Thân phận của nô tỳ trong điền trang

Một phần của tài liệu Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530) (Trang 28)

6. Bố cục khóa luận

1.2.2. Thân phận của nô tỳ trong điền trang

Theo nhiều nguồn sử liệu, thời Trần tình hình phân hóa xã hội đã khá phức tạp. Trong đó, nô tỳ là những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội lúc bấy giờ.

Trước hết, về mặt pháp lý thì nô tỳ không được quyền tố cáo chủ. Năm 1315, một điều luật của vua Trần Minh Tông định rằng: “Phàm cha con vợ chồng và gia nô không được kiện cáo nhau” (Toàn thư). Nô tỳ là người của chủ, hơn nữa, họ lại không có quyền pháp lý vì thế lại càng không được phép kiện cáo chủ.

Chủ nô cũng có quyền hành hạ nô tỳ bỏ trốn: Chúng ta biết rằng đến thời Lý – Trần thì luật pháp không cho phép chủ nô được giết hại nô tỳ. Tuy nhiên, thực tế trong các điền trang, bọn chủ nô vẫn tự cho mình quyền hành

24

hạ thân thể nô tỳ bằng roi vọt, thậm chí dùng những hình phạt tàn khốc. Chẳng hạn như truyện Hà Ô – Lôi trong Lĩnh nam chích quái có kể việc Minh Uy Vương dùng cối giã chết Hà Ô – Lôi. Mặt khác, pháp luật cũng có trường hợp cho phép các chủ nô có quyền chi phối thân thể của nô tỳ, điều luật mà Phan Huy Chú dẫn ở sách Cố sự sao định rằng “kẻ trốn tránh thì bị chặt ngón chân, giao cho người chủ được thỏa ý xử trí, hoặc cho voi giày chết”

Về mặt kinh tế, thông thường trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nô lệ không có quyền sở hữu, mọi thứ sản phẩm do nô lệ làm ra đều thuộc về chủ. Chúng ta thấy, nô tỳ dưới thời Trần được phép xây dựng gia đình và có một nền kinh tế riêng, vậy họ có quyền sở hữu tài sản riêng không, điều này ta không thấy tài liệu nhắc đến. Nhưng sử cũ nhắc đến một tam bảo nô là Nguyễn Chế được Trương Hán Siêu gả con gái cho vì họ Trương “hâm mộ y giàu có”. Tam bảo nô là nô phục vụ trong nhà chùa thế mà y đặc biệt có quyền lấy vợ và xây dựng của riêng đến mức giàu có. Như vậy, nói chung nô tỳ được phép có một nền kinh tế riêng, họ cũng có quyền tích lũy tài sản và điều ta đoán mà không sợ sai là họ có thể dùng tiền để tự chuộc mình.

Địa vị xã hội của nô tỳ hết sức thấp kém. Họ không được phép kết hôn với con cái nhà dân (bách tính lương dân). Vấn đề này đã được Nhà nước nhiều lần xuống chiếu quy định. Sự cấm đoán này có tính cách đẳng cấp rõ rệt.

Nô tỳ không được bổ nhiệm làm quan, mặc dù là họ lập được công lao lớn đối với Nhà nước. Câu nói của Trần Minh Tông về chiến công của Phạm Ngãi “Bọn gia nô dù có chút công cũng không được dự vào quan tước của triều đình” thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp.

Không chỉ thế, nô tỳ cũng không phải là đối tượng tuyển quân của triều đình. Quân đội chính quy thời này chủ yếu lựa chọn trong các đinh nam, nhất

25

là cấm quân còn được tuyển chọn kỹ hơn về mặt thành phần xã hội. Giới nô tỳ nói chung không được giai cấp thống trị tin cậy.

Chừng ấy nét nói trên cũng đủ chứng tỏ thân phận của nô tỳ thời kỳ này hết sức thấp kém và bị xã hội khinh rẻ. Nô tỳ không những bị đặt ra ngoài vòng pháp luật mà còn bị tách có ý thức ra khỏi dân tự do nói chung, nông dân nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 1

Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu điền trang và chế độ nô tỳ, đặc biệt là dưới thời Trần là một hiện tượng đặc sắc, đáng chú ý của lịch sử nước ta.

Nảy sinh từ các thế kỷ IX – X, dưới ảnh hưởng của chế độ trang viên thời Đường, chế độ sở hữu điền trang bị tàn lụi đi trong một thời gian rồi lại phát triển trở lại, với tốc độ nhanh ở nửa sau thế kỷ XIII. Đặc biệt từ năm 1226, với chính sách khuyến khích khẩn hoang thành lập tư trang của nhà Trần, chế độ sở hữu điền trang được mở rộng. Trên dọc các dòng sông lớn và vùng biển ở miền Bắc, chúng ta còn có thể tìm lại được khá nhiều dấu vết của điền trang thời Trần. Cho đến cuối thế kỷ XIV chế độ sở hữu điền trang đã lớn mạnh đến mức đe dọa quyền thống trị của chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất và do đó, để cứu vãn tình thế, Hồ Quý Ly đã buộc phải ban hành phép hạn danh điền và hạn nô.

Nhưng không nên vì thế mà chúng ta nhấn mạnh yếu tố điền trang, xem nó như một nhân tố phân tán, một hình thức của chế độ lãnh địa phong kiến. Thực ra điền trang kết hợp với thái ấp và sự phát triển của chế độ nô tỳ đã đe dọa sự tồn tại của Nhà nước phong kiến cuối thế kỷ XIV, đặc biệt là đe dọa làm suy yếu lực lượng đoàn kết toàn dân chống giặc bảo vệ tổ quốc. Theo những di tích điền trang còn lại không có chứng cứ gì để nói đến một hình

26

thức tổ chức sản xuất mới ở đây, mặc dầu có hiện tượng sử dụng lực lượng nô tỳ làm sức sản xuất chủ yếu trong buổi đầu và do đó, đã làm nảy sinh một loại hình nông nô. Tình trạng không còn những dấu vết của vùng đất lãnh chúa có thể chứng tỏ rằng, ở điền trang không có chế độ bóc lột tô lao dịch. Chúng ta có thể hình dung đó là những làng tư nhân, những làng thuộc sở hữu của một quý tộc, vương hầu, trong đó cư dân đều là những người lao động phụ thuộc. Không có một dấu vết gì của những dinh thự, Nhà nước trung ương đã tỏ rõ quyền uy của mình đối với chủ điền trang. Xuất hiện và phát triển trong hoàn cảnh mà các làng xã cổ truyền đang giữ vị trí xã hội quan trọng, và việc chống ngoại xâm đã trở thành truyền thống có ý nghĩa chi phối. Chế độ sở hữu điền trang buộc phải thích nghi với phương thức sản xuất đang thống trị đương thời.

Chế độ nô tỳ phát triển do yêu cầu mở rộng diện tích canh tác trong hoàn cảnh nói trên, phải chịu sự chi phối của những quan hệ bóc lột phổ biến – chế độ nộp tô hiện vật – và cũng chỉ trong điều kiện thích nghi như vậy, chế độ sở hữu điền trang với quan hệ nông nô, nô tỳ mới được duy trì và phát triển. Như vậy, có nghĩa là chế độ sở hữu điền trang không đẻ ra một hình thức sản xuất lớn, dù là sản xuất dựa trên cơ sở lao dịch của nông nô mà Engen xem là sự kiện “báo hiệu sự xuất hiện của…một thời kỳ đại sản xuất nông nghiệp” tư bản chủ nghĩa. Lao động sản xuất cá thể vẫn là hình thức thống trị tuyệt đối.

27

Chƣơng 2

VAI TRÒ CỦA NÔ TỲ TRONG ĐIỀN TRANG THỜI TRẦN (1266 – 1400)

Một phần của tài liệu Vai trò của nô tỳ trong điền trang thời Trần (thế kỷ 1226 - 1400) (KL06530) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)