Phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530) (Trang 38)

6. Bố cục khóa luận

2.1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình

Một hiện tượng đáng quan tâm là khác với các nô lệ thì các nô tỳ trong điền trang được phép có gia đình riêng và một nền kinh tế riêng của mình. Như sử cũ đã ghi: “các nhà tôn thất thường sai nô tỳ đắp đê bối ở bãi biển để ngăn nước mặn, 2, 3 năm sau khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau, cùng sinh sống và làm việc trong điền trang”.

Hay bài minh trên chuông chùa Thánh Quang (An Nội, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) được khắc vào khoảng đầu thế kỷ XIV, có ghi: “ruộng đất chia cấp cho hương hỏa nô cày cấy mà hưởng cũng là đàng làm của tam bảo đã có phân biệt”, hoặc bài minh trên chuông chùa Thánh Ân (Phù Thân, Gia Lương, Hà Bắc) ghi “70 mẫu ruộng ở đây là do Điều Ngự Trần Nhân Tông để lại cho hoành nô và quân nhân, 70 người… ở cày cấy, phụng sự, lưu

34

truyền cho con cháu; hoặc trường hợp người làng Lê Ngân (công thần của nghĩa quân Lam Sơn) trước đây từng tranh chấp ruộng với gia nô của Ngân…. Được chia ruộng cày cấy và có lẽ phải nộp tô hiện vật cho chủ, đó là tình trạng phổ biến của “nô tỳ” ở các điền trang. Tình hình phân tán của các điền trang, sự xa cách của điền trang với nơi làm việc của chủ cũng như trình độ của những lực lượng sản xuất bấy giờ cho phép ta chấp nhận suy nghĩ đó.

Như vậy, có thể thấy rằng không giống như mô hình của thái ấp, trong điền trang vương hầu, quý tộc không xây phủ đệ để ở ngay đó mà họ ở nơi khác, có khi rất xa điền trang, chính vì vậy mà họ giao đất cho các nô tỳ cày cấy, cho họ lấy lẫn nhau cùng sinh sống, sản xuất và nộp tô thuế cho chủ. Như vậy, gia đình là đơn vị sản xuất cơ bản trong điền trang, kiểu tổ chức này làm cho điền trang có tổ chức giống như các làng xã của nước ta lúc bấy giờ chỉ khác là các làng trong điền trang là thuộc sở hữu tư nhân chứ không phải do Nhà nước quản lý. Cũng có thể hiểu là cùng với quá trình khai hoang lập điền trang là quá trình thành lập làng, đất đai được khai hoang đến đâu làng lập ra đến đấy. Nhìn chung, điền trang được tổ chức thành các làng với nghề trồng lúa là phổ biến, sau đó cùng với sự phát triển của sản xuất và yêu cầu của người nô tỳ trong điền trang các ngành nghề khác nhau xuất hiện và được tổ chức thành các làng nghề: làng sản xuất thủ công nghiệp, làng chài, làng buôn…

Với tính chất tự cấp, tự túc trong điền trang thì việc phát triển kinh tế hộ gia đình trong điền trang có vai trò vô vùng quan trọng trong việc phát triển các điền trang. Với kiểu tổ chức thành các hộ gia đình trong điền trang như vậy cho ta thấy những người nô tỳ cũng có được tự do ở một chừng mực nhất định trong cái gia đình của họ. Họ phải sản xuất không chỉ để nuôi sống gia đình mình mà phải phục vụ và nộp tô thuế cho chủ. Vì vậy, các hộ gia đình trong điền trang phát triển thì điền trang mới có thể duy trì và phát triển được.

35

Như vậy, ta có thể thấy việc mà chủ điền trang cho các nô tỳ lấy nhau và sinh sống sản xuất trong điền trang là khá phù hợp với mô hình tổ chức và sự phân tán của các điền trang.

Rồi việc mà chủ điền trang cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay trong điền trang còn có tác dụng duy trì và phát triển tầng lớp nô tỳ phục vụ cho việc kinh doanh điền trang của quý tộc, vì số phận con cái do nô tỳ đẻ ra mặc nhiên đã thuộc về sở hữu của chủ. Điều này không phải suy luận mà có căn cứ. Một tài liệu của Lê Quý Đôn ghi chép về chế độ nô tỳ ở xứ Đường trong thế kỷ XVII – XVIII sẽ củng cố cho ta vấn đề ấy: “cho các nô tỳ tự lấy nhau, sinh đẻ nuôi nấng thành người, cày ruộng làm nghề nghiệp (Phủ biên tạp lục). Trong nhiều tài liệu viết về nguồn gốc các nô tỳ thời phong kiến, ta cũng thấy có nhắc đến một loại nô tỳ bẩm sinh là con cái của nô tỳ từ khi sinh ra nghiễm nhiên đã mang thân phận nô tỳ. Hay khi nói về đặc điểm của nô tỳ thời Lê sơ thì sử cũ cho rằng một điểm tiến bộ của chế độ nô tỳ thời Lê là không còn tồn tại loại nô tỳ bẩm sinh, điều này cho ta thấy trước đó đã từng tồn tại loại nô tỳ bẩm sinh.

Như vậy, các hộ gia đình trong điền trang không đơn thuần chỉ sản xuất để duy trì và phát triển điền trang mà còn sản sinh ra một tầng lớp nô tỳ phục vụ cho chủ.

Một phần của tài liệu Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)