời Trần nói chung và vai trò của nô tỳ trong điền trang nói riêng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này nhằm khái quát về tầng lớp nô tỳ trong xã hội phong kiến và làm nổi bật vai trò của các nô tỳ trong điền trang về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về vấn đề vai trò của các nô tỳ trong điền trang thời Trần thì nguồn tài liệu nghiên cứu về nó còn rất ít và sơ sài. Một trong những bộ sử có giá trị lớn nhất của nước ta hiện nay là “Đại Việt Sử ký toàn thư”, chép nhiều sự kiện liên quan đến lịch sử nhà Trần. Về vấn đề điền trang và nô tỳ trong điền trang Toàn Thư cho chúng ta biết vào năm 1266 nhà Trần đã cho phép các vương hầu, quý tộc được phép lập điền trang: “Năm 1266 xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người không có sản nghiệp làm nô tỳ khai khẩn đất hoang lập điền trang. Trang thực bắt đầu có từ thời ấy” [39, 38]. Như vậy, qua đó chúng ta cũng có thể biết được rằng điền trang bắt đầu được thành lập từ đó và lực lượng chính tham gia sản xuất trong điền trang chính là các nô tỳ do vương hầu, quý tộc chiêu tập. Trong cuốn “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI – XVIII” tập I (thế kỷ XI – XV) của tác giả Trương Hữu Quýnh cũng có đề cập đến bộ phận 3 ruộng đất trong điền trang và vai trò của nô tỳ đối với sản xuất nông nghiệp. Trong bài đã nói đến sự gắn bó mật thiết của nô tỳ với ruộng đất: Việc sử dụng nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên được ghi lại trong lệnh khai hoang lập điền trang của nhà Trần. Hiện tượng sử dụng nô tỳ vào việc khẩn hoang sản xuất nông nghiệp từ đó trở nên phổ biến. Như sử cũ ghi: “các nhà tôn thất thường sai nô tỳ đắp đê bối ở bãi biển để ngăn nước mặn, 2, 3 năm sau khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau mà ở ngay đấy”. Hai tác giả Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm trong cuốn “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII” đã viết khá kĩ về sự tham gia kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông của Vương hầu. Họ là những người cầm quân chủ yếu và lực lượng quân đội của họ là rất lớn. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông lần thứ 2 năm 1285: “Riêng số quân của các vương con Trần Quốc Tuấn cũng đã lên tới 20 vạn. Tác phẩm cũng cho biết: Ngoài quân túc vệ ở kinh đô và quân túc vệ do Nhà nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần còn được phép thành lập những đội quân riêng. Thành phần chủ yếu của lực lượng này là gia nô, nô tỳ. Quân đội này thường được gọi là quân vương hầu gia đồng. Trong cuốn “Kinh tế, xã hội thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)” của tác giả Nguyễn Thị Phương Chi cũng đề cập tới hình thức sở hữu điền trang và tầng lớp nô tỳ trong xã hội thời Trần. Trong bài luận văn của tác giả Nguyễn Thị Phương Chi “Thái ấp – Điền trang thời Trần thế (kỷ XIII – XIV)” cũng có đề cập đến lực lượng sản xuất trong điền trang chủ yếu là nô tỳ. Ngày thường thì các nô tỳ tham gia vào lao động sản xuất, nhưng khi có chiến sự thì họ sẵn sàng theo chủ tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. 4 Trong cuốn “ Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI – XVIII”, tập 1 của Trương Hữu Quýnh cũng đã đề cập đến các cuộc đấu tranh của nô tỳ chống lại chủ ở giữa thế kỷ XIV. Trong bài tạp chí nghiên cứu lịch sử “Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất thời Lý – Trần (các thế kỷ XI – XIV) năm 1979 của Trương Hữu Quýnh đã đề cập tới chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước và tư nhân. Khi bàn về bộ phận ruộng đất điền trang, tác giả cũng có đề cập đến lực lượng sản xuất trong điền trang: Một vấn đề được đặt ra là lực lượng sản xuất trong các điền trang là ai? Các nguồn sử liệu ít ỏi còn lại chứng tỏ rằng ban đầu những người cày ở điền trang tư nhân là nô tỳ. Họ vốn là “những người xiêu tán không có sản nghiệp” bị “chiêu tập” làm nô tỳ để khai khẩn ruộng hoang. Các bài viết: “Chế độ nô tỳ ở Việt Nam qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần” của Nguyễn Đổng Chi trong tạp san nghiên cứu Văn – Sử - Địa (1956); “Vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ thời Lý – Trần” của Nguyễn Đổng Chi trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976 và bài viết “Về chế độ chiếm hữu nô lệ thời Lý – Trần (trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Đổng Chi) của Nguyễn Khắc Đạm trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1979 đã bàn về nguồn gốc, tên gọi, thân phận và vai trò của nô tỳ trong sản xuất. Bài tạp chí “Vấn đề chiếm hữu nô lệ thời Lý – Trần” của Nguyễn Đổng Chi trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1976 cũng đã đề cập đến các hình thức đấu tranh của nô tỳ cuối thế kỷ XIV và tác động của các cuộc đấu tranh đó đến xã hội và hình thức sở hữu ruộng đất điền trang. Cũng trong bài “Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào quần chúng ở thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV” trong tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1967 của tác giả Nguyễn Đổng Chi cũng đề cập đến phong trào đấu tranh của nô tỳ và tác dụng của phong trào này đối với xã hội và sự phát triển của điền trang. 5 Như vậy, liên quan đến nhà Trần nói chung, vấn đề điền trang và vai trò của nô tỳ trong điền trang đã có một số công trình đề cập đến. Những công trình mà tôi dẫn trên là những nguồn tài liệu quý giúp cho tôi có nhiều nhận định, đánh giá về vai trò của nô tỳ trong điền trang. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu có mức độ khác nhau và thực sự chưa có một công trình nào nghiên cứu về vai trò của nô tỳ trong điền trang một cách đầy đủ. Nên công trình nghiên cứu của tôi nhằm làm rõ vai trò của nô tỳ trong điền trang. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích, nhiệm vụ Trong quá trình nghiên cứu về nhà Trần, tôi đặc biệt chú trọng tìm hiểu về vai trò của nô tỳ trong điền trang nhà Trần. Bởi vì tôi nhận thấy nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang nhà Trần một cách có hệ thống sẽ có nhiều ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thân phận của tầng lớp nô tỳ trong xã hội nhà Trần nói chung và vai trò của nô tỳ đối với điền trang nói riêng. Xưa nay, các công trình nghiên cứu về điền trang chủ yếu đề cập đến hình thức, mô hình và vai trò của nó đối với lịch sử ruộng đất, có rất ít tài liệu đề cập đến lực lượng sản xuất trong điền trang và vai trò của nó đối với điền trang. Nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng, các điền trang tồn tại và phát triển là nhờ vào sức lao động của các nô tỳ, họ có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong điền trang. Nói đến nhà Trần, chúng ta không thể không nhắc đến những chiến công hiển hách về mặt quân sự. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, đó là nỗ lực đồng lòng của mọi tầng lớp trong xã hội. Như chúng ta đã [...]... dung chính của khóa luận bao gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về điền trang và nô tỳ dưới thời Trần Chương 2: Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀN TRANG VÀ NÔ TỲ DƢỚI THỜI TRẦN 1.1 ĐIỀN TRANG 1.1.1 Sự ra đời của điền trang và phát triển của điền trang Điền trang, trang viên, trang điền là hình thức ruộng đất như thế nào? Điền trang theo “Từ Hải” là trang viên... Lạc ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, ven sông Châu (Nam Định); điền trang A Sào ở Thái Bình Điền trang của vua Trần Nhân Tôn ở Ninh Bình ngày nay 13 Điền trang của công chúa Trần Thị Ngọc Một (thuộc Ninh Bình) Điền trang của trưởng công chúa Thái Đường Điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn (thuộc đất Hà Nội bây giờ) Điền trang của công chùa Trần thị Ngọc Hào (vợ vua Trần Duệ Tông) Điền trang của Nhân... sách hạn điền, hạn nô của Hồ Quý Ly thì bộ phận ruộng đất điền trang đã bị tan rã và thực sự mất đi vai trò lịch sử của nó trong lịch sử ruộng đất Việt Nam 1.1.3 Vai trò của điền trang Hình thức sở hữu điền trang là một trong những đặc trưng của lịch sử chế độ ruộng đất thời Trần nói riêng và của Việt Nam nói chung Phải nói rằng, điền trang thời Trần đã thực hiện được hết chức năng của nó trong lịch... điền trang Nên dưới thời Trần điền trang hết sức phát triển và lực lượng sản xuất chính trong các điền trang chính là các nô tỳ Vì vậy, chúng ta cũng có thể suy đoán rằng số lượng các nô tỳ trong điền trang cũng rất đông đảo 1.2.2 Thân phận của nô tỳ trong điền trang Theo nhiều nguồn sử liệu, thời Trần tình hình phân hóa xã hội đã khá phức tạp Trong đó, nô tỳ là những người có địa vị thấp kém nhất trong. .. vi nghiên cứu Trong bài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần thế kỷ XIII – XIV trong khoảng thời gian từ khi nhà Trần thành lập năm 1225 đến năm 1400 Bởi vì đây là giai đoạn phát triển nhất của điền trang nước ta và quan hệ nô tỳ cũng rất phát triển trong thời gian này Về không gian, khóa luận nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ đất nước Đại Việt thời Trần 4 Nguồn... giờ nhưng qua câu thơ trên ta biết thời Trần đã quen dùng Tư nô: nô tỳ tư, tức là của nhà dân (bao gồm cả quan lại và quý tộc) 18 Quan nô: nô tỳ công, tức là của Nhà nước và của vua Quan trung khách: nô tỳ hầu nhà quan (tức là phục dịch ở các công sở) Tọa thượng nô: nô hầu nhà vua Điền hoành, điền nhi, điền nô: nô cày ruộng của Nhà nước hoặc nhà chùa, hoặc của tư nhân Điền hoành là những người bị tội... của nô tỳ trong điền trang và tác động của nó đến sự phát triển của điền trang và xã hội đương thời Do phạm vi nghiên cứu có hạn nên khóa luận chỉ nhằm mục đích làm nổi bật vai trò của nô tỳ đối với điền trang về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việc nghiên cứu về vai trò của nô tỳ trong điền trang góp phần vào việc nghiên cứu toàn diện hơn, đầy đủ hơn về lịch sử triều Trần nói riêng và lịch... công chúa, cung tần Còn điền trang Trung Quốc có thể do thừa kế, mua bán và yếu tố trang tiêu biểu hơn yếu tố điền Ở Trung Quốc thời Đường cực thịnh chế độ điền trang, còn ở Việt Nam thì điền trang phát triển mạnh dưới thời Trần Sự xuất hiện của khái niệm điền trang trong phần sử viết về thời Trần đã làm cơ sở cho sự nảy sinh luận điểm về chế độ đại điền trang ở thời L Trần Sự thật thì các nguồn... chủ nghĩa Lao động sản xuất cá thể vẫn là hình thức thống trị tuyệt đối 26 Chƣơng 2 VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ TRONG ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN (1266 – 1400) 2.1 KINH TẾ 2.1.1 Thúc đẩy phát triển sản xuất Về nông nghiệp Việc sử dụng nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên được ghi lại trong lệnh khai hoang lập điền trang của nhà Trần Năm 1266, như chúng ta đã thấy “mùa đông, tháng 10 xuống chiếu cho các vương... của chế độ nô tỳ đã dẫn đến chỗ các địa chủ thường cũng nuôi nô tỳ Sự tự do của người nông dân lao động ngày càng bị đe dọa Điều này càng nói lên sự phát triển của những quan hệ phụ thuộc phong kiến giữa tên chủ đất và những người sản xuất trực tiếp Trên đây là vai trò của nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp, họ là những lực lượng chính trong việc khai hoang lập và sản xuất chính trong điền trang Nô tỳ . rã của điền trang 14 1.1.3. Vai trò của điền trang 15 1.2. NÔ TỲ 17 1.2.1 Nguồn cung cấp nô tỳ và số lượng nô tỳ. 17 1.2.2. Thân phận của nô tỳ trong điền trang 23 CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NÔ. Việc nghiên cứu vai trò của nô tỳ trong điền trang sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thân phận của tầng lớp nô tỳ trong xã hội nhà Trần nói chung và vai trò của nô tỳ đối với điền trang nói riêng VỀ ĐIỀN TRANG VÀ NÔ TỲ DƢỚI THỜI TRẦN 1.1. ĐIỀN TRANG 1.1.1. Sự ra đời của điền trang và phát triển của điền trang Điền trang, trang viên, trang điền là hình thức ruộng đất như thế nào? Điền

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:37

Xem thêm: Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w