Đối với những văn bản văn chương thuộc thể loại trữ tình, học sinh quan niệm là chúng lãng mạn, xa rời với hiện thực cuộc sống và cho rằng đó chỉ là những cảm nhận của giới văn nghệ sĩ n
Trang 1KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ KIM NÊN
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
ĐÂY THÔN VĨ DẠ (HÀN MẶC TỬ)
GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
Trang 2Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Kim Nên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Kim Nên
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến đóng góp 4
9 Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG Chương 1: Đọc – hiểu và đọc hiểu văn học gắn với đời sống thực tiễn 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Khái quát 5
1.1.2 Đặc điểm của văn bản trữ tình 8
1.1.2.1 Khái niệm văn bản trữ tình 8
1.1.2.2 Đặc trưng của văn bản trữ tình 9
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Thực trạng tiếp nhận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong trường THPT 17
1.2.2 Đọc hiểu văn bản trữ tình gắn liền với đời sống thực tiễn 19
Chương 2: Các biện pháp dạy học đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thực tiễn 21
2.1 Biện pháp chung 21
2.1.1 Đọc tiếp cận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) 21
2.1.2 Tái hiện hình tượng nhân vật trữ tình 22
Trang 62.1.3 Phân tích, cắt nghĩa văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) 23
2.1.4 Đánh giá cảm xúc nhân vật trữ tình 25
2.2 Biện pháp dạy học đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thực tiễn 25
2.2.1 Định hướng dạy văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn 25
2.2.2 Quan niệm nhân sinh mới mẻ trong văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) 39
2.2.2.1 Khổ 1 (Bài học về tình yêu, trách nhiệm và bổn phận với quê hương đất nước)
2.2.2.2 Khổ 2 (Một tấm gương vượt qua bệnh tật để sống với những khát khao cháy bỏng của mình) 41
2.2.2.3 Khổ 3 (Khát khao cháy bỏng tình yêu đời, yêu người) 42
Chương 3: Giáo án thực nghiệm 45
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề giảng dạy Ngữ văn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường THPT Bởi văn học là tri thức của đời sống Tiếp nhận vốn tri thức có khả năng đem lại cho con người vốn hiểu biết sâu rộng trong cuộc sống Tuy nhiên, vấn đề dạy và học Ngữ văn trong trường THPT hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trên Hầu hết học sinh THPT hiện nay không thích học văn bởi vì các em đã được định hướng ngay từ đầu là thi khối A, B Bên cạnh đó còn do học sinh không xác định được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản trữ tình hay trầm trọng hơn giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợp nên học sinh chưa hứng thú học Ngữ văn
Đối với những văn bản văn chương thuộc thể loại trữ tình, học sinh quan niệm là chúng lãng mạn, xa rời với hiện thực cuộc sống và cho rằng đó chỉ là những cảm nhận của giới văn nghệ sĩ nên tiếp nhận văn bản trữ tình theo hướng “Học cho xong”
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng học sinh vô cảm với văn học nói chung và văn bản trữ tình nói riêng Đã đến lúc chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn bản trữ tình trong trường THPT Ý thức được vấn đề trên ta có cái nhìn toàn diện về xác định vai trò của bộ môn Ngữ văn với thực tế đời sống Đó là cách chúng ta sẽ đem lại cho mỗi học sinh hành trang tinh thần quý giá, một đời sống tình cảm phong phú để các em học làm người, để hiểu cuộc đời, từ đó biết yêu cuộc đời, yêu con người và để sống có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và xã hội
Đáp ứng nhu cầu dạy – học văn trên tinh thần đổi mới dạy và học chúng
tôi chọn đề tài: “Đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thực tiễn”, với mong muốn đi tiếp con đường mà các nhà
Trang 8giáo dục quan tâm trong việc chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật Nghiên cứu này chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc dạy học, với hi vọng tác phẩm văn học có ý nghĩa thiết thực với học sinh trong trường THPT
2 Lịch sử vấn đề
Bàn về vấn đề phương pháp dạy học và dạy học Văn có từ rất sớm, xuất phát đầu tiên ở các nước phương Tây Xuất hiện với một số cuốn sách
như:“Phương pháp dạy học Văn”của IA Rex Trình bày phương pháp học một
cách rất cụ thể Nhấn mạnh vai trò đọc sáng tạo Coi đó là phương pháp đặc thù nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học trên phương diện nghệ thuật thông qua đọc – hiểu
Trong tác phẩm “Văn học và nhân cách” GS Nguyễn Thanh Hùng cũng
nhấn mạnh đến sự phát triển của quá trình đọc được hoạt động liên tưởng, tưởng tượng và giới thiệu nghệ thuật
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, chuyên đề, chuyên luận như: Báo văn
nghệ (14.2.1988) “Môn văn như thực trạng và giải pháp” GS Trần Đình Sử
Đề cập tới ba mục tiêu của việc dạy văn, rèn luyện khả năng đọc hiểu, bám sát tác phẩm không suy đoán tùy tiện
Trong bài viết: “Dạy đọc hiểu là nền tảng văn hóa cho người đọc” tác
giả chỉ ra việc đọc hiểu sẽ giúp hình thành và củng cố, phát triển năng lực, nắm vững và sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo Từ bình diện văn hóa
ấy, bài viết xác định: Đọc là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa cơ bản cho sự phát triển của nhân cách
Tất cả các nghiên cứu của văn chương cho rằng đọc là hoạt động đầu tiên của tiếp nhận văn chương Các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của đọc – hiểu và giảng dạy văn bản trữ tình trong nhà trường THPT Dựa vào
nghiên cứu trên trong khóa luận này chúng tôi tiến hành tổ chức: “Đọc – hiểu
Trang 9văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn”
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
Xác lập các hoạt động các bước dạy văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn
Mặc Tử) theo hướng đọc – hiểu
Làm rõ các vấn đề xung quanh dạy văn gắn với đời sống thực tiễn Khóa luận sẽ đi nghiên cứu đặc điểm của thể loại trữ tình góp phần xây dựng quy trình dạy văn gắn liền với đời sống
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thể loại trữ tình ở trường THPT theo hướng dạy văn là dạy học sinh biết cách làm người – con người không chỉ có tri thức mà còn có khả năng thích ứng cao, biết giao tiếp ứng xử trong đời sống
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận thực hiện các nghiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở của dạy văn với đời sống và quy trình dạy học đọc – hiểu văn bản trữ tình ở trường THPT gắn với đời sống thực tiễn
Vận dụng những hiểu biết trên để đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”
của Hàn Mặc Tử (SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 Nxb GD) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
5 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu:
Phương pháp dạy học ngữ văn
Lí thuyết đọc – hiểu, đọc – hiểu tác phẩm gắn liền với đời sống thực tiễn
Vận dụng và hướng dẫn HS biết cách đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 Nxb GD) trong trường
THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
Trang 106 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các đặc trưng chung của thể loại trữ tình mà cụ thể là các đặc trưng của thơ trữ tình Đặc biệt, đi sâu vào hoạt động
đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong trường THPT gắn
liền với đời sống thực tiễn
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lý thuyết: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
so sánh đối chiếu
Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng lý thuyết đọc – hiểu vào thiết kế
bài giảng văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (SGK Ngữ văn lớp 11
tập 2 Nxb GD) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
sự nghiệp trong tương lai
Bên cạnh đó, khóa luận góp phần hình thành và phát triển khả năng tìm tòi và nghiên cứu khoa học của người viết
Trang 11Theo SGK Ngữ văn nâng cao lớp 10: Đọc là “hoạt động nắm bắt ý nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh” Đó là hoạt động lấy văn bản viết, in, khắc làm
đối tượng khác với việc đọc của người thoát nạn mùững chữ là biết đọc chữ Đọc ở đây đòi hỏi hiểu nội dung từ ngữ, tình cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản đó vào đời sống cá nhân và xã hộị
Hiểu là nắm được thông tin và ý nghĩa của văn bản, giải thích, biểu đạt được cái hay và ý tưởng của văn bản Hiểu là ngộ ra, nhận ra nh chân lý đời sống, những triết lý nhân sinh được viết và gửi gắm trong văn bản Đồng thời cũng có thể là sự bổ sung, tiếp thêm cho văn bản những ý nghĩa, giá trị mới
Theo GS TS Nguyễn Thanh Hùng thì “Đọc – hiểu là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách Đọc – hiểu không chỉ là tái tạo âm thanh, từ và chữ viết mà còn là quá trình nhuần thấm tín hiệu nghệ thuật chưa mã hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của văn chương Đọc – hiểu là đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng câu, từng đoạn rồi quay về với những gì đã đọc
Trang 12để kiểm chứng và đi tìm sự hợp sức của tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng” [5, tr.5]
Trong cuốn “Hiểu văn dạy văn” GS TS Nguyễn Thanh Hùng khẳng
định: Đọc – hiểu không những là những hình thức tiếp nhận nội dung, vẻ đẹp thẩm mĩ của văn bản mà đó còn là hoạt động tâm sinh lí, có tính trực giác và khái quát Nó hàm chứa trong đó kinh nghiệm cá nhân của bạn đọc Đây là mối quan hệ giữa chủ thể sáng tác và chủ thể tiếp nhận, tạo ra quá trình giao tiếp ngầm giữa nhà văn và bạn đọc Người đọc chính là người đồng sáng tạo trong văn chương
Còn theo GS Nguyễn Thái Hòa: Đọc – hiểu là một phương pháp “Nói một cách khái quát dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng linh hoạt một thủ pháp, thao tác bằng cơ quan thị giác và thính giác để tiếp nhận và phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản” GS đã chỉ ra đọc – hiểu là một hành vi ngôn ngữ và coi đó là một thao
tác dùng các cơ thị giác và thính giác Người đọc đi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản, không chỉ vậy đọc – hiểu còn là quá trình ghi nhớ nội dung thông tin và cấu trúc văn bản
Sách giáo viên Ngữ Văn 6 đã nêu ra khái niệm đầu tiên về đọc – hiểu,
về phương pháp đọc – hiểu “Cách làm chủ yếu vẫn là bằng hình thức nêu câu hỏi hướng dẫn nhưng nhấn mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của học sinh, nhằm tìm hiểu văn bản theo 3 hướng sau: Đọc – hiểu; suy nghĩ – vận dụng; liên tưởng – tích lũy các phương pháp dạy học hiện đại”
Từ những ý kiến và hiểu biết trên, chúng tôi đi đến xác lập khái niệm về phương pháp đọc – hiểu trên tinh thần tham khảo và học hỏi:
Theo nghĩa rộng: Đọc – hiểu là thuật ngữ chỉ chung cho phương thức và mục đích của việc lĩnh hội tri thức và nắm bắt thông tin Đó là hoạt động nhận thức nói chung thông qua con đường giải mã văn bản ngôn từ
Trang 13Theo nghĩa hẹp: Đọc – hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật ngôn
từ, hưởng thụ thẩm mĩ của con người Nó bao gồm nhiều hành động thể chất
và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phán đoán…) để đi đến đích là cảm hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý nghĩa của văn bản
Như vậy, đọc – hiểu không đơn giản là một kĩ năng như nhiều người đã quan niệm mà nó chính là một con đường nhằm thu nhận kiến thức
Mô hình chung cho hoạt động đọc văn: Biết – nhớ - hiểu – vận dụng; từ những năng lực có thể rút ra trong quá trình đọc – hiểu văn bản văn học; năng lực cảm nhận, lí giải, thưởng thức, ghi nhớ Chúng ta có thể bước đầu xác
định thao tác chính sử dụng trong phương pháp đọc – hiểu gồm các bước: Bước 1: Cần tạo tâm thế tiêp nhận văn bản văn học cho học sinh tức thu
hút sự chú ý của học sinh vào bài học bằng nhiều cách: Lời vào bài hay, ấn tượng, tổ chức một cuộc thi nhỏ, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật gây hứng thú cho học sinh
Bước 2: Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật hay chính là giúp học sinh đọc –
hiểu khái quát văn bản
Đọc hiểu khái quát văn bản bao gồm đọc văn bản, tìm hiểu xuất xứ, thể loại, bố cục văn bản, tìm hiểu chú thích
Bước 3: Tái hiện hình tượng văn học
Để tái hiện hình tượng văn bản văn học thì học sinh cần đọc kĩ văn bản văn học tức đọc nhiều lần để có khả năng ghi nhớ kết cấu văn bản, các chi tiết biến cố cơ bản Có thể tái hiện hình tượng văn học bằng nhiều cách như: sơ
đồ hóa những diễn biến trong truyện, mối quan hệ của nhân vật; tổ chức cho học sinh thực hiện các bài tập tái hiện, kết nối các sự việc cho đúng nội dung văn bản muốn truyền tải (có thể trực quan hóa bằng tranh, ảnh, hình tượng phù hợp với từng kiểu loại văn bản)
Bước 4: Phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa ý nghĩa nghệ thuật bằng
phương pháp đàm thoại, diễn giảng
Trang 14Học sinh đọc kĩ văn bản, khảo sát tất cả các yếu tố tạo thành văn bản, lựa chọn một số yếu tố được xem là cơ bản quan trọng có lượng tư tưởng, chủ
đề cao để khảo sát kĩ vì những yếu tố đó tập trung tài năng tư tưởng của tác giả và làm nên chính giá trị của tác phẩm
Bước 5: Tự bộ lộ nhận thức hay chính là bước đánh giá liên hệ thực tiễn
Người đọc đưa ra ý kiến của mình đối với một văn bản có 2 cấp độ:
Thứ nhất: Đánh giá khách quan, đánh giá dựa trên những căn cứ qua
nội dung văn bản vừa phân tích để có nhận xét thỏa đáng
Thứ 2: Bộc lộ thái độ của cá nhân mang màu sắc chủ quan thể hiện
quan điểm của người đọc: Yêu, ghét, phản đối hay đồng tình…
Biện pháp thực hiện: Giúp học sinh liên hệ thực tế: Yêu cầu học sinh nhập vai để học sinh bộc lộ bản thân; yêu cầu học sinh viết bài luận đánh giá tác phẩm hoặc viết bài thu hoạch cá nhân sau khi học xong
Trên đây là những bước cơ bản của việc đọc – hiểu một tác phẩm văn chương trong dạy học Xung quanh đó còn khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn
đề này Trong dạy học, người giáo viên hoàn toàn có thể vận dụng linh hoạt các bước trên, kết hợp với những phương pháp của mình để giờ học đạt hiệu quả cao nhất
1.1.2 Đặc điểm của văn bản trữ tình
1.1.2.1 Khái niệm văn bản trữ tình
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và phát triển tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về các loại đặc điểm của hiện tượng đời sống và tính chất của mối quan hệ giữa nhà văn và các loại hiện tượng đời sống ấy
Mỗi thể loại văn học lại có những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng và phản ánh phù hợp với hiện tượng đời sống, quan điểm
Trang 15tư tưởng mà văn học muốn gửi gắm, phản ánh Chính vì thế, sự phân chia thể loại là một yêu cầu không thể thiếu Nhìn chung, đến nay còn rất nhiều sự tranh luận xung quanh vấn đề phân chia thể loại nhưng với giới hạn của đề tài
về vấn đề dạy học đọc – hiểu văn học theo đặc trưng thể loại gắn liền với đời sống thực tiễn nên bài viết này chỉ đi sâu vào thể loại trữ tình mà cụ thể là văn bản trữ tình
Về nội dung, có thể thấy những tác phẩm trữ tình thường đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm, cảm xúc bên trong – những cảm xúc rất đa dạng,
mơ hồ Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, sự chia li, hi vọng hay đau đớn… Đặc biệt, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm trữ tình thường bộc lộ một cách trực tiếp, có thể thiên về tình cảm cá nhân, có khi suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, về thăng trầm xã hội, về cảm xúc thời đại…
Về hình thức, tác phẩm trữ tình thường có hình thức ngắn gọn mang tính chất tâm tình, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ mang tính cách điệu, hàm súc, tư tưởng được mã hóa vào những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa
Các tác phẩm trữ tình gồm cả tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc nhưng tiêu biểu nhất là thơ trữ tình Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là thổ lộ ý nghĩ, cảm xúc trước thế giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then chốt của tác phẩm nên biểu hiện tập trung nhất của thể loại trữ tình là thơ trữ tình Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa hẹp thì văn bản trữ tình là những văn bản thơ trữ tình có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩa, cảm xúc, tâm trạng riêng của người nghệ sỹ trước cuộc sống
1.1.2.2 Đặc trưng của văn bản trữ tình
a Lấy việc bộc lộ nội tâm con người làm mục đích, nội dung biểu đạt
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng ở tác phẩm trữ tình lại có cách thể hiện tình cảm riêng biệt Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về đời sống trong đó các nhân vật thường có đường đi
Trang 16và số phận của chúng Bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn xung đột Ở tác phẩm trữ tình thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng…”
(Ca dao)
Bài ca dao giống như một cái cớ để chàng trai bày tỏ tình cảm với cô gái Bằng tài hoa nghệ thuật, người nghệ sĩ dân gian đã giữ lại cho chúng ta những tình cảm lành mạnh, trong sáng, tế nhị trong cách tỏ tình của những đôi lứa ngày xưa Đặc biệt với những bài thơ trữ tình có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách tâm hồn con người để phản ánh thế giới nội tâm phức tạp và phong phú Những tình cảm ấy xuất phát từ những tình cảm thật trong đời sống: nỗi buồn, niềm vui, yêu, ghét… Điều này ta dễ dàng nhận ra trong những bài thơ đương đại:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể…”
(“Sóng” – Xuân Quỳnh)
Với việc sử dụng hình ảnh sóng Xuân Quỳnh đã diễn tả hai trạng thái dường như không tồn tại trong một bản thể, vậy mà nó lại là quy luật của tự nhiên, bản tính khác thường, phức tạp Đó là ẩn dụ cho những cung bậc, sắc thái của một trái tim đang yêu Miêu tả con sóng nhưng lại chính là cách để chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình Như vậy có thể thấy, từ
Trang 17những câu ca dao xưa cho tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu chung của các tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người: Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ … và từ đó người đọc có thể nhận thấy một phần mình trong cái được phản ánh
cụ thể như nhân vật tự sự và kịch Cụ thể trong bài “Quê hương”của Tế Hanh
thì nhân vật trữ tình chính là tác giả:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Trong một bài thơ thường có một nhân vật trữ tình nhưng những bài thơ
có kết cấu đối đáp thường xuất hiện hai nhân vật trữ tình:
“Mình về mình có nhớ ta Mười năm năm ấy thiết tha mặn nồng…”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả
“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Trang 18Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”
(“Tôi yêu em”– A X Puskin) Nhân vật trữ tình là “tôi” và đối tượng để tâm tình ở đây là “em” Mặc
dù không đánh đồng chủ thể trữ tình là tác giả nhưng nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả
Để thấy rõ hơn đặc trưng này của văn bản trữ tình thì nhân vật trữ tình cũng có những đặc điểm riêng
Thứ nhất, đó là nhân vật trữ tình mang nhiều cảm xúc và vào thời điểm
xuất hiện trong tác phẩm luôn có nhu cầu tâm sự dãi bày Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, nhân vật trữ đã thể hiện rõ cảm xúc của mình
trong thời điểm miền Bắc sau những năm kháng chiến thắng lợi, vừa mới trải qua thời kì khôi phục kinh tế, bắt đầu bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước
Thứ hai, nhân vật trữ tình thường bộc lộ cảm xúc trực tiếp xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân trong đời sống nhưng đồng thời hướng tới tính khái quát
đại chúng dành cho tâm trạng của nhiều người Như bài thơ “Tự hát” của
Xuân Quỳnh là cảm xúc, tâm trạng rất riêng của cô gái nhưng cũng là cảm xúc chung của những người phụ nữ trong tình yêu: lo âu, trăn trở về tình yêu của mình…
Như vậy, thơ trữ tình tuy biểu hiện thế giới nội tâm chủ quan, lại cũng
có thể theo cách riêng của mình phản ánh thực tế khách quan của cuộc sống
xã hội Đúng như V Huy – go khẳng định: “Cái tôi trữ tình trong thơ là cái
ta của thời đại”
Thứ ba, cảm xúc của nhân vật trữ tình ít nhiều gắn bó với cuộc đời tác giả Có thể nói lên tâm trạng tác giả nhưng không có nghĩa nó đồng nghĩa với
Trang 19tác giả bởi lẽ trong nhiều trường hợp tác giả đứng ở vị trí trung gian nói hộ tâm trạng của người khác để tạo nên tâm trạng trữ tình nhập vai Trong bài
thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: Nhà thơ nói hộ tâm trạng của con hổ trong vườn
bách thú xót xa cho dĩ vãng quá khứ hoàng kim Chỉ có thể thấy văn bản là sản phẩm tinh thần của nhà thơ Dù là nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất và
cá tính nhà thơ cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm Nếu điều nhà thơ viết ra không bắt nguồn từ phẩm chất tinh thần của mình thì tác phẩm khó có
sự hấp dẫn nghệ thuật và gây xúc động lòng người Ngược lại nếu bài thơ chỉ ghi lại những cảm xúc tủn mủn, những tâm trạng không bắt nguồn từ hiện thực xã hội và lịch sử khách quan thì không có giá trị
c Ngôn ngữ trữ tình
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm
tự sự và kịch đều mang tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc nhưng trong ngôn ngữ thơ có những đặc điểm thể hiện theo cách riêng
Thứ nhất, ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc: Đặc trưng nổi bật của thơ trữ tình là mọi từ mọi câu đều chứa đựng cảm xúc Ngôn ngữ thơ không bao giờ
là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của tác phẩm tự sự Lời thơ thường là lời đánh giá trực tiếp thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc đời:
“Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”
(“Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên)
Màu sắc cảm xúc và cá thể hóa trong ngôn ngữ thơ lãng mạn gắn liền với sự bùng nổ của cái tôi cá nhân và sự tuôn trào của tình cảm Tình cảm nồng nhiệt trong thơ được dồn chứa vào ngôn từ, đặc biệt là những nhãn tự - tiêu điểm để từ đó có thể nhìn thấu vào tâm hồn tác giả Chính vì thế sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội
Trang 20dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở lên nổi bật Đặc biệt, lời thơ trữ tình còn mang tính chất “mê hoặc” Lời thơ thường phải khác thường để đưa ta vào những chân lí thâm thúy của cuộc sống Đây là điểm khác biệt hẳn so với lời tự sự, kịch hay lời nói đời thường Thứ hai, ngôn ngữ thơ mang tính cách điệu: Ngôn ngữ thơ không sử dụng cách diễn đạt giản dị, sáo mòn trong đời sống mà thường tìm đến cách diễn đạt mới, sáng tạo hoặc đem đến những ý nghĩa mới mẻ cho những cái tưởng như cố định sáo mòn Có thể coi đây là một yêu cầu lạ hóa trong thơ Thứ ba, ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc: Do giới hạn khuôn khổ bài thơ đòi hỏi nhà thơ khi sáng tạo phải dồn nén tư tưởng, cảm xúc vào trong ngôn
từ Vì thế thường tìm đến biện pháp đối, điệp, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng và sử dụng những biểu tượng giàu ý nghĩa:
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(“Tràng giang”- Huy Cận)
Thứ tư, ngôn ngữ trữ tình rất giàu nhạc tính, hình ảnh: Thơ trữ tình đặc biệt yêu thích các ẩn dụ nghệ thuật Tác phẩm trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Có thể coi tính nhạc điệu là một nét đặc trưng của tác phẩm trữ tình Nhạc tính của ngôn ngữ trữ tình được biểu hiện qua rất nhiều khía cạnh như thanh điệu, sự gieo vần, cách ngắt nhịp, sự trùng điệp hài hòa
Thanh điệu là sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ Trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc tạo ra những điều mà chữ nghĩa không thể nói hết:
Trang 21“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
(“Tràng giang” - Huy Cận)
Một trong những cái đẹp trầm bổng của âm thanh là cách ngắt nhịp:
“Người ra đi/ đầu / không ngoảnh lại Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy”
(“Tống biệt hành”– Thâm Tâm)
Cách ngắt nhịp 3/1/3 – 2/2/3 góp phần thể hiện ý chí quyết tâm của người ra đi và tình cảm lưu luyến bịn rịn khi rời xa Hà Nội
Cuối cùng, ngôn ngữ trữ tình mang đậm dấu ấn riêng của tác giả: Từ tính cá thể của tình cảm trong thơ đã chi phối cách lựa chọn ngôn từ và để lại dấu ấn riêng của từng nghệ sĩ trong tác phẩm Do đặc điểm rất riêng của ngôn ngưc trữ tình mà cụ thể là ngôn ngữ thơ nên khi khám phá một văn bản thơ cần đi từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh âm thanh, nhịp điệu đến việc tìm hiểu nghĩa bóng, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác phẩm Không phải ngẫu nhiên
mà khi nhắc đến thơ trữ tình, người ta nhắc đến những khúc hát du dương, khác với thơ trung đại, âm nhạc trong thơ trữ tình là âm nhạc gắn với biểu hiện đa chiều của chủ thể Nói cách khác cùng với sự xuất hiện trực tiếp của cái tôi cá nhân cá thể, thơ ca trữ tình lấy tiếng nói của con người làm nền tảng cho nhạc điệu, giọng điệu
Màu sắc “điệu nói” của thơ ca trữ tình đã mở rộng diện tiếp xúc đời sống của thơ, làm cho thơ trở nên phong phú hơn Tuy nhiên, thơ trữ tình, do
sự trôi chảy quá mạnh của cảm xúc, nhiều khi trở nên dài dòng, thừa thãi về câu chữ
1.2 Cơ sở thực tiễn
Văn học luôn là người thư ký trung thành của thời đại, thời đại xã hội thế nào sẽ được thể hiện vào trong tác phẩm văn học như vậy Tác phẩm văn
Trang 22học ra đời là để con người thỏa mãn nhu cầu tinh thần giàu có và cao đẹp vô hạn của chính mình Vậy nên, văn chương không thể, nếu như không muốn nói là không được phép, ngoảnh mặt lại với con người và xã hội Vấn đề duy nhất đặt ra là: Cần phải đáp ứng nhu cầu của đời sống bằng chính đặc trưng
của văn chương Cần phải gắn văn chương với đời sống thực tiễn “Văn học là nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội”
Trong giáo dục cũng vậy, tất cả các môn học trong nhà trường đều phải gắn việc dạy và học với đời sống xã hội Thừa nhận ý nghĩa đào tạo to lớn của nguyên tắc dạy học văn gắn liền với đời sống là điều không phải bàn cãi nhưng để thống nhất một cách hiểu thấu đáo về bản chất và đặc điểm mối quan hệ giữa văn chương và đời sống thật không dễ dàng Đã biết sức mạnh
riêng của môn văn trước hết tồn tại “bản chất người” trong từng tác phẩm
Sức mạnh riêng của môn văn được nhân lên gấp nhiều lần trong nhà trường với tư cách là một môn học cơ bản Những tác phẩm được lựa chọn trong
chương trình có một giá trị tiêu biểu “quý hồ tinh bất quý hồ đa” Nội dung
đã được sàng lọc, xác định qua thời gian nên mang tính thời sự và có giá trị thực tiễn
Xã hội càng phát triển, đặc biệt trong thời đại hội nhập, nhu cầu vươn tới một nền giáo dục chất lượng cao, đào tạo ra những người có khả năng thích nghi với cuộc sống, giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộc sống ngày càng cấp thiết Đó là cái đích hướng tới của giáo dục, trong đó Ngữ văn
là một môn học giữ vai trò rất quan trọng
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn được coi là môn học đặc thù với rất nhiều chức năng: Vừa rèn luyện về ngôn ngữ, rèn luyện tư duy hình tượng cũng như khả năng sáng tạo của học sinh, vừa rèn luyện năng lực cảm thụ cái đẹp của văn chương lại vừa có nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức Mục đích cuối cùng của việc dạy văn trong nhà trường là đào tạo ra những con
Trang 23người có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, có kĩ năng đọc, kĩ năng viết và kĩ năng nói đáp ứng được các nhu cầu của cuộc sống Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc dạy và học Ngữ văn trong nhà trường (các cấp) hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu trên
Theo điều tra của nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy – học văn hiện nay, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh rất đáng báo động Nhiều học sinh không biết cách tự viết, không thích đọc và cũng không biết cách tiếp cận một văn bản ngoài nhà trường để có thể tự đọc – hiểu Thậm chí, nhiều học sinh, sinh viên ra trường không biết cách viết một lá đơn xin việc, không trình bày được ý tưởng trong công việc một cách mạch lạc… tức là đã thiếu đi những kĩ năng sống cơ bản lẽ ra phải được trang bị qua môn Ngữ văn
Vì vậy, dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn là vấn đề cần thiết
1.2.1 Thực trạng tiếp nhận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong trường THPT
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó
có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã và đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng Việc chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14
tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê tự học và ý chí vươn lên”
Đặc điểm cấu trúc chương trình THPT hiện nay quan tâm đến việc dạy tác phẩm văn học theo loại thể Nhiều văn bản mới như văn bản nhật dụng được đưa vào trong chương trình Vì vậy, nghiên cứu cảm thụ không chỉ đóng khung một cách phiến diện vào vấn đề hứng thú mà cần chú ý nhiều hơn vào
Trang 24giá trị thực tiễn (gắn liền với tâm lí, sinh lí, xã hội, mĩ học…) Không thể dạy văn theo cách tĩnh và thiếu mối liên hệ biện chứng giữa văn học và cuộc sống Khuynh hướng khoa học ngày nay yêu cầu một cách nghiêm ngặt về khảo nghiệm thực tiễn trữ tình Bởi những đặc trưng rất riêng của văn bản trữ tình
so với các loại văn bản khác, đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ văn chương mới có thể phân tích cắt nghĩa, bình giá những chi tiết, hình ảnh trong văn bản Trong khi trên thực tế, học sinh không có hứng thú với những bài thơ trung đại bởi chúng khó hiểu, công thức, cũng không có hứng thú với thơ hiện đại bởi cho rằng đó là những văn bản xa rời thực tế và không phù hợp với tâm lý đương thời
Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức Trong quá trình dạy, đôi lúc còn gặp phải lúng túng khi truyền tải những kiến thức, cảm xúc thẩm mĩ mà văn bản trữ tình đem lại Nguyên nhân một phần do giáo viên chưa gắn thực tiễn với bài dạy khiến học sinh cảm thấy khó hiểu và không có hứng thú tiếp nhận Tạo ra một khoảng trống không có sự liên hệ giữa học sinh và văn bản, dẫn đến tình trạng “học cho xong” Mặc dù trên thực tế, dù văn bản trữ tình có được viết ở thời đại nào cũng tái hiện lại một đời sống, một hiện thực nào đó Cho nên sẽ thật thiếu xót nếu dạy đọc – hiểu văn bản trữ tình mà không gắn liền với thực tiễn
Văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một văn bản trữ tình
trong chương trình SGK NGữ văn THPT lớp 11 Đây là một thi phẩm nổi tiếng những năm đầu thế kỉ XX, là một trong những “đứa con tinh thần” thể hiện rõ nhất hồn thơ Hàn Mặc Tử và là một tác phẩm luôn sống trong lòng những người yêu thơ Trong chương trình Ngữ văn THPT học sinh tiếp nhận
văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” – một văn bản trữ tình của một tác giả nổi tiếng
được đánh giá là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhất của
Trang 25phong trào “Thơ mới” Học sinh có thể thấy văn bản này hay, thấy thích đôi ba câu thơ lạ nhưng chưa thực sự nhận ra giá trị thực tiễn, quan niệm nhân sinh sâu sắc mới mẻ chứa đựng trong nó – điều đó đã làm nên sức sống trường tồn cho tác phẩm trong gần thế kỉ qua Nhìn nhận thực trạng này và với mục đích nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung, dạy văn hướng tới việc dạy chữ
và dạy làm người, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thực tiễn”
1.2.2 Đọc – hiểu văn bản trữ tình gắn liền với đời sống thực tiễn
Như đã trình bày ở lí do chọn để tài: Đối với những văn bản văn chương thuộc thể loại trữ tình, học sinh thường có quan niệm chúng quá lãng mạn, bay bổng, xa rời với hiện thực cuộc sống và cho rằng đó chỉ là những cảm nhận của giới văn nghệ sĩ nên tiếp nhận văn bản trữ tình theo hướng “học cho xong” Trong thực tế, những văn bản trữ tình lại mang lại những giá trị nhân sinh rất thiết thực mà học sinh chưa khám phá ra Người giáo viên với vai trò hướng dẫn tổ chức hoạt động học của học sinh chính là chiếc cầu nối giúp học sinh nhận ra và tiếp thu những giá trị đó qua phương pháp đọc - hiểu văn bản Nếu như trong những giờ dạy đọc – hiểu văn bản trữ tình giáo viên
có thể dẫn dắt học sinh tới những giá trị nhân sinh thực tiễn, học sinh có thể
áp dụng vào trong cuộc sống của mình thì chắc chắn giờ văn sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý của học sinh và không còn hiện tượng học sinh không có hứng thú khi tiếp nhận văn bản này
Trong giờ học giáo viên giúp học sinh biết rung cảm với nhịp đập trái tim con người trước cuộc sống muôn màu, bồi đắp lòng tin yêu con người và cuộc sống, biết căm ghét những gì hạ thấp nhân phẩm và ngăn cản sự phát triển toàn diện của con người Nếu không gắn với lợi ích thực tiễn đặc biệt trong môi trường xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay thì việc dạy
Trang 26đọc – hiểu văn bản trữ tình trong nhà trường THPT sẽ trở nên nặng nề, giáo điều và không đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thự tiễn” với mục đích giúp học sinh thấy được quan niệm
nhân sinh mới mẻ Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới dạy học với hi vọng tác phẩm văn học sẽ gần gũi, thiết thực và hứng thú hơn với học sinh trong trường THPT
Trang 27CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
“ĐÂY THÔN VĨ DẠ” (NGỮ VĂN 11) GẮN LIỀN VỚI
ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
2.1 Biện pháp chung
2.1.1 Đọc tiếp cận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới;
“Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên) Thơ mới là sự
tiếp nối một cách đứt đoạn dòng thơ trữ tình truyền thống - con sông cái trong
hệ thống thủy văn văn học Việt Nam Nếu Tản Đà, nhà thơ – nhà nho tài tử - kiện tướng cuối cùng, chạy đến hụt hơi mà vẫn không chạy qua được ngưỡng Thơ mới, thì Hàn Mặc Tử là hiện thân sinh động cho sự tiếp tục cuộc chạy đua tiếp sức đó Và điều cần thiết để bứt lên phía trước là lúc chạy khởi động
ở chặng cuối đường thơ cổ điển, Hàn Mặc Tử dường như đạt tới tốc độ của Tản Đà Mặc dù cuộc sống riêng tư gặp nhiều trắc trở bất hạnh nhưng hồn thơ ông vẫn chứa chan một tình yêu cuộc sống Tuyệt vọng là một cách yêu đời của Hàn Mặc Tử, thơ là tiếng kêu cuồng loạn, đau đớn của một con người khao khát cuộc sống đến mãnh liệt Hai hình tượng độc đáo trong thơ ông: hồn và trăng biết cười, biết khóc, biết đau đớn Vì vậy, trong thơ Hàn Mặc Tử luôn có sự vật lộn giữa thể xác và linh hồn Bên cạnh đó, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo ra một hình ảnh thơ tuyệt mĩ với cảm xúc trong trẻo, có sự đan xen
giữa thực và ảo “Trong bốn năm từ 1936 đến 1940, ông đã làm một hành trình văn học bằng một thế kỉ mở đầu là thơ bát cú Đường luật và cuối cùng
là những bài thơ chứa nhiều yếu tố siêu thực Thơ ông bám vào cuộc sống
Trang 28trần thế đầy đau khổ, bệnh tật nhưng vô cùng đáng yêu và đáng quý, đồng thời lại vút lên tới trăng sao tới “Thượng thanh khí” (Mã Giang Lân)
Trước khi đọc và tìm hiểu văn bản cần biết hoàn cảnh ra đời của văn bản trữ tình Vĩ Dạ có từ gốc là “vĩ dã”, nghĩa là cánh đồng lau sậy, là một ngôi làng nhỏ nằm sát kinh đô Huế bên bờ sông Hương Nơi đây có những nơi nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự người ta biết đến Vĩ Dạ với những kiến trúc nhà vườn rất xinh xắn và nên thơ Nhà thơ Bích Khê đã từng viết:
“Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn Biết tre cần trúc không buồn mà say”
Với Hàn Mặc Tử thôn Vĩ Dạ còn có một ý nghĩa rất đặc biệt bởi vì ở đó
có người thiếu nữ mà Hàn Mặc Tử thầm yêu trộm nhớ đến trọn đời Hồi còn ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã thầm yêu một người thiếu nữ dịu dàng con gái của ông sở đạc điền tên là Hoàng Thị Kim Cúc Nhà thơ chỉ dám thổ lộ mối tình ấy qua những vần thơ dạt dào yêu thương Để rồi khi người con gái ấy theo gia đình về Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã vô cùng thất vọng, buồn bã Hàn Mặc
Tử viết “Đây thôn Vĩ Dạ” khi ông ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn khi nhận
được bức bưu ảnh và đôi lời hỏi thăm của Hoàng Cúc Trong niềm xúc động thi nhân đã sáng tác bài thơ này (tháng 11 năm 1939 trước khi nhà thơ từ giã
cõi đời vì bệnh phong ngày 11 tháng 11 năm 1940) Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
là một bài thơ tiêu biểu nhất của Hàn Mặc Tử in trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương”
2.1.2 Tái hiện hình tượng nhân vật trữ tình
Do văn bản trữ tình được tổ chức đặc biệt, ngôn ngữ giàu nhạc điệu và hình ảnh nên đọc văn bản là một bước quan trọng để gợi lên hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng của tác phẩm Đồng thời khơi gợi những ấn tượng đầu tiên trong tâm trí người đọc Đặc biệt đối với văn bản thơ, đọc văn bản không chỉ
có nhiệm vụ tượng thanh các con chữ mà còn là tượng hình bên trong “nội
Trang 29quan” của người đọc thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình bộc bạch, thổ lộ, giãi bày trong tác phẩm
Văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một văn bản trữ tình mà
trong đó nhân vật trữ tình thể hiện tình yêu thầm kín của mình, tâm trạng của mình trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh Vì vậy, cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn theo đúng diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình: Giọng tình cảm, lúc hân hoan, bồi hồi, lúc sâu lắng trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ… Từ đó nổi bật lên chủ đề chính của văn bản
2.1.3 Phân tích, cắt nghĩa văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử)
Đối với một văn bản trữ tình, có rất nhiều cách phân tích, cắt nghĩa văn bản Có thể phân tích, cắt nghĩa theo khổ, theo kết cấu, theo hình tượng Với
văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”của Hàn Mặc Tử cần phân tích cắt nghĩa theo từng
khổ Tuy nhiên, dù thực hiện bước này theo cách nào cũng cần bám sát vào từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ để đi sâu vào phân tích và chiếm lĩnh văn bản
Văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” được phân tích, cắt nghĩa theo từng đoạn
Bố cục 3 phần:
Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm
Bài thơ được mở đầu bằng câu thơ bảy tiếng với sáu thanh bằng một thanh trắc tạo nên dư âm là một lời mời mọc cũng có thể là lời trách móc thân tình của người xứ Huế Ngôn ngữ chọn lọc mà như ngẫu nhiên phóng bút:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, câu hỏi nhẹ nhàng, dễ thương như một
duyên cớ gợi nhớ những hình ảnh của thôn Vĩ ngày nào trong kí ức nhà thơ
Ba câu thơ tiếp theo dòng thơ ngắt nhịp 4/3 gợi cảnh sớm mai tươi tắn nơi thôn Vĩ Những hàng cau thẳng tắp, nắng sớm mai tràn ngập không gian Những tàu lá cau xanh mướt vươn lên đón những tia nắng sớm, đọng lại vô vàn hạt sương đêm
Trang 30“Vườn ai mướt quá” là tiếng reo vui hồn nhiên, cả khu vườn “xanh như ngọc” mang vẻ đẹp cao quý, tinh khiết Thấp thoáng sau khóm trúc là gương mặt ai đó e thẹn, kín đáo nhưng sáng trong vẻ đẹp đôn hậu của “mặt chữ điền”
Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông, nước xứ Huế trong hoài niệm
Cảnh thôn Vĩ còn hiện lên với những hình ảnh buồn thơ mộng của một buổi chiều tàn, một đêm trăng huyền ảo trên sông Hương Dòng thơ ngắt nhịp
4/3, điệp từ “gió”, “mây” như sự chia lìa đôi ngã Gió thì theo hướng gió, mây bay đường của mây và dòng nước thì “buồn thiu” - một nỗi buồn bị đẩy lên
đến tột cùng Bên bờ dòng Hương Giang ấy hoa bắp lay nhẹ Nhịp thơ chậm, lời thơ buồn như chứa đựng một nỗi cảm hoài thấm sâu vào từng cảnh vật
“Thuyền ai”, “sông trăng”, “chở trăng” câu hỏi và cách phiếm chỉ mơ hồ
dường như gợi một ước mơ, một sự hội ngộ, một sự hẹn hò nhưng ít nhiều ngần ngại, lo buồn, thất vọng Không gian tràn ngập ánh trăng như trong cõi
mộng “Sông trăng” là một sáng tạo độc đáo của thi nhân “Chở trăng về kịp tối nay?” gợi khoảnh khắc tuyệt diệu trong không gian tràn ngập ánh trăng
của một đời người, một đời thơ
Khổ 3: Con người xứ Huế và tâm trạng thi nhân
Nhà thơ tha thiết mong chờ cố nhân: “Mơ khách đường xa khách đường xa” Bóng dáng cô giá thôn Vĩ càng trở nên xa xôi mờ ảo: “Áo em trắng quá nhìn không ra”
Cảnh huyền ảo, khói sương bao trùm lên cảnh vật, lên cả dáng người nhạt nhòa nhân ảnh Sương khói thời gian, sương khói nỗi đau lòng gợi nỗi bâng khuâng, thắc mắc: Tình giai nhân có đậm đà bền chặt hay cũng mờ ảo, chập chờn như sương khói?
Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi tình cảm kín đáo sâu nặng Con người xa
cách, mối tình xa vời Giữa hai người là sương khói của không gian, thời gian, của mối tình vô vọng, của căn bệnh hiểm nghèo
Trang 312.2 Biện pháp dạy học đọc – hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) gắn liền với đời sống thực tiễn
2.2.1 Định hướng dạy văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
2.2.1.1 Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm
Bên cạnh những vần thơ điên loạn, thi sĩ nhiều khi lại sáng tạo nên
những hình ảnh tuyệt mĩ và hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như “Đây thôn Vĩ Dạ” Huế đẹp và thơ mộng với sông Hương, cầu Tràng Tiền, những “cô áo tím nước da trắng nõn nà”, những thôn xóm ven bờ sông như thôn Vĩ Dạ, nổi tiếng bởi những trái cây xanh tươi bốn mùa, những ngôi làng duyên dáng, vườn tược, mây nước, sông trời:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Ở khổ thơ thứ nhất, câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là
một câu hỏi nhiều sắc thái, vừa hỏi vừa nhắc nhở, vừa trách móc vừa mời mọc
“Anh” ở đây được hiểu là đại từ ngôi thứ 2 thì có thể hiểu câu thơ này là lời của
người con gái thôn Vĩ trách người bạn xa lâu không về chơi Nhưng trách móc
lại hàm chứa lời mời mọc nhiều yêu thương của người con gái “Anh” còn được
Trang 32hiểu là đại từ ngôi thứ nhất thì đây là lời của chính nhà thơ phân thân đối thoại
tự hỏi mình hàm chứa nhiều sắc thái tình cảm Tự trách mà mang theo tiếc nuối: Thôn Vĩ Dạ đẹp thế sao anh không về? Tự trách đi liền với giận hờn, xót xa: Thôn Vĩ Dạ đẹp thế mà anh không thể trở về nữa rồi
Theo tài liệu của tác giả Võ Đình Cường và Nguyễn Bá Tín thì đây không phải là câu hỏi của Hoàng Cúc, đơn giản vì trong tấm thiếp gửi vào chẳng có câu nào thế cả Trong thư Hoàng Cúc gửi Quách Tấn ngày 15 – 10 –
1971, cô cũng viết: “Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái danh thiếp Trong ảnh có mây, có nước, có cô gái chèo đò ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm Tử rồi nhờ Ngâm trao lại Sau một thời gian, tôi
nhận được bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và một bài khác nữa do Ngâm gửi về”
Như vậy, câu thơ mở đầu không phải là câu hỏi của Hoàng Cúc, cũng không phải lời một cô gái nào khác của Vĩ Dạ mà là lời của Hàn Mặc Tử Nhà thơ đang tự phân thân để hỏi chính mình Vừa hỏi vừa nhắc đến một việc cần làm, đáng phải làm mà chẳng biết từ bao giờ có còn cơ hội để làm nữa không: Ấy là về lại thôn Vĩ, thăm lại chốn cũ, cảnh xưa Niềm khao khát
đã cất lên thành lời tự vấn Đằng sau câu hỏi đó là một niềm mong muốn
được về thăm thôn Vĩ Hai từ “về chơi” có vẻ gần gũi thân tình hơn “về thăm” khách sáo, xa cách
Dù hiểu như thế nào thì câu thơ có tác dụng như một cái cớ nghệ thuật làm sống dậy những kỉ niệm, những hồi ức về Vĩ Dạ, về Huế trong tâm hồn nhà thơ
Trong cảm xúc của một tình yêu to lớn đối với sự sống, qua khổ thơ đầu, thôn Vĩ được hiện ra thật trong trẻo, thanh khiết, quả là một “chốn nước non thanh tú” Dường như các mảnh vườn kia đã hò hẹn và đồng hiện, đầu thai thành vườn Vĩ Dạ này đây Hình ảnh đậm nhất chính là mảnh vườn của
Trang 33một ngôi nhà thôn Vĩ, ở đó có hàng cau đang được tắm gội trong nắng sớm tinh khôi
“Nắng hàng cau” gợi về góc nhìn, góc nhìn từ xa Du khách đi từ xa
đến Vĩ Dạ sẽ thấy hàng cau trước nhất vì nó thường cao hơn hẳn những cây cối trong vườn, là loại cây đón ánh nắng đầu tiên Trong đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh dường như mới được hồi sinh trong bóng tối, dưới ban mai lại mới mẻ thanh tân Nắng trên lá cau là nắng ướt, nắng long lanh, nắng thiếu nữ bởi thế mà tinh khiết Cau có dáng mảnh dẻ, đổ bóng xuống vườn trong nắng mai, in thành những đường tinh tế như kẻ chỉ xuống lối đi, xuống cảnh vật Thân cau thẳng chia làm nhiều đốt đều đặn như cái thước của thiên nhiên được đựng sẵn trong vườn để đo mức độ của nắng Nắng hàng cau còn
gợi một nỗi niềm thân thuộc của làng mạc, quê hương “Nắng mới lên” chỉ
tính chất của nắng: Tươi mới, trong trẻo là cái nắng ban mai rất tinh khôi Câu thơ mang tính tạo hình, rất động
Mảnh vườn được ví với một viên ngọc lớn với hai nét vẽ “mướt quá”,
và “xanh” vẻ non mát, thanh sạch và ngời lên một màu “xanh rượi” khi mà
ánh nắng của buổi sớm mai tỏa xuống Ba câu thơ tiếp theo đã vẽ một hình tượng chung – mảnh vườn thôn Vĩ Mỗi câu là một chi tiết vườn Tất cả họp lại, ánh lên một vẻ tinh khôi, thanh khiết Thật bình dị mà thật cao sang
Từ “mướt” gợi hơi sương còn đọng trên mặt lá lại vừa tả được cái mỡ màng, mơn mởn đầy sức sống Đi kèm với thán từ “quá” thì “mướt” còn gợi
thái độ của tác giả: Ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của vườn Vĩ Dạ trong
nắng ban mai Ví vườn với ngọc “xanh như ngọc” là một so sánh hơi lạ,
nhưng đúng như một nhà phê bình đã nói: Không thể thay thế ngọc bằng gì được, bởi đó không còn là màu thực mà là màu của tâm tưởng tưởng Nhà thơ
xa Huế đã lâu, giờ đây Huế chỉ còn lại trong hồi ức Cái màu thực của vườn qua không gian và thời gian xa cách đã kết đọng thành màu của nỗi nhớ, màu
Trang 34của tình yêu nên trong suốt, lung linh như ngọc Từ hiện tại mà hình dung ra sắc
màu của khu vườn trong quá khứ thì “xanh như ngọc” còn là màu sắc của tình
yêu, nỗi nhớ Sự gắn bó đã cho nhà thơ những tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng Vườn thôn Vĩ lúc này như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà dường như còn đang tỏa vào không gian cả những ánh xanh Đơn xơ mà lộng lẫy Bên cạnh sự phô bày quyến rũ của màu sắc, của khung cảnh kia lại là sự
e lệ, khiêm nhường, kín đáo của một “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Sự
xuất hiện của con người thật kín đáo, rất đúng với bản tính của người Huế
Lâu nay “mặt chữ điền” vẫn được hiểu là khuôn mặt đàn ông Tuy nhiên, trong ca dao miền Trung, “mặt chữ điền” cũng để chỉ khuôn mặt đẹp phúc
hậu, khả ái của người phụ nữ:
“Mặt má bầu ngó lâu muốn chửi Mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua”
Hay:
“Má em vuông tượng chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặt ngoài Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”
Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau theo một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng Câu thứ tư gây nhiều tranh luận Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả
thực? “Mặt chữ điền” là mặt phụ nữ hay đàn ông? Hay đó là khuôn mặt của
những cô gái thôn Vĩ phúc hậu, đoan trang? Hay chính là gương mặt của tác giả (Vì trong một chuyến về thăm thôn Vĩ, do bản tính “kín đáo, e lệ như con gái” nên nhà thơ không dám vào nhà Hoàng Cúc mà chỉ đứng lâu ngoài cổng nhìn vào và bị những lá trúc trong vườn nhà Hoàng Cúc che ngang mặt)? Hay
“mặt chữ điền” lại là tấm bình phong hình chữ điền có vẽ cành trúc?